Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiên Đồng Thiền Tự »»
(天童山景德禪寺): hay Thiên Đồng Tự (天童寺), Thiên Đồng Thiền Tự (天童禪寺); hiệu là Đông Nam Phật Quốc (東南佛國); là ngôi tự viện Thiền Tông trứ danh, được xếp hạng thứ 2 trong 5 ngôi chùa nổi tiếng của Thiền Tông Trung Quốc; hiện tọa lạc tại sườn núi Thái Bạch Sơn (太白山), Ngân Huyện (鄞縣), Phố Ninh Ba (寧波市), Tỉnh Triết Giang Thánh địa này có liên quan mật thiết với Thiền Tông Nhật Bản, Tào Động Tông nước này xem nơi đây là Tổ Đình. Vào năm 1983, chùa được Quốc Vụ Viện công nhận là ngôi tự viện trọng yếu thuộc địa khu Hán tộc của Phật Giáo toàn quốc. Thiên Đồng Tự được sáng kiến dưới thời nhà Tấn, tương truyền do vị tăng vân du tên Nghĩa Hưng (義興) từng kết thảo am tu tập tại đây vào năm đầu (300) niên hiệu Vĩnh Khang (永康) nhà Tây Tấn. Vào năm đầu nhà Đường (唐, 618-907), chùa được dời về vị trí hiện tại. Đến năm thứ 2 (759) niên hiệu Càn Nguyên (乾元) nhà Đường, vua Túc Tông (肅宗, tại vị 756-762) ban cho tên chùa là Thiên Đồng Linh Lung Tự (天童玲瓏寺). Năm thứ 10 (869) niên hiệu Hàm Thông (咸通) nhà Đường, vua Ý Tông (懿宗, tại vị 859-873) sắc phong tên chùa là Thiên Thọ Tự (天壽寺). Đến năm thứ 4 (1007) niên hiệu Cảnh Đức (景德) nhà Tống, vua Chơn Tông (眞宗, tại vị 997-1022) ban cho chùa tên Thiên Đồng Cảnh Đức Thiền Tự (天童景德禪寺). Vào năm 1125, Thiền Sư Như Tịnh (如淨, 1163-1228), vị Tổ đời thứ 13 của Tào Động Tông Trung Quốc, đến trú trì chùa này. Lúc bấy giờ, có Đạo Nguyên (道元, Dōgen) của Nhật bản đến tham học và sau khi trở về nước thì sáng lập Tào Động Tông Nhật Bản. Vào năm thứ 5 (1178) niên hiệu Thuần Hy (淳熙) nhà Tống, vua Hiếu Tông (孝宗, tại vị 1162-1189) ban cho 4 chữ Thái Bạch Danh Sơn (太白名山). Năm thứ 4 (1134) niên hiệu Thiệu Quang (紹光) nhà Tống, ngôi Đại Điện ở phía Đông Nam được mở rộng thêm. Trong khoảng thời gian niên hiệu Gia Định (嘉定, 1208-1224) nhà Tống, chùa được liệt vào hàng thứ 3 trong Thiền Viện Ngũ Sơn Thập Sát. Sau đó, Chu Nguyên Chương (朱元璋, tức vua Thái Tổ [太祖, tại vị 1368-1398]) nhà Minh sắc phong chùa là Thiên Hạ Danh Tự (天下名寺), xếp chùa vào hàng thứ 2 trong Thiên Hạ Thiền Tông Ngũ Sơn (天下禪宗五山). Về sau, vua Ung Chính (雍正, tức vua Thế Tông [世宗, tại vị 1722-1735]) nhà Thanh ban cho chùa tấm biển Từ Vân Mật Bố (慈雲密布). Về xuất xứ tên chùa, tương truyền khi Nghĩa Hưng đến đây lập thảo am tu hành thì có sao Thái Bạch (太白) xuất hiện, biến thành đồng tử, hằng ngày hái củi, gánh nước cúng dường; nên cảm niệm ơn đó, Nghĩa Hưng đặt tên cho ngọn núi này là Thiên Đồng Sơn. Ngoài Đạo Nguyên ra, Minh Toàn (明全, Myōzen), Vinh Tây (榮西, Eisai) cũng đã từng đến đây tham bái.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.170.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập