Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Chấm dứt sự giết hại chúng sinh chính là chấm dứt chuỗi khổ đau trong tương lai cho chính mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Thái Cực »»
(s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇa-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga,八正道 hay 八聖道): là 8 con đường chân chánh, đúng đắn để cầu về cõi Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃), còn gọi là Bát Thánh Đạo (八聖道), Bát Chi Chánh Đạo (八支正道), Bát Thánh Đạo Phần (八正道分), Bát Đạo Hạnh (八道行), Bát Trực Hạnh (八直行), Bát Chánh (八正), Bát Đạo (八道), Bát Chi (八支), Bát Pháp (八法), Bát Lộ (八路). Đây là pháp môn thật tiễn, tiêu biểu nhất của Phật Giáo, là phương pháp hay con đường tắt chính xác để hướng đến giải thoát, Niết Bàn. Khi đức Phật tuyên thuyết bài pháp đầu tiên, ngài đã dạy nên xa lìa hai Thái Cực thọ hưởng dục lạc và tu khổ hạnh, nên hướng về con đường Trung Đạo, tức ám chỉ pháp môn Bát Chánh Đạo này, gồm:
(1) Chánh Kiến (s: samyag-dṛṣṭi, p: sammā-diṭṭhi, 正見): hay còn gọi là Đế Kiến (諦見), tức thấy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo (Tứ Đế), có nghiệp thiện ác thì có quả báo của nghiệp thiện ác ấy, có đời này đời kia, có cha mẹ, trên đời có bậc chân nhân đến chỗ an lành, bỏ điều thiện cũng như hướng đến điều thiện, nơi đời này và đời kia tự giác ngộ và tự chứng thành tựu.
(2) Chánh Tư Duy (s: samyak-saṃkalpa, p: sammā-saṅkappa, 正思惟): hay còn gọi là Chánh Chí (正志) Chánh Phân Biệt (正分別), Chánh Giác (正覺), nghĩa là suy nghĩ đúng đắn, chân chánh. Khi đã thấy được lý của Tứ Đế, hành giả tư duy để làm cho tăng trưởng trí tuệ chân thật. Nó lấy tâm vô lậu làm thể.
(3) Chánh Ngữ (s: samyag-vāc, p: sammā-vācā, 正語): còn gọi là Chánh Ngôn (正言), Đế Ngôn (諦言), tức xa lìa nói dối, nói lời hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, dùng trí tuệ để sửa đổi khẩu nghiệp, không nói những lời phi lý. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(4) Chánh Nghiệp (s: samyakkarmanta, p: sammā-kammanta, 正業): còn gọi là Chánh Hạnh (正行), Đế Hạnh (諦行), tức xa lìa sát sanh, trộm cắp, tà dâm, v.v., dùng trí tuệ đúng đắn để trừ tất cả những việc làm không đúng của thân và sống với thân trong sạch. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(5) Chánh Mạng (s: samyag-ājīva, p: sammā-ājīva, 正命): còn gọi là Đế Thọ (諦 受), tức xả bỏ cuộc sống không đúng như dùng chú thuật, v.v., và mong cầu đúng pháp những vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày như áo quần, thức ăn uống, giường ghế, thuốc men, v.v. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(6) Chánh Tinh Tấn (s: samyag-vyāyāma, p: sammā-vāyāma, 正精進): còn gọi là Chánh Phương Tiện (正方便), Chánh Trị (正治), Đế Pháp (諦法), Đế Trị (諦法), tức phát nguyện đoạn trừ các điều ác mình đã tạo, làm cho không sinh khởi những điều ác mà mình chưa làm, làm cho sinh khởi những điều thiện mà mình chưa làm, và làm cho tăng trưởng những điều thiện mà mình đã từng làm. Nó lấy sự siêng năng vô lậu làm thể.
(7) Chánh Niệm (s: samyak-smṛti, p: sammā-sati, 正念): còn gọi là Đế Ý (諦意), tức quán 4 đối tượng thân, thọ, tâm và pháp, lấy trí tuệ chân chánh nghĩ nhớ đến chánh đạo để dẹp trừ các suy nghĩ không đúng. Nó lấy niệm vô lậu làm thể.
(8) Chánh Định (s: samyak-samādhi, p: sammā-samādhi, 正定): còn gọi là Đế Định (諦定), dùng trí tuệ chân chánh để nhập vào Thiền định thanh tịnh vô lậu, xa lìa các pháp bất thiện, thành tựu từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền.
Bát Chánh đạo này có công lực làm cho chúng sanh từ bờ bên này của cõi mê sang qua được bờ bên kia của giác ngộ. Cho nên nó lấy thuyền, bè làm lời thệ nguyện. Ngược lại, Tà Kiến (邪見, thấy không đúng), Tà Tư (邪思, suy nghĩ không đúng), Tà Ngữ (邪語, nói lời không đúng), Tà Nghiệp (邪業, làm việc không đúng), Tà Mạng (邪命, sống không đúng), Tà Tinh Tấn (邪精進, tinh tấn không đúng), Tà Niệm (邪念, nghĩ nhớ không đúng), Tà Định (邪定, định không đúng) được gọi là Bát Tà (八邪, tám pháp không đúng).
(八卦): là khái niệm triết học cơ bản của Trung Quốc cổ đại. Nguyên lai có hai khái niệm khác nhau:
(1) Khái niệm gọi là “Vô Cực sanh Hữu Cực, Hữu Cực thị Thái Cực, Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng, Tứ Tượng diễn Bát Quái, bát bát lục thập tứ quái (無極生有極、有極是太極、太極生兩儀、兩儀生四象、四象演八卦、八八六十四卦, Vô Cực sanh ra Hữu Cực, Hữu Cực là Thái Cực, Thái Cực sanh ra Lưỡng Nghi [tức âm và dương], Lưỡng Nghi sanh ra Tứ Tượng [tức Thiếu Dương, Thái Dương, Thiếu Âm, Thái Âm], Tứ Tượng diễn thành Bát Quái, tám tám sáu mươi bốn quẻ).” Đây được gọi là Phục Hy Bát Quái (伏羲八卦) hay còn gọi là Tiên Thiên Bát Quái (先天八卦).
(2) Là học thuyết càn khôn của Chu Văn Vương (周文王). Ông cho rằng trước có trời đất, trời đất giao nhau sinh ra vạn vật; Thiên là Càn (乾), Địa là Khôn (坤); còn lại 6 quẻ kia là các con của nhà vua. Quẻ Chấn (震) là con trai đầu, Khảm (坎) là con trai giữa, Cấn (艮) là con trai út, Tốn (巽) là con gái đầu, Ly (離) là con gái giữa, Đoài (兌) là con gái út. Đây được gọi là Văn Vương Bát Quái (文王八卦) hay Hậu Thiên Bát Quái (後天八卦). Thông thường phù hiệu Bát Quái được kết hợp với Thái Cực Đồ (太極圖), đại diện cho chân lý chung cực mang tính tín ngưỡng truyền thống của Trung Quốc—Đạo (道). Bát Quái được hình thành do ba vạch, thể hiện ý tượng theo thứ tự: tên quẻ, tự nhiên, tánh tình, gia đình, thân thể, phương vị. Càn (乾, ☰, Trời, khỏe mạnh, cha, đầu, Tây Bắc); Đoài (兌, ☱, đầm nước, vui mừng, thiếu nữ, Tây); Ly (離, ☲, lửa, tươi đẹp, gái giữa, miệng, Nam); Chấn (震, ☳, sấm sét, cử động, trưởng nam, chân, Đông); Tốn (巽, ☴, gió, đi vào, trưởng nữ, bắp đùi, Đông Nam); Khảm (坎, ☵, nước, vùi lấp, trai giữa, lỗ tai, Bắc); Cấn (艮, ☶, núi, dừng lại, thiếu nam, tay, Đông Bắc); Khôn (坤, ☷, đất, thuận hòa, mẹ, bụng, Tây Nam). Từ hình tượng phù hiệu của các quẻ như trên, Chu Hy (朱熹, 1130-1200) nhà Nam Tống đã đặt ra bài ca cho các em nhỏ dễ nhớ: “Càn tam liên, Khôn lục đoạn, Chấn ngưỡng vu, Cấn phú oản, Ly trung hư, Khảm trung mãn, Đoài thượng khuyết, Tốn hạ đoạn (乾三連、坤六斷、震仰盂、艮覆碗、離中虛、坎中滿、兌上缺、巽下斷, quẻ Càn ba vạch nối liền, quẻ Khôn ba vạch đứt thành sáu đoạn, quẻ Chấn có hai vạch trên đứt đoạn, quẻ Cấn có hai vạch dưới đứt đoạn, quẻ Ly có vạch giữa đứt đoạn, quẻ Khảm có vạch giữa liền nhau, quẻ Đoài có vạch trên đứt đoạn, quẻ Tốn có vạch dưới đứt đoạn).”
Tại Trung Quốc, đồ hình Bát Quái thường được treo trước cửa nhà để trấn trừ tà ma, quỷ mị, bên trong có cái kính, gọi là “Chiếu Yêu Kính (照妖鏡).” Nó có ảnh hưởng đến các phương diện bói toán, phong thủy, y học, võ thuật, âm nhạc, v.v. Tại Việt Nam, tư tưởng Bát Quái cũng có ảnh hưởng và phổ cập trong dân gian. Trong tác phẩm Chu Dịch Dịch Chú (周易譯注) của Chu Chấn Phủ (周振甫) nhận định rằng Bát Quái có mối quan hệ giống như 4 nguyên tố hình thành vạn vật của Ấn Độ cũng như Hy Lạp cổ đại là đất, nước, gió và lửa. Ông cho rằng Bát Quái có thể phân thành 4 loại: đất hòa với núi tương thông, nước hòa với sông hồ tương thông, gió hòa với trời tương thông, lửa hòa với sấm sét tương thông. Hơn nữa, Bát Quái cũng có mối quan hệ rất mật thiết với Ngũ Hành (五行) của truyền thống Trung Quốc: Càn là trời, thuộc về Kim; Đoài là sông hồ, thuộc về Kim; Ly là lửa, thuộc về Hỏa; Chấn là sấm sét, thuộc về Mộc; Tốn là gió, thuộc về Mộc; Khảm là nước, thuộc về Thủy; Cấn là núi, thuộc về Thổ; Khôn là đất, thuộc về Thổ. Về mối quan hệ với Cửu Cung (九宮), Cửu Cung là 9 phương vị được quy định trong Lạc Thư (洛書). Nhìn chung, người ta thường lấy hậu thiên bát quái đặt vào phương vị trong Lạc Thư, hình thành nên cái gọi là Cửu Cung Bát Quái (九宮八卦). Tại Đài Loan rất thịnh hành thuyết Bái Quái này, như dưới thời nhà Thanh có xuất hiện Bát Quái Hội (八卦會), lãnh đạo nông dân khởi nghĩa và hiện tại vẫn còn địa danh Bát Quái Sơn (八卦山). Trong dân gian Việt Nam cũng rất thịnh hành một loại Bát Quái Đồ gọi là Bát Quái Đồ Trừ Tà, hay thường gọi là Bùa Bát Quái, người Tàu vẽ sẵn, bán ở các tiệm kiếng. Loại Bát Quái Đồ Trừ Tà này gồm các quẻ giống hệt Bát Quái Tiên Thiên, nhưng sắp thứ tự các quẻ theo chiều quay ngược lại. Trong Thủy Hử Truyện (水滸傳), hồi thứ 87 có đoạn liên quan đến Cửu Cung Bát Quái: “Tống Giang tùy tức điều khiển quân mã xuất thành, ly thành thập lí, địa danh Phương Sơn, địa thế bình thản, kháo sơn bàng thủy, bài hạ Cửu Cung Bái Quái trận thế, đẳng hầu gian, chỉ kiến Liêu binh phân cố tam đội nhi lai (宋江隨卽調遣軍馬出城、離城十裏、地名方山、地勢平坦、靠山傍水、排下九宮八卦陣勢、等候間、只見遼兵分做三隊而來, Tống Giang vâng lời liền điều khiển quân mã ra khỏi thành, rời thành được mười dặm, có vùng đất tên Phương Sơn, địa thế bằng phẳng, nương núi tựa sông, bèn bày trận thế Cửu Cung Bái Quái; chờ đợi một lúc, chỉ thấy quân Liêu chia thành ba đội tiến đến).”
(周敦頤, 1017-1073): tự Mậu Thúc (茂叔), hiệu Liêm Khê (濂溪), bút hiệu Nguyên Công (元公), được xem như là vị tổ của Tống học. Trước tác của ông có Thông Thư (通書), Thái Cực Đồ Thuyết (太極圖説), v.v.
(南極長生大帝): còn gọi là Trường Sanh Đại Đế (長生大帝), Nam Cực Trường Sanh Ty Mạng Quân (南極長生司命君), Nam Cực Trường Sanh Đế Quân (南極長生帝君); là một trong Tứ Ngự (四御, tức Bắc Cực Tử Vi Đại Đế [北極紫微大帝], Nam Cực Trường Sanh Đại Đế [南極長生大帝], Thái Cực Thiên Hoàng Đại Đế [太極天皇大帝] và Đông Cực Thanh Hoa Đại Đế [東極青華大帝]) của Đạo Giáo. Truyền thuyết dân gian cho rằng Đại Đế họ Vương (王), húy Danh Cải Sanh (名改生), tự là Dị Độ (易度). Lúc trời đất đang còn mờ mịt, Trường Sanh Ty Mạng Quân đản sanh ở thành Đông Lâm Quang Xương (東林廣昌), Làng Trường Lạc (長樂鄉). Năm lên 14 tuổi, ông lìa xa cuộc sống thế tục, tâm mến mộ thần tiên; tình cờ gặp được Tiên Sinh Tử Phủ Hoa (紫府華), truyền trao cho phép âm dương bổ dưỡng, giảm tử hoàn sinh, các phép biến hóa thần thông. Nhờ vậy ông hưởng thọ 400 tuổi, thường ẩn cư trong hang núi. Ông còn bái Tiên Sinh Tuân Đồ (詢屠) làm thầy, thọ nhận kim đan luyện kinh, luyện khí bay bổng như mây, pháp thuật hiện trong sương, lặn trong tuyết, v.v. Sau đó, ông lại hành trì kinh 7 năm trong Không Động Sơn (崆峒山) ở Thần Châu (神州), may gặp Thái Ất Chân Nhân (太乙眞人) truyền cho phương thuật luyện đan của Đế Quân. Ngày đản sanh của Trường Sanh Đại Đế là mồng 1 tháng 5 Âm Lịch. Trong Thái Thượng Vô Cực Đại Đạo Tam Thập Lục Bộ Tôn Kinh (太上無極大道三十六部尊經) có câu kính lễ rằng: “Chí tâm quy mạng lễ, Cao Thượng Thần Tiêu Phủ, Ngưng Thần Hoán Chiếu Cung, hội nguyên thỉ bảo khí dĩ phân chơn, ứng diệu đạo hư vô nhi khai hóa, vị hồ Cửu Tiêu chi thượng, thống lý chư thiên, tổng hồ Thập Cực chi trung, tể chế vạn hóa, tuyên Kim Phù nhi thùy quang tế khổ, thí huệ trạch nhi phú dục triệu dân, ân phổ càn nguyên, nhân phu hạo kiếp, Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ, Ngọc Thanh Chơn Vương, Nam Cực Trường Sanh Đại Đế, Thống Thiên Nguyên Thánh Thiên Tôn (志心皈命禮、高上神霄府、凝神煥照宮、會元始褓氣以分眞、應妙道虛無而開化、位乎九霄之上、統理諸天、總乎十極之中、宰制萬化、宣金符而垂光濟苦、施惠澤而覆育兆民、恩溥乾元、仁敷浩劫、大悲大願、大聖大慈、玉清眞王、南極長生大帝、統天元聖天尊, Một lòng quy mạng lễ, Cao Thượng Thần Tiêu Phủ, Ngưng Thần Hoán Chiếu Cung, gặp ban sơ nuôi khí để phân chơn, ứng đạo mầu hư vô mà khai hóa, địa vị trên chốn Cửu Tiêu, thống lý các Trời, tổng coi hết trong Mười Cực, chúa tể muôn loài, tuyên Kim Phù mà phóng quang cứu khổ, ban ơn huệ để nuôi nấng triệu dân, ơn khắp càn khôn, nhân đức muôn kiếp, Đại Bi Đại Nguyện, Đại Thánh Đại Từ, Ngọc Thanh Chơn Vương, Nam Cực Trường Sanh Đại Đế, Thống Thiên Nguyên Thánh Thiên Tôn).”
(玉皇上帝): tên gọi của vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của Thiên Đình, với nhiều tôn xưng khác nhau như Hạo Thiên Thượng Đế (昊天上帝), Ngọc Hoàng Đại Đế (玉皇大帝), Ngọc Đế (玉帝), Ngọc Hoàng (玉皇), Hạo Thiên Kim Khuyết Chí Tôn Ngọc Hoàng Đại Đế (昊天金闕至尊玉皇大帝), Huyền Khung Cao Thượng Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế (玄穹高上玉皇大天帝), Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn Huyền Linh Cao Thượng Đế (玉皇大天尊玄靈高上帝), hay dân gian thường gọi là Thiên Công (天公, Ông Trời). Dưới thời nhà Tống, vua Chơn Tông (眞宗, tại vị 997-1022) cũng như Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) đều có ban Thánh hiệu cho Ngọc Hoàng Đại Đế. Vua Chơn Tông ban cho Thánh hiệu là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Ngọc Hoàng Đại Thiên Đế (太上開天執符御歷含眞體道玉皇大天帝). Vua Huy Tông là Thái Thượng Thiên Chấp Phù Ngự Lịch Hàm Chơn Thể Đạo Hạo Thiên Ngọc Hoàng Thượng Đế (太上開天執符御歷含眞體道昊天玉皇上帝). Trong các kinh điển của Đạo Giáo tôn xưng là Hạo Thiên Kim Khuyết Vô Thượng Chí Tôn Tự Nhiên Diệu Hữu Di La Chí Chơn Ngọc Hoàng Đại Đế (昊天金闕無上至尊自然妙有彌羅至眞玉皇大帝). Ngài được xem như là một vị thần minh tối cao của Đạo Giáo, địa vị chỉ dưới Tam Thanh Tôn Thần (三清尊神) mà thôi. Dưới con mắt thế tục, Ngài được kính ngưỡng như vị thần tối vĩ đại, là vua trong các vị thần. Theo truyền thuyết dân gian, Ngọc Hoàng Thượng Đế không những thọ mạng Thiên Tử thống trị con người, mà còn cai quản cả Tam Giáo Nho, Lão, Thích, cùng với chư vị thần tiên của ba đạo này, cũng như các thiên thần, địa kỳ, người, quỷ đều thuộc quyền thống quản của Ngài. Ngoài việc quản lý ba cõi Thiên, Địa, Nhân, Ngọc Hoàng Đại Đế còn trông coi về sự hưng long, suy bại, tốt xấu, phước họa của vũ trụ vạn vật. Thuộc hạ quản lý về học vụ có Văn Xương Đế Quân (文昌帝君); về thương vụ có Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君); về công vụ có Công Thánh Tiên Sư (巧聖先師); về nông vụ có Thần Nông Tiên Đế (神農先帝); về việc địa phương có Đông Nhạc Đại Đế (東岳大帝), Thanh Sơn Vương (青山王), Thành Hoàng Da (城隍爺), Cảnh Chủ Công (境主公), Thổ Địa Công (土地公), Địa Cơ Chủ (地基主); về cõi âm có Phong Đô Đại Đế (酆都大帝) và Thập Điện Diêm Vương (十殿閻王). Theo lý luận của Đạo Giáo, Trời có 13 tầng, mỗi tầng có 3 vạn dặm, địa phương ngoài Trời ra được gọi là Vô Cực (無極), cõi trong Trời là Thái Cực (太極). Ngọc Hoàng Đại Đế là thần linh tối cao vô thượng trong vũ trụ, hết thảy chư thần linh đều phải vâng lịnh Ngài. Cõi Trời Thái Cực chia thành 5 cõi Trời khác nhau: Trung Thiên (中天) có Ngọc Hoàng Đại Đế an ngự, trên chưởng quản 36 cõi trời, ba ngàn thế giới, dưới trông coi 72 cõi, hết thảy sinh linh. Đông Thiên (東天) có Tam Quan Đại Đế (三官大帝), chủ quản ban phước, kéo dài tuổi thọ, giải trừ tai ách, xá tội, tiêu nạn. Nam Thiên (南天) có Văn Hành Thánh Đế (文衡聖帝), chủ quản việc ủy nhiệm chư thần linh, lên xuống, khảo sát, xem xét công tội của các thần. Tây Thiên (西天) có Thích Ca Mâu Ni (釋迦牟尼), chủ quản việc tín ngưỡng, quy y của con người. Bắc Thiên (北天) có Tử Vi Đại Đế (紫微大帝), chủ quản việc ban phước, tiêu tai, ban bố tài lộc. Về lai lịch của Ngài, theo Cao Thượng Ngọc Hoàng Bản Hạnh Tập Kinh (高上玉皇本行集經) của Đạo Giáo cho rằng vào thời xa xưa có một trú xứ tên Quang Nghiêm Diệu Lạc Quốc (光嚴妙樂國); Quốc Vương xứ này là Tịnh Đức Vương (淨德王), Hoàng Hậu là Bảo Nguyệt Quang (寶月光). Cả hai đều lớn tuổi nhưng không có con nối dõi. Bỗng một đêm nọ, bà mộng thấy Thái Thượng Lão Quân (太上老君) ẵm một đứa hài nhi đưa vào trong bài thai của Hoàng Hậu. Bà cung kính đón nhận, đến khi tỉnh dậy mới hay rằng mình đã có thai. Mang thai tròn 12 tháng, rồi đến ngày mồng 9 tháng giêng năm Bính Ngọ thì hạ sinh Thái Tử. Ngay từ lúc nhỏ, Thái Tử đã thông tuệ, đến khi lớn lên phụ tá cho Quốc Vương rất đắc lực, thương dân, làm việc thiện, cứu người nghèo khổ. Sau khi vua cha băng hà, Thái Tử từ bỏ ngôi vị, vào trong Phổ Minh Hương Nham Sơn (普明香岩山) tu đạo, trãi qua 3.200 kiếp, mới chứng được Kim Tiên, hiệu là Tự Nhiên Giác Hoàng. Sau đó, lại trãi qua cả ức kiếp mới chứng thành Ngọc Đế, hy sinh thân mạng để cứu độ chúng sanh. Từ đó, mồng 9 tháng giêng hằng năm được xem như là ngày khánh đản của Ngọc Hoàng Đại Đế. Tại các Đạo Quán đều có thiết lễ dâng cúng, gọi là Ngọc Hoàng Hội (玉皇會) để cầu nguyện phước quả, sống lâu. Tại tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc cũng như Đài Loan, ngày này được gọi là ngày Bái Thiên Công (拜天公, Lạy Ông Trời); cho nên cả gia đình lớn nhỏ, già trẻ đều giữ gìn trai giới, tắm rửa sạch sẽ, dâng hương hành lễ, vái lạy, tụng kinh. Thời xưa, ở phương Bắc của Trung Quốc có tục lệ tế lễ Ngọc Hoàng, rước tượng Ngài đi cùng khắp thôn xóm. Tương truyền 25 tháng 12 là ngày Ngọc Hoàng Đại Đế hà phàm tuần tra nhân gian, cho nên các Đạo Quán cũng như trong dân gian đều có thắp hương, tụng kinh để nghênh đón Ngài. Trong Đạo Mẫu của Việt Nam, Ngọc Hoàng được gọi là Vua Cha Ngọc Hoàng, là cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Trong bài Mộng Tiên (夢仙), Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) có đoạn thơ xưng tán Ngọc Hoàng Đại Đế rằng: “An kỳ tiện môn bối, liệt thị như công khanh, ngưỡng yết Ngọc Hoàng Đế, khể thủ tiền trí thành (安期羨門輩、列侍如公卿、仰謁玉皇帝、稽首前致誠, mong sao lòng kẻ mọn, hầu hạ như công khanh, ngưỡng tâu Ngọc Hoàng Đế, cúi đầu tâm chí thành).
(三年乳哺): ba năm trường mẹ cho con bú và mớm cơm cho con ăn. Trong Địa Mẫu Kinh (地母經) của Đạo Giáo có câu: “Thùy phi phụ mẫu sanh, thập nguyệt hoài thai khổ, tam niên nhũ bộ tân (誰非父母生、十月懷胎苦、三年乳哺辛, ai là người không phải do cha mẹ sanh ra, mười tháng mang thai cực khổ, ba năm cho con bú mớm nhọc nhằn).” Hơn nữa, trong Tây Du Ký (西遊記), hồi thứ 78 cũng có đoạn: “Thiên vô nhị nhật, nhân vô nhị lý, dưỡng dục hài đồng, phụ tinh mẫu huyết, hoài thai thập nguyệt, đãi thời nhi sanh, sanh hạ nhũ bộ tam niên, tiệm thành thể tướng, khởi hữu bất tri chi lý (天無二日、人無二理、养育孩童,父精母血,怀胎十月,待时而生,生下乳哺三年,渐成体相,岂有不知之理!養育孩童、父精母血、懷胎十月、待時而生、生下乳哺三年、漸成體相、豈有不知之理, trời không có hai mặt trời, người không có hai lý, nuôi dưỡng con nhỏ, tinh cha huyết mẹ, mang thai mười tháng, đợi đến lúc sanh con, sanh xong cho bú mớm ba năm, dần dần thành hình tướng, liệu làm sao chẳng biết lý ấy).” Hay như trong Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn (勸發菩提心文) của Tỉnh Am Đại Sư (省庵大師, 1686-1734) có câu: “Vân hà niệm phụ mẫu ân ? Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, thập nguyệt tam niên, hoài thai nhũ bộ (云何念父母恩、哀哀父母、生我劬勞、十月三年、懷胎乳哺, Thế nào là nhớ đến công ơn cha mẹ ? Thương thay cha mẹ, sanh ta khó nhọc, mười tháng ba năm, mang thai bú mớm).”
(無極): có hai nghĩa chính. (1) Vô cùng tận, không biên giới. Như trong Tả Truyện (左傳), chương Hy Công Nhị Thập Tứ Niên (僖公二十四年), có câu: “Nữ đức vô cực, nữ oán vô chung (女德無極、女怨無終, đức của người nữ không cùng, nỗi oán hờn của người nữ không tận).” Hay trong bài Phụng Hòa Đậu Dung Châu (奉和竇容州) của Nguyên Chẩn (元稹, 779-831) nhà Đường cũng có đoạn: “Tự thán phong ba khứ vô cực, bất tri hà nhật hựu tương phùng (自歎風波去無極、不知何日又相逢, tự than phong ba đi hoài mãi, biết đến ngày nao lại trùng phùng).” (2) Các triết học gia cổ đại Trung Quốc cho rằng Vô Cực là bản nguyên hình thành vũ trụ vạn vật; vì nó không hình tượng, không âm thanh cũng như màu sắc, vô thỉ vô chung, chẳng thể nào đặt tên, nên gọi là Vô Cực. Trong tác phẩm Thái Cực Đồ Thuyết (太極圖說) của Châu Đôn Gi (周敦頤, 1017-1073) nhà Tống giải thích rằng: “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực động nhi sanh dương, động cực nhi tĩnh, tĩnh nhi sanh âm, … âm dương nhất Thái Cực dã, Thái Cực bổn Vô Cực dã (無極而太極、太極動而生陽、動極而靜、靜而生陰…陰陽一太極也、太極本無極也, Vô Cực mà Thái Cực, Thái Cực động mà sanh ra dương, động đến tận cùng thì tĩnh, tĩnh thì sanh âm, … âm dương hợp nhất là Thái Cực, Thái Cực vốn Vô Cực vậy).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.178.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập