Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu bạn không thích một sự việc, hãy thay đổi nó; nếu không thể thay đổi sự việc, hãy thay đổi cách nghĩ của bạn về nó. (If you don’t like something change it; if you can’t change it, change the way you think about it. )Mary Engelbreit
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Thước đo giá trị con người chúng ta là những gì ta làm được bằng vào chính những gì ta sẵn có. (The measure of who we are is what we do with what we have.)Vince Lombardi
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tánh Già »»
(s, p: Ānanda, 阿難): từ gọi tắt của âm dịch A Nan Đà (阿難陀), ý dịch là Khánh Hỷ (慶喜), Vô Nhiễm (無染), con trai của vương tộc Sĩ Cam Lộ Phạn (s: Amṛtodana, 士甘露飯, còn gọi là Bạch Phạn Vương [白飯王]) thuộc dòng họ Thích Ca (s: Śākya, p: Sakya, 釋迦), anh em với Đề Bà Đạt Đa (s, p: Devadatta, 提婆達多), anh em chú bác với đức Phật, là thị giả hầu cận Ngài trong một thời gian lâu dài. Ngày đức Thế Tôn thành đạo là ngày A Nan ra đời; Ngài giảng kinh xong 20 năm thì khi ấy A Nan mới xuất gia. Sau khi thành đạo, lần đầu tiên đức Thế Tôn trở về thành Ca Tỳ La Vệ (s: Kapilavastu, p: Kapilavatthu, 迦毘羅衛), khi Ngài trú tại Vườn Xoài (s: Āmrapāli-vana, p: Ambapāli-vana, 菴婆波梨園, tức Am Bà Ba Lợi Viên), Tôn giả A Nan đã cùng với các vương tử thuộc dòng họ Thích Ca và người thợ hớt tóc Ưu Ba Ly (s, p: Upāli, 優波離) xin xuất gia theo Phật. Từ đó trở đi, Tôn giả thường hầu hạ bên đức Thích Tôn, phần nhiều nghe được những lời dạy của Ngài, nên được xưng tụng là Đa Văn Đệ Nhất (多聞第一, nghe nhiều số một). Có thuyết cho rằng Tôn giả đã tu đắc pháp gọi là Tánh Giác Tự Tại Tam Muội (性覺自在三昧), có thể ở trong định thấu hiểu các pháp; cho nên khi kết tập Pháp Tạng thì A Nan được suy cử. Khi dưỡng mẫu của Phật là bà Ma Ha Ba Xà Ba Đề (s: Mahāprajāpatī Gautamī, s: Mahāpajāpatī Gotamī, 摩訶波闍波提) cầu xin xuất gia nhưng không được phép, chính Tôn giả đã đích thân xin Phật và sau khi được phép thì Tôn giả là người đã tận lực sáng lập giáo đoàn Tỳ Kheo Ni đầu tiên. Vào tháng thứ 2 sau khi Phật diệt độ, khi cuộc kết tập lần đầu tiên được tiến hành tại Hang Thất Diệp (s: Sapta-parṇa-guhā, 七葉窟) ngoài Thành Vương Xá (s: Rājagṛha, p: Rājagaha, 王舍城), Tôn giả đã cùng tham dự với 499 vị đệ tử của đức Phật chứng quả A La Hán. Khi đức Phật diệt độ, tương lai của giáo đoàn được phó thác lại cho Ma Ha Ca Diếp (s: Mahākāśyapa, p: Mahākassapa, 摩訶迦葉), cho nên A Nan được Ca Diếp truyền trao giáo pháp cho và trở thành vị tổ thứ 2 của Thiền Tông Tây Thiên. Theo các tài liệu như Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh (救拔焰口餓鬼陀羅尼經, Taishō 1313), Cứu Diện Nhiên Ngạ Quỷ Đà La Ni Thần Chú Kinh (救面燃餓鬼陀羅尼神呪經, Taishō 1314), Du Già Tập Yếu Cứu A Nan Đà La Ni Diệm Khẩu Nghi Quỹ Kinh (瑜伽集要救阿難陀羅尼焰口儀軌經, Taishō 1318), Du Già Tập Yếu Diệm Khẩu Thí Thực Khởi Giáo A Nan Đà Duyên Do (瑜伽集要焰口施食起敎阿難陀緣由, Taishō 1319), có dẫn về nguồn gốc cúng thí thực Ngạ Quỷ, âm linh cô hồn. Câu chuyện kể rằng có một đêm nọ trong khi đang hành Thiền định quán chiếu những lời dạy của Đức Phật, vào canh ba tôn giả A Nan chợt nhìn thấy một con quỷ đói thật hung tợn tên là Diệm Khẩu (s: Ulkā-mukha, 焰口) có thân hình gầy ốm, miệng rực cháy lửa và cổ họng của nó nhỏ như cây kim. Con quỷ ấy đến trước mặt tôn giả thưa rằng ba ngày sau mạng của tôn giả sẽ hết và sanh vào thế giới ngạ quỷ (ma đói). Nghe vậy, tôn giả A Nan vô cùng ngạc nhiên và lấy làm sợ hãi, bèn hỏi con quỷ kia xem có cách nào thoát khỏi tai họa ấy không. Con quỷ trả lởi rằng: “Vào sáng ngày mai nếu tôn giả có thể cúng dường thức ăn và nước uống cho trăm ngàn ức chúng ngạ quỷ nhiều như cát sông Hằng, cho vô số đạo sĩ Bà La Môn, cho chư thiên và các vị thần cai quản việc làm của con người, cho quá cố các vong linh, dùng cái hộc của nước Ma Kiệt Đà (s, p: Magadha, 摩掲陀) để cúng dường cho họ 49 hộc thức ăn và nước uống, và vì họ mà cúng dường cho Tam Bảo, như vậy tôn giả sẽ được tăng thêm tuổi thọ, cùng lúc đó sẽ làm cho chúng tôi thoát khỏi cảnh khổ đau của Ngạ Quỷ và sanh lên cõi trời.” Trên cơ sở của nguồn gốc này, nghi lễ Cúng Thí Thực cho âm linh cô hồn Ngạ Quỷ ra đời cho đến ngày nay.
(近松門左衛門, Chikamatsu Monzaemon, 1653-1724): nhà viết kịch bản Ca Vũ Kỷ (歌舞伎, Kabuki), Tịnh Lưu Ly (淨瑠璃, Jōruri, loại hình chuyện phát xuất từ nguyên lưu của Bình Khúc, Dao Khúc), sống giữa thời đại Giang Hộ; tên thật là Sam Sum Tín Thạnh (杉森信盛), hiệu Bình An Đường (平安堂), Sào Lâm Tử (巢林子), v.v., xuất thân vùng Việt Tiền (越前, Echizen). Về Ca Vũ Kỷ thì ông theo học với Phản Điền Đằng Thập Lang (坂田藤十郎), còn loại hình Tịnh Lưu Ly thì thọ giáo với Trúc Bổn Nghĩa Thái Thu (竹本義太夫). Ông đã biên soạn khá nhiều bản Cuồng Ca, trước tác cả hơn 100 khúc Tịnh Lưu Ly, để miêu tả nét đẹp của lòng người qua đề tài nghĩa lý nhân tình. Trước tác của ông có Xuất Thế Cảnh Tình (出世景情), Quốc Tánh Gia Hợp Chiến (國性爺合戰), Tâm Trung Thiên Đảo Cương (心中天綱島), Nữ Sát Du Địa Ngục (女殺油地獄), v.v.
(妙理): có ba nghĩa chính:
(1) Đạo lý thâm áo, siêu tuyệt.
(2) Chân lý không thể nghĩ bàn mà người thường tình chẳng luận suy thấu được.
(3) Lý huyền diệu. Như trong bài thơ Mai Nhật Tầm Thôi Tập Lý Phong (晦日尋崔戢李封) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu: “Trọc dao hữu diệu lý, thứ dụng úy trầm phù (濁醪有妙理、庶用慰沉浮, rượu đục có đạo lý, dùng nhiều sợ chẳng hay).” Hay trong bài Ấp Thúy Hiên Phú (揖翠軒賦) của Vương Nhược Hư (王若虛, 1174-1243) nhà Kim có câu: “Vật chi tại thiên hạ, giai diệu lý chi sở ngụ dã (物之在天下、皆妙理之所寓也, muôn vật trong thiên hạ, đều bao hàm đạo lý siêu tuyệt).” Hay trong Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh (大乘入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 672) lại có đoạn rằng: “Hiểu danh tướng chi tinh giả, khư vọng tưởng chi mê câm, y chánh trí dĩ hội chân như, ngộ Duyên Khởi nhi quy diệu lý, cảnh phong ký tức, thức lãng phương trừng, tam Tự Tánh giai không, nhị Vô Ngã câu mẫn, nhập Như Lai chi tạng, du giải thoát chi môn (曉名相之幷假、祛妄想之迷衿、依正智以會眞如、悟緣起而歸妙理、境風旣息、識浪方澄、三自性皆空、二無我俱泯、入如來之藏、遊解脫之門, rõ danh tướng đều giả tạm, bỏ vọng tưởng ấy áo mê, nương chánh trí để tỏ chân như, ngộ duyên khởi mà về diệu lý, gió cảnh đã dứt, sóng biết lắng trong, ba Tự Tánh đều không, hai Vô Ngã thảy hết, vào Như Lai kho tạng, chơi giải thoát cửa Thiền).” Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa (大般涅槃經玄義, Taishō Vol. 38, No. 1765) quyển Thượng có giải thích rằng: “Phù chánh đạo u tịch vô thỉ vô chung, diệu lý hư huyền phi tân phi cố (夫正道幽寂無始無終、妙理虛玄非新非故, phàm chánh đạo vắng lặng không đầu không cuối, lý mầu huyền nhiệm chẳng mới chẳng cũ).”
(妙理): (1) Đạo lý thâm áo, siêu tuyệt. (2) Chân lý không thể nghĩ bàn mà người thường tình chẳng luận suy thấu được. (3) Lý huyền diệu. Như trong bài thơ Mai Nhật Tầm Thôi Tập Lý Phong (晦日尋崔戢李封) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường có câu: “Trọc dao hữu diệu lý, thứ dụng úy trầm phù (濁醪有妙理、庶用慰沉浮, rượu đục có đạo lý, dùng nhiều sợ chẳng hay).” Hay trong bài Ấp Thúy Hiên Phú (揖翠軒賦) của Vương Nhược Hư (王若虛, 1174-1243) nhà Kim có câu: “Vật chi tại thiên hạ, giai diệu lý chi sở ngụ dã (物之在天下、皆妙理之所寓也, muôn vật trong thiên hạ, đều bao hàm đạo lý siêu tuyệt).” Hay trong Đại Thừa Nhập Lăng Già Kinh (大乘入楞伽經, Taishō Vol. 16, No. 672) lại có đoạn rằng: “Hiểu danh tướng chi tinh giả, khư vọng tưởng chi mê câm, y chánh trí dĩ hội chân như, ngộ Duyên Khởi nhi quy diệu lý, cảnh phong ký tức, thức lãng phương trừng, tam Tự Tánh giai không, nhị Vô Ngã câu mẫn, nhập Như Lai chi tạng, du giải thoát chi môn (曉名相之幷假、祛妄想之迷衿、依正智以會眞如、悟緣起而歸妙理、境風旣息、識浪方澄、三自性皆空、二無我俱泯、入如來之藏、遊解脫之門, rõ danh tướng đều giả tạm, bỏ vọng tưởng ấy áo mê, nương chánh trí để tỏ chân như, ngộ duyên khởi mà về diệu lý, gió cảnh đã dứt, sóng biết lắng trong, ba Tự Tánh đều không, hai Vô Ngã thảy hết, vào Như Lai kho tạng, chơi giải thoát cửa Thiền).” Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh Huyền Nghĩa (大般涅槃經玄義, Taishō Vol. 38, No. 1765) quyển Thượng có giải thích rằng: “Phù chánh đạo u tịch vô thỉ vô chung, diệu lý hư huyền phi tân phi cố (夫正道幽寂無始無終、妙理虛玄非新非故, phàm chánh đạo thì vắng lặng không đầu không cuối, lý mầu huyền nhiệm chẳng mới chẳng cũ).”
(s: dharmatā, p: dhammatā, 法性): còn gọi là Thật Tướng Chân Như (實相眞如), Chân Pháp Tánh (眞法性), Chân Tánh (眞性); là tên gọi khác của Chân Như (眞如), v.v.; tuy tên gọi khác mà đồng thể; là thể tánh chân thật của các pháp, cũng là bản tánh chân thật bất biến vốn có của hết thảy hiện tượng trong vũ trụ. Pháp Tánh là gốc của vạn pháp, nên còn gọi là Pháp Bổn (法本). Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 32 lấy tổng tướng và biệt tướng của các pháp cùng quy về Pháp Tánh; cho rằng các pháp có mỗi mỗi tướng (tướng sai biệt của hiện tượng) và thật tướng. Về cái gọi là mỗi mỗi tướng khác nhau, tỷ dụ như sáp ong đốt chảy thành nước, mất đi tướng ban đầu của nó, do vì không cố định, nên phân biệt tìm cầu không thể được; chính vì không thể được nên gọi là “không (空)” (tức không có tự tánh); vì vậy không chính là thật tướng của các pháp. Đối với hết thảy tướng sai biệt mà nói, do vì tự tánh của chúng là không, nên đều là đồng nhất, được gọi là “như (如).” Tất cả các tướng đều quy về không, vì vậy gọi không là Pháp Tánh. Lại nữa, như trong đá màu vàng có đủ tánh chất của vàng, trong tất cả các pháp trên thế gian đều có Pháp Tánh của Niết Bàn; vì vậy mới bảo rằng thật tánh bản nhiên của các pháp là Pháp Tánh. Điều này đồng nghĩa với ý nghĩa gọi là “chúng sanh, quốc độ đồng nhất Pháp Tánh (眾生、國土同一法性, chúng sanh, quốc độ cùng một Pháp Tánh)” trong Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh (大方廣圓覺修多羅了義經, Taishō Vol. 17, No. 842). Trong Đại Bảo Tích Kinh (大寶積經, Taishō Vol. 11, No. 310) quyển 52, đức Thích Tôn đã từng khai thị về nghĩa thật tánh của các pháp, dạy rằng Pháp Tánh không có đổi khác, không có tăng thêm, không tạo tác và chẳng có không tạo tác; Pháp Tánh không có phân biệt, không có sở duyên, đối với tất cả pháp có thể chứng đắc thể tướng cứu cánh. Cũng có thuyết cho rằng Như Lai Tạng (如來藏) đồng nghĩa với Pháp Tánh. Các luận sư giải thuyết về Pháp Tánh không giống nhau. Đại Sư Từ Ân (慈恩, tức Khuy Cơ [窺基, 632-682]) của Pháp Tướng Tông thì cho rằng Pháp Tánh là Viên Thành Thật Tánh (圓成實性) trong 3 tánh; Y Tha Khởi Tánh (依地起性) này là nơi nương tựa của hết thảy các pháp hữu vi. Trong khi đó, Gia Tường Đại Sư Cát Tạng (吉藏, 549-623) của Tam Luận Tông lại chủ trương rằng chân không là Pháp Tánh. Kế đến, Hiền Thủ (賢首, tức Pháp Tạng [法藏, 643-712]), vị Tổ thứ 3 của Hoa Nghiêm Tông, cho rằng chân như có hai nghĩa là bất biến và tùy duyên; nếu lấy nghĩa tùy duyên, biến tạo ra các pháp, tuy biến tạo mà vẫn giữ tánh chân như bất biến. Chân như tùy duyên biến tạo vạn pháp như vậy, nên gọi chân như là Pháp Tánh. Đại Sư Trí Khải (智顗, 538-597) của Thiên Thai Tông luận rằng Pháp Tánh có đủ ô nhiễm, trong sạch, tức tánh thiện tánh ác; vì tánh có đủ thiện và ác, nên sanh ra các pháp ô nhiễm, trong sạch. Như trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279) quyển 16, Phẩm Thăng Tu Di Sơn Đảnh (昇須彌山頂品) 13, có đoạn: “Pháp Tánh bổn không tịch, vô thủ diệc vô kiến, tánh không tức thị Phật, bất khả đắc tư lường (法性本空寂、無取亦無見、性空卽是佛、不可得思量, Pháp Tánh vốn không lặng, không cầm cũng không thấy, tánh không tức là Phật, suy lường chẳng thể được).” Trong bài tựa của Khởi Tín Luận Tục Sớ (起信論續疏, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 45, No. 764) quyển 1 giải thích rằng: “Pháp Tánh giả, vị chân như bất biến, tùy duyên nhi năng thành nhất thiết pháp (法性者、謂眞如不變、隨緣而能成一切法, Pháp Tánh nghĩa là chân như bất biến, tùy duyên mà có thể thành tất cả các pháp).” Hoặc trong Tông Kính Lục (宗鏡錄, Taishō Vol. 48, No. 2016) quyển 87 cũng có đoạn: “Hựu chư pháp tức Pháp Tánh nhân duyên, nãi chí Đệ Nhất Nghĩa diệc thị nhân duyên (又諸法卽是法性因緣、乃至第一義亦是因緣, lại các pháp là nhân duyên của Pháp Tánh, cho đến Đệ Nhất Nghĩa cũng là nhân duyên).”
(s: dharma-kāya, 法身): tên gọi một trong 3 thân của Phật, gồm Pháp Thân, Báo Thân (報身) và Ứng Thân (應身). Với ý nghĩa là thân thể của chân lý (pháp), Pháp Thân là đương thể chân lý vĩnh viễn bất biến, là đức Phật lý tánh không sắc không hình, đem lại ý nghĩa mang tính nhân cách cho lý thể của chân như, còn được gọi là Pháp Thân Phật, Pháp Tánh Thân, Tự Tánh Thân, Như Như Phật, Như Như Thân, Đệ Nhất Thân, v.v. Đây là nhân cách hóa Phật tánh, tượng trưng cho Phật pháp tuyệt đối, chân lý không nơi đâu mà không hiện hữu, bao hàm khắp tất cả mọi nơi. Đức Phật là đấng giác ngộ, nên Pháp Thân là Giác Tánh (覺性, tánh giác ngộ), Báo Thân là Giác Tướng (覺相, tướng giác ngộ) và Ứng Thân là Giác Dụng (覺用, sự diệu dụng của giác ngộ). Hơn nữa, Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) có lập ra Tam Pháp Thân (三法身, ba loại Pháp Thân), gồm Pháp Hóa Sanh Thân (法化生身), Ngũ Phần Pháp Thân (五分法身) và Thật Tướng Pháp Thân (實相法身). Pháp Hóa Sanh Thân là hóa thân Phật do pháp tánh hóa hiện; Ngũ Phần Pháp Thân là thân thể có 5 phần công đức như Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát và Giải Thoát Tri Kiến. Thật Tướng Pháp Thân là thật tướng của các pháp vốn có tánh Không. Bên cạnh đó, cũng có Tam Pháp Thân do Thiên Thai Tông lập ra, gồm Không Pháp Thân (空法身, Pháp Thân của Tiểu Thừa), Tức Giả Pháp Thân (卽假法身, Pháp Thân của Đại Thừa Biệt Giáo) và Tức Trung Pháp Thân (卽中法身, Pháp Thân của Đại Thừa Viên Giáo). Như trong Niệm Phật Khởi Duyên Di Đà Quán Kệ Trực Giải (念佛起緣彌陀觀偈直解, CBETA No. 1195) có giải thích về Pháp Thân rằng: “Pháp Thân giả, tức Như Lai Tạng Đại Niết Bàn thể, sanh diệt tâm diệt, chơn như tâm hiện, tức danh Pháp Thân; thử thân vô dộ khả lai, vô độ khả khứ, bổn Pháp Giới Thân, châu biến nhất thiết (法身者、卽如來藏大涅槃體、生滅心滅、眞如心現、卽名法身、此身無土可來、無土可去、本法界身、周遍一切, Pháp Thân tức là thể của Như Lai Tạng Đại Niết Bàn, tâm sanh diệt mà diệt, thì tâm chơn như hiển hiện, tức gọi là Pháp Thân; thân này không quốc độ nào có thể đến, không quốc độ nào có thể đi, vốn là thân của Pháp Giới, biến khắp tất cả).”
(圓覺): tánh giác viên mãn, nghĩa là lý tánh do Như Lai chứng được có đầy đủ muôn đức, tròn đầy cùng khắp, linh diệu sáng tỏ. Hơn nữa, hết thảy chúng hữu tình đều có bản giác, chơn tâm, từ vô thỉ đến nay thường trú thanh tịnh, sáng rực không mê mờ, rõ ràng thường biết; nếu nói về thể thì đó là nhất tâm; nếu nói về nhân là Như Lai Tạng (如來藏); nói về quả là Viên Giác; cùng đồng nhất với chân như, Phật tánh, pháp giới, Niết Bàn, Bồ Đề, v.v. Trong Đại Phương Quảng Viên Giác Tu Đa La Liễu Nghĩa Kinh (大方廣圓覺修多羅了義經, gọi tắt là Viên Giác Kinh, Taishō Vol. 17, No. 842) giải thích rằng: “Vô thượng Pháp Vương hữu đại Đà La Ni môn, danh vi Viên Giác, lưu xuất nhất thiết thanh tịnh chân như Bồ Đề Niết Bàn cập Ba La Mật, giáo thọ Bồ Tát (無上法王有大陀羅尼門、名爲圓覺、流出一切清淨眞如菩提涅槃及波羅蜜、敎授菩薩, đấng Pháp Vương vô thượng có pháp môn đại Đà La Ni tên là Viên Giác, lưu xuất hết thảy chân như, Bồ Đề, Niết Bàn và Ba La Mật, dạy dỗ và truyền trao cho Bồ Tát).” Hay trong Viên Giác Kinh Lược Sớ Tự Chú (圓覺經略疏序注, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 10, No. 256) của Khuê Phong Tông Mật (圭峰宗密, 780-841) có chú giải rằng: “Vạn pháp hư ngụy, duyên hội nhi sanh, sanh pháp bổn vô, nhất thiết duy thức, thức như huyễn mộng, đản thị nhất tâm, tâm tịch nhi tri, mục chi vi Viên Giác (萬法虛僞、緣會而生、生法本無、一切唯識、識如幻夢、但是一心、心寂而知、目之爲圓覺, muôn pháp không thật, do duyên gặp mà sinh ra, pháp sanh ra vốn không, hết thảy chỉ có biết, biết như huyễn mộng, chỉ là nhất tâm, tâm lặng mà biết, mắt thấy là Viên Giác).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.64.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập