Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Phán đoán chính xác có được từ kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thường có được từ phán đoán sai lầm. (Good judgment comes from experience, and often experience comes from bad judgment. )Rita Mae Brown
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Hãy tự mình làm những điều mình khuyên dạy người khác. Kinh Pháp cú
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Bạn nhận biết được tình yêu khi tất cả những gì bạn muốn là mang đến niềm vui cho người mình yêu, ngay cả khi bạn không hiện diện trong niềm vui ấy. (You know it's love when all you want is that person to be happy, even if you're not part of their happiness.)Julia Roberts
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thập Địa »»
(安廩[凜], Anhin, 507-583): vị tăng sống dưới thời Nam Triều, xuất thân vùng Lợi Thành (利成), Giang Âm (江陰, thuộc Giang Tô [江蘇]), họ Tần (秦), lúc còn nhỏ đã thông minh hiếu học, có hiếu với song thân. Năm 25 tuổi, ông xuất gia, theo Dung Công (容公) ở Quang Dung Tự (光融寺) vùng Tư Châu (司州) học tập kinh luận và thường nghe Huệ Quang (慧光) ở Thiếu Lâm Tự (少林寺) thuyết giảng về Thập Địa Kinh Luận (十地經論), thọ lãnh yếu chỉ Thiền pháp và ngộ được huyền chỉ. Trong thời gian sống ở đất Ngụy 12 năm, ông chuyên tâm tuyên giảng Tứ Phần Luật (四分律) cùng các kinh luận Đại Thừa khác số lượng người đến tham học ngày càng đông. Vào năm đầu (547) niên hiệu Thái Thanh (太清) nhà Lương, ông cùng với môn nhân đến Dương Đô (楊都), vua Võ Đế cung tiếp hậu hỷ, ban sắc chỉ trú trì Thiên An Tự (天安寺); nhân đó ông tuyên giảng Kinh Hoa Nghiêm tại đây. Vào năm đầu (557) niên hiệu Vĩnh Định (永定), ông vâng sắc chỉ vào trong nội điện thuyết giảng giới luật, khai pháp tại Kỳ Xà Tự (耆闍寺), giảng diễn không hề mệt mỏi. Sau đó, ông vâng mệnh vua Văn Đế khai giảng Đại Tập Kinh (大集經) tại Chiêu Đức Điện (昭德殿). Đến thời vua Tuyên Đế, ông cũng từng thuyết giảng tại Hoa Lâm Viên (華林園). Vào năm đầu niên hiệu Chí Đức (至德) nhà Trần, ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi.
(s: Bodhiruci, j: Bodairushi, 菩提流[留]支, ?-527): vị tăng sống dười thời Bắc Ngụy, xuất thân miền Bắc Thiên Trúc, ý dịch là Đạo Hy (道希), học giả của hệ Du Già Đại Thừa, tánh chất thông tuệ, tinh thông cả ba tạng, rành về chú thuật, mang chí nguyện hoằng pháp khắp mọi nơi. Vào năm đầu (508) niên hiệu Vĩnh Bình (永平) đời vua Tuyên Võ Đế (宣武帝) nhà Bắc Ngụy, ông đến Lạc Dương (洛陽), được nhà vua rất kính trọng, sắc mệnh cho trú trì Vĩnh Ninh Tự (永寧寺) và chuyên tâm phiên dịch các kinh điển Phạn văn khoảng 39 bộ 27 quyển như Thập Địa Kinh Luận (十地經論), Kim Cang Bát Nhã Kinh (金剛般若經), Phật Danh Kinh (佛名經), Pháp Tập Kinh (法集經), Thâm Mật Giải Thoát Kinh (深密解脫經), Đại Bảo Tích Kinh Luận (大寳積經論), Pháp Hoa Kinh Luận (法華經論), Vô Lượng Thọ Kinh Luận (無量壽經論), v.v. Ngoài ra, nhân vì ông cùng với Lạc Na Ma Đề (勒那摩提) phiên dịch bộ Thập Địa Kinh Luận, nên được tôn làm vị tổ của Địa Luận Tông. Đối xứng với Nam Đạo Phái ở Tương Châu (相州) thuộc hệ Lặc Na (勒那), Huệ Quang (慧光), dòng phái của ông và Đạo Sủng (道寵) gọi là Bắc Đạo Phái. Ngoài ra, do vì ông thường xiển dương Quán Vô Lượng Thọ Kinh (觀無量壽經), nên sau này được tôn sùng như là sơ tổ của Tịnh Độ Tông.
(志念, Shinen, 535-608): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Tín Đô (信都, Huyện Kí [冀縣], Hà Bắc [河北]), họ Trần (陳). Ban đầu ông theo pháp sư Đạo Trường (道長) ở kinh đô Nghiệp học Đại Trí Độ Luận (大智度論), thâm hiểu toàn bộ nghĩa lý. Kế đến ông đến làm môn hạ của Đạo Sủng (道寵) học về Thập Địa Luận (十地論), theo Huệ Tung (慧嵩) học Tỳ Đàm (毘曇), và đều thông suốt tận cùng áo nghĩa của chúng. Xong ông trở về cố hương hoằng hóa trong hơn 10 năm. Sau nhân gặp phải nạn phá Phật của Võ Đế nhà Bắc Chu, ông trốn ra sống nơi ven biển. Khi nhà Tùy hưng thạnh, vua Văn Đế phục hưng Phật pháp, ông bèn khai đường thuyết giảng Tạp Tâm Luận (雜心論) và soạn ra Tạp Tâm Luận Sớ (雜心論疏). Vào năm thứ 17 (597) niên hiệu Khai Hoàng (開皇), vua nhà Hán sáng lập Nội Thành Tự (內城寺), thỉnh ông đến trú trì. Đến năm thứ 2 (602) niên hiệu Nhân Thọ (仁壽), ông theo nhà vua vào cung nội, và đến năm đầu niên hiệu Đại Nghiệp (大業) thì trở về cố hương. Vào năm thứ 4 cùng niên hiệu trên, ông thị tịch, hưởng thọ 74 tuổi.
(呪): ngôn ngữ bí mật có năng lực linh ứng đặc biệt, không thể lấy ngôn ngữ bình thường để giải thích được, là câu văn bí mật dùng xướng tụng trong khi cầu nguyện, còn gọi là thần chú (神呪), mật chú (密呪), chơn ngôn (眞言). Nguyên lai từ chú (呪) là chúc (祝), là mật ngữ dùng tụng niệm hướng về chư vị thần linh cầu đảo, tuyên cáo khiến cho kẻ oán địch bị tai họa, hay mong muốn tiêu trừ ách nạn, cầu mong được lợi ích. Trong kinh Phệ Đà (吠陀) xưa của Ấn Độ đã có chú thuật rồi. Theo quyển 14 Tạp A Hàm Kinh (雜阿含經) cho biết rằng đức Thích Tôn đã từng bài bác vấn đề chú thuật; tuy nhiên, quyển 9 của kinh này có đề cập việc đức Phật thuyết Chú Hộ Thân (s: parītta, p: paritta, parittā, còn gọi là Hộ Chú [護呪], Hộ Kinh [護經], Chú Văn [呪文]) trị rắn độc, cho nên chúng ta biết rõ rằng chú thuật đã được phổ biến ở Ấn Độ từ xa xưa và sau này Phật Giáo cũng có dùng đến. Các kinh điển thuộc giáo phái Đại Thừa Hiển Giáo như Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Bảo Tích (寶積), Đại Tập (大集), Kim Quang Minh (金光明), Lăng Già (楞伽), v.v., đều có Phẩm Đà La Ni (陀羅尼品) nêu rõ những câu thần chú. Đặc biệt Mật Giáo rất chú trọng đến mật chú, cho rằng chú là biểu thị cho “pháp nhĩ thường nhiên (法爾常然, pháp vốn thường như vậy)”; cho nên nếu tụng đọc, quán tưởng mật chú, hành giả có thể được lợi ích thành Phật. Thần chú được thuyết trong các kinh điển thì nhiều vô cùng, tỷ dụ như Thủy Hỏa Chú (水火呪), An Trạch Phù Chú (安宅符呪), Sát Lợi Chú (刹利呪), v.v., trong A Ma Trú Kinh (阿摩晝經) thuộc quyển 13 hay Phạm Động Kinh (梵動經) trong quyển 14 của Trường A Hàm (長阿含). Trong Tứ Phần Luật (四分律) quyển 27, Thập Tụng Luật (十誦律) quyển 46, v.v., có các chú trị bệnh trùng trong ruột, chú hàng phục ngoại đạo, v.v. Hay một số chú khác như Bà La Môn Chú (婆羅門呪), Thủ Đà La Thần Chú (首陀羅神呪), Đại Phạm Thiên Vương Bà Tỳ La Chú (大梵天王婆毘羅呪), v.v., trong phẩm Chúng Tướng Vấn (眾相問) của Ma Đăng Già Kinh (摩登伽經) quyển thượng, v.v. Ngoài ra, trong quyển 4 của Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) có Quán Đảnh Thất Vạn Nhị Thiên Thần Vương Hộ Tỳ Kheo Chú Kinh (觀頂七萬二天神王護比丘呪經), Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Thần Chú (摩訶般若波羅蜜神呪), Thập Bát Long Vương Thần Chú Kinh (十八龍王神呪), Chú Củ Xỉ (呪齲齒), Thập Nhị Nhân Duyên Kết Lũ Thần Chú (十二因緣結縷神呪), Uy Đức Đà La Thần Chú (威德陀羅神呪), v.v., mỗi thứ 1 quyển. Thần chú có 2 loại lành và dữ. Loại thần chú lành thường được dùng để chữa bệnh hay hộ thân; thần chú dữ dùng để bùa yểm người khác, khiến cho họ bị tai họa. Trong Phẩm Phổ Môn thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh (法華經), quyển 57 của Cựu Hoa Nghiêm Kinh (舊華嚴經), quyển 4 của Thập Địa Kinh (十地經), v.v., có đề cập đến loại thần chú dữ này. Đức Thế Tôn cấm chỉ hàng đệ tử tu tập chú thuật, sử dụng nó để mưu sinh, mà chỉ cho phép dùng chú để trị bệnh hay hộ thân mà thôi. Thông thường từ mantra được dịch là chú (呪). Hiện tồn bản tiếng Sanskrit của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), Đà La Ni Nhập Lăng Già Kinh (陀羅尼入楞伽經) có xuất hiện từ mantra này. Thế nhưng, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙) quyển 11 lại dịch từ Pāli vijjāmayā là chú. Trong Phẩm Đà La Ni thuộc quyển 7 của Pháp Hoa Kinh dịch từ Sanskrit dhārāṇī là chú. Từ đó, chúng ta thấy rằng từ Hán dịch chú có nhiều nguyên ngữ khác nhau. Bên cạnh đó, dhārāṇī còn có nghĩa là tổng trì (總持), vidya (p: vijjā) là minh (明), thuật (術), mantra là chơn ngôn. Nghĩa các từ tuy có khác nhau nhưng đã được dùng lẫn lộn nhau. Có khá nhiều vị tăng ngoại quốc truyền Phật Giáo đầu tiên đến Trung Quốc rất sở trường về chú thuật, như trường hợp Đàm Vô Sấm (曇無讖) được xem như là Đại Chú Sư. Đạo Giáo Trung Quốc từ đó cũng bắt đầu lưu hành chú thuật. Trong Đăng Thiệp Thiên (登涉篇) thuộc quyển 4 của Bảo Bốc Tử Nội Thiên (抱朴子) có phần Lục Giáp Bí Chú (六甲祕呪), có khả năng khiến cho người trong chiến trận không bị tử thương. Hay trong Thái Thượng Tử Vi Trung Thiên Thất Nguyên Chân Kinh (太上紫微中天七元眞經, Đạo Giáo quyển 1055) có Bắc Đẩu Thất Tinh Chú (北斗七星呪), Cơ Tinh Chân Nhân Chân Quân Bảo Mạng Chú (機星眞人眞君保命呪), v.v. Hơn nữa, trong Thái Thượng Nguyên Thỉ Thiên Tôn Thuyết Bảo Nguyệt Quang Hoàng Hậu Thánh Mẫu Khổng Tước Minh Vương Kinh (太上元始天尊說寶月光皇后聖母孔雀明王經, Đạo Giáo quyển 1058) có Bí Mật Khu Tà Phân Quỷ Nhân Đạo Chú (祕密驅邪分鬼人道呪), v.v., tất cả đều có pha lẫn Phạn ngữ. Cũng giống như vậy, các kinh điển Phật Giáo như Quán Đảnh Kinh (灌頂經), Thích Ma Ha Diên Luận (釋摩訶衍論) quyển 9 có nêu rõ các loại thần chú, Uế Tích Kim Cang Cấm Bách Biến Pháp Kinh (穢跡金剛禁百變法經) thì đề cập đến những loại phù chú, ấn pháp. Tất cả đều có ảnh hưởng đến kinh điển Đạo Giáo. Ngoài ra, Mật Giáo của Nhật Bản cũng sử dụng rất nhiều mật chú.
(s: Buddhāvataṃsaka-nāma-mahāvaipulya-sūtra, 大方廣佛華嚴經): gọi tắt là Hoa Nghiêm Kinh (c: Hua-yen-ching, j: Kegonkyō, 華嚴經), Tạp Hoa Kinh (雜華經). Đây là một trong những bộ kinh quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Hoa Nghiêm Tông (華嚴宗, Kegonshū) của Trung Hoa và Nhật Bản đều ý cứ vào bộ kinh này, lập ra diệu nghĩa gọi là pháp giới duyên khởi (法界緣起), sự sự vô ngại (事事無礙), v.v., để làm tông chỉ. Theo tựa đề mà luận, Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh lấy pháp dụ cho nhân quả, nêu lên danh xưng gọi là “lý trí nhân pháp (理智人法, lý trí người và pháp)”; cho nên yếu chỉ của kinh đều ở trong đây. Từ đại (大) ở đây có nghĩa là bao hàm; phương (方) là quỹ phạm; quảng (廣) là cùng khắp; tức nói chung thể dụng của pháp giới nhất tâm, rộng lớn không cùng, nên mới gọi là đại phương quảng. Phật là đấng chứng nhập vào pháp giới vô tận to lớn không cùng; hoa (華) là thí dụ nhân hạnh thành tựu vạn đức tròn đầy; cho nên để khai diễn muôn hạnh nhân vị, lấy thâm nghĩa của hoa để trang sức cho quả vị Phật, nên có tên là Phật Hoa Nghiêm (佛華嚴). Vào ngày thứ 14 sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ Đề, kinh này được đức Như Lai thuyết cho các Bồ Tát thượng vị như Văn Thù (s: Mañjuśrī, 文殊), Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢), v.v., về pháp môn tự nội chứng. Giáo lý của Kinh Hoa Nghiêm là bánh xe pháp căn bản trong các giáo pháp, vì vậy có tên là Xưng Tánh Bản Giáo (稱性本敎); hơn nữa, giáo pháp này thuộc về pháp môn Đốn Giáo (頓敎), nên được gọi là Sơ Đốn Hoa Nghiêm (初頓華嚴). Mặc dầu kinh này xuất phát từ Ấn Độ, nhưng vẫn chưa phát huy toàn bộ huyền chỉ tối cao của kinh; cho đến khi Trung Hoa thành lập Hoa Nghiêm Tông, áo nghĩa đó mới đạt đến tột đỉnh chân nghĩa. Về Phạn bản của kinh này, từ xưa đến nay vẫn có nhiều thuyết khác nhau. Theo bản Hoa Nghiêm Kinh Truyền Ký (華嚴經傳記, Taishō Vol. 51, No. 2073) quyển 1 của Sa Môn Pháp Tạng (法藏, 643-712) của Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Kinh Triệu (京兆) cho biết rằng Bồ Tát Long Thọ (s: Nāgājruna, 龍樹) thấy kinh này dưới Long Cung, có 3 bản Thượng Trung Hạ. Trong bản Thượng và Trung, số phẩm tụng rất nhiều, với sức phàm tình thì không thể nào thọ trì được; nên ẩn tàng không truyền ra. Và bản được truyền đến nay là bản Hạ, có đến mười vạn (100.000) câu kệ và 48 phẩm (hay 38 phẩm). Về sau, Bồ Tát Thế Thân (s: Vasubandhu, 世親) viết ra Thập Địa Kinh Luận (十地經論, Taishō Vol. 26, No. 1522, 12 quyển) để giải thích Phẩm Thập Địa (十地品) của kinh này. Các luận sư khác như Kim Cang Quân (金剛軍), Kiên Huệ (堅慧), v.v., cũng có các luận chú về Phẩm Thập Địa. Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, Taishō Vol. 35, No. 1733) quyển 1 lại chia kinh này thành 6 bản là Hằng Bản (恆本), Đại Bản (大本), Thượng Bản (上本), Trung Bản (中本), Hạ Bản (下本) và Lược Bản (略本). Ngoài ra, Hoa Nghiêm Kinh Chỉ Quy (華嚴經旨歸, Taishō Vol. 45, No. 1871), Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Sớ (大方廣佛華嚴經疏, Taishō Vol. 35, No. 1735) quyển 3 lại nêu ra 10 tên khác của kinh như Dị Thuyết Kinh (異說經), Đồng Thuyết Kinh (同說經), Phổ Nhãn Kinh (普眼經), Thượng Bản Kinh (上本經), Trung Bản Kinh (中本經), Hạ Bản Kinh (下本經), Lược Bản Kinh (略本經), Chủ Bạn Kinh (主伴經), Quyến Thuộc Kinh (眷屬經), Viên Mãn Kinh (圓滿經). Lại theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 100, Phạn bản của Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Kinh (不可思議解脫經, tức Tứ Thập Hoa Nghiêm Kinh [四十華嚴經]) có tất cả mười vạn câu kệ. Tuy nhiên, Nhiếp Đại Thừa Luận Thích (攝大乘論釋, Taishō Vol. 31, No. 1595) quyển 15, bản dịch của Thiên Trúc Tam Tạng Chơn Đế (s: Paramārtha, 眞諦, 499-569) nhà Lương, lại cho rằng Hoa Nghiêm Kinh có trăm ngàn kệ, nên có tên là Bách Thiên Kinh (百千經). Bản hiện tồn có ba loại: (1) Lục Thập Hoa Nghiêm (六十華嚴, Taishō Vol. 9, No. 278), 60 quyển, do Phật Đà Bạt Đà La (s: Buddhabhadra, 佛駄跋陀羅, 359-429) dịch từ năm 418-420 hay 421 (niên hiệu Nghĩa Hy [義熙] thứ 14 đến niên hiệu Nguyên Hy [元熙] thứ 2 hoặc Nguyên Sơ [元初] thứ 2) thời Đông Tấn; còn gọi là Cựu Hoa Nghiêm (舊華嚴), Cựu Dịch Hoa Nghiêm Kinh (舊譯華嚴經), Cựu Kinh (舊經), Tấn Kinh (晉經); tổng thành 7 nơi, 8 hội, 34 phẩm. Hoa Nghiêm Tông lấy 8 hội phân thành phần trước và phần sau; 7 hội của phần trước được thuyết trong thời gian 21 ngày sau khi đức Phật thành đạo; 1 hội của phần sau được thuyết vào thời kỳ sau. Trong khi đó, Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727) lại cho rằng 5 hội trước được thuyết vào 7 ngày đầu sau khi đức Phật thành đạo; còn 2 hội sau được thuyết vào tuần thứ hai. Trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Sớ quyển 4, Trừng Quán (澄觀, 738-839) cho rằng trong 9 hội của Tân Hoa Nghiêm (新華嚴, tức Bát Thập Hoa Nghiêm, theo thuyết 7 chỗ, 9 hội), 5 hội đầu được thuyết vào tuần đầu tiên; hội thứ 6, 8 và 8 thuộc vào tuần thứ 2; và hội thứ 9 có Phẩm Nhập Pháp Giới (入法界品) thì thuộc về sau này. Về việc phiên dịch kinh này, theo Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集, Taishō Vol. 55, No. 2145) quyển 9, Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký quyển 1, v.v., Phạn bản của Hoa Nghiêm Kinh nguyên lai có mười vạn (100.000) câu kệ, do Chi Pháp Lãnh (支法領) nhà Đông Tấn mang từ nước Vu Điền (s: Ku-stana, 于闐) vào ba vạn sáu ngàn (360.000) câu kệ, từ tháng 3 năm 418 (Nghĩa Hy [義熙] thứ 14) đời vua An Đế (安帝, tại vị 397-419); rồi được Phật Đà Bạt Đà La dịch thành 60 quyển; nên có tên gọi là Lục Thập Hoa Nghiêm. Đây là bản dịch thứ nhất. Tuy nhiên, trong dịch bản này, Phẩm Nhập Pháp Giới vẫn còn khuyết văn, và mãi cho đến năm 680 (Vĩnh Long [永隆] nguyên niên) đời vua Huyền Tông (玄宗, 712-756) nhà Đường mới được bổ dịch. Bản Chú Sớ của kinh này thì rất nhiều, như Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 7 quyển) của Huệ Viễn (慧遠, 334-416); Hoa Nghiêm Kinh Sưu Huyền Phân Tề Thông Trí Phương Quỹ (華嚴經搜玄分齊通智方軌, 5 quyển) của Trí Nghiễm (智儼, 620-668); Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký (華嚴經探玄記, 20 quyển) của Pháp Tạng (法藏, 643-712), v.v. (2) Bát Thập Hoa Nghiêm (八十華嚴, Taishō Vol. 10, No. 279), 80 quyển, do Thật Xoa Nan Đà (s: Śikṣānanda, 實叉難陀, 652-710) nhà Đường dịch; còn gọi là Tân Hoa Nghiêm (新華嚴), Đường Kinh (唐經); tổng thành 7 chỗ, 9 hội, 39 phẩm, là bản dị dịch của Lục Thập Hoa Nghiêm. Một vài điểm dị đồng giữa hai bản Lục Thập Hoa Nghiêm và Bát Thập Hoa Nghiêm có thể nêu ra như sau: Phạn bản của Bát Thập Hoa Nghiêm được Thật Xoa Nan Đà mang từ nước Vu Điền vào Trung Quốc thể theo lời thỉnh cầu của Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705); bắt đầu dịch từ tháng 3 năm 695 (Chứng Thánh [證聖] nguyên niên) tại Biến Không Tự (遍空寺), đến tháng 10 năm 699 (Thánh Lịch [聖曆] thứ 2) thì hoàn tất. Tương truyền trong khoảng thời gian này, đích thân Võ Hậu đến dịch trường, tự tay đề tên phẩm kinh. Đây được xem như là bản dịch thứ hai. So với bản Cựu Dịch Lục Thập Hoa Nghiêm, bản Tân Dịch này có văn từ lưu loát, nghĩa lý tròn đầy, cho nên được lưu thông thịnh hành. Kinh điển chính của Hoa Nghiêm Tông chính là bản Bát Thập Hoa Nghiêm này. Ngoài ra, dịch bản tiếng Tây Tạng có 45 phẩm; trong đó 44 phẩm đầu tương đương với 38 phẩm trước của kinh này, phẩm thứ 45 thì tương đương với Phẩm Nhập Pháp Giới thứ 39. Về các bản Chú Sớ của Bát Thập Hoa Nghiêm, có Lược Sớ San Định Ký (略疏刊定記, 15 quyển) của Huệ Uyển (慧苑, 673-?); Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 30 quyển) của Thần Tú (神秀, 605-706); Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏, 60 quyển) của Trừng Quán (澄觀, 738-839); Hoa Nghiêm Kinh Luân Quán (華嚴經綸貫, 1 quyển) của Phục Am (復菴); Hoa Nghiêm Kinh Cương Yếu (華嚴經綱要, 80 quyển) của Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清, 1546-1623), v.v. (3) Tứ Thập Hoa Nghiêm (四十華嚴), 40 quyển, do Bát Nhã (s: Prajñā, 般若, 734-?) nhà Đường dịch; gọi đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Bất Tư Nghì Giải Thoát Cảnh Giới Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm (大方廣佛華嚴經入不思議解脫境界普賢行願品, Taishō Vol. 10, No. 293); gọi tắt là Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm (普賢行願品), còn có tên là Trinh Nguyên Kinh (貞元經). Bản này được truyền vào nước Ni Ba La (尼波羅, tức Ni Bạc Nhĩ [尼泊爾], Nepal), là cùng với bản Hoa Nghiêm Kinh trong 9 bộ kinh Đại Thừa. Nội dung bộ kinh thuật lại việc Thiện Tài Đồng Tử (s: Sudhana-śreṣṭhi-dāraka, 善財童子) từng đi tham vấn qua 55 (hoặc 53) vị thiện tri thức và thành tựu hạnh nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền. Đặc biệt, trong bản Tứ Thập Hoa Nghiêm này có nêu lên 10 hạnh nguyện của Phổ Hiền. Về vấn đề phiên dịch bản kinh này, vào tháng 11 năm 795 (Trinh Nguyên [貞元] thứ 11) đời vua Đức Tông (德宗, tại vị 779-805) nhà Đường, do Sư Tử Vương (師子王) của nước Ô Đồ (s: Oḍra, 烏荼), Thiên Trúc (天竺), phái sứ giả tiến cống Phạn bản Hoa Nghiêm Kinh vốn do tự tay nhà vua viết. Đến tháng 6 năm sau, bản này được Bát Nhã Tam Tạng (般若三藏) người Kế Tân (罽賓, tức Ca Tất Thí [s: Kāpiśa, 迦畢試]) dịch tại Sùng Phước Tự (崇福寺), Trường An (長安). Hai cao tăng Trừng Quán và Viên Chiếu (圓照) giám định dịch bản tại Giám Hư Tự (鑑虛等); và đến tháng 2 năm 798 (Trinh Quán thứ 14) thì hoàn tất công tác phiên dịch. Phạn bản của kinh này hiện bảo tồn tại thư viện của các nước như Anh, Pháp, Ấn Độ, v.v. Bản biệt dịch của kinh này có La Ma Già Kinh (羅摩伽經, 3 quyển) của Thánh Kiên (聖堅, ?-?) nhà Đông Tấn; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm (大方廣佛華嚴經入法界品, 1 quyển) của Địa Bà Ha La (地婆訶羅, 613-687) nhà Đường; Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh Nhập Pháp Giới Phẩm Tứ Thập Nhị Tự Quán Môn (大方廣佛華嚴經入法界品四十二字觀門, 1 quyển) của Bất Không (s: Amoghavajra, 不空, 705-774) nhà Đường, v.v. Về bản Chú Sớ của kinh có Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ (華嚴經行願品疏, 10 quyển) của Trừng Quán; Hoa Nghiêm Kinh Biệt Hành Sớ (華嚴經別行疏, 2 quyển) của Trọng Hy (仲希, ?-?); Hoa Nghiêm Kinh Phổ Hiền Hạnh Nguyện Tu Chứng Nghi (華嚴經普賢行願修證儀, 1 quyển) của Tịnh Nguyên (淨源, 1011-1088), v.v. Ngoài ra, còn có một số bản tán vịnh Thiện Tài Đồng Tử đi tham vấn chư thiện trí thức như Đại Phương Quảng Hoa Nghiêm Nhập Pháp Giới Phẩm Tán (大方廣華嚴入法界品讚) của Dương Kiệt (楊傑, hậu bán thế kỷ 11); Văn Thù Chỉ Nam Đồ Tán (文殊指南圖讚) của Phật Quốc Duy Bạch (佛國惟白, ?-?), v.v.
(曇遷, Donsen, 542-607): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, người vùng Nhiêu Dương (饒陽), Bác Lăng (博陵, Hà Bắc [河北]), họ Vương (王). Lúc nhỏ ông theo cậu học các kinh thư, lại rất chú trọng Chu Dịch. Năm 21 tuổi, ông xuất gia với Đàm Tĩnh (曇靜) ở Cổ Hòa Tự (賈和寺) vùng Định Châu (定州), ban đầu học Thắng Man Kinh (勝鬘經); nhưng sau khi thọ Cụ Túc giới xong ông lui ẩn cư ở Tịnh Quốc Tự (淨國寺) thuộc Lâm Lự Sơn (林慮山), chuyên nghiên cứu và đọc Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Duy Ma Kinh (維摩經), Thập Địa Kinh (十地經), Lăng Già Kinh (楞伽經), Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), v.v. Khi ông nghiên cứu về Duy Thức Luận (唯識論), bị bệnh nóng trong người, mộng thấy ăn mặt trăng rồi được lành bệnh, cho nên mới đổi tên là Nguyệt Đức (月德). Vào lúc diệt Phật của vua Võ Đế nhà Bắc Chu, ông chạy về phương Nam, nhân đọc được bộ Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論) nơi nhà của vị Sắc Sứ Tương Quân (蔣君), ý niệm bỗng an nhiên thoát lạc. Vào đầu thời nhà Tùy, ông thuyết giảng Nhiếp Đại Thừa Luận, Lăng Già Kinh, Đại Thừa Khởi Tín Luận, v.v., tại Mộ Thánh Tự (慕聖寺) ở Bành Thành (彭城). Từ đó, giáo học Nhiếp Luận được truyền vào phương Bắc. Đến năm thứ 7 (587) niên hiệu Khai Hoàng (開皇), ông vâng chiếu vào kinh trú trì Đại Hưng Thiện Tự (大興善寺), nỗ lực tuyên dương Nhiếp Luận và số lượng người đến tu học ngày một đông lên đến cả ngàn. Vào năm đầu (601) niên hiệu Nhân Thọ (仁壽), vua ban chiếu chỉ tạo lập khắp toàn quốc 30 tháp xá lợi, riêng ông vâng mệnh xây dựng một ngôi tháp tại Phụng Tuyền Tự (鳳泉寺) ở Kì Châu (岐州). Đến năm thứ 3 (607) niên hiệu Đại Nghiệp (大業), ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi. Trước tác của ông có Nhiếp Luận Sớ (攝論疏) 10 quyển, và sớ giải của Lăng Già Kinh, Khởi Tín Luận, Duy Thức Luận, Như Thật Luận (如實論), v.v.
(道憑, Dōhyō, 488-559): vị tăng sống dưới thời Bắc Tề, người vùng Bình Ân (平恩, thuộc Huyện Khâu [丘縣], Sơn Đông [山東]), họ Hàn (韓). Năm lên 12 tuổi, ông xuất gia, chuyên nghiên cứu Kinh Duy Ma (維摩經), Kinh Niết Bàn (涅槃經), Thành Thật Luận (成實論), v.v., rồi vào Thiếu Lâm Tự (少林寺) tu Thiền. Sau ông theo Luật Sư Huệ Quang (慧光) học Tứ Phần Luật, hầu thầy được 10 năm thì ngộ được chân ý của Đại Thừa. Sau khi từ giã thầy mình, ông chuyên tâm giảng thuyết Thập Địa Kinh Luận (十地經論), Niết Bàn Kinh (涅槃經), Hoa Nghiêm Kinh (華嚴經), Tứ Phần Luật (四分律), v.v., từ đó tiếng tăm ông vang khắp kinh đô nhà Nghiệp. Hơn nữa, do tài biện luận xuất chúng của ông, người ta ví ông giống như Xá Lợi Phất, đệ tử của Phật. Ông cùng với đệ tử Linh Dụ (靈裕) tiếp tục nhau cùng tuyên xướng tông phong của thầy mình Huệ Quang. Vào năm thứ 10 (559) niên hiệu Thiên Bảo (天保) nhà Bắc Tề, ông thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi.
(地論宗, Jiron-shū): tên gọi của học phái lấy bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論) của Thế Thân hay Thiên Thân (Vasubandhu, 世親 hay 天親) làm đối tượng nghiên cứu. Bộ luận này do Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) dịch vào năm 511. Đây là một trong 13 tông phái lớn của Phật Giáo Trung Quốc, được thành lập trên cơ sở bộ Thập Địa Kinh Luận do Lặc Na Ma Đề (Ratnamati, 勒那摩提), Bồ Đề Lưu Chi (Bodhiruci, 菩提流支) và Phật Đà Phiến Đa (Buddhaśānta, 佛陀扇多) cọng dịch, nhưng do vì kiến giải của Bồ Đề Lưu Chi và Lặc Na Ma Đề có phần khác nhau nên tông này chia thành 2 phái. Sau khi phân thành 2 ngã, hệ thống của Đạo Sủng (道寵), đệ tử của Bồ Đề Lưu Chi, phát triển ở địa phương phía Bắc nên gọi là Bắc Đạo Phái. Còn hệ thống của Huệ Quang (慧光), đệ tử của Lặc Na Ma Đề, thì phát triển ở vùng phía Nam nên được gọi là Nam Đạo Phái. Trong Bắc Đạo Phái có môn hạ của Đạo Sủng là Tăng Hưu (僧休), Pháp Kế (法繼), v.v.; còn trong Nam Đạo Phái thì có môn hạ của Huệ Quang là Pháp Thượng (法上), Tăng Phạm (僧範), Đạo Bằng (道憑), Huệ Thuận (慧順), v.v., với rất nhiều nhân tài xuất chúng. Giáo học của Nam Đạo Phái được thành lập do PhápThượng và đệ tử ông là Huệ Viễn (慧遠). Tông này lấy thuyết Như Lai Tạng Duyên Khởi (如來藏緣起) trong Lăng Già Kinh (楞伽經) và Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論) làm tiêu chỉ. Riêng Bắc Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Chơn Vọng Hòa Hợp Thức làm ra thuyết Thức Thứ Chín; trong lúc đó Nam Đạo Phái thì lấy A Lại Da Thức như là Tịnh Thức mà đưa ra thuyết Thức Thứ Tám. Vào đầu thời nhà Tùy, Bắc Đạo Phái đã phát triển mạnh ở phương Bắc và hợp nhất với Nhiếp Luận Tông (攝論宗) trên chủ thuyết Thức Thứ Chín nhưng sau đó tiêu diệt luôn. Trường hợp của Nam Đạo Phái cũng chịu chung số phận như Bắc Đạo Phái.
(慧光, Ekō, 468-537): vị tăng sống dưới thời Bắc Ngụy, sơ tổ của Nam Đạo Phái thuộc Địa Luận Tông Trung Quốc, người đời thường gọi là Quang Thống Luật Sư (光統律師), người vùng Trường Lô (長蘆), Định Châu (定州, Hà Bắc [河北]), họ Dương (楊). Năm 13 tuổi, ông theo cha lên Lạc Dương (洛陽), theo xuất gia với Phật Đà Phiến Đa (佛陀扇多) và được người đương thời gọi là Thánh Sa Di. Ban đầu ông học Luật bộ, sau thọ Cụ Túc giới và 4 năm sau thuyết giảng Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律). Vào năm đầu (508) niên hiệu Vĩnh Bình (永平) thời Bắc Ngụy, Lặc Na Ma Đề (勒那摩提) cùng với Bồ Đề Lưu Chi (菩提流支) dịch bộ Thập Địa Kinh Luận (十地經論), ông thông qua cả 2 dịch bản, tự đọc lại Phạn bản, ngộ được yếu chỉ của kinh, nhân đó hưng khởi Địa Luận Tông. Bên cạnh đó, ông còn soạn ra Tứ Phần Luật Sớ (四分律疏), rồi viết chú sớ cho các kinh như Hoa Nghiêm, Niết Bàn, Duy Ma, Thập Địa, Địa Trì, v.v. Đến cuối thời Bắc Ngụy, ông đến nhậm chức Tăng Đô ở Lạc Dương. Về sau, ông phụng chiếu chỉ vào đất Nghiệp, nhậm thêm chức Quốc Thống, nên từ đó có tên Quang Thống Luật Sư. Khi lâm chung, nơi Thiên cung hiện ra điềm lành, ông thị tịch ở Đại Giác Tự (大覺寺), hưởng thọ 70 tuổi. Trước tác của ông để lại có Huyền Tông Luận (玄宗論), Đại Thừa Nghĩa Luật Chương (大乘義律章), Nhân Vương Thất Giới (仁王七疏), Di Giáo Kinh Sớ (遺敎經疏), Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏) 10 quyển, Thập Địa Luận Sớ (十地論疏).
(慧遠, Eon, 523-592): vị tăng sống dưới thời nhà Tùy, xuất thân Đôn Hoàng (敦煌, thuộc Cam Túc [甘肅]), họ Lý (李). Năm 13 tuổi, ông theo Sa Môn Tăng Tư (僧思) xuất gia, đến năm 16 tuổi theo Luật Sư Trạm đến kinh đô Nghiệp (thuộc Lâm Chương [臨漳], Hà Bắc [河北]), học thông các kinh điển của Tiểu Thừa và Đại Thừa, rồi đến năm 20 tuổi thọ giới Cụ Túc với Pháp Thượng (法上). Sau đó, ông theo học Tứ Phần Luật (四分律) với Đại Ẩn (大隱). Không bao lâu sau, ông cùng với chúng học tăng dời về Thanh Hóa Tự (清化寺) vùng Cao Đô (高都, thuộc Tấn Thành [晉城], Sơn Tây [山西]), và mọi người cùng hợp sức nhau kiến thiết Giảng Đường. Về sau, gặp phải nạn phế kinh hủy tượng, diệt Phật, bắt buộc Sa Môn hoàn tục dưới thời vua Võ Đế của Bắc Chu, chẳng ai dám khuyên can gì cả, chỉ mình ông đến yết kiến nhà vua biện bác, thưa rằng: “Nay Bệ Hạ ỷ thế lực nhà vua, phá diệt Tam Bảo, đó là người tà kiến. A Tỳ Địa Ngục kia chẳng kể giàu nghèo, Bệ Hạ há chẳng sợ sao ?” Nhà vua nổi giận bảo: “Nếu làm cho bá tánh được vui, trẫm cũng chẳng ngại gì nỗi khổ chốn Địa Ngục”. Biết vậy, ông tránh vào trong núi, chuyên tâm tụng các kinh Pháp Hoa, Duy Ma, v.v. Đến khi nhà Tùy hưng thạnh, ông bắt đầu xuất hiện, khai triển pháp môn ở Lạc Ấp (洛邑), xa gần nghe tiếng ông đều quy tụ về rất đông. Ngoài ra, ông đã từng thuyết giảng các địa phương khác, rồi bao lần vâng chiếu lên Tây Kinh giảng kinh khiến cho nhà vua vui lòng, bèn sắc phong cho ông trú trì Hưng Thiện Tự (興善寺). Sau đó, ông kiến lập Tịnh Ảnh Tự (淨影寺), chuyên tâm giảng thuyết. Vì ông làm trú trì chùa này nên được gọi là Tịnh Ảnh Tự Huệ Viễn, khác với Huệ Viễn trên Lô Sơn (廬山). Vào năm thứ 12 (592) niên hiệu Khai Hoàng (開皇), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi. Ông là vị tăng của Nam Đạo Phái thuộc Địa Luận Tông, trước tác để lại có khoảng 24 bộ và hơn 100 quyển như Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) 26 quyển, Thập Địa Kinh Luận Nghĩa Ký (十地經論義記) 14 quyển, Hoa Nghiêm Kinh Sớ (華嚴經疏) 7 quyển, Đại Bát Niết Bàn Kinh Nghĩa Ký (大般涅槃經義記) 20 quyển, Pháp Hoa Kinh Sớ (法華經疏) 7 quyển, Duy Ma Kinh Nghĩa Ký (維摩經義記) 4 quyển, Thắng Man Kinh Nghĩa Ký (勝鬘經義記) 3 quyển, Vô Lượng Thọ Kinh Nghĩa Sớ (無量壽經義疏) 1 quyển, v.v. Trong số đó, Đại Thừa Nghĩa Chương được xem như là bộ bách khoa toàn thư của Phật Giáo, có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với việc nghiên cứu Phật Giáo dưới thời nhà Tùy và Đường.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.184.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập