Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Chúng ta có lỗi về những điều tốt mà ta đã không làm. (Every man is guilty of all the good he did not do.)Voltaire
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thiên huống »»
(靈山): tiếng gọi tắt của Linh Thứu Sơn (靈鷲山), hay còn gọi là Thứu Phong (鷲峰), Thứu Lãnh (鷲嶺), tiếng phiên âm của nguyên ngữ Sanskrit là Kỳ Xà Quật Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 耆闍崛山), tên ngọn núi nằm ở phía Đông Bắc Thành Vương Xá thuộc nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), hiện tại nằm ở phía Đông Rajgir của Ấn Độ. Đây là một trong những thánh địa của Phật Giáo, là nơi đức Phật đã từng thuyết pháp; cho nên người ta cho rằng phần lớn các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Bát Nhã, Đại Bảo Tích, Vô Lượng Thọ, v.v., và cũng như câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu của Thiền Tông đều phát xuất từ đây. Trong bộ Long Hưng Phật Giáo Biên Niên Thông Luận (隆興佛敎編年通論) quyển 12 do Thạch Thất Sa Môn Tổ Tú (石室沙門祖琇) ở Phủ Long Hưng (隆興府) soạn, có đoạn: “Huyền Trang … sưu dương Tam Tạng tận Long Cung chi sở trữ, nghiên cứu Nhất Thừa cùng Thứu Lãnh chi di chỉ, tinh dĩ tải ư Bạch Mã hoàn hiến Tử Thần, tầm mông hạ chiếu sắc sứ phiên dịch (玄奘…搜揚三藏盡龍宮之所儲、研究一乘窮鷲嶺之遺旨、並已載於白馬還獻紫宸、尋蒙下詔敕使翻譯, Huyền Trang … tìm tòi Tam Tạng kinh điển tận chốn Long Cung tàng trữ, nghiên cứu giáo lý Nhất Thừa soi rõ yếu chỉ của Thứu Lãnh, cùng bỏ lên Bạch Mã mang về dâng Hoàng triều, mong trên hạ chiếu cho người phiên dịch).” Trong bài thơ Linh Ẩn Tự (靈隱寺) của thi sĩ Tống Chi Vấn (宋之問, khoảng 656-712) đầu thời nhà Đường có câu trứ danh là: “Thứu Lãnh uất thiều nghiêu, Long Cung tỏa tịch liêu, lâu quán thương hải nhật, môn đối Triết Giang triều, quế tử nguyệt trung lạc, thiên hương vân ngoại phiêu (鷲嶺鬱岧嶢、龍宮鎖寂寥、樓觀滄海日、門對浙江潮、桂子月中落、天香雲外飄, Thứu Lãnh rậm vút cao, Long Cung mờ tịch liêu, trên lầu biển xanh ngắm, cửa tựa Triết Giang triều, hàng quế trăng thầm rụng, hương trời mây trắng bay).” Hoặc trong bài Hòa Vương Ký Thất Tùng Triệu Vương Xuân Nhật Du Đà Sơn Tự (和王記室從趙王春日遊陀山寺) của Lạc Tân Vương (駱賓王, khoảng 619-687) nhà Đường cũng có câu: “Điểu dư bồi phỏng đạo, Thứu Lãnh hiệp thê chơn, Tứ Thiền minh tĩnh nghiệp, Tam Không quảng thắng nhân, tường hà sơ điệp giản, huệ nhật kiểu trùng luân, diệp ám Long Cung mật, hoa minh Lộc Uyển xuân (鳥旟陪訪道、鷲嶺狎棲眞、四禪明靜業、三空廣勝因、祥河疏疊澗、慧日皎重輪、葉暗龍宮密、花明鹿苑春, cờ xí lên vấn đạo, Thứu Lãnh dưỡng nuôi chơn, Bốn Thiền sáng nghiệp lắng, Ba Không rõ duyên nhân, sông từ trong khe mát, trời tuệ tỏ thế nhân, lá che Long Cung thẳm, hoa tươi Lộc Uyển xuân).”
(芬芳): có hai nghĩa. (1) Mùi hương, hương khí. Như trong Tuân Tử (荀子), phần Vinh Nhục (榮辱), có câu: “Khẩu biện toan hàm cam khổ, tỷ biện phân phương tinh tao (口辨酸鹹甘苦、鼻辨芬芳腥臊, miệng biết chua mặn cay đắng, mũi biết thơm tho tanh hôi).” Hay trong bài thơ Trùng Vân Lý Quán Tật Tặng Chi (重雲李觀疾贈之) của Hàn Dũ (韓愈, 768-824) nhà Đường cũng có câu: “Cùng đông bách thảo tử, u quế nãi phân phương (窮冬百草死、幽桂乃芬芳, cuối đông trăm cỏ chết, quế rậm vẫn ngát hương).” Hoặc trong Phật Thuyết Kim Diệu Đồng Tử Kinh (佛說金耀童子經, Taishō Vol. 14, No. 546) lại có đoạn: “Ư kỳ đình trung hốt sanh liên hoa, mãn thất thiên hương hằng thời phân phương, nhất thiết chúng sanh phổ giai ái nhạo (於其庭中忽生蓮華、滿室天香恆時芬芳、一切眾生普皆愛樂, ở trong sân vườn chợt sanh hoa sen, đầy nhà hương trời luôn luôn thơm ngát, hết thảy chúng sanh thảy đều vui thích).” (2) Tỷ dụ cho thanh danh và đức hạnh tốt đẹp. Như trong bài thơ Thái Vĩnh Tường (蔡永祥) của Quách Mạt Nhược (郭沫若, 1892-1978) có câu: “Nhất thuấn Thái Sơn trọng, bách đại tụng phân phương (一瞬泰山重、百代頌芬芳, chớp mắt Thái Sơn nặng, muôn đời ngợi tiếng thơm).”
(廣寒宮): trong tác phẩm Long Thành Lục (龍城錄), phần Minh Hoàng Mộng Du Quảng Hàn Cung (明皇夢游廣寒宮), của Liễu Tông Nguyên (柳宗元, 773-819) nhà Đường cho biết rằng tương truyền vào ngày Rằm tháng 8, khi vua Huyền Tông (玄宗, tại vị 712-756) nhà Đường ngao du trên mặt trăng, chợt thấy một cung phủ lớn, có tấm bảng ghi là: “quảng hàn thanh hư chi phủ (廣寒清虛之府, phủ lạnh lẽo trống không).” Về sau, người ta gọi cung tiên trên mặt trăng là Quảng Hàn Cung. Như trong bài thơ Túc Thủy Đình (宿水亭) của Bảo Dung (鮑溶, ?-?) nhà Đường có câu: “Dạ thâm tinh nguyệt bạn Phù Dung, như tại Quảng Hàn Cung lí túc (夜深星月伴芙蓉、如在廣寒宮裏宿, trăng sao đêm nữa bạn hoa sen, như ở Cung Quảng Hàn tá túc).” Hay trong tác phẩm Liêu Trai Chí Dị (聊齋志异), chương Bạch Vu Ngọc (白于玉), của Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh, lại có đoạn: “Đồng đạo nhập Quảng Hàn Cung, nội dĩ thủy tinh vi giai, hành nhân như tại kính trung (童導入廣寒宮、內以水晶爲階、行人如在鏡中, đồng đạo vào Cung Quảng Hàn, bên trong lấy thủy tinh làm bực thềm, người đi như ở trong kính).” Hoặc trong Thiền Tông Tạp Hải Độc (禪宗雜毒海, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1278) quyển 8, phần Sơn Cư (山居), lại có bài thơ rằng: “Thảo đường thu tợ Quảng Hàn Cung, kim sắc hoa khai bích ngọc tùng, tọa cửu bất tri phàm cốt hoán, thiên hương thanh tán nguyệt minh trung (草堂秋似廣寒宮、金色花開碧玉叢、坐久不知凡骨換、天香清散月明中, nhà tranh thu tựa Quảng Hàn Cung, hoa nở sắc vàng ngọc biếc tùng, chẳng biết ngồi lâu phàm cốt đổi, hương trời tỏa ngát trăng sáng trong).”
(鷲峰): hay Thứu Lãnh (鷲嶺), Thứu Đài (鷲臺), Thứu Đầu Sơn (鷲頭山); là từ gọi tắt của Linh Thứu Sơn (靈鷲山), phiên âm của nguyên ngữ Sanskrit là Kỳ Xà Quật Sơn (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 耆闍崛山), tên ngọn núi nằm ở phía Đông Bắc Thành Vương Xá thuộc nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), hiện tại nằm ở phía Đông Rajgir của Ấn Độ. Đây là một trong những Thánh địa của Phật Giáo, là nơi đức Phật đã từng thuyết pháp; cho nên người ta cho rằng phần lớn các kinh điển Đại Thừa như Pháp Hoa, Bát Nhã, Đại Bảo Tích, Vô Lượng Thọ, v.v., và cũng như câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu của Thiền Tông đều phát xuất từ đây. Trong bộ Long Hưng Phật Giáo Biên Niên Thông Luận (隆興佛敎編年通論, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1512) quyển 12 do Thạch Thất Sa Môn Tổ Tú (石室沙門祖琇) ở phủ Long Hưng (隆興府) soạn, có đoạn: “Huyền Trang … sưu dương Tam Tạng tận Long Cung chi sở trữ, nghiên cứu Nhất Thừa cùng Thứu Lãnh chi di chỉ, tinh dĩ tải ư Bạch Mã hoàn hiến Tử Thần, tầm mông hạ chiếu sắc sứ phiên dịch (玄奘…搜揚三藏盡龍宮之所儲、研究一乘窮鷲嶺之遺旨、並已載於白馬還獻紫宸、尋蒙下詔敕使翻譯, Huyền Trang … tìm tòi Tam Tạng kinh điển tàng trữ tận chốn Long Cung, nghiên cứu giáo lý Nhất Thừa soi rõ yếu chỉ của Thứu Lãnh, cùng bỏ lên Bạch Mã mang về dâng Hoàng triều, mong trên hạ chiếu cho người phiên dịch).” Trong bài thơ Linh Ẩn Tự (靈隱寺) của thi sĩ Tống Chi Vấn (宋之問, khoảng 656-712) đầu thời nhà Đường có câu trứ danh là: “Thứu Lãnh uất thiều nghiêu, Long Cung tỏa tịch liêu, lâu quán thương hải nhật, môn đối Triết Giang triều, quế tử nguyệt trung lạc, thiên hương vân ngoại phiêu (鷲嶺鬱岧嶢、龍宮鎖寂寥、樓觀滄海日、門對浙江潮、桂子月中落、天香雲外飄, Thứu Lãnh rậm vút cao, Long Cung mờ tịch liêu, trên lầu biển xanh ngắm, cửa tựa Triết Giang triều, hàng quế trăng thầm rụng, hương trời mây trắng bay).” Hoặc trong bài Hòa Vương Ký Thất Tùng Triệu Vương Xuân Nhật Du Đà Sơn Tự (和王記室從趙王春日遊陀山寺) của Lạc Tân Vương (駱賓王, khoảng 619-687) nhà Đường cũng có câu: “Điểu dư bồi phỏng đạo, Thứu Lãnh hiệp thê chơn, Tứ Thiền minh tĩnh nghiệp, Tam Không quảng thắng nhân, tường hà sơ điệp giản, huệ nhật kiểu trùng luân, diệp ám Long Cung mật, hoa minh Lộc Uyển xuân (鳥旟陪訪道、鷲嶺狎棲眞、四禪明靜業、三空廣勝因、祥河疏疊澗、慧日皎重輪、葉暗龍宮密、花明鹿苑春, cờ xí lên vấn đạo, Thứu Lãnh dưỡng nuôi chơn, Bốn Thiền sáng nghiệp lắng, Ba Không rõ duyên nhân, sông từ trong khe mát, trời tuệ tỏ thế nhân, lá che Long Cung thẳm, hoa tươi Lộc Uyển xuân).” Trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳, Taishō Vol. 50, No. 2053) quyển 6, bài Đại Đường Tam Tạng Thánh Giáo Tự (大唐三藏聖教序), lại có đoạn: “Song Lâm, Bát Thủy, vị đạo xan phong; Lộc Uyển, Thứu Phong, chiêm kỳ ngưỡng dị (雙林、八水、味道餐風、鹿苑、鷲峰、瞻奇仰異, Song Lâm, Tám Sông [của Ấn Độ], nếm đạo ăn phong; Lộc Uyển, Thứu Phong, nhìn kỳ trông lạ).” Ngoài ra, từ Thứu Phong còn từ dùng thay thế cho tự viện Phật Giáo. Như trong bài thơ Tái Tập Chu Lâm Tu Trạch (再集朱林修宅) của Đỗ Giới (杜岕, 1617-1693) nhà Thanh có câu: “Tửu hát thi nhân ái vũ thiên, hồi quang tháp hỏa Thứu Phong yên (酒喝詩人愛雨天、迴光塔火鷲峰煙, rượu uống thi nhân thích trời mưa, chiều tà tháp rực chùa khói mờ).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.238.22 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập