Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Đôi khi ta e ngại về cái giá phải trả để hoàn thiện bản thân, nhưng không biết rằng cái giá của sự không hoàn thiện lại còn đắt hơn!Sưu tầm
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiện Phục »»
(大光居誨, Daikō Kokai, 837-903): còn được gọi là Cư Nhượng (居讓), người vùng Trường An (長安), họ là Vương (王). Ông theo Thạch Sương Khánh Chư (石霜慶諸) hầu hạ được 2 năm, rồi sau được ấn khả. Hơn 20 năm sau, ông đến trú tại Đại Quang Sơn (大光山) ở Đàm Châu (潭州) và tận lực cử xướng Thiền pháp của mình. Vào ngày mồng 3 tháng 9 năm thứ 3 (903) niên hiệu Thiên Phục (天復), ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 36 hạ lạp.
(瓦屋能光, Gaoku Nōkō, ?-933): húy là Năng Quang (能光), đạo hiệu Ngõa Ốc (瓦屋). Sau khi xuất gia, ông sang nhà Đường cầu pháp và được ấn khả của Lương Giới (良价). Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Phục (天復, 901-904), ông đi du hóa đất Thục và khi Lộc Kiền Ỷ (祿虔扆), vị quan Tiết Độ Sứ của quân Vĩnh Thái (永泰) cải đổi ngôi nhà của mình ở Bích Kê Phường (碧鷄坊) thành Thiền viện, ông được thỉnh về làm tổ khai sơn nơi đây. Từ đó, ông giáo hóa rất nhiều tín đồ tăng tục và nỗ lực xiển dương Thiền phong của mình.
(曹山本寂, Sōzan Honjaku, 840-901): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, còn gọi là Đam Chương (耽章), người Huyện Bồ Điền (莆田, thuộc Tỉnh Phúc Kiến), Tuyền Châu (泉州), họ là Hoàng (黃). Ban đầu ông theo học về Nho học, đến năm 19 tuổi xuất gia, rồi vào tu trong Linh Thạch Sơn (靈石山) thuộc Huyện Phước Đường (福唐縣), Phúc Châu (福州), và năm 25 tuổi thọ Cụ Túc giới. Khoảng đầu niên hiệu Hàm Thông (咸通, 860-873) nhà Đường, ông đến tham bái Động Sơn Lương Giới (洞山良价), đắc được tông chỉ của vị này, rồi giã từ thầy đi ngao du đây đó theo sở thích của mình. Sau thể theo lời thỉnh cầu, ông đến trú tại Tào Sơn, Phủ Châu (撫州, thuộc Huyện Lâm Xuyên, Tỉnh Giang Tây) và bắt đầu cử xướng tông phong của mình. Tên gọi ngày xưa của ông là Hà Ngọc Sơn (荷玉山), nhưng sau đổi thành Tào Sơn vì để tưởng nhớ đến Lục Tổ Huệ Năng (慧能) của Tào Khê (曹溪). Tương truyền rằng sau này cái tên gọi Tào Động Tông (曹洞宗) cũng vốn lấy từ hai chữ "Động" (洞) của Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và chữ "Tào" (曹) của Tào Sơn Bổn Tịch (曹山本寂) ghép lại mà thành. Bổn Tịch truyền thừa tông chỉ Ngũ Vị Hiển Quyết (五位顯訣) của Động Sơn, và hình thành nên một hệ thống rõ ràng về tông chỉ này. Ông thị tịch vào ngày 16 tháng 6 năm đầu nhuận niên hiệu Thiên Phục (天復), hưởng thọ 62 tuổi đời và 37 hạ lạp. Ông được ban cho thụy là Nguyên Chứng Đại Sư (元証大師). Môn đệ của ông có một số nhân vật nổi tiếng như Trung Tào Sơn Huệ Hà (中曹山慧霞), Kim Phong Tùng Chí (金峰從志), Lộc Môn Xử Chơn (鹿門處眞), Hà Ngọc Quang Tuệ (荷玉光慧), Dục Vương Hoằng Thông (育王弘通), v.v. Pháp hệ của ông kéo dài được mấy đời thì bị dứt tuyệt. Ông có lưu lại bản Phủ Châu Tào Sơn Bổn Tịch Thiền Sư Ngữ Lục (撫州曹山本寂禪師語錄) 2 quyển.
(雲居道膺, Ungo Dōyō, 835?-902): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Huyện Ngọc Điền (玉田縣), Kế Môn (薊門), U Châu (幽州, Tỉnh Hà Bắc), họ Vương (王). Lúc còn nhỏ, ông đã lanh lợi, đến năm 25 tuổi thì thọ Cụ Túc giới tại Diên Thọ Tự (延壽寺) ở Phạm Dương (范陽, U Châu). Ban đầu ông chuyên tu trì giới luật Tiểu Thừa, nhưng sau đó đến tham vấn Vô Học (無學) ở Thúy Vi Tự (翠微寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山), Kinh Triệu (京兆). Kế đến, ông tham yết Động Sơn Lương Giới (洞山良价) và kế thừa dòng pháp của vị này. Đầu tiên, ông dừng chân trú tại Tam Phong (三峰), sau đó đến Vân Cư Sơn (雲居山) ở Hồng Châu (洪州, Tỉnh Giang Tây) và bắt đầu xiển dương đại pháp. Sống tại đây được 30 năm, đến ngày mồng 3 tháng giêng năm thứ 2 (902) niên hiệu Thiên Phục (天復), ông thị tịch. Ông được ban cho thụy hiệu là Hoằng Giác Thiền Sư (弘覺禪師), tháp tên là Viên Tịch (圓寂).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.238.22 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập