Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thường Lục »»
(眞佛, Shinbutsu, 1209-1258): vị Tăng của Chơn Tông sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương, đệ tử thứ 2 trong số 24 nhân vật xuất chúng của Thân Loan, Tổ đời thứ 2 của Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji) thuộc Phái Cao Điền (高田派), Tổ thứ 2 của Phật Quang Tự (佛光寺, Bukkō-ji) thuộc Phái Phật Quang Tự (佛光寺派), Tổ thứ 2 của Hưng Chánh Tự (興正寺, Kōshō-ji) thuộc Phái Hưng Chánh (興正派); húy Chơn Phật (眞佛), tục danh là Chuy Vĩ Di Tam Lang Xuân Thời (椎尾彌三郎春時[?]); xuất thân vùng Chuy Vĩ (椎尾, Shiio), Thường Lục (常陸, Hitachi, thuộc Ibaraki-ken [茨城縣]); con của Đại Nội Quốc Xuân (大內國春, Ōuchi Kuniharu), quan Quốc Ty (國司) của tiểu quốc Hạ Dã (下野, Shimotsuke). Ông theo làm đệ tử của Thân Loan trong khi Thân Loan đang giáo hóa ở vùng Quan Đông (關東, Kantō), và ngôi Như Lai Đường ở vùng Hạ Dã Cao Điền (下野高田) tương truyền Chơn Phật kế thừa, chính là cứ điểm hoạt động truyền giáo của ông. Sau đó, ông cải đổi Như Lai Đường này thành Chuyên Tu Tự, và tạo nơi đây thành ngôi chùa trung tâm của giáo đoàn Chơn Tông thuộc Phái Cao Điền. Môn hạ của ông có Hiển Trí (顯智), Nguyên Hải (源海), v.v., toàn là những nhân vật kiệt xuất đương thời.
(眞惠, Shinne, 1434-1512): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, thuộc Phái Cao Diền (高田派), sống vào khoảng giữa hai thời đại Thất Đinh và Chiến Quốc, húy là Chơn Tuệ (眞惠), xuất thân vùng Tochigi-ken (栃木縣), con (?) của Định Hiển (定顯), vị Tổ đời thứ 9 của Chuyên Tu Tự (專修寺). Ông đã từng học qua hai Tông Hiển Mật tại Nghênh Vân Tự (迎雲寺) thuộc Tịnh Độ Tông ở vùng Thường Lục (常陸, Hitachi), đến khoảng năm 1458 thì ông trở về vùng Cao Điền (高田), Hạ Dã (下野, Shimotsuke). Năm sau, ông đi bố giáo khắp vùng Gia Hạ (加賀, Kaga), Việt Tiền (越前, Echizen), Cận Giang (近江, Ōmi), rồi khi đến vùng Y Thế (伊勢, Ise) thì ông đã quy y cho rất nhiều hàng xuất gia cũng như tại gia. Năm 1464, ông kế thế Chuyên Tu Tự ở vùng Hạ Dã, đến năm sau, sau khi vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani) trên Tỷ Duệ Sơn bị phá tan, ông tuyệt giao với Liên Như (蓮如, Rennyo) ở Bổn Nguyện Tự, rồi kiến lập ở vùng Y Thế ngôi Vô Lượng Thọ Viện (無量壽院, tức Chuyên Tu Tự ngày nay) để làm cứ điểm cho hoạt động giáo hóa của mình. Năm 1472, ông viết quyển Hiển Chánh Lưu Nghi Sao (顯正流儀抄), xác lập giáo nghĩa của giáo đoàn Pháp Cao Điền, rồi chế ra Vĩnh Chánh Quy Chế (永正規制), và tận lực làm cho giáo đoàn hưng thạnh. Trước tác của ông có Hiển Chánh Lưu Nghi Sao 2 quyển, Vĩnh Chánh Quy Chế Tắc (永正規制則) 1 quyển.
(德一, Tokuitsu, ?-?): vị học tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu thời kỳ Bình An, tương truyền là con trai của Huệ Mỹ Trọng Ma Lữ (惠美仲麻呂). Ông học ở Nại Lương (奈良, Nara), sau chuyển đến vùng Đông Quốc (東國, Tōgoku), trú tại Hội Tân (會津, Aizu, thuộc Fukushima-ken [福島縣]) và lập chùa ở Khủng Ba Sơn (筑波山), vùng Thường Lục (常陸, Hitachi, thuộc Ibaraki-ken [茨城縣]). Ông đã từng luận tranh với Tối Trừng (最澄, Saichō) xung quanh vấn đề giáo học của Pháp Tướng Tông và Thiên Thai Tông, về tánh chân thật của tư tưởng Tam Thừa và tư tưởng Nhất Thừa. Từ đó, ông bắt đầu viết cuốn Phật Tánh Sao (佛性抄), Trung Biên Nghĩa Cảnh (中邊義境) 3 quyển, Giá Dị Kiến Chương (遮異見章) 3 quyển, Huệ Nhật Vũ Túc (惠日羽足) 3 quyển, Trung Biên Nghĩa Cảnh Tàn (中邊義境殘) 20 quyển, v.v. Ngoài ra, ông còn soạn bản Chơn Ngôn Tông Vị Quyết Văn (眞言宗未決文) để trình bày 11 điều nghi vấn đối với giáo học Chơn Ngôn Tông của Không Hải (空海, Kūkai). Miếu thờ Đức Nhất hiện có ở Huệ Nhật Tự (惠日寺), Fukushima-ken (福島縣).
(德川光圀, Tokugawa Mitsukuni, 1628-1700): Phiên chủ đời thứ 2 của Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han) thuộc tiểu quốc Thường Lục (常陸, Hitachi), sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ. Tên lúc nhỏ của ông là Tam Mộc Trường Hoàn (三木長丸), Đức Xuyên Thiên Đại Tùng (德川千代松), Đức Lượng (德亮); tự là Tử Long (子龍), Quán Chi (觀之); hiệu Nhật Tân Trai (日新齋), Thường Sơn Nhân (常山人), Suất Nhiên Tử (率然子), Mai Lí (梅里); biệt danh là Thủy Hộ Quang Quốc (水戸光圀), Thủy Hộ Hoàng Môn (水戸黃門); thụy hiệu là Nghĩa Công (義公); thần hiệu là Cao Nhượng Vị Đạo Căn Chi Mạng (高讓味道根之命); thân phụ là Đức Xuyên Lại Phòng (德川賴房, Tokugawa Yorifusa), mẫu thân là Cốc Cửu Tử (谷久子). Năm 1661 (Khoan Văn [寬文] nguyên niên), ông kế thừa sự nghiệp dòng họ, chỉ huy chính trị của Phiên trong vòng 29 năm trường, đã đóng góp công lao to lớn trong việc xác lập nền chính trị của Phiên thông qua các việc cấm tuẫn tử (殉死, dùng người sống chôn theo người chết), cải cách và chỉnh lý các đền thờ cũng như tự viện, chính sách khuyến nông, nêu cao đạo phong của sĩ phu, v.v. Chính ông đã phê phán lịnh thương xót sinh loại của Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát (德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi); và đến năm 1690 (Nguyên Lộc [元祿] 3), vì tuổi già sức yếu, ông lui về ẩn cư ở Tây Sơn Trang (西山莊), tự xưng là Tây Sơn Ẩn Sĩ (西山隱士); và nhường lại gia nghiệp cho Đức Xuyên Cương Điều (德川綱條, Tokugawa Tsunaeda), con của người anh Lại Trùng (賴重). Ông là người chuyên khuyến khích Nho học, mở ra Chương Khảo Quán (彰考館) để biên tập bộ Đại Nhật Bản Sử (大日本史), dồn hết năng lực chú thích bộ Vạn Diệp Tập (萬葉集) và tạo cơ sở vững chắc cho Thủy Hộ Học. Bên cạnh đó, ông còn kiến lập bia của Nam Công (楠公), ở vùng Thấu Xuyên (湊川), và mời sứ thần nhà Minh là Chu Thuấn Thủy (朱舜水) sang Phiên Thủy Hộ. Chính vì lẽ đó, những dật thoại cũng như truyền ký về Đức Xuyên Quang Quốc được thêu dệt và viết nên rất nhiều; xuất hiện các giảng đàm và sách thật lục về một vị minh quân như Quang Quốc, tạo ảnh hưởng lớn vào thời Cận Đại. Đặc biệt câu chuyện ông đi du hóa ở các tiểu quốc để xem xét dân tình, dẹp trừ bạo loạn, tham ô, v.v., là đề tài được mọi người rất ưa thích bàn luận, được ghi lại trong tác phẩm Đông Hải Đạo Trung Tất Lật Mao (東海道中膝栗毛) của Thập Phản Xá Nhất Cửu (十返舍一九, Jippensha Ikkū) dưới biệt danh là Thủy Hộ Hoàng Môn.
(覺信, Kakushin, 1224-1283): vị Ni sống vào khoảng giữa thời đại Liêm Thương, người giữ chức Lưu Thủ Miếu Đường đầu tiên; húy là Giác Tín (覺信); tục danh là Vương Ngự Tiền (王御前), thông xưng là Binh Vệ Đốc Cục (兵衛督局); xuất thân vùng Thường Lục (常陸, Hitachi, thuộc Ibaraki-ken [茨城縣]); con gái út của Thân Loan (親鸞, Shinran), mẹ là Ni Huệ Tín (惠信, Eshin). Bà cùng với Thân Loan lên kinh đô, rồi kết hôn với nhà công khanh Cửu Ngã Thông Quang (久我通光, Koga Michiteru); nhưng sau đó thì đến làm dâu nhà Nhật Dã Quảng Cương (日野廣綱, Hino Hirotsuna), và sau khi Nhật Dã qua đời thì bà lại tái hôn với Tiểu Dã Cung Thiền Niệm (小野宮禪念, Onomiya Zennen). Vào năm 1272, bà kiến lập nên ngôi miếu đường của Thân Loan nơi vùng đất Đại Cốc (大谷, Ōtani) thuộc Đông Sơn (東山, Higashiyama), vùng đất sở hữu của Thiền Niệm. Về sau, bà dâng cúng khu đất này cho anh em môn đệ vùng Quan Đông và được bổ nhiệm làm chức Lưu Thủ vùng này.
(宥快, Yūkai, 1345-1416): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa hai thời đại Nam Bắc Triều và Thất Đinh, húy là Hiền Vinh (賢榮), Thoại Nghiêm (瑞嚴), Hựu Khoái (宥快); hiệu là Tể Tướng Phòng (宰相房), Tánh Nghiêm Phòng (性嚴房); xuất thân vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro, thuộc Kyoto); con của Tả Thiếu Tướng Đằng Nguyên Thật Quang (左少將藤原實光). Ông theo xuất gia với Vinh Trí (榮智) ở Tá Cửu Gian Tự (佐久間寺), vùng Thường Lục (常陸, Hitachi). Sau ông theo hầu Tín Hoằng (信弘) ở Bảo Tánh Viện (寶性院) trên Cao Dã Sơn, học về Sự Tướng, Giáo Tướng cũng như Tất Đàm (悉曇), rồi kế thừa các dòng Trung Viện (中院), Tam Bảo Viện (三寶院), Tây Viện (西院) và Trì Minh Viện (持明院). Năm 1374, ông làm trú trì Bảo Tánh Viện; đến năm sau thì trước tác bộ Bảo Kính Sao (寶鏡抄) để phê phán Dòng Lập Xuyên (立川流). Vào năm 1375, ông theo học pháp với Hưng Nhã (興雅) ở An Tường Tự (安祥寺); đến năm 1406 thì giao Bảo Tánh Viện lại cho đệ tử Thành Hùng (成雄) và lui về ẩn cư tại Thiện Tập Viện (善集院). Ông rất tinh thông về Giáo Tướng, tự xưng là Bảo Môn Phái (寶門派), cùng với Thọ Môn Phái (壽門派) của Trường Giác (長覺), hình thành nên hệ thống giáo học của Cao Dã Sơn. Đệ tử phú pháp của ông có Hựu Tín (宥信), Thành Hùng (成雄), Khoái Nhã (快雅), Khoái Tôn (快尊), v.v. Trước tác của ông để lại có rất nhiều như Đại Nhật Kinh Khẩu Chi Sớ Sao (大日經口之疏鈔) 85 quyển, Tông Nghĩa Quyết Trạch Tập (宗義決擇集) 20 quyển, Bảo Kính Sao (寶鏡抄) 1 quyển, Nhị Giáo Luận Sao (二敎論鈔) 30 quyển, Tất Đàm Quyết Trạch Tập (悉曇決擇集) 5 quyển, v.v.
(了實, Ryōjitsu, 1303-1386): vị tăng của Phái Bạch Kỳ (白旗派) thuộc Tịnh Độ Tông, sống vào khoảng giữa hai thời đại Liêm Thương và Nam Bắc Triều, húy Liễu Thật (了實), hiệu là Thạnh Liên Xã (盛蓮社), Thành A (成阿). Lúc trẻ, ông theo xuất gia với Liên Thắng (蓮勝) ở Pháp Nhiên Tự (法然寺) vùng Thường Lục (常陸, Hitachi). Đến năm 1330 ông thọ Viên Đốn Giới với Định Huệ (定慧) ở Quang Minh Tự (光明寺) vùng Liêm Thương. Trong khoảng niên hiệu Diên Nguyên (延元, 1336-1340), ông được vị Thành chủ Tá Trúc Nghĩa Đôn (佐竹義敦, Satake Yoshiatsu) quy y theo, nên kiến lập ra Thường Phước Tự (常福寺) ở vùng Qua Liên (瓜連, Urizura), và nới đây đã trở thành cứ điểm phát triển giáo đoàn của Tịnh Độ Tông vùng Quan Đông. Môn đệ của ông có Thánh Quynh (聖冏), Lương Hựu (良祐), Liên Không (蓮空), v.v.
(良忠, Ryōchū, 1199-1287): vị tăng của Tịnh Độ Tông, sống vào giữa thời Liêm Thương, Tổ khai sơn của Quang Minh Tự (光明寺, Kōmyō-ji); húy là Lương Trung (良忠), thông xưng Tá Giới Thượng Nhân (佐介上人), hiệu là Nhiên A (然阿), thụy hiệu là Ký Chủ Thiền Sư (記主禪師); xuất thân vùng Tam Ngung (三隅), Thạch Kiến (石見, Iwami, thuộc Shimane [島根]), con của Viên Tôn (圓尊). Vào năm 1214, ông theo xuất gia với Tín Xiêm (信暹) ở Ngạc Uyên Tự (鰐淵寺) vùng Thạch Kiến và học giáo học các tông phái trên Tỷ Duệ Sơn. Vào năm 1236, ông đến học Tịnh Độ Giáo với Biện Trường (辨長) ở Thiên Phước Tự (天福寺) vùng Trúc Hậu (筑後, Chikugo). Ông là người tương truyền Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn (末代念佛授手印) và trở thành người kế thừa của pháp môn này. Năm 1249, ông đến vùng Quan Đông (關東, Kantō), được nhóm Đích Mộc Cửu Lang (鏑木九郎, tức Tại A [在阿]) hộ trì cho; vì vậy ông tiến hành giáo hóa các địa phương Thường Lục (常陸, Hitachi), Thượng Tổng (上總, Kazusa) và Hạ Tổng (下總, Shimōsa). Đến năm 1259, ông đến Liêm Thương, được Đại Phật Triều Trực (大佛朝直) quy y theo, khai sáng Quang Minh Tự và hoằng truyền pháp môn Niệm Phật. Ông có công trong việc tạo cơ sở vững chắc cho giáo đoàn Dòng Trấn Tây (鎭西流) phát triển. Trước tác của ông có rất nhiều như Tuyển Trạch Truyền Hoằng Quyết Nghi Sao (選擇傳弘決疑鈔) 5 quyển, Quán Kinh Sớ Truyền Thông Ký (觀經疏傳通記) 15 quyển, Quyết Đáp Thọ Thủ Ấn Nghi Vấn Sao (決答授手印疑問鈔) 2 quyển, Lãnh Giải Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn Sao (領解末代念佛授手印鈔) 1 quyển, Tịnh Độ Tông Yếu Tập (淨土宗要集) 5 quyển, v.v.
(蒙山): tên gọi của một ngọn núi hiện nằm tại Huyện Danh Sơn (名山縣), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省), Trung Quốc. Dưới thời nhà Tống có vị tăng người Thiên Trúc (Ấn Độ) tên Bất Động Thượng Sư (不動上師), người đời thường gọi là Cam Lồ Đại Sư (甘露大師) hay Kim Cang Thượng Sư (金剛上師), tinh thông các học vấn của Hiển Giáo cũng như như Mật Giáo, đầu tiên đến nước Tây Hạ (西夏), dừng chân trú tại Hộ Quốc Tự (護國寺), chuyên dịch các kinh điển Mật Giáo. Sau ông chuyển đến Mông Sơn này, dịch lại bản Du Già Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽施食儀軌) của Kim Cang Trí (金剛智), lấy tên là Du Già Diệm Khẩu (瑜伽焰口), hay còn gọi là Tiểu Thí Thực Pháp (小施食法), Cam Lồ Pháp (甘露法), hay Mông Sơn Thí Thực Pháp (蒙山施食法). Đây là nghi thức tụng niệm và hành trì không thể thiếu được trong nhà Phật. Đến thời cận đại này có Hưng Từ Đại Sư (興慈大師) chủ xướng pháp môn Mông Sơn Thí Thực, thêm vào 6 loại khai thị, nên có tên gọi là Đại Mông Sơn Thí Thực. Ảnh hưởng tinh thần đó, sau này Mông Sơn Đức Dị (蒙山德異, 1231-?), vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc sống dưới thời nhà Minh, có viết cuốn Mông Sơn Hòa Thượng Lục Đạo Phổ Thuyết (蒙山和尚六道普說).
(如信, Nyoshin, 1239-1300): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa và cuối thời Liêm Thương, vị Tổ kế thế đời thứ 2 của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), vị Tổ thứ 2 của Cẩm Chức Tự (錦織寺, Kinshoku-ji), húy Như Tín (如信) cháu của Thân Loan(親鸞, Shinran), con của Thiện Loan (善鸞, Zenran). Tương truyền lúc ông còn nhỏ tuổi thì đã được Thân Loan truyền thọ cho giáo nghĩa của Chơn Tông. Ông chủ yếu sống và giáo hóa ở vùng Lục Áo (陸奥, Michinoku), rồi sáng lập ra Nguyện Nhập Tự (願入寺). Vào năm 1287, ông truyền trao tông nghĩa cho Giác Như (覺如, Kakunyo) ở Kyoto. Đến năm 1299, nhận lời thỉnh cầu của người môn đệ Thừa Thiện (乘善), ông chuyển đến sống tại một thảo am ở vùng Kim Trạch (金澤, Kanazawa) thuộc Thường Lục (常陸, Hitachi) và qua đời ở nơi đó. Vì Giác Như chủ trương Bổn Nguyện Tự thuộc dòng chánh thống, nên Như Tín được xem như là đệ tử thứ 2 của Bổn Nguyện Tự.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.255.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập