Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Nghệ thuật sống chân chính là ý thức được giá trị quý báu của đời sống trong từng khoảnh khắc tươi đẹp của cuộc đời.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Mạng sống quý giá này có thể chấm dứt bất kỳ lúc nào, nhưng điều kỳ lạ là hầu hết chúng ta đều không thường xuyên nhớ đến điều đó!Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Chớ khinh tội nhỏ, cho rằng không hại; giọt nước tuy nhỏ, dần đầy hồ to! (Do not belittle any small evil and say that no ill comes about therefrom. Small is a drop of water, yet it fills a big vessel.)Kinh Đại Bát Niết-bàn

Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thái Sơn »»

Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thái Sơn








KẾT QUẢ TRA TỪ


Thái Sơn:

(泰山): còn gọi là Đại Tông (岱宗), Đại Sơn (岱山), Đông Nhạc (東嶽), là ngọn núi đứng đầu Ngũ Nhạc (五嶽), tọa lạc tại miền Trung của Tỉnh Sơn Đông (山東省), giáp giới với các tỉnh như Tề Nam (濟南), Trường Thanh (長清), Lịch Thành (歷城), Thái An (泰安), v.v., rộng khoảng hơn 400 dặm vuông, phía Đông là biển lớn, phía Tây tựa vào Hoàng Hà (黃河). Theo Thuật Dị Ký (述異記) của Nhiệm Phưởng (任昉, 460-508) thời Lục Triều (六朝, 220-589), dưới thời Tần (秦, 221-207 ttl.), Hán (漢, 202ttl.-220), truyền thuyết dân gian cho rằng Bàn Cổ (盤古) sau khi chết, đầu là Đông Nhạc, bụng là Trung Nhạc (中岳), tay trái là Nam Nhạc (南岳), tay phải là Bắc Nhạc (北岳), chân là Tây Nhạc (西嶽). Đầu của Bàn Cổ hướng về phía Đông, nên hóa thành Đông Nhạc, vì vậy Thái Sơn trở thành đầu của Ngũ Nhạc. Trong 36 Động Thiên của Đạo Giáo, Thái Sơn được xếp vào hàng Động Thiên thứ hai. Đạo Giáo du nhập vào ngọn Thái Sơn này lúc nào, hiện tại vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên, trong quyển 94 của Tấn Thư (晉書), Ẩn Dật Truyện (隱逸傳) có ghi rằng vào thời nhà Tấn (晉, 265-316) có Đạo Sĩ Trương Trung (張忠) vào ẩn cư trong Thái Sơn, vậy ta có thể biết được rằng ít nhất ông là vị Đạo Sĩ đầu tiên vào trong núi này. Về miếu vũ trên Thái Sơn, có Đại Nhạc Miếu (岱嶽廟) được kiến lập sớm nhất vào thời Bắc Ngụy (北魏, 386-543). Theo Thủy Kinh Chú (水經注) của Lịch Đạo Nguyên (酈道元, ?-527) nhà Bắc Ngụy cho biết rằng Đại Nhạc Miếu phân làm 3 miếu thượng, trung và hạ. Đến thời nhà Đường (唐, 618-907), cả ba ngôi đều được trùng tu, miếu trung được gọi là Đại Nhạc Quan (岱嶽觀), thế gian gọi là Lão Quân Đường (老君堂), là nơi được Hoàng Đế nhà Đường phái Đạo Sĩ đến thờ tự Thái Sơn Thần. Từ thời nhà Đường, Tống (宋, 960-1279) trở đi, trên Thái Sơn có nhiều công trình kiến trúc được tạo dựng như Thanh Đế Quan (青帝觀), Vương Mẫu Trì (王母池), Thăng Nguyên Quan (升元觀), Bích Hà Nguyên Quân Từ (碧霞元君祠), Ngọc Đế Quan (玉帝觀), Hội Chơn Cung (會眞宮), v.v. Đến thời nhà Minh (明, 1368-1644), Thanh (清, 1644-1912), Đạo Giáo trên Thái Sơn lại càng hưng thạnh hơn thêm và kéo dài cho đến hiện tại. Bên cạnh đó, các tự viện Phật Giáo cũng phát triển trên núi rất nhiều như Linh Nham Tự (靈岩寺), Phổ Chiếu Tự (普照寺), Hóa Quang Tự (光化寺), Tứ Thiền Tự (四禪寺), Song Tuyền Am (雙泉庵), Hàm Thảo Tự (銜草寺), v.v. Lịch đại chư vị đế vương đều tỏ vẻ vô cùng tôn sùng đối với Thái Sơn. Tương truyền xưa kia có xuất hiện 72 vị quân chủ, đều tập trung chư hầu trên núi này để tiến hành lễ tế trời đất gọi là Phong Thiền (封禪). Từ thời thượng cổ các đế vương như Vô Hoài Thị (無懷氏), Thần Nông Thị (神農氏), Viêm Đế (炎帝), Hoàng Đế (黃帝), Nghiêu (堯), Thuấn (舜), v.v., đều đã từng lên núi này hành lễ Phong Thiền, để tạ ơn chư vị thiên thần ủng hộ cho. Kể từ khi Tần Thỉ Hoàng (秦始皇, tại vị 246-210 ttl.) lên núi hành lễ này vào năm 219 trước Công Nguyên trở về sau, Tây Hán Võ Đế Lưu Triệt (西漢武帝劉徹, tại vị 141-87 ttl.), Đông Hán Quang Võ Đế Lưu Tú (東漢光武帝劉秀, tại vị 25-57), Chương Đế Lưu Đạt (章帝劉達, tại vị 75-88), An Đế Lưu Hộ (安帝劉戶, tại vị 106-125), Đường Cao Tông Lý Trị (唐高宗李治, tại vị 649-683), Đường Huyền Tông Lý Long Cơ (唐玄宗李隆基, tại vị 712-756), Tống Chơn Tông Triệu Hằng (宋眞宗趙恆, tại vị 997-1022), v.v., cũng đã từng thân hành lên Thái Sơn làm lễ Phong Thiền. Như trong Sử Ký (史記), Phong Thiền Thư (封禪書) có đoạn: “Thử Thái Sơn đảnh thượng trúc đàn tế Thiên, báo Thiên chi công, cố viết Phong (此泰山頂上築壇祭天、報天之功、故曰封, trên đỉnh Thái Sơn dựng đàn tế Trời để báo đáp công Trời, gọi là Phong),” và “Thử Thái Sơn hạ tiểu sơn thượng trừ địa, báo Địa chi công, cố viết Thiền (此泰山下小山上除地、報地之功、故曰禪, dưới chân Thái Sơn, dọn dẹp sạch trên núi nhỏ để báo đáp công Đất, gọi là Thiền).” Bên cạnh đó, các thi hào, văn nhân qua các thời đại cũng rất kính ngưỡng Thái Sơn, như Khổng Tử (孔子, 552/551-479 ttl.) nhà Chu (周), Tào Thực (曹植, 192-232) nhà Ngụy (魏, 220-265), Tư Mã Thiên (司馬遷, 135-90 ttl.) nhà Hán, Lục Cơ (陸機, 261-303) nhà Tấn, Lý Bạch (李白, 701-762), Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường, Tô Triệt (蘇轍, 1039-1112) nhà Tống, v.v., đều có lưu lại những áng thi văn tuyệt hảo tán tụng về Thái Sơn. Trong Hàn Phi Tử (韓非子), chương Thập Quá (十過) có đoạn rằng: “Tích giả Hoàng Đế hợp quỷ thần ư Thái Sơn thượng, giá tượng xa nhi lục giao long, Tất Phương tinh hạt; Xí Vưu cư tiền, Phong Bá tấn tảo, Vũ Sư lệ đạo, hổ lang tại tiền, quỷ thần tại hậu, Đằng Xà phục địa, Phụng Hoàng phú thượng, đại hợp quỷ thần (昔者黃帝合鬼神於泰山之上、駕象車而六蛟龍、畢方並轄、蚩尤居前、風伯進掃、雨師灑道、虎狼在前、鬼神在後、騰蛇伏地、鳳皇覆上、大合鬼神, xưa kia Hoàng Đế tập hợp quỷ thần trên Thái Sơn, hộ vệ xe voi có sáu con thuồng luồng, quái điểu Tất Phương nâng trục xe, thú thần Xí Vưu ở phía trước, Thần Gió Phong Bá quét dọn đường, Thần Mưa Vũ Sư rưới sách đường, cọp sói ở trước, quỷ thần phía sau, Rắn Bay nép dưới đất, chim Phụng Hoàng núp trên không, các quỷ thần tập hợp rất đông).” Hay như trong Trang Tử (莊子), chương Tiêu Dao Du (逍遙遊) có câu: “Hữu điểu yên, kỳ danh vi bằng, bối nhược Thái Sơn, dực nhược thùy thiên chi vân (有鳥焉、其名爲鵬、背若泰山、翼若垂天之雲, có con chim, tên nó là bằng [đại bàng], lưng nó như núi Thái Sơn, cánh nó như đám mây che trời).” Như trong bài Phi Long Thiên (飛龍篇) của Tào Thực có đoạn miêu tả sự linh thiêng trên núi Thái Sơn rằng: “Thần du thái sơn, vân vụ yểu điệu, hốt phùng nhị đồng, nhan sắc tiên hảo, thừa bỉ bạch lộc, thủ y chi thảo, ngã tri chân nhân, trường quỳ vấn đạo (晨遊泰山、雲霧窈窕、忽逢二童、顏色鮮好、乘彼白鹿、手醫芝草、我知眞人、長跪問道, sớm dạo Thái Sơn, khói mây yểu điệu, chợt thấy hai trẻ, cỡi con hươu trắng, tay nắm cỏ chi, biết là chân nhân, quỳ xuống hỏi đường).” Trong ca dao Việt Nam thường có câu: “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Từ đó, núi Thái Sơn to lớn, vĩ đại kia được ví cho công ơn của người cha đối với con.


Xem thêm kết quả tìm kiếm mở rộng 






Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Các tông phái đạo Phật


Một trăm truyện tích nhân duyên (Trăm bài kinh Phật)


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Hạnh phúc khắp quanh ta

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.



Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Huệ Lộc 1959 Rộng Mở Tâm Hồn Bữu Phước Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Minh Pháp Tự Rộng Mở Tâm Hồn minh hung thich Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Johny Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn Giác Quý Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Chanhniem Forever Rộng Mở Tâm Hồn NGUYỄN TRỌNG TÀI Rộng Mở Tâm Hồn KỲ Rộng Mở Tâm Hồn Dương Ngọc Cường Rộng Mở Tâm Hồn Mr. Device Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Nguyên Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn T TH Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến ... ...

... ...