Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Chúng ta không học đi bằng những quy tắc mà bằng cách bước đi và vấp ngã. (You don't learn to walk by following rules. You learn by doing, and by falling over. )Richard Branson
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tạng Tuấn »»
(破地獄偈): Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng quán pháp giới tánh, nhất thiết duy tâm tạo (若人欲了知、三世一切佛、應觀法界性、一切惟[唯]心造, nếu người muốn thông suốt, ba đời tất cả Phật, nên quán tánh pháp giới, hết thảy do tâm tạo). Bài kệ này chủ yếu được tìm thấy trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 10, No. 279, tức Bát Thập Hoa Nghiêm [八十華嚴]) quyển 19, phẩm Dạ Ma Cung Trung Kệ Tán (夜摩宮中偈讚品) thứ 20, do Bồ Tát Giác Lâm (覺林) tụng. Ngoài ra, vì áo nghĩa của kệ này rất thâm sâu, vi diệu, nên xuất hiện trong khá nhiều thư tịch khác như Hoa Nghiêm Đạo Tràng Khởi Chỉ Đại Lược (華嚴道塲起止大略, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1474), Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1594) quyển 11, Thành Duy Thức Luận Diễn Bí (成唯識論演祕, Taishō Vol. 43, No. 1833) quyển 1, Thiên Trúc Biệt Tập (天竺別集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 57, No. 951) quyển Trung, Thích Môn Chánh Thống (釋門正統, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1513) quyển 3, Tử Bá Tôn Giả Biệt Tập (紫柏尊者別集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1453) quyển 4, Liệt Tổ Đề Cương Lục (列祖提綱錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1260) quyển 2, Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō Vol. 48, No. 2023) quyển 4, Tịnh Độ Thánh Hiền Tư Lương Toàn Tập (淨土資糧全集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 61, No. 1162) quyển 3, Trạm Nhiên Viên Trừng Thiền Sư Ngữ Lục (湛然圓澄禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1444) quyển 3, v.v. Bài này có công năng phá cửa Địa Ngục để cho các vong hồn được siêu thoát về thế giới an lành; cho nên được thâu lục trong Mông Sơn Thí Thực Văn (蒙山施食文) thuộc Công Phu Chiều của Thiền Môn Nhật Tụng (禪門日誦, như bản hiện hành tại Huế, ghi ngày Rằm tháng 10 năm 1898 [Thành Thái thứ 10]). Tuy nhiên, nội dung bài kệ có khác so với bản trong Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經, Taishō Vol. 9, No. 278, tức Lục Thập Hoa Nghiêm [六十華嚴]), quyển 10, Phẩm Dạ Ma Thiên Cung Bồ Tát Thuyết Kệ (夜摩天宮菩薩說偈品), do Bồ Tát Như Lai Lâm (如來林) thuyết: “Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng đương như thị quán, tâm tạo chư Như Lai (若人欲了知、三世一切佛、應當如是觀、心造諸如來, nếu người muốn thông suốt, ba đời tất cả Phật, phải nên như vậy quán, tâm tạo các Như Lai).” Về uy lực không thể nghĩ bàn của bài Phá Địa Ngục Kệ này, trong Địa Tạng Bồ Tát Tượng Linh Nghiệm Ký (地藏菩薩像靈驗記, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1638), phần Kinh Sư Nhân Tăng Tuấn Địa Tạng Cảm Ứng Ký (京師人僧俊地藏感應記) thứ 5, có ghi lại câu chuyện của Thích Tăng Tuấn (釋僧俊). Sư người vùng Kinh Sư (京師), họ Vương (王), sống dưới thời nhà Tống. Sau khi xuất gia, sư không giữ giới luật, cũng chưa từng tu nhân thiện. Cuối cùng, vì đau bệnh nhẹ mà qua đời. Chết được ba ngày thì xảy ra một điều kỳ lạ: sư bỗng nhiên sống lại. Sư khóc lóc thảm thiết, dập đầu xuống đất sám hối. Sư kể lại rằng ngay khi vừa mới tắt thở, có hai vị quan Minh Phủ, đuổi sư chạy đến trước một cổng thành lớn. Chợt có một vị tăng bảo rằng: “Ta là Địa Tạng Bồ Tát đây ! Nhà ngươi khi tại Kinh Thành, đã từng vẽ hình tượng ta, nhưng chẳng bày lễ cúng, rồi lại đem bỏ sau chùa. Ta muốn báo đáp công đức vẽ tranh tượng đó. Nhân ông là tu sĩ Hoa Nghiêm, nên ta sẽ chỉ cho ông một bài kệ.” Bèn đọc bài kệ rằng: “Nhược nhân dục liễu tri, tam thế nhất thiết Phật, ưng đương như thị quán, tâm tạo chư Như Lai (若人欲了、知三世一切佛、應當如是觀、心造諸如來, nếu người muốn thông suốt, ba đời tất cả Phật, phải nên như vậy quán, tâm tạo các Như Lai).” Bồ Tát Địa Tạng đọc cho sư nghe bài kệ này xong, bảo rằng: “Nếu ông tụng được bài kệ này thì có thể đóng cửa Địa Ngục, mở ra con đường đến cõi Tịnh Độ và có thể thông được vận mạng.” Sau khi tụng được bài kệ này, Tăng Tuấn đi vào trong thành, diện kiến vua Diêm Ma. Vua hỏi: “Ngươi lúc còn sống làm việc công đức gì ?” Sư đáp: “Tôi ngu muội, phóng túng, không chịu tu thiện, lại chẳng giữ giới, mà chỉ thọ trì một hàng bốn câu kệ này.” Vua lại hỏi: “Nay ngươi tụng được không ?” Đáp: “Ghi nhớ lời tụng, tụng đủ kệ trên, tiếng vang đến nơi, người đang chịu khổ, đều được giải thoát.” Đến đây, nhà vua chợt bảo: “Thôi dừng lại ! Khỏi cần nói nữa.” Bèn cho thả sư trở về lại nhân gian. Nhờ nhân duyên được sống lại như vậy, sư bảo Sa Môn Nghĩa Học (義學), Pháp Sư về Hoa Nghiêm, kiểm tra lại bài kệ trên, mới biết rằng bài này vốn có trong Kinh Hoa Nghiêm. Sư kể lại câu chuyện cho chúng tăng nghe, ai cũng đều phát tâm, tin tưởng và thọ trì kinh này.
(曼荼羅寺, Mandara-ji): còn gọi là Tùy Tâm Viện (隨心院), Ngưu Bì Sơn Mạn Trà La Tự (牛皮山曼荼羅寺), Tùy Tâm Viện Môn Tích (隨心院門跡), Tiểu Dã Môn Tích (小野門跡); ngôi chùa trung tâm của Phái Thiện Thông Tự (通善寺派) thuộc Chơn Ngôn Tông; hiện tọa lạc tại Onogorei-chō (小野御靈町), Yamashina-ku (山科區), Kyoto-shi (京都市), nơi hành hương thứ 72 trong số 88 ngôi danh lam ở vùng Tứ Quốc (四國, Shikoku). Chùa do Không Hải Đại Sư sáng lập, xuất phát từ nhân duyên Đại Sư nằm mộng thấy mẹ mình sành làm thân con trâu, bèn đến thăm và đem con trâu ấy về nuôi. Khi trâu chết, Đại Sư lấy da trâu vẽ đồ hình Mạn Trà La dâng cúng. Đây là nơi xuất phát của Dòng Tiểu Dã (小野流). Sau này Tăng Tuấn (僧俊) lại phân phái thành Dòng Tùy Tâm Viện (隨心院流). Trong vụ loạn Ứng Nhân (應仁), chùa bị hoang phế, rồi Tăng Hiếu (僧孝) tiến hành phục hưng chùa, và nhóm Thiên Chơn Viện (天眞院) tạo dựng các ngôi đường tháp. Bảo vật của chùa có đồ hình Mạn Trà La thêu bằng chỉ ngũ sắc, tượng gỗ A Di Đà Như Lai ngồi, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.216.142.24 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập