Cho dù người ta có tin vào tôn giáo hay không, có tin vào sự tái sinh hay không, thì ai ai cũng đều phải trân trọng lòng tốt và tâm từ bi. (Whether one believes in a religion or not, and whether one believes in rebirth or not, there isn't anyone who doesn't appreciate kindness and compassion.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không thể lấy hận thù để diệt trừ thù hận. Kinh Pháp cú
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiếp »»
(榜): trong nghi thức trai đàn của Phật Giáo cũng như Đạo Giáo, đây là một loại văn thư dùng niêm yết, với ý nghĩa thông báo trước cho mọi người biết về trình tự pháp sự, chi tiết hành lễ, thành phần tham dự, trình tự khoa nghi, chức vị của chư vị trong đàn tràng, v.v. Loại này vẫn thường dùng rất phổ biến để niêm yết, thông tri các tin tức, v.v., như Bảng Văn (榜文), Bảng Thiếp (榜帖), Phóng Bảng (放榜), Bảng Đơn (榜單). Trong Nho Lâm Ngoại Sử (儒林外史) hồi thứ 2 có câu: “Đệ kim niên chánh nguyệt sơ nhất nhật mộng kiến khán hội thí bảng (弟今年正月初一日夢見看會試榜, vào ngày mồng một tháng Giêng năm nay, đệ mơ thấy gặp bảng thi đỗ).” Trong Công Văn Đàn Tràng, thường có các loại Bảng như Tiết Thứ Bảng (節次榜), Chẩn Tế Trai Đàn Bảng (賑濟齋壇榜), Huyết Hồ Tứ Phương Bảng Cáo (血湖四方榜吿), v.v.
(眞然, Shinzen, 804/812?-898): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời Bình An, Tự Trưởng đời thứ 6 của Đông Tự (東寺, Tō-ji), húy là Chơn Nhiên (眞然), thường gọi là Trung Viện Tăng Chánh (中院僧正), Hậu Tăng Chánh (後僧正), xuất thân vùng Đa Độ (多度, Tado), Tán Kì (讚岐, Sanuki), họ Tá Bá (佐伯). Ban đầu ông theo hầu Không Hải (空海, Kūkai), rồi đến năm 831 thì thọ phép Quán Đảnh với Chơn Nhã (眞雅, Shinga), đến năm 834 thì được Không Hải phó chúc cho xây dựng già lâm ở Cao Dã Sơn. Năm 836, ông cùng với Chơn Tế (眞濟, Shinzei) có ý định sang nhà Đường cầu pháp, nhưng vì phong ba bão táp dữ dội nên sự việc bất thành, cuối cùng vào năm này ông đến trú tại Thái Long Tự (太龍寺) ở vùng A Ba (阿波, Awa) và soạn bản duyên khởi của chùa này. Năm 861, ông làm đơn xin mượn bộ Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子) để xem. Vào năm 883 thì được cử làm Quyền Thiếu Tăng Đô. Đến năm sau, ông làm Tự Trưởng đời thứ 6 của Đông Tự, rồi đến năm 889, do vì ông mang bộ sách này về Cao Dã Sơn, nên từ đó tạo sự phân tranh với Đông Tự. Suốt trong 56 năm tận lực chỉnh bị cho Cao Dã Sơn, ông đã dưỡng thành một số đệ tử nổi danh như Thọ Trường (壽長), Vô Không (無空), Duy Thủ (惟首), Thánh Bảo (正寶), v.v. Trước tác của ông để lại có Vô Chướng Kim Cang Thứ Đệ (無障金剛次第) 1 quyển, Nhiếp Nhất Thiết Phật Đảnh Luân Vương Niệm Tụng Pháp (攝一切佛頂輪王念誦法) 1 quyển, Chơn Nhiên Tăng Chánh Ký (眞然僧正記) 1 quyển, Hoan Hỷ Thiên Cúng Pháp (歡喜天供法) 1 quyển, v.v.
(呪): ngôn ngữ bí mật có năng lực linh ứng đặc biệt, không thể lấy ngôn ngữ bình thường để giải thích được, là câu văn bí mật dùng xướng tụng trong khi cầu nguyện, còn gọi là thần chú (神呪), mật chú (密呪), chơn ngôn (眞言). Nguyên lai từ chú (呪) là chúc (祝), là mật ngữ dùng tụng niệm hướng về chư vị thần linh cầu đảo, tuyên cáo khiến cho kẻ oán địch bị tai họa, hay mong muốn tiêu trừ ách nạn, cầu mong được lợi ích. Trong kinh Phệ Đà (吠陀) xưa của Ấn Độ đã có chú thuật rồi. Theo quyển 14 Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經) cho biết rằng đức Thích Tôn đã từng bài bác vấn đề chú thuật; tuy nhiên, quyển 9 của kinh này có đề cập việc đức Phật thuyết Chú Hộ Thân (s: parītta, p: paritta, parittā, còn gọi là Hộ Chú [護呪], Hộ Kinh [護經], Chú Văn [呪文]) trị rắn độc, cho nên chúng ta biết rõ rằng chú thuật đã được phổ biến ở Ấn Độ từ xa xưa và sau này Phật Giáo cũng có dùng đến. Các kinh điển thuộc giáo phái Đại Thừa Hiển Giáo như Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Bảo Tích (寶積), Đại Tập (大集), Kim Quang Minh (金光明), Lăng Già (楞伽), v.v., đều có Phẩm Đà La Ni (陀羅尼品) nêu rõ những câu thần chú. Đặc biệt Mật Giáo rất chú trọng đến mật chú, cho rằng chú là biểu thị cho “pháp nhĩ thường nhiên (法爾常然, pháp vốn thường như vậy)”; cho nên nếu tụng đọc, quán tưởng mật chú, hành giả có thể được lợi ích thành Phật. Thần chú được thuyết trong các kinh điển thì nhiều vô cùng, tỷ dụ như Thủy Hỏa Chú (水火呪), An Trạch Phù Chú (安宅符呪), Sát Lợi Chú (刹利呪), v.v., trong A Ma Trú Kinh (阿摩晝經) thuộc quyển 13 hay Phạm Động Kinh (梵動經) trong quyển 14 của Trường A Hàm (長阿含). Trong Tứ Phần Luật (四分律) quyển 27, Thập Tụng Luật (十誦律) quyển 46, v.v., có các chú trị bệnh trùng trong ruột, chú hàng phục ngoại đạo, v.v. Hay một số chú khác như Bà La Môn Chú (婆羅門呪), Thủ Đà La Thần Chú (首陀羅神呪), Đại Phạm Thiên Vương Bà Tỳ La Chú (大梵天王婆毘羅呪), v.v., trong phẩm Chúng Tướng Vấn (眾相問) của Ma Đăng Già Kinh (摩登伽經) quyển thượng, v.v. Ngoài ra, trong quyển 4 của Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) có Quán Đảnh Thất Vạn Nhị Thiên Thần Vương Hộ Tỳ Kheo Chú Kinh (觀頂七萬二天神王護比丘呪經), Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Thần Chú (摩訶般若波羅蜜神呪), Thập Bát Long Vương Thần Chú Kinh (十八龍王神呪), Chú Củ Xỉ (呪齲齒), Thập Nhị Nhân Duyên Kết Lũ Thần Chú (十二因緣結縷神呪), Uy Đức Đà La Thần Chú (威德陀羅神呪), v.v., mỗi thứ 1 quyển. Thần chú có 2 loại lành và dữ. Loại thần chú lành thường được dùng để chữa bệnh hay hộ thân; thần chú dữ dùng để bùa yểm người khác, khiến cho họ bị tai họa. Trong Phẩm Phổ Môn thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh (法華經), quyển 57 của Cựu Hoa Nghiêm Kinh (舊華嚴經), quyển 4 của Thập Địa Kinh (十地經), v.v., có đề cập đến loại thần chú dữ này. Đức Thế Tôn cấm chỉ hàng đệ tử tu tập chú thuật, sử dụng nó để mưu sinh, mà chỉ cho phép dùng chú để trị bệnh hay hộ thân mà thôi. Thông thường từ mantra được dịch là chú (呪). Hiện tồn bản tiếng Sanskrit của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), Đà La Ni Nhập Lăng Già Kinh (陀羅尼入楞伽經) có xuất hiện từ mantra này. Thế nhưng, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙) quyển 11 lại dịch từ Pāli vijjāmayā là chú. Trong Phẩm Đà La Ni thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh dịch từ Sanskrit dhārāṇī là chú. Từ đó, chúng ta thấy rằng từ Hán dịch chú có nhiều nguyên ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, dhārāṇī còn có nghĩa là tổng trì (總持), vidya (p: vijjā) là minh (明), thuật (術), mantra là chơn ngôn. Nghĩa các từ tuy có khác nhau nhưng đã được dùng lẫn lộn nhau. Có khá nhiều vị tăng ngoại quốc truyền Phật Giáo đầu tiên đến Trung Quốc rất sở trường về chú thuật, như trường hợp Đàm Vô Sấm (曇無讖) được xem như là Đại Chú Sư. Đạo Giáo Trung Quốc từ đó cũng bắt đầu lưu hành chú thuật. Trong Đăng Thiệp Thiên (登涉篇) thuộc quyển 4 của Bảo Bốc Tử Nội Thiên (抱朴子) có phần Lục Giáp Bí Chú (六甲祕呪), có khả năng khiến cho người trong chiến trận không bị tử thương. Hay trong Thái Thượng Tử Vi Trung Thiên Thất Nguyên Chân Kinh (太上紫微中天七元眞經, Đạo Giáo quyển 1055) có Bắc Đẩu Thất Tinh Chú (北斗七星呪), Cơ Tinh Chân Nhân Chân Quân Bảo Mạng Chú (機星眞人眞君保命呪), v.v. Hơn nữa, trong Thái Thượng Nguyên Thỉ Thiên Tôn Thuyết Bảo Nguyệt Quang Hoàng Hậu Thánh Mẫu Khổng Tước Minh Vương Kinh (太上元始天尊說寶月光皇后聖母孔雀明王經, Đạo Giáo quyển 1058) có Bí Mật Khu Tà Phân Quỷ Nhân Đạo Chú (祕密驅邪分鬼人道呪), v.v., tất cả đều có pha lẫn Phạn ngữ. Cũng giống như vậy, các kinh điển Phật Giáo như Quán Đảnh Kinh (灌頂經), Thích Ma Ha Diên Luận (釋摩訶衍論) quyển 9 có nêu rõ các loại thần chú, Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh (穢跡金剛禁百變法經) thì đề cập đến những loại phù chú, ấn pháp. Tất cả đều có ảnh hưởng đến kinh điển Đạo Giáo. Ngoài ra, Mật Giáo của Nhật Bản cũng sử dụng rất nhiều mật chú.
(專修寺, Senjū-ji): ngôi chùa hiện tọa lạc tại số 1482 Takada (高田), Ninomiya-machi (二宮町), Haga-gun (芳賀郡), Tochigi-ken (栃木縣); hiệu là Cao Điền Sơn (高田山), thuộc phái Cao Điền Sơn của Chơn Tông. Tượng thờ chính là Nhất Quang Tam Tôn Phật (一光三尊佛, tức A Di Đà Tam Tôn theo dạng thức của Thiện Quang Tự, gồm A Di Đà Như Lai, Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát). Ngôi chùa bản sơn trung tâm cùng tên hiện tọa lạc tại số 2819 Isshinden-chō (一身田町), Tsu-shi (津市), Mie-ken (三重縣). Vì vậy, vị trú trì của chùa này thường kiêm nhiệm luôn cả ngôi chùa ở Mie-ken. Nguồn gốc tên chùa vốn phát xuất từ đặc trưng của các Tông phái thuộc hệ Tịnh Độ là “Chuyên Tu Niệm Phật (專修念佛)”. Nhờ sự hỗ trợ đắc lực của vị Thành Chủ của Thành Chơn Cương (眞岡城, Mooka-jō) là Đại Nội Quốc Thời (大內國時, Ōuchi Kunitoki), ngôi chùa này do Thân Loan kiến lập vào năm 1226 (Gia Lộc [嘉祿] 2), làm đạo tràng căn bản để truyền bá Chơn Tông khắp vùng Quan Đông (關東, Kantō). Năm sau, triều đình sắc phong cho chùa tên Chuyên Tu A Di Đà Tự (專修阿彌陀寺). Từ đó trở đi, ngôi chùa trở thành nơi hoạt động trung tâm của Chơn Tông ở vùng Quan Đông và rất phồn vinh, rồi dòng pháp của vị Tổ đời thứ 2 của chùa là Chơn Phật (眞佛, Shinbutsu) và thứ 3 là Hiển Trí (顯智, Kenchi) đã hình thành nên một dòng phái khác, lấy tên là dòng Tịnh Độ Hạ Dã (淨土下野). Đến năm 1465 (Khoan Chánh [寛正] 6), dưới thời vị Tổ thứ 10 là Chơn Tuệ Thượng Nhân (眞慧上人) đất chùa được dời đến vùng Mie-ken (三重縣), rồi sau đó chùa cũng hưng long. Tượng Bổn Tôn A Di Đà Như Lai tương truyền do Thân Loan thỉnh từ ngôi chùa Thiện Quang Tự (善光寺, Zenkō-ji) ở vùng Tín Nùng (信濃, Shinano). Hiện chùa còn lưu giữ khá nhiều bảo vật vô giá như Tây Phương Chỉ Quy Sao (西方指南抄), 6 quyển, thủ bút của Thân Loan; tam Thiếp hòa tán (三帖和讃), 3 quyển, thủ bút của Thân Loan; Ngự ảnh Đường, Như Lai Đường, tượng A Di Đà Như Lai đứng bằng gỗ, v.v.
(大顚寳通, Daiten Hōtsū, 732-824): pháp từ của Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), còn được gọi là Đại Điên (大顚), sống tại Linh Sơn (靈山) vùng Triều Châu (潮州, Tỉnh Quảng Đông). Ông có giao thiệp với Hàn Dũ (韓愈), người trình tấu tờ biểu Luận Phật Cốt (論佛骨) vào năm thứ 14 (819) niên hiệu Nguyên Hòa (元和), nhân vật bài xích Phật Giáo mà bị vua Hiến Tông (憲宗) lưu đày đến địa phương Triều Châu. Ông thị tịch vào năm thứ 4 (824) niên hiệu Trường Khánh (長慶), hưởng thọ 93 tuổi.
(大呂): có 2 nghĩa chính:
(1) Tên gọi âm thanh thứ nhất trong 6 loại âm thanh thuộc về Âm, có hình dung âm nhạc hoặc ngôn từ trang nghiêm, chính đại, cao diệu, hài hòa. Âm này tương đương với âm Đoạn Kim (斷金, dangin) trong 12 âm luật của Nhật Bản, cao hơn Hoàng Chung (黃鐘) một luật. Như trong chương Xuân Quan (春官), Đại Ty Nhạc (大司樂) của Chu Lễ (周禮) có câu: “Nãi tấu Hoàng Chung, ca Đại Lữ, vũ Vân Môn, dĩ tự thiên thần (乃奏黃鐘、歌大呂、舞雲門、以祀天神, bèn tấu điệu Hoàng Chung, ca điệu Đại Lữ, múa khúc Vân Môn, để tế thiên thần).”
(2) Tên gọi khác của tháng 12 Âm Lịch. Trong Nhạc Điển (樂典) quyển 143 có giải thích về Đại Lữ rằng: “Sửu vi Đại Lữ, thập nhị nguyệt chi thần danh Sửu; Sửu giả, nữu dã; ngôn cư chung thỉ chi tế, cố dĩ Sửu vi danh (丑爲大呂、十二月之辰名丑、丑者、紐也、言居終始之際、故以丑爲名, Sửu là Đại Lữ, chi của tháng Mười Hai là Sửu; Sửu là nữu [buộc, thắt], nghĩa là sống tận cùng từ đầu đến đuôi, nên lấy Sửu làm tên).” Trong Biện Chánh Luận (辯正論, Taishō Vol. 52, No. 2110) quyển 4 có đoạn: “Viên hữu trung Thiên Trúc quốc Tam Tạng Pháp Sư, bổn Sát Lợi vương chủng tánh, Sát Lợi đế danh Ba La Phả Ca La Mật Đa La, Đường ngôn tác Minh Tri Thức, viễn văn Đường quốc hoằng xiển Đại Thừa, cố thiệp Thông hà lai du Thánh thế, dĩ Trinh Quán nguyên niên Đại Lữ chi nguyệt, cung tê Phạn bản đạt hồ thượng kinh (爰有中天竺國三藏法師、本剎利王種姓、剎利帝名波羅頗迦羅密多羅、唐言作明知識、遠聞唐國弘闡大乘、故涉蔥河來遊聖世、以貞觀元年大呂之月、躬齎梵本達乎上京, bèn có Tam Tạng Pháp Sư nước Thiên Trúc [Ấn Độ], vốn dòng họ vua Sát Đế Lợi, vua Sát Đế Lợi tên là Ba La Phả Ca La Mật Đa La, Tàu gọi là Minh Tri Thức, xa nghe nhà Đường xiển dương Đại Thừa rộng khắp, nên vượt qua sông Thông mà đến giao du với nhà vua; vào tháng Chạp năm đầu [627] niên hiệu Trinh Quán, cung kính mang các bản kinh tiếng Phạn lên kinh đô).”
(大乘院寺社雜事記, Daijōinjishazojiki): đây không phải là tên gọi ngày xưa của tác phẩm này, mà nó được thay đổi kể từ năm đầu thời Minh Trị, khi phần lớn các văn thư ký lục của Hưng Phước Tự (興福寺, Kofuku-ji) đều trở thành thư tịch của Văn Khố Nội Các. Khi ấy, Văn Khố Nội Các kết hợp hai bản nhật ký của Tầm Tôn (尋尊), vị Tổ đời thứ 27 của Hưng Phước Tự và của Kinh Tầm (經尋), vị Tổ đời thứ 30 của chùa này, rồi đặt thành tên gọi như vậy. Kế đến, khi san hành bản này vào năm 1931, người hiệu đính mới thêm vào phần nhật ký của vị Tổ đời thứ 28 của chùa là Chính Giác (政覺) nữa. Tuy đây là 3 bản nhật ký của 3 vị Tổ ở Hưng Phước Tự, nhưng trong đó, bản nhật ký của Tầm Tôn có chất lượng hơn hai bản kia. Vào tháng 2 năm 1456, Tầm Tôn được bổ nhiệm làm chức Biệt Đương của Hưng Phước Tự; khi ấy ông bắt đầu viết nhật ký miệt mài, và chính tự ông đặt tên cho bản nhật ký của ông là Tự Vụ Chư Phương Hồi Thỉnh (寺務諸方迴請). Tiếp theo, vào thàng 3 năm 1459, khi ông từ chức Biệt Đương, ông tiếp tục viết phần Tự Xã Tạp Sự Ký (寺社雜事記) cho đến tháng giêng năm 1508, kéo dài khoảng 49 năm trường. Bản đầu, Tự Vụ Phương Chư Hồi Thỉnh, gồm 12 Thiếp; bản sau kể cả phần thất lạc gồm 204 Thiếp. Ngoài ra phần biệt ký hiện tồn gồm 8 Thiếp, chỉ với số lượng như vậy thôi cũng quả là bạt quần rồi. Ngôn từ Tự Xã trong phần Tự Xã Tạp Sự Ký không có nghĩa là chùa chiền, đền thờ Thần xã nói chung, mà là ngôn từ viết tắt của Hưng Phước Tự và đền thờ Xuân Nhật Xã (春日社), và phần lớn Tầm Tôn dùng ngôn từ này với ý nghĩa như vậy. Như vậy bản nhật ký này là bản ký lục ghi lại những công việc pháp sự cũng như Phật sự, Thần sự của Hưng Phước Tự và Xuân Nhật Xã. Tuy nhiên, ở phía trái dưới bên ngoài đề của các bức Thiếp của hai nơi này, Tầm Tôn đều có ghi dòng chữ “Đại Thừa Viện (大乘院)” cả, và bên dưới có ghi thêm dòng “Phú Viện Gia (付院家)”. Nói tóm lại, bên ngoài bìa đề cho dù có thay đổi tùy theo khi ấy Tầm Tôn còn làm chức Biệt Đương hay không, nhưng đây không phải là bản ký lục của riêng vị Biệt Đương, mà cũng chẳng phải là bản nhật ký của cá nhân Tầm Tôn; song dầu gì đi nữa thì đó cũng là ký lục của Đại Thừa Viện, hơn nữa đối tượng của ký lục ấy chủ yếu là tự viện và đền thờ Thần xã. Do đó, nó được lấy tên gọi là Đại Thừa Viện Tự Xã Tạp Sự Ký (大乘院寺社雜事記), hơn là Tầm Tôn Đại Tăng Chánh Ký (尋尊大僧正記).
(和讚, Wasan): một loại hình ca dao dưới hình thức tiếng Nhật gồm 75 điệu, dùng để tán thán chư Phật, Bồ Tát, giáo pháp và các vị tổ sư. Bài Chú Bổn Giác Tán (註本覺讚, Chūhonkakusan) của Lương Nguyên (良源, Ryōgen) sáng tác dưới thời Bình An trung kỳ là một tuyệt tác tối cổ. Về sau thì có Cực Lạc Quốc Di Đà Hòa Tán (極樂國彌陀和讚, Gokurakumidawasan), của Thiên Quán (千觀, Senkan), Cực Lạc Lục Thời Tán (極樂六時讚, Gokurakurokujisan) của Nguyên Tín (源信, Genshin), v.v., lấy trung tâm là Tịnh Độ Giáo mà sáng tác nên. Đến thời đại Liêm Thương thì có bài Tam Thiếp Hòa Tán (三帖和讚, Sanchōwasan) của Thân Loan (親鸞, Shinran) và các bài Hòa Tán của Thời Tông như Biệt Nguyện Tán (別願讚, Betsugansan) của Nhất Biến (一遍, Ippen) là tiêu biểu nhất; các bài này được lưu bố rộng rãi và đóng vai trò trung tâm ở các pháp hội. Ngoài ra vào thời Trung Đại còn có bài Hoằng Pháp Đại Sư Hòa Tán (弘法大師和讚, Kōbōdaishiwasan) và Tứ Tòa Giảng Hòa Tán (四座講和讚, Shizakōwasan) của Chơn Ngôn Tông, rồi Thái Tử Hòa Tán (太子和讚, Taishiwasan) của Thánh Đức Tông, v.v. Đến cuối thời Trung Đại thì phần nhiều các bài Hòa Tán đều có thêm niêm luật và được xướng họa. Về khúc tiết của chúng thì khác nhau tùy theo từng tông phái, nhưng chủ yếu bài nào cũng có âm điệu phách tiết cả. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài Hòa Tán do các cư sĩ tại gia làm nữa.
(興圓, Kōen, 1263-1317): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Liêm Thương, húy là Hưng Viên (興圓), hiệu Nghiêu Quang Phòng (堯光房), Truyền Tín Hòa Thượng (傳信和尚), xuất thân vùng Việt Hậu (越後, Echigo), họ Bình (平). Năm 1278, ông xuất gia, sau đó theo học các pháp môn của Hiển, Mật và Giới với Huệ Khải (惠顗) ở Kim Quang Viện (金光院), vùng Đông Sơn (東山, Higashiyama), Sơn Thành (山城, Yamashiro). Đến năm 1305, ông có chí muốn tái hưng Viên Đốn Giới của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) và năm 1316 thì ẩn tu trong núi trong vòng 12 năm. Trong khoảng thời gian này, vào năm 1310, nhóm đệ tử của ông gồm Quang Tông (光宗), Viên Quán (圓觀), v.v., bắt đầu tiến hành An Cư Kiết Hạ ở Thần Tạng Tự (神藏寺) trong khuôn viên Tỷ Duệ Sơn. Ông phục hưng Viên Đốn Giới để làm luật nghi cho tăng chúng ở Nhất Hướng Đại Thừa Tự (一向大乘寺), và hình thành hệ thống pháp môn Giới Quán Đảnh từ thời Huệ Tầm (惠尋) trở đi. Mặt khác, ông còn tận lực tái tạo các ngôi nhà trên Tỷ Duệ Sơn. Trước tác của ông có Nhất Hướng Đại Thừa Tự Hưng Long Thiên Mục Tập (一向大乘寺興隆篇目集) 3 quyển, Viên Đốn Bồ Tát Giới Thập Trọng Tứ Thập Bát Hành Nghi Sao (圓頓菩薩戒十重四十八行儀鈔) 1 quyển, Giới Quán Đảnh Thập Lục Thiếp Khẩu Quyết (戒灌頂十六帖口決) 16 quyển, v.v.
(結草含[銜]環): hay hàm hoàn kết thảo (含環結草、銜環結草), nghĩa là kết cỏ ngậm vành. Kết thảo (結草, kết cỏ) vốn phát xuất từ câu chuyện trong Tả Truyện (左傳), phần Tuyên Công Thập Ngũ Niên (宣公十五年). Ngụy Võ Tử (魏武子) là quan Đại Phu nhà Tần, có một người vợ lẽ rất đẹp. Tục lệ nước Tần, hễ chồng chết thì phải chôn người Thiếp chết theo. Lúc bình thường, Ngụy Võ Tử dặn con trưởng Ngụy Khỏa (魏顆) rằng khi ông chết thì đừng chôn người Thiếp đó theo, mà hãy tìm nơi tử tế gả nàng. Nhưng sau đó, khi Ngụy Võ Tử đau gần chết thì lại dặn con là chôn người Thiếp ấy theo. Đến khi Ngụy Võ Tử chết, Ngụy Khỏa không chôn người Thiếp của cha, sau đó lại tìm người tử tế gả nàng để nương nhờ tấm thân. Có người thắc mắc, Ngụy Khỏa đáp rằng: “Tật bệnh tắc loạn, ngô tùng kỳ trị dã (疾病則亂、吾從其治也, khi bị tật bệnh thì không sáng suốt, ta cứ theo lời dặn trước đây của người vậy).” Về sau, Ngụy Khỏa lên làm tướng nước Tần, đánh nhau với tướng của nước Tấn là Đỗ Hồi (杜回) rất vũ dũng, ít ai thắng nổi, Ngụy Khỏa thường thua. Có một hôm, Ngụy Khỏa và Đỗ Hồi ra trận, đánh nhau trên một bãi cỏ, Ngụy Khỏa thấy mường tượng như có một ông già đang cúi xuống kết cỏ thành từng vòng dưới chân ngựa của Đỗ Hồi, khiến cho ngựa của Đỗ Hồi vướng cỏ ngã lăn ra, Đỗ Hồi cũng ngã theo, bị Ngụy Khỏa bắt đem về, thắng trận vẻ vang. Đêm hôm ấy, Ngụy Khỏa mộng thấy ông già kết cỏ về bảo rằng: “Dư, nhi sở giá phụ nhân chi phụ dã, nhĩ dụng tiên nhân chi trị mệnh, dư thị dĩ báo (余、而所嫁婦人之父也、爾用先人之治命、余是以報, tôi là cha của người Thiếp do ông đã gả chồng, ông biết theo lời dặn sáng suốt của tiền nhân để gả chồng cho con gái tôi, tôi lấy việc đó để báo ơn ông).” Do điển tích này, từ ngữ kết thảo thường được dùng để chỉ việc đền ơn đáp nghĩa. Từ hàm hoàn (銜環, 含環, ngậm vành) có xuất xứ từ câu chuyện trong Hậu Hán Thư (後漢書) quyển 54, Truyện Dương Chấn (楊震傳) có chú dẫn Tục Tề Hài Ký (續齊諧記) của Ngô Quân (吳均, 469-520) nhà Lương thời Nam Triều. Chuyện kể rằng vào thời nhà Hán, có Dương Bảo (楊寶), lúc 9 tuổi, đi chơi đến phía bắc núi Hoa Âm (華陰), thấy một con chim sẻ vàng bị con chim cú đánh rơi xuống gốc cây, lại bị kiến lửa bu đốt. Dương Bảo lấy làm thương hại, bắt đem về nhà chăm sóc, nuôi cho đến khi chim sẻ khỏe mạnh, lông mọc đầy đủ mới thả cho bay đi. Đêm hôm ấy, Dương Bảo bỗng thấy một đứa bé mặc áo vàng ngậm một vòng ngọc, chạy vào trướng, đến trước mặt Dương Bảo nói: “Ngã Tây Vương Mẫu Sứ Giả, quân nhân ái cứu chửng, thật cảm thành tế (我西王母使者、君仁愛救拯、實感成濟, tôi là Sứ Giả của Tây Vương Mẫu, ông nhân ái cứu sống tôi, thực cảm đội ơn cứu mạng).” Rồi lấy bốn chiếc vòng ngọc trắng trao cho Dương Bảo và nói tiếp: “Linh quân tử tôn khiết bạch, vị đăng Tam Sự, đương như thử hoàn (令君子孫潔白、位登三事、當如此環矣, mong cho con cháu của ông luôn trong trắng, liêm khiết, sau này hiển đạt lên Tam Công [Thái Úy, Tư Đồ, Tư Không], giống như mấy chiếc vòng này).” Nói xong, cậu bé áo vàng để lại vòng ngọc, từ tạ bay mất. Thuật ngữ “kết thảo hàm hoàn” trở thành thông dụng và rất phổ biến trong văn học dân gian. Như trong tác phẩm Hôi Lan Ký (灰闌記) phần 1 của Lý Hành Đạo (李行道, ?-?) nhà Nguyên có câu: “Đa tạ đại nương tử, tiểu nhân kết thảo hoàn hàm, thử ân tất đương trọng báo (多謝大娘子、小人結草銜環、此恩必當重報, xin đa tạ đại nương tử, kẻ tiểu nhân kết cỏ ngậm vành, ơn này tất sẽ báo đáp).” Hay trong Tây Du Ký (西遊記), hồi 37 lại có đoạn: “Kim lai chí tâm bái khẩn, thiên khất đáo ngã quốc trung, chưởng trụ yêu ma, biện minh tà chánh, Trẫm đương kết thảo hàm hoàn, báo thù sư ân dã (今來志心拜懇、千乞到我國中、拿住妖魔、辨明邪正、朕當結草銜環、報酬師恩也, nay đến đây thành tâm lạy khẩn thiết, ngàn lần cầu xin Người đến nước tôi, dẹp trừ yêu ma, làm rõ chánh tà, Trẫm sẽ kết cỏ ngậm vành, báo đáp ơn của Đại Sư).” Ngay như trong Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du (阮攸, 1765-1820) cũng có câu: “Rằng tôi bèo bọt chút thân, lạc đàn mang lấy nợ nần yến oanh, dám nhờ cốt nhục tử sinh, còn nhiều kết cỏ ngậm vành về sau.”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.20.44 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập