Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Cuộc sống xem như chấm dứt vào ngày mà chúng ta bắt đầu im lặng trước những điều đáng nói. (Our lives begin to end the day we become silent about things that matter. )Martin Luther King Jr.
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thản phục »»
(保福從展, Hofuku Jūten, 867-928): người kế thừa dòng pháp của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), xuất thân Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Trần (陳). Năm lên 15 tuổi, ông theo hầu Tuyết Phong, rồi năm 18 tuổi thì thọ Cụ Túc giới tại Đại Trung Tự (大中寺), Chương Châu (漳州), sau đó trở về lại với Tuyết Phong. Vào năm thứ 4 (918) niên hiệu Trinh Minh (貞明) nhà Lương, nhờ sự quy y của vị quan vùng Chương Châu họ Vương, ông đến làm vị tổ khai sáng Bảo Phước Viện (保福院). Tương truyền trong vòng 10 năm ở đây, học chúng theo ông tham học lên đến hơn 700 người. Ông thị tịch vào ngày 21 tháng 3 năm thứ 3 (928) niên hiệu Thiên Thành (天成) nhà Hậu Đường.
(琴瑟): tên hai loại nhạc khí là cây đàn cầm, đàn dài 3 thước, 6 tấc, căng 7 dây; và cây đàn sắt, loại đàn có 25 dây. Khi hai loại này cùng đàn tấu lên, âm sắc của chúng mười phần hòa điệu với nhau. Như trong Thượng Thư (尚書), phần Ích Tắc (益稷) có câu: “Ca kích minh cầu, bác phụ cầm sắt chi vịnh, tổ khảo lai cách (嘎擊鳴球、搏拊琴瑟以詠、祖考來格, đánh cầu kêu lắc cắc, gãy đàn cầm sắt vịnh theo, ông nội đến thán phục).” Từ đó, cầm sắt được dùng để tỷ dụ cho sự hòa hợp tốt đẹp của vợ chồng với nhau, hay tình cảm dung hòa giữa bằng hữu, anh em; như trong Thi Kinh (詩經), phần Quan Thư (關雎) có câu: “Yểu điệu thục nữ, cầm sắt hữu chi (窈窕淑女,琴瑟友之, yểu điệu thục nữ, cầm sắt bạn đôi).” Hay như trong Nghĩ Liên Châu (擬連珠) của Dữu Tín (庾信, 513-581) thời Bắc Chu lại có câu: “Trung tín vi cầm sắt, nhân nghĩa vi bào trù (忠信為琴瑟,仁義為庖廚, trung tín là cầm sắt, nhân nghĩa là bồi bếp).” Trong dân gian vẫn thường dùng một số câu đối từ để chúc mừng tân hôn, vợ chồng song toàn, v.v., như “cầm sắt hữu chi (琴瑟友之, cầm sắt bạn đôi)”, “cầm sắt canh hòa (琴瑟賡和, cầm sắt hòa theo)”, “bách niên cầm sắt (百年琴瑟, trăm năm cầm sắt)”, “như cổ cầm sắt (如鼓琴瑟, như trống hòa âm)”, “cầm sắt hòa minh (琴瑟和鳴, cầm sắt hòa vang)”, “cầm sắt trùng điệu (琴瑟重調, cầm sắt trùng điệu)”, “cầm sắt bách niên (琴瑟百年, cầm sắt trăm năm)”, v.v.
(怡山皎然, Isan Kōnen, ?-?): nhân vật sống vào khoảng cuối thời nhà Đường, pháp từ của Tuyết Phong Nghĩa Tồn (雪峰義存), xuất thân Phúc Châu (福州), Tỉnh Phúc Kiến (福建省). Ông trú tại Trường Sanh Sơn (長生山), thông xưng là Trường Sanh Kiểu Nhiên (長生皎然) và được xem như là người viết ra bản Di Sơn Nhiên Thiền Sư Phát Nguyện Văn (怡山然禪師發願文).
(晦翁悟明, Kaiō Gomyō, ?-?): vị tăng của Phái Đại Huệ (大慧派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Hối Ông (晦翁), tự xưng là Chơn Lãn Tử (眞懶子), xuất thân Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), pháp từ của Mộc Am An Vĩnh (木庵安永) ở Cổ Sơn (鼓山). Ông đã từng trú trì các nơi như Sùng Phước Tự (崇福寺) ở Tuyền Châu (泉州, Tỉnh Phúc Kiến), Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), v.v. Chính ông biên tập bộ Tông Môn Liên Đăng Hội Yếu (宗門聯燈會要, 30 quyển), và năm thứ 10 (1183) niên hiệu Hưởng Hy (淳熙), ông ghi thêm lời tựa cho bộ này tại Tiềm Quang Đường (潛光堂). Các cổ tắc công án của Phái Đại Huệ đều do ông biên tập nên, và sau này được dùng rất rộng rãi trong Thiền lâm. Cuốn Hối Ông Minh Thiền Sư Ngữ Yếu (晦翁明禪師語要, 1 quyển) được thâu lục vào trong Tục Cổ Tôn Túc Ngữ Yếu (續古尊宿語要).
(林鵞峰, Hayashi Gahō, 1618-1680): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Hựu Tam Lang (又三郎), Xuân Thắng (春勝), Thứ (恕); tự Tử Hòa (子和), Chi Đạo (之道); hiệu là Xuân Trai (春齋), Nga Phong (鵞峰), Hướng Dương Hiên (向陽軒), v.v.; thân phụ là Lâm La Sơn (林羅山). Ông theo hầu hạ Na Ba Hoạt Sở (那波活所), và sau đó cùng với phụ thân phục vụ cho chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ. Vào năm 1657 (Minh Lịch [明曆] 3), ông kế thừa dòng họ Lâm và tham gia chính trị của Mạc Phủ. Đến năm 1663 (Khoan Văn [寬文] 3), ông giảng nghĩa Ngũ Kinh cho Đức Xuyên Gia Cương (德川家綱, Tokugawa Ietsuna), Tướng Quân đời thứ 4, được tặng cho danh hiệu Hoằng Văn Viện Học Sĩ (弘文院學士) và giao cho việc cơ mật ngoại giao của chính quyền Mạc Phủ cũng như quan hệ tố tụng. Là người rất tinh thông Nhật Bản Sử, ông cùng với phụ thân chủ đạo sự nghiệp biên tập các tác phẩm như Nhật Bản Vương Đại Nhất Lãm (日本王代一覽), Bản Triều Thông Giám (本朝通鑑), Khoan Vĩnh Chư Gia Hệ Đồ Truyện (寛永諸家系圖傳), v.v., và đã tạo ảnh hưởng to lớn cho Lịch Sử Học thời Cận Đại. Tổ chức trường học Tư Thục do Nga Phong chỉnh đốn thành hệ thống đã tạo thành cơ sở cho trung tâm học vấn Xương Bình Phản (昌平坂).
(蓼莪廢讀): bỏ không đọc phần Lục Nga (蓼莪) của Thi Kinh (詩經). Điển cố này phát xuất từ câu chuyện chí hiếu của Vương Bầu (王裒) nhà Ngụy thời Tam Quốc, như trong Bát Đức Cố Sự (八德故事), Hiếu Thiên (孝篇) có ghi lại như sau: “Vương Bầu khấp mộ, vị mẫu úy lôi, Lục Nga phế độc, khái niệm ai ai. Ngụy Vương Bầu, phụ Nghi, vi Tấn Văn Đế sở sát, Bầu chung thân vị hướng Tây tọa, thị bất thần Tấn. Mẫu úy lôi, mỗi văn lôi, tức bôn mộ tiền bái khấp cáo viết: 'Bầu tại thử, mẫu vật cụ'. Thường phàn mộ tiền bá thọ hiệu khấp, lệ trước thọ, thọ vị chi khô. Độc thi chí 'ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao', tất tam phục lưu thế, môn nhân tận phế 'Lục Nga' thiên (王裒泣墓、爲母畏雷、蓼莪廢讀、慨念哀哀。魏王裒、父儀、爲晉文帝所殺、裒終身未向西坐、示不臣晉。母畏雷、每聞雷、卽奔墓前拜泣告曰、裒在此、母勿懼。嘗攀墓前柏樹號泣、淚著樹、樹爲之枯。讀《詩》至「哀哀父母、生我劬勞」、必三復流涕、門人盡廢《蓼莪》篇, Vương Bầu khóc mộ, vì mẹ sợ sấm, Lục Nga bỏ đọc, xót nhớ bùi ngùi. Vương Bầu nhà Ngụy, cha là Nghi, bị Tấn Văn Đế giết, Bầu suốt đời chưa từng ngồi hướng về phía Tây, chứng tỏ không thần phục nhà Tấn. Mẹ ông sợ sấm sét, mỗi lần nghe sấm sét, ông liền chạy ra trước mộ mẹ, lạy khóc và thưa rằng: 'Bầu con ở đây, mẹ đừng sợ'. Ông thường vin vào cây bách trước mộ mà khóc thảm thiết, nước mắt dính cây, cây liền khô héo. Ông đọc Thi Kinh đến đoạn 'thương thay cha mẹ, sanh ta khổ nhọc', cả ba lần đều rơi lệ; môn nhân thấy vậy, phế bỏ đi thiên 'Lục Nga' ấy).” Sự cố này cũng được ghi lại trong Nhị Thập Tứ Hiếu (二十四孝), câu chuyện Văn Lôi Khấp Mộ (聞雷泣墓, nghe sấm khóc mộ). Từ đó, Lục Nga Phế Độc còn có nghĩa là cha mẹ đã qua đời.
(鹿兒島藩, Kagoshima-han): tên gọi chính thức của Phiên Tát Ma (薩摩藩, Satsuma-han); là một Phiên lãnh hữu 2 tiểu quốc Tát Ma (薩摩, Satsuma), Đại Ngung (大隅, Ōsumi), cọng thêm đại bộ phận các quận huyện của tiểu quốc Nhật Hướng (日向, Hyūga), các đảo ở Tây Nam. Hiện tại Phiên này thuộc toàn bộ Kagoshima-ken (鹿兒島縣) và tây nam bộ Miyazaki-ken (宮崎縣), cọng thêm đại bộ phận Okinawa-ken (沖繩縣). Trung tâm hành chính của Phiên là Thành Lộc Nhi Đảo (鹿兒島城, tại Kagoshima-shi [鹿兒島市]). Thành chủ là dòng họ Đảo Tân (島津, Shimazu), hình thành nên một Phiên to lớn với số lượng cao nhất 90 vạn thạch. Từ khi dòng họ này được bổ nhiệm làm chức Thủ Hộ 3 tiểu quốc Tát Ma, Đại Ngung và Nhật Hướng, các nhà Thủ Hộ Đại Danh, Chiến Quốc Đại Danh đã lấy địa phương này làm căn cứ địa vững chắc cho họ. Vào năm 1587 (Thiên Chánh [天正] 15), nhân cuộc chinh phục Cửu Châu (九州, Kyūshū) của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), một bộ phận của 3 tiểu quốc trên mới được chính thức công nhận là sở lãnh của dòng họ Đảo Tân. Năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), sau trận chiến Sekigahara (關ヶ原), con của Đảo Tân Nghĩa Hoằng (島津義弘, Shimazu Yoshihiro) là Đảo Tân Gia Cửu (島津家久, Shimazu Iehisa) được công nhận là chủ lãnh của Phiên Tát Ma. Vào năm 1609 (Khánh Trường 14), Gia Cửu xuất binh đánh Lưu Cầu (琉球, Ryūkyū) và làm cho vương quốc này phải thần phục; vì vậy, bên cạnh việc hằng năm Lưu Cầu dâng cống nạp, còn là cơ hội lớn để giao lưu mậu dịch với Trung Quốc; từ số lượng 56 lên đến 72 vạn thạch. Mãi cho đến đời Phiên chủ thứ 8 là Đảo Tân Trùng Hào (島津重豪, Shimazu Shigehide) bắt đầu cải cách chính trị của Phiên, cho thiết lập các trường Phiên Hiệu Tạo Sĩ Quán (藩校造士館), Diễn Võ Quán (演武館), Y Học Viện (醫學院), v.v. Ông cho con gái thứ 3 là Mậu Cơ (茂姫) đến làm dâu nhà Tướng Quân Đức Xuyên Gia Tề (德川家齊, Tokugawa Ienari); vì vậy đã tạo ảnh hưởng to lớn cho nền chính trị của Phiên Tát Ma; nhưng ngược lại thì cũng làm gia tăng sự khốn cùng cho Phiên. Năm 1851 (Gia Vĩnh [嘉永] 4), dưới thời của vị Phiên chủ đời thứ 11 là Đảo Tân Tề Bân (島津齊彬, Shimazu Nariakira), ông tiến hành thiết lập các thiết bị quận sự của phương Tây cũng như công trường kinh doanh; hơn nữa, ông còn người con gái nuôi là Đốc Cơ (篤姫) làm vợ kế nhà Tướng Quân đời thứ 13 là Đức Xuyên Gia Định (德川家定, Tokugawa Iesada). Vào năm 1871 (Minh Trị [明治] 4), trừ các đảo Lưu Cầu, lãnh địa của Phiên Tát Ma bị phế bỏ và sát nhập vào Kagoshima-ken. Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên Tát Ma có 12 người, gồm: (1) Đảo Tân Gia Cửu (島津家久, Shimazu Iehisa); (2) Đảo Tân Quang Cửu (島津光久, Shimazu Mitsuhisa); (3) Đảo Tân Cương Quý (島津綱貴, Shimazu Tsunataka); (4) Đảo Tân Cát Quý (島津吉貴, Shimazu Yoshitaka); (5) Đảo Tân Kế Phong (島津繼豐, Shimazu Tsugutoyo); (6) Đảo Tân Tông Tín (島津宗信, Shimazu Munenobu); (7) Đảo Tân Trùng Niên (島津宗信, Shimazu Shigetoshi); (8) Đảo Tân Trùng Hào (島津重豪, Shimazu Shigehide); (9) Đảo Tân Tề Tuyên (島津齊宣, Shimazu Narinobu); (10) Đảo Tân Tề Hưng (島津齊興, Shimazu Narioki); (11) Đảo Tân Tề Bân (島津齊彬, Shimazu Nariakira); và (12) Đảo Tân Tề Bân (島津忠義, Shimazu Tadayoshi). Chi nhánh của Phiên này là Phiên Tá Thổ Nguyên (佐土原藩, Sadowara-han).
(獅吼): hay sư tử hống (獅子吼), là tiếng rống của con sư tử, tỷ dụ cho sự thuyết pháp của đức Phật hùng dũng như tiếng gầm của chúa tể sơn lâm làm chấn động cả vũ trụ, càn khôn. Như Thắng Man Kinh (s: Śrīmālā-siṁha-nāda-sūtra, 勝鬘經) còn có tên gọi khác là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Kinh (勝鬘師子吼一乘大方便經), Sư Tử Hống Kinh (師子吼 經), Thắng Man Sư Tử Hống Kinh (勝鬘師子吼經), Sư Tử Hống Phương Quảng Kinh (師子吼方廣經), Thắng Man Đại Phương Tiện Phương Quảng Kinh (勝鬘大方便方廣經), v.v. Trong Duy Ma Cật Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩詰經), Phẩm Phật Quốc (佛國品) có đoạn: “Sư tử hống vô úy âm dã, phàm sở ngôn thuyết bất úy quần tà dị học, dụ sư tử hống chúng thú hạ chi (獅子吼無畏音也、凡所言說不畏群邪異學、諭獅子吼眾獸下之, tiếng rống của con sư tử là âm thanh không sợ hãi, phàm giáo thuyết của ngài nói ra đều không sợ giáo học khác của chúng tà đạo, giống như tiếng rống của con sư tử làm cho các loài thú đều phải thần phục).” Ngoài ra, sư tử hống còn được dùng để ví cho âm thanh chửi mắng người khác của người vợ hung dữ. Trong dân gian vẫn thường dùng từ “Hà Đông Sư Hống (河東獅吼, tiếng rống của con sư tử Hà Đông)”, vốn phát xuất từ trong Dung Trai Tùy Bút (容齋隨筆) quyển 3, phần Trần Quý Thường (陳季常) của Hồng Mại (洪邁, 1123-1202) nhà Tống. Dưới thời Bắc Tống có một văn nhân tên Trần Quý Thường, tự xưng là Long Kheo Cư Sĩ (龍丘先生), thường vui vẻ tiếp đãi khách quý, thích giao du với các kỹ nữ; tuy nhiên, vợ ông họ Liễu, là người rất hung dữ, thường hay la rầy chồng. Có hôm nọ, người bạn thân là Tô Đông Pha (蘇東坡) khiêu khích Quý Thường đi chơi xuân. Bà vợ sợ chồng mình đi chơi với hàng kỹ nữ nên không cho phép ông ra bước khỏi nhà; tuy nhiên, họ Trần bảo đảm và hứa hẹn là nếu có kỹ nữ thì sẽ chịu hình phạt thích đáng; nhờ vậy bà họ Liễu mới chấp thuận. Về sau, bà biết được chồng có ăn chơi với các kỹ nữ, nên phạt đánh đòn. Quý Thường sợ bị đánh, tha thiết cầu xin tha tội và chịu quỳ phạt bên bờ hồ. Tô Đông Pha ghé thăm, chứng kiến sự tình như vậy, cảm thấy sỉ nhục cho đấng đại trượng phu nam tử, bèn quở trách bà họ Liễu; từ đó cả hai bên bắt đầu cãi vả nhau. Cuối cùng, bà biết được sự việc Đông Pha đã dụ dỗ chồng chơi với các kỹ nữ, rồi lại còn đến can thiệp vào chuyện riêng của gia đình mình; cho nên, bà tức giận lớn tiếng đuổi ông ra khỏi nhà. Nhân sự việc này, Tô Đông Pha có làm bài thơ rằng: “Long Kheo Cư Sĩ diệc khả lân, đàm không thuyết hữu dạ bất miên, hốt văn Hà Đông sư tử hống, trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên (龍丘居士亦可憐、談空說有夜不眠、忽聞河東獅子吼、柱杖落手心茫然, Long Kheo Cư Sĩ cũng đáng thương, đàm không luận có suốt đêm trường, chợt nghe Hà Đông sư tử rống, gậy chống buông tay tâm hoảng liền).” Bà họ Liễu vốn người Hà Đông (河東), cho nên Hà Đông sư tử (河東獅子) được dùng để ví cho bà. Về sau, Uông Đình Nột (汪廷訥) nhà Minh soạn tác phẩm Sư Hống Ký (獅吼記) cũng dựa trên bài thơ của Tô Đông Pha. Câu “cách phàm thành Thánh, tốc đăng sư hống chi lâm (革凡成聖、速登獅吼之林)” có nghĩa là khi đã chuyển hóa phàm tâm thành bậc Thánh thì sẽ mau chóng được lên khu rừng có tiếng rống thuyết pháp của sư tử.
(s: stūpa, p: thūpa, 塔): âm dịch là Tốt Đổ Bà (窣睹婆、窣堵婆), Tốt Đổ Ba (窣堵波), Tốt Đô Bà (窣都婆), Tẩu Đẩu Bà (藪斗婆), Tẩu Đẩu Ba (數斗波), Tô Thâu Bà (蘇偷婆), Tố Đổ Ba (素睹波), Suất Đô Bà (率都婆), Tốt Đô Bà (卒都婆); dịch tắt là Tháp Bà (塔婆), Thâu Bà (偷婆), Đâu Bà (兜婆), Phật Đồ (佛圖), Phù Đồ (浮圖、浮屠), Phật Tháp (佛塔); ý dịch là cao hiển xứ (高顯處), công đức tụ (功德聚), phương phần (方墳), viên trũng (圓塚), đại trũng (大塚), trũng (塚), phần lăng (墳陵), tháp miếu (塔廟), miếu (廟), quy tông (歸宗), đại tụ (大聚), tụ tướng (聚相), linh miếu (靈廟). Nguyên lai chỉ cho nơi an trí vật Xá Lợi, v.v., của đức Phật, lấy gạch ngói, v.v., dựng thành vật kiến trúc; nhưng đời sau phần lớn hỗn đồng với nghĩa Chi Đề (s: caitya, 支提), mà chỉ chung cho nơi đức Phật Đản Sanh, Thành Đạo, Chuyển Pháp Luân, Nhập Niết Bàn, nơi các đức Phật quá khứ kinh hành, thánh địa liên quan đến tiền sanh của đức Phật, hang Bích Chi Phật (s: pratyeka-buddha, 辟支佛), cho đến những nơi an trí tượng chư Phật, Bồ Tát, hay di cốt của chư vị cao tăng, Tổ sư, v.v. người ta thường lấy đất, đá, gạch ngói, gỗ, v.v., xây dựng nên vật kiến trúc để lễ bái cúng dường. Tuy nhiên, Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律, Taishō Vol. 22, No. 1425) quyển 33, Pháp Hoa Nghĩa Sớ (法華義疏, Taishō Vol. 34, No. 1721) quyển 11, v.v., phân biệt rõ rằng nơi nào có Xá Lợi đức Phật thì gọi là Tháp, nơi nào không có là Chi Đề. Căn cứ vào đó, 8 ngôi tháp có an trí Xá Lợi đức Phật ở Câu Thi Na (s: Kuśinagara, p: Kusinagara, 拘尸那), Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀), v.v., là Tốt Đổ Ba; còn các ngôi tháp nơi đức Phật đản sanh ở Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛), nơi Thành Đạo dưới cây Bồ Đề ở Phật Dà Già Da (s: Buddha-gayā, 佛陀伽耶), nơi Chuyển Pháp Luân ở Vườn Lộc Uyển (s: Mṛgadāva, p: Migadāya, 鹿苑), nơi đại thần thông của Tinh Xá Kỳ Viên (p: Jetavana Anāthapiṇḍikārāma, 祇園精舍), nơi có ba đường bậc cấp báu (khi đức Phật từ trên cung trời Đao Lợi [s: Trāyastriṃśa, p: Tāvatiṃsa, 忉利] xuống) ở gần khúc Nữ Thành (曲女城), nơi tuyên thuyết kinh điển Đại Thừa ở núi Kỳ Xà Quật (s: Gṛdhrakūṭa, p: Gijjhakūṭa, 耆闍崛山), nơi cư sĩ Duy Ma Cật (s: Vimalakīrti, 維摩詰) thị hiện tướng bệnh ở Am La Vệ Lâm (菴羅衛林), nơi đức Phật nhập Niết Bàn ở rừng Sa La (沙羅), v.v., được gọi là Bát Đại Linh Tháp (八大靈塔, tám ngôi tháp lớn linh thiêng), đều thuộc về Chi Đề. Về nguồn gốc tạo dựng tháp, có thể suy tận thời đại đức Phật, như Thập Tụng Luật (十誦律, Taishō Vol. 23, No. 1435) quyển 56 cho biết rằng trưởng giả Tu Đạt (p: Sudatta, 須達) đã từng cầu xin lấy tóc và móng tay của đức Phật, dựng tháp thờ cúng dường. Hay Ma Ha Tăng Kỳ Luật quyển 33 có ghi rằng vua Ba Tư Nặc (s: Prasenajit, p: Pasenadi, 波斯匿) cũng từng bắt chước đức Phật, kiến lập tháp Phật Ca Diếp (s: Kāśyapa Buddha, 迦葉佛) để lễ bái cúng dường. Sau khi đức Phật nhập diệt, có 8 quốc gia như Ba Bà (波婆), Nhân Già La (人遮羅), La Ma Già (羅摩伽), v.v., nhờ Bà La Môn Hương Tánh (香姓) phân chia Xá Lợi cho, các nước ấy đều tự đem trở về dựng tháp cúng dường; và đây được xem như là khởi điểm của việc kiến tạo Tốt Đổ Ba. Ngoài ra, theo A Dục Vương Truyện (阿育王傳, Taishō Vol. 50, No. 2042) quyển 1, Thiện Kiến Luật Tỳ Bà Sa (善見律毘婆沙, Taishō Vol. 24, No. 1462) quyển 1, v.v., cũng cho biết thêm rằng sau khi đức Phật diệt độ khoảng 200 năm, nhân dịp quân lâm đến vương quốc Ma Kiệt Đà, vua A Dục (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育) đã cho kiến lập 84.000 bảo tháp ở khắp các địa phương của lãnh thổ này. Theo khảo chứng của học giả Nhật Bản là Dật Kiến Mai Vinh (逸見梅榮, Henmi Baiei, 1891-1977), cổ tháp trong di tích Sanchi, ngói tạo tháp ở vị trí trung tâm được vua A Dục làm từ thời xưa. Nếu nói chung về nghĩa của Tháp (gồm Tháp Bà lẫn Chi Đề), có rất nhiều kiến trúc nổi tiếng trên khắp thế giới, tỷ dụ như: (1) Tháp của di tích Bharhut (巴赫特, Ba Hách Đặc) ở miền Trung Ấn, thân tháp đã bị đỗ nát hoàn toàn, chỉ còn lại lan can bằng đá, cổng đá; suy định thuộc loại cổ tháp, được dựng vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước CN, dưới thời vua Huân Ca (熏迦). (2) Lan can đá cổ ở vùng phụ cận Đại Tháp Phật Đà Già Da, được dựng vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước CN. (3) Các Chi Đề ở những di tích Phật Giáo trứ danh như hang động thứ 10 của Ajanta (阿旃多, A Chiên Đa), hang động thứ 17 của Nāsik (那西克, Na Tây Khắc), ở Kārlī (迦利, Ca Lợi), Bedsā (貝德沙, Bối Đức Sa), v.v., đều được tạo dựng vào khoảng từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 1 trước CN; là các di sản tiểu biểu quan trọng của tháp Phật thời cổ đại. (4) Ca Nị Sắc Ca (s: Kaniṣka, p: Kanisika, 迦膩色迦) của nước Kiền Đà La (s, p: Gandhāra, 犍馱羅) thuộc Bắc Ấn, vị vua thống trị vào khoảng thế kỷ thứ 1 sau CN, đã từng kiến lập một ngôi tháp cao đến 32 thước dưới Tuyết Sơn thuộc nước Ca Tất Thí (s: Kapiśa, 迦畢試). Rồi nhà vua lại cho dựng ngôi Tước Ly Phù Đồ (雀離浮圖) ở nước Kiền Đà La, cao hơn 220 thước, gồm 13 cấp; cho nên Lạc Dương Già Lam Ký (洛陽伽藍記, Taishō Vol. 51, No. 2092) quyển 5 gọi đó là “Tây Vức Phù Đồ tối vi đệ nhất (西域浮圖最爲第一, ngôi tháp số một trong những ngôi tháp ở Tây Vức [Ấn Độ]).” (5) Tại địa phương Kiền Đà La còn có một số di tích tháp cổ, đều được kiến tạo vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước sau CN cho đến thế kỷ thứ 2, 3 sau CN; như tháp Đạt Nhĩ Mã Lạp Tư Sá (達爾瑪拉茲卡, Darmarajka), Mã Ni Kháp Lạp (瑪尼恰拉, Manikyala), Tháp Khố Đặc Y Ba Hy (塔庫特伊巴希, Takt-i-Bahi), Á Lực Mã Tư Cát Đức (亞力瑪斯吉德, Ali Masjid), v.v. (6) Tại địa phương A Nậu La Đà Bổ La (阿㝹羅陀補羅, Anuradhapura) của Tích Lan (錫蘭, Sri Lanka), vẫn còn mấy tòa cổ tháp, trong đó có Tháp Viên (p: Thūpārāma, 塔園) do vua Thiên Ái Đế Tu (p: Devānampiya-tissa, 天愛帝須) kiến lập, được xem như là ngôi tháp xưa nhất của đất nước này. Lại có Vô Úy Sơn Phật Tháp (p: Abhayagiri, 無畏山佛塔) được vua Bà Tha Già Mã Ni (p: Vaṭṭagāmaṇi, 婆他伽馬尼) kiến lập vào khoảng thế kỷ thứ 1 trước CN, cao hơn 120 thước, đường kính đáy tháp khoảng 115 thước. Ngoài ra, ngôi Lỗ Uyển Duy Lợi Tháp (魯宛維利塔, Ruwanveli) vào khoảng thế kỷ thứ 2 trước CN, được xem như tháp cổ nổi tiếng nhất. (7) Ngôi Thụy Đức Cung Phật Tháp (瑞德宮佛塔, Shwedagon) ở thủ đô Rangoon (蘭貢, Lan Cống), Miến Điện (緬甸, Myanmar), thân tháp cao đến 118 thước. Ngôi Tu Mã Đỗ Tháp (修瑪杜塔, Shwemaudau) ở cố đô Pegu (庇古, Tí Cổ), cao 102 thước; tầng bên ngoài tháp đều được trang sắc bằng vàng ròng, chung quanh có mấy mươi tòa tháp nhỏ. Bên cạnh đó, còn có Tô Lôi Tháp (蘇雷塔, Soolay) ở Rangoon; vùng phụ cận của Mandalay cũng có khoảng 450 ngôi tháp nổi tiếng khác. Tại Pagan có một số như Đạt Tân Vưu Tháp (達濱尤塔, Tapinyu), Cáo Đạt Ba Lâm Tháp (告達巴林塔, Gauda-palin), A Nan Đà Tháp (阿難陀塔, Ānanda), v.v. (8) Tại Thái Lan, có rất nhiều tháp Phật vẫn còn tại cố đô Ayuthia (猶地亞, Do Địa Á). Ngoài ra, ngôi Phỉ Lạp Thác Mỗ Ma Yết Đề Tháp (菲拉托姆麻歇提塔, Phra-Thomma chedi) tại thủ đô Bangkok (曼谷, Mạn Cốc), thân tháp cao đến 125 thước; ngôi Thanh Tự Tháp (青寺塔, Wat Ching), đều là những kiến trúc Phật Giáo trứ danh. (9) Các ngôi Duy Ân Thường Tháp (維恩常塔, Vienchang), Khoa Ma Nghênh Tháp (科摩迎塔, Chom-yong) của Lào, đều là những ngôi tháp cổ quan trọng. (10) Ngôi Bà La Phù Đồ (婆羅浮屠, Buro-Budur) ở xứ Java (爪哇, Trảo Oa) là ngôi tháp có quy mô rộng lớn, hình tứ giác, trên đỉnh có một tòa tháp lớn, chung quanh bao bọc bởi 72 tháp nhỏ với hình dáng tương đồng với tháp lớn kia; trong mỗi tháp có an trí tượng Phật, toàn bộ thể hiện hình dáng Kim Tự Tháp của Ai Cập; mỗi tháp dài rộng 123 thước, cao 42 thước, được xem như là Thánh địa vĩ đại nhất, hùng tráng nhất hiện tồn của Phật Giáo Đại Thừa trên toàn cầu. (11) Tại Nepal (尼泊爾, Ni Bạc Nhĩ), có ngôi Tư ổ Nhã Mỗ Bố Na Đức Tháp (斯塢雅姆布那德塔, Swuyambhūnāth) ở Katmandu (加德滿都, Gia Đức Mãn Đô) cũng rất to lớn, hình trạng giống như bình bát úp xuống; trên có mấy mươi tầng vòng tròn, trên đỉnh tháp có bảo cái. (12) Tháp tại Tây Tạng được gọi là Lạt Ma Tháp (喇嘛塔), nhưng trong nước này có khá nhiều tháp nhỏ. (13) Tại Trung Quốc, ở phương Bắc, Đông Bắc cũng như Mông Cổ, vẫn còn rất nhiều tháp lớn; như Lợi Tự (利寺, Leh) ở Ladakh (拉達克, Lạp Đạt Khắc); ngôi Bố Đạt Lạp Miếu (布達拉廟) ở Nhiệt Hà (熱河). Những ngôi tháp có quy mô hoành tráng tại 4 ngôi chùa ở Đông Tây Nam Bắc của Thẩm Dương (瀋陽), Liêu Ninh (遼寧); tại Đại Tháp Viện Tự (大塔院寺) trên Ngũ Đài Sơn (五臺山) vùng Sơn Tây (山西); Tịnh Minh Tự (淨明寺) ở Thái Nguyên (太原), Sơn Tây; Vĩnh An Tự (永安寺), Diệu Ứng Tự (妙應寺) ở Bắc Bình (北平), v.v. Trong số đó, ngôi tháp ở Đại Tháp Viện Tự cao 86 thước, thuộc loại lớn nhất. Việc kiến tạo tháp Phật tại Trung Quốc khởi đầu từ thời Tam Quốc (三國, nghĩa hẹp là 220-280), tức nhân sự kiện Ngô chúa Tôn Quyền (孫權, tại vị 229-252) cảm đắc Xá Lợi nơi cao tăng Khương Tăng Hội (康僧會, ?-280), vô cùng thán phục, bèn xây tháp cúng dường, lấy hiệu là Kiến Sơ Tự (建初寺). Lúc bấy giờ là năm thứ 3 (240) niên hiệu Xích Ô (赤烏). Tuy nhiên, nếu theo Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀, Taishō Vol. 49, No. 2035) quyển 54 ghi chép, ngôi tháp tại Bạch Mã Tự (白馬寺) được kiến lập vào năm thứ 10 (67) niên hiệu Vĩnh Bình (永平) đời vua Minh Đế (明帝, tại vị 57-75) nhà Đông Hán, là tháp xưa nhất của Trung Quốc. Sau đó, sự tích kiến lập tháp trãi qua các triều đại rất nổi tiếng. Như vào năm thứ 2 (281) niên hiệu Thái Khang (太康) đời vua Võ Đế Tư Mã Viêm (武帝司馬炎, tại vị 266-290) nhà Tây Tấn, tăng sĩ Huệ Đạt (慧達) cảm đắc một tòa bảo tháp cao khoảng 45 thước, rộng 22 thước ở Huyện Mậu (鄮縣), Triết Giang (浙江), bèn dựng tháp để an trí tháp ấy. Đến năm đầu (516) niên hiệu Hy Bình (熙平) đời vua Hiếu Minh Đế Nguyên Hủ (孝明帝元詡, tại vị 515-528) nhà Bắc Ngụy, Linh Thái Hậu họ Hồ sai thợ kiến lập một tòa tháp bằng gỗ cao 9 tầng tại Vĩnh Ninh Tự (永寧寺), Lạc Dương (洛陽); tháp này cao đến 320 thước, cả ngoài trăm dặm đều có thể nhìn thấy được; nơi mái tháp có treo phong linh, thường phát ra âm thanh du dương, thanh thoát khi gió thoảng qua; tiếc thay tháp này hiện không còn nữa. Trong khoảng niên hiệu Chánh Quang (正光, 520-524) đời vua Hiếu Minh Đế Nguyên Hủ, tại Tung Nhạc Tự (嵩嶽寺) ở Tung Sơn (嵩山), Hà Nam (河南), có tạo dựng một ngôi tháp bằng gạch nung, cao khoảng 64 thước, có 12 góc, 15 tầng, được xem như là ngôi tháp tối cổ của Trung Quốc. dưới thời vua Dương Đế (煬帝, tại vị 604-618) nhà Tùy, nhà vua đã từng vì Đại Sư Trí Khải (智顗, 538-397), kiến lập một ngôi tháp cũng bằng gạch tại Quốc Thanh Tự (國清寺) trên Thiên Thai Sơn (天台山), cao khoảng 74 thước. Chính vua Thái Tông (太宗, tại vị 626-649) nhà Đường cũng từng đáp ứng lời thỉnh cầu của Đại Sư Huyền Trang (玄奘, 602-664) cho dựng một tòa tháp bằng gạch nung cao 58 thước tại Đại Từ Ân Tự (大慈恩寺), Tây An (西安). Ngoài ra, số lượng tháp được tạo dựng ở các tự viện Trung Quốc qua các triều đại, nhiều không thể kể xiết; nhưng nếu nói về loại bằng gỗ hiện tồn thì rất ít. Sau thời nhà Nguyên (元, 1206-1368) trở đi, vì chịu ảnh hưởng của văn hóa Lạt Ma Giáo, dạng thức của tháp cũng biến thành gọi là “hình thức bạch tháp (白塔式).” Dạng thức này vốn xuất phát từ Bắc Ấn và Đại Nguyệt Thị (大月氏), như Bạch Tháp ở Bắc Hải (北海), Bắc Bình (北平); Xá Lợi Tháp (舍利塔) ở Pháp Hải Tự (法海寺) thuộc Giang Đô (江都), Giang Tô (江蘇); Bách Linh Miếu Tháp (百靈廟塔) ở Võ Châu (武川), v.v., đều có quy chế kiến tạo khác xa với truyền thống của Trung Quốc. Về phía Nhật Bản, vào tháng 2 năm thứ 14 (585) đời Mẫn Đạt Thiên Hoàng (敏達天皇, Bidatsu Tennō, tại vị 572-585), đại thần Tô Ngã Mã Tử (蘇我馬子, Soga-no-Umako, ?-626) kiến lập một ngôi tháp trên phía Bắc đồi Đại Đã (大野, Ōno); trên đầu trụ tháp có an trí Xá Lợi do nhóm Tư Mã Đạt (司馬達) dâng cúng. Đây được xem như là tháp đầu tiên tại đất nước Phù Tang này. Đến năm thứ 15 (606) đời Suy Cổ Thiên Hoàng (推古天皇, Suiko Tennō, tại vị 592-628), Thánh Đức Thái Tử (聖德太子, Shōtoku Taishi, 574-622) tạo lập một ngôi Ngũ Trùng Tháp (五重塔, tháp năm tầng) tại Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), cho đến nay vẫn còn và được đánh giá như là tháp bằng gỗ tối cổ của thế giới. Theo Tục Nhật Bản Kỷ (續日本紀, Shokunihongi) quyển 30 cho biết, vào năm thứ 8 (764) niên hiệu Thiên Bình Bảo Tự (天平寶字), Hiếu Khiêm Thiên Hoàng (孝謙天皇, Kōken Tennō, tại vị 749-758) phát nguyện tạo dựng 1.000.000 ngôi tháp 3 tầng bằng gỗ, cao 15 thước, mãi cho đến năm đầu (770) niên hiệu Bảo Quy (寶龜) mới hoàn thành; đem an trí tại các chùa trên toàn quốc. Về chủng loại của tháp thì có rất nhiều, lấy dạng thức mà phân biệt, có các loại như tháp hình thức như cái bát úp xuống, tháp như khám thờ, tháp hình trụ, tháp nhạn, tháp nhà, tháp không vách, tháp Lạt Ma, tháp 37 tầng, tháp 17 tầng, tháp 15 tầng, tháp 13 tầng, tháp 9 tầng, tháp 7 tầng, tháp 5 tầng, tháp 3 tầng, tháp vuông, tháp tròn, tháp hình lục giác, tháp hình bát giác, đại tháp, tháp Đa Bảo, tháp Du Kỳ (瑜祇), tháp Bảo Khiếp Ấn (寶篋印), tháp 5 vòng tròn, tháp quả trứng, tháp vô phùng, tháp kiểu lầu gác, tháp mái rèm kín, tháp Kim Cang Bảo Tòa (金剛寶座), mộ tháp, v.v. Nếu phân biệt theo vật cất giữ bên trong tháp thì có tháp Xá Lợi, tháp tóc, tháp móng tay, tháp răng, tháp y áo, tháp bình bát, tháp chơn thân, tháp thân bằng tro, tháp thân đã hủy hoại, tháp bình, tháp Hải Hội (海會), tháp Tam Giới Vạn Linh (三界萬靈), tháp một chữ một viên đá, v.v. Nếu lấy vật liệu dựng tháp mà phân biệt thì có tháp bằng gạch nung, tháp bằng gỗ, tháp bằng đá, tháp bằng ngọc, tháp bằng cát, tháp bằng bùn, tháp bằng đất, tháp bằng phân, tháp bằng sắt, tháp bằng đồng, tháp bằng vàng, tháp bằng bạc, tháp bằng thủy tinh, tháp bằng Pha Lê, tháp bằng Lưu Ly, tháp bằng ngà voi, tháp bằng bảo vật, tháp bằng hương, v.v. Nếu lấy ý nghĩa tính chất mà phân biệt thì có tháp cầu phước, tháp báo ân, tháp Pháp Thân, tháp trường thọ, v.v. Nếu theo dạng thái của vị trí bày biện tháp mà phân biệt thì có tháp dạng đứng một mình, tháp dạng đối lập, tháp theo dạng hàng dọc, tháp theo dạng đứng hình vuông, v.v. Trong các dạng thức vừa nêu trên, loại tháp như cái bát úp xuống là tối cổ. Trong Thí Dụ Kinh (譬喻經, Taishō Vol. 4, No. 217) có nêu ra 10 loại công đức thù thắng của việc tạo tháp: (1) Không sanh vào nước biên giới xa xôi; (2) Không chịu sự nghèo nàn khốn khổ; (3) Không có thân ngu si, tà kiến; (4) Có thể đạt được ngôi vị vua của 16 nước lớn; (5) Thọ mạng lâu dài; (6) Có thể đạt được sức mạnh Kim Cang Na La Diên (金剛那羅延); (7) Có thể đạt được phước đức to lớn không sánh bằng; (8) Nhận được từ bi của chư Phật Bồ Tát; (9) Đầy đủ Ba Minh, Sáu Thần Thông, Tám Giải Thoát; (10) Được vãng sanh về cõi Tịnh Độ ở mười phương. Ngoài ra, Phật Thuyết Tạo Tháp Công Đức Kinh (佛說造塔功德經, Taishō Vol. 16, No. 699), Phật Thuyết Tạo Tháp Diên Mạng Công Đức Kinh (佛說造塔延命功德經, Taishō Vol. 19, No. 1026), v.v., cũng nêu ra các công đức như được sống lâu, sanh lên cõi trời, diệt 5 tội Vô Gián, thành Phật, v.v. Riêng trong Hữu Nhiễu Phật Tháp Công Đức Kinh (右繞佛塔功德經, Taishō Vol. 16, No. 700) nhấn mạnh rằng nhiễu quanh tháp thì có thể xa lìa tám nạn, đầy đủ sắc tướng kỳ diệu, có được phước mạng, của báu, cho đến làm thầy của Trời và người, v.v. Đề Vị Kinh (提謂經) cũng nêu ra 5 loại công đức của việc nhiễu quanh tháp: (1) Đời sau có được tướng tốt đoan chánh; (2) Được âm thanh tốt; (3) Được sanh lên cõi Trời; (4) Được sanh vào nhà vương hầu; (5) Chứng quả Niết Bàn. Nhiễu quanh tháp có hình thức nhất định là thường đi nhiễu bên phải, đầu cúi thấp nhìn xuống đất, không được đạp nhầm lên côn trùng trên mặt đất, không được nhìn hai bên phải trái, không được khạc nhổ trước tháp, không được đứng trong tháp nói chuyện với người. Bên cạnh việc tạo tháp, nhiễu tháp như vừa nêu trên, việc tu sửa tháp, quét tháp, lễ bái tháp, v.v., cũng đều có công đức không phải nhỏ. Trong Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記, Taishō Vol. 51, No. 2087) quyển 7, chương Ni Ba La Quốc (尼波羅國), có đoạn: “Tinh Xá Tây Nam hữu thạch Tốt Đổ Ba, Vô Ưu vương kiến dã (精舍西南有石窣堵波、無憂王建也, phía Tây Nam Tinh Xá có tháp bằng đá, do vua Vô Ưu kiến lập).”
(王會圖): tác phẩm do Diêm Lập Bổn (閻立本) soạn vào năm thứ 3 (629) niên hiệu Trinh Quán (貞觀) nhà Đường (唐太宗三年). Như trong Cựu Đường Thư (舊唐書) quyển 197 có đoạn rằng: “Trung Thư Thị Lang Nhan Sư Cổ tấu ngôn: 'Tích Chu Võ Vương thời, thiên hạ thái bình, viễn quốc quy khoản; Chu Sử nãi thư kỳ sự vi Vương Hội Thiên; kim vạn quốc lai triều, chí ư thử bối chương phục, thật khả đồ tả; kim thỉnh soạn vi Vương Hội Đồ (中書侍郎顏師古奏言、昔周武王時、天下太平、遠國歸款、周史乃書其事爲王會篇、今萬國來朝、至於此輩章服、實可圖寫、今請撰爲王會圖, xưa kia thời Chu Võ Vương, thiên hạ thái bình, các nước xa xôi cũng quy phục; sử nhà Chu mới ghi chép việc này thành Vương Hội Thiên; nay vạn quốc đều đến triều cống, cho đến lũ này cũng phải thần phục, thật nên vẽ chép nên; nay xin thỉnh soạn thành Vương Hội Đồ).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.230.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập