Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thủy nguyệt »»
(s: pattra, p: patta, 貝葉): Lá Bối, âm dịch là Bối Đa La (貝多羅), gọi tắt là Bối Diệp, Bối Đa (貝多), là lá của loại cây Đa La (多羅, Corypha umbraculifera). Lá của nó dài và rộng, khắc chữ lên lá bằng bút sắt thì rất thích hợp. Trước khi phát minh ra giấy, dưới thời cổ đại Ấn Độ, người ta dùng loại lá cây này thay thế giấy để viết các văn thư, kinh điển và bảo tồn có thể kéo dài đến cả trăm năm. Từ đó, Bối Diệp chỉ cho quyển kinh. Kinh điển được viết trên Lá Bối xuất hiện đầu tiên tại Ấn Độ, sau khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc, các thư tịch này cũng được lưu truyền. Hiện tại, ở các tự viện thuộc tỉnh Vân Nam cũng như Tây Tạng vẫn còn bảo trì một số lượng rất lớn loại kinh văn Lá Bối này. Như trong bài Sơn Cư (山居) của Tử Bá Lão Nhân Tập (紫柏老人集, CBETA No. 1452) quyển 26 có đoạn: “Bạch nhật lai tham phục hổ Thiền, nạp y thùy cọng nhiễm hương yên, phong trần hữu lộ thông tâm địa, Thủy nguyệt vô nhân vấn tánh thiên, không tưởng huyền am phiên bối diệp, diêu tri lôi vũ hộ kim điền, lãnh lãnh tùng hạ thính hàn lãng, vạn kiếp tình căn nhất sái nhiên (白日來參伏虎禪、衲衣誰共染香煙、風塵有路通心地、水月無人問性天、空想玄菴翻貝葉、遙知雷雨護金田、冷冷松下聽寒浪、萬劫情根一洒然, cọp quỳ ban ngày tham vấn Thiền, rách y ai nhuộm khói hương thêm, phong trần có nẻo thông tâm địa, trăng nước không người hỏi tánh thiên, không tưởng am huyền phiên kinh điển, xa hay mưa sấm giúp ruộng vàng, buốt giá cội tùng nghe sóng lạnh, muôn kiếp tình căn rửa sạch liền).” Hay như trong Tây Nham Liễu Huệ Thiền Sư Ngữ Lục (西巖了慧禪師語錄, CBETA No. 1391) cũng có câu: “Hồ tăng phiên bối diệp, Vương Lão tước sanh khương (胡僧翻貝葉、王老嚼生薑, Rợ tăng dịch kinh điển, Vương Lão nhấm gừng non).”
(s: Avalokiteśvara, 觀世音): âm dịch là A Phược Lô Chỉ Để Thấp Phiệt Ra (阿縛盧枳低濕伐邏), cựu ý dịch là Quang Thế Âm (光世音), tân ý dịch là Quán Tự Tại (觀自在), Quán Thế Tự Tại (觀世自在), tên gọi vị Bồ Tát lấy hạnh nguyện cứu độ hết thảy chúng sanh với lòng từ bi của mình. Do vì ngài thường xuyên ban bố sự không sợ hãi cho mọi người nên được gọi là Thí Vô Úy (施無畏). Theo Phẩm Nhập Pháp Giới (入法界品) của Bát Thập Hoa Nghiêm Kinh (八華嚴經), ngài hiện trú tại Bổ Đà Lạc Sơn (s: Potalaka, 補陀洛山) thuộc miền Nam Ấn Độ. Trong Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經), v.v., ngài thường hầu bên đức Phật A Di Đà với Thế Chí Bồ Tát (s: Mahāsthāmaprāpta, 勢至). Hơn nữa, trong Đại Thanh Tịnh Quán Thế Âm Phổ Hiền Đà La Ni Kinh (大清淨觀世音普賢陀羅尼經), ngài thưòng hầu hạ bên đức Phật cùng với Phổ Hiền Bồ Tát (s: Samantabhadra, 普賢). Trong số các vị Bồ Tát của Đại Thừa, cùng với đức Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊) có trí tuệ, Phổ Hiền hạnh nguyện rộng khắp, đức Quán Thế Âm là nổi tiếng nhất, thông qua Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, tín ngưỡng Quan Âm phổ biến rất rộng rãi và các hình tượng điêu khắc cũng như tranh vẽ có rất nhiều. Ngài được xem như là vị Phật có thân biến hóa rộng khắp, cho nên trong Quán Âm Kinh (觀音經) có dạy rằng ngài biến hóa thành 33 thân để cứu độ hết thảy chúng sanh; vì vậy ngài có nhiều tên gọi khác nhau như Thiên Thủ Thiên Nhãn (千手千眼, ngàn tay ngàn mắt), Thập Nhất Diện (十一面, 11 mặt), Chuẩn Đề (准胝), Như Ý Luân (如意輪), Bất Không Quyên Sách (不空羂索), Thanh Cảnh (青頸, cổ xanh), Hương Vương (香王), v.v. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như Thánh Quán Âm (聖觀音), Mã Đầu (馬頭, đầu ngựa), Bạch Y (白衣), Thủy nguyệt (水月), Dương Liễu (楊柳), Đa La (多羅), Ngư Lam (魚籃), v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.248.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập