Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Kẻ bi quan than phiền về hướng gió, người lạc quan chờ đợi gió đổi chiều, còn người thực tế thì điều chỉnh cánh buồm. (The pessimist complains about the wind; the optimist expects it to change; the realist adjusts the sails.)William Arthur Ward
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Tam Hàn »»
(s: padma, kōren, 紅蓮): hoa sen hồng, âm dịch là Bát Đầu Ma (鉢頭摩), nguyên sản ở vùng Đông Ấn Độ, Ba Tư (波斯). Trong 40 tay của Thiên Thủ Quan Âm (千手觀音, Quan Âm Ngày Tay), có 1 tay bên phải cầm hoa này, gọi là Hồng Liên Hoa Thủ (紅蓮華手, tay hoa sen hồng). Trong Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà La Ni (千手千眼觀世音菩薩大悲心陀羅尼, Taishō 20, 118) có đoạn rằng: “Nhược vi cầu sanh chư Thiên cung giả, đương ư Hồng Liên Hoa Thủ; chơn ngôn: 'án thương yết lệ tát phạ hạ' (若爲求生諸天宮者、當於紅蓮華手、眞言:唵商掲隷薩嚩賀, nếu có người vì cầu sanh lên cung điện của chư Thiên thì nên ở nơi cánh tay cầm hoa sen hồng; chơn ngôn là 'án thương yết lệ tát phạ hạ').” Trong bài kệ xưng tán Kinh Pháp Hoa có câu: “Lục vạn dư ngôn thất trục trang, vô biên diệu nghĩa quảng hàm tàng, Bạch Ngọc xỉ biên lưu Xá Lợi, Hồng Liên thiệt thượng phóng hào quang, hầu trung Cam Lồ quyên quyên nhuận, khẩu nội Đề Hồ trích trích lương, giả nhiêu tạo tội quá sơn nhạc, bất tu diệu pháp lưỡng Tam Hàng (六萬餘言七軸裝、無邊妙義廣含藏、白玉齒邊流舍利、紅蓮舌上放毫光、喉中甘露涓涓潤、口內醍醐滴滴涼、假饒造罪過山嶽、不須妙法兩三行, hơn sáu vạn lời bảy cuốn thành, vô biên nghĩa mầu rộng ẩn tàng, bên răng Ngọc Trắng tuôn Xá Lợi, trên lưỡi sen hồng phóng hào quang, trong cổ Cam Lồ rả rích nhỏ, trên miệng Đề Hồ giọt giọt tan, giả như tạo tội hơn núi cả, chẳng bằng diệu pháp vài ba hàng).”
(禮光, Raikō, ?-?): vị tăng của của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống dười thời đại Nại Lương, húy là Lễ Quang (禮光) hay Lại Quang (賴光, Raikō). Ông theo hầu Trí Tạng (智藏, Chizō) ở Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji), cùng với Trí Quang (智光, Chikō) học về Tam Luận. Ông trú tại chùa này và xiển dương giáo học Tam Luận; đến cuối đời thì quay về với Tịnh Độ Giáo, chuyên tâm hành trì pháp môn Quán Tướng Niệm Phật và mấy năm sau thì viên tịch. Trí Quang mộng thấy Lễ Quang được vãng sanh về thế giới Cực Lạc, bèn cho vẽ đồ hình A Di Đà Tịnh Độ; đó chính là bức Trí Quang Mạn Trà La (智光曼茶羅).
(然空, Nenkū, ?-1297): vị Tăng của Tịnh Độ Tông, sống vào khoảng giữa và cuối thời Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 4 của Thanh Tịnh Hoa Viện (清淨華院), vị Tổ của Phái Nhất Điều (一條派) thuộc Dòng Trấn Tây (鎭西流), húy là Nhiên Không (然空), hiệu là Lễ A (禮阿), Pháp Quang Minh Viện (法光明院), con của A Bộ Trinh Công (阿部貞公). Ông theo học Thiên Thai với Vĩnh Tồn (永存) trên Tỷ Duệ Sơn, rồi từ năm 1272 trở đi trong vòng 3 năm trường ông theo Lương Trung (良忠) học về Tịnh Độ ở vùng Liêm Thương. Sau đó, ông cùng Lương Không (良空) lên kinh đô, chuyên tâm bố giáo ở Pháp Quang Minh Viện, nhưng vì gặp trở ngại nên ông phải cung thỉnh Lương Trung lên kinh đô. Vào năm 1277, ông kế thừa cuốn Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn (末代念佛授手印) của Lương Trung, rồi sau khi thầy qua đời, ông đã cùng với Lương Không, Đạo Quang (道光) hoạt động mạnh mẽ, làm vị Tổ đời thứ 4 của Thanh Tịnh Hoa Viện, và đóng vai trò trung tâm trong giới Tịnh Độ Tông ở Kyoto. Trước tác của ông có Tịnh Độ Lược Yếu Sao (淨土略要鈔) 1 quyển, Tâm Hành Tạp Quyết (心行雜決) 1 quyển.
(鹿兒島藩, Kagoshima-han): tên gọi chính thức của Phiên Tát Ma (薩摩藩, Satsuma-han); là một Phiên lãnh hữu 2 tiểu quốc Tát Ma (薩摩, Satsuma), Đại Ngung (大隅, Ōsumi), cọng thêm đại bộ phận các quận huyện của tiểu quốc Nhật Hướng (日向, Hyūga), các đảo ở Tây Nam. Hiện tại Phiên này thuộc toàn bộ Kagoshima-ken (鹿兒島縣) và tây nam bộ Miyazaki-ken (宮崎縣), cọng thêm đại bộ phận Okinawa-ken (沖繩縣). Trung tâm hành chính của Phiên là Thành Lộc Nhi Đảo (鹿兒島城, tại Kagoshima-shi [鹿兒島市]). Thành chủ là dòng họ Đảo Tân (島津, Shimazu), hình thành nên một Phiên to lớn với số lượng cao nhất 90 vạn thạch. Từ khi dòng họ này được bổ nhiệm làm chức Thủ Hộ 3 tiểu quốc Tát Ma, Đại Ngung và Nhật Hướng, các nhà Thủ Hộ Đại Danh, Chiến Quốc Đại Danh đã lấy địa phương này làm căn cứ địa vững chắc cho họ. Vào năm 1587 (Thiên Chánh [天正] 15), nhân cuộc chinh phục Cửu Châu (九州, Kyūshū) của Tướng Quân Phong Thần Tú Cát (豐臣秀吉, Toyotomi Hideyoshi), một bộ phận của 3 tiểu quốc trên mới được chính thức công nhận là sở lãnh của dòng họ Đảo Tân. Năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), sau trận chiến Sekigahara (關ヶ原), con của Đảo Tân Nghĩa Hoằng (島津義弘, Shimazu Yoshihiro) là Đảo Tân Gia Cửu (島津家久, Shimazu Iehisa) được công nhận là chủ lãnh của Phiên Tát Ma. Vào năm 1609 (Khánh Trường 14), Gia Cửu xuất binh đánh Lưu Cầu (琉球, Ryūkyū) và làm cho vương quốc này phải thần phục; vì vậy, bên cạnh việc hằng năm Lưu Cầu dâng cống nạp, còn là cơ hội lớn để giao lưu mậu dịch với Trung Quốc; từ số lượng 56 lên đến 72 vạn thạch. Mãi cho đến đời Phiên chủ thứ 8 là Đảo Tân Trùng Hào (島津重豪, Shimazu Shigehide) bắt đầu cải cách chính trị của Phiên, cho thiết lập các trường Phiên Hiệu Tạo Sĩ Quán (藩校造士館), Diễn Võ Quán (演武館), Y Học Viện (醫學院), v.v. Ông cho con gái thứ 3 là Mậu Cơ (茂姫) đến làm dâu nhà Tướng Quân Đức Xuyên Gia Tề (德川家齊, Tokugawa Ienari); vì vậy đã tạo ảnh hưởng to lớn cho nền chính trị của Phiên Tát Ma; nhưng ngược lại thì cũng làm gia tăng sự khốn cùng cho Phiên. Năm 1851 (Gia Vĩnh [嘉永] 4), dưới thời của vị Phiên chủ đời thứ 11 là Đảo Tân Tề Bân (島津齊彬, Shimazu Nariakira), ông tiến hành thiết lập các thiết bị quận sự của phương Tây cũng như công trường kinh doanh; hơn nữa, ông còn người con gái nuôi là Đốc Cơ (篤姫) làm vợ kế nhà Tướng Quân đời thứ 13 là Đức Xuyên Gia Định (德川家定, Tokugawa Iesada). Vào năm 1871 (Minh Trị [明治] 4), trừ các đảo Lưu Cầu, lãnh địa của Phiên Tát Ma bị phế bỏ và sát nhập vào Kagoshima-ken. Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên Tát Ma có 12 người, gồm: (1) Đảo Tân Gia Cửu (島津家久, Shimazu Iehisa); (2) Đảo Tân Quang Cửu (島津光久, Shimazu Mitsuhisa); (3) Đảo Tân Cương Quý (島津綱貴, Shimazu Tsunataka); (4) Đảo Tân Cát Quý (島津吉貴, Shimazu Yoshitaka); (5) Đảo Tân Kế Phong (島津繼豐, Shimazu Tsugutoyo); (6) Đảo Tân Tông Tín (島津宗信, Shimazu Munenobu); (7) Đảo Tân Trùng Niên (島津宗信, Shimazu Shigetoshi); (8) Đảo Tân Trùng Hào (島津重豪, Shimazu Shigehide); (9) Đảo Tân Tề Tuyên (島津齊宣, Shimazu Narinobu); (10) Đảo Tân Tề Hưng (島津齊興, Shimazu Narioki); (11) Đảo Tân Tề Bân (島津齊彬, Shimazu Nariakira); và (12) Đảo Tân Tề Bân (島津忠義, Shimazu Tadayoshi). Chi nhánh của Phiên này là Phiên Tá Thổ Nguyên (佐土原藩, Sadowara-han).
(心地覺心, Shinchi Kakushin): tức Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心, Muhon Kakushin, 1207-1298), vị Tổ của Phái Pháp Đăng (法燈派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản; húy là Giác Tâm (覺心), đạo hiệu Vô Bổn (無本), hiệu là Tâm Địa Phòng (心地房); thụy hiệu Pháp Đăng Thiền Sư (法燈禪師), Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư (法燈圓明國師); xuất thân vùng Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken [長野縣]), họ là Hằng (恆, có thuyết cho là Thường Trừng [常澄]). Vào năm thứ 3 (1221) niên hiệu Thừa Cửu (承久), ông vào Thần Cung Viện ở quê mình mà học kinh sử, rồi đến năm 29 tuổi thì đến Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) đăng đàn thọ Cụ Túc Giới. Tiếp đến, ông theo hầu Giác Phật (覺佛) ở Truyền Pháp Viện (傳法院) trên Cao Dã Sơn (高野山, Kōyasan) mà tu học về Mật Giáo, rồi kế đến ông đến tham bái Thối Canh Hành Dũng (退耕行勇) ở Kim Cang Tam Muội Viện (金剛三昧院). Sau đó, ông lại đến bái yết Đạo Nguyên (道元) ở Cực Lạc Tự (極樂寺, Gokuraku-ji) thuộc vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) và thọ Bồ Tát Giới với vị này. Tiếp theo ông còn đến tham vấn nhiều nơi như Vinh Triêu (榮朝) ở Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji) vùng Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]), Sanh Liên (生蓮) ở Tâm Hành Tự (心行寺) vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai, thuộc Yamanashi-ken [山梨縣]), Tạng Tẩu Lãng Dự (藏叟朗譽) ở Thọ Phước Tự (壽福寺, Jufuku-ji), và Thiên Hựu Tư Thuận (天祐思順) ở Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji). Đến năm thứ 3 (1249) niên hiệu Bảo Trị (寶治), ông khởi chí muốn sang nhà Tống cầu pháp, rồi lênh đênh trải qua hai tháng trường mới đến được vùng Cửu Châu. Đến năm thứ 10 (1250) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), ông đến được Dục Vương Sơn (育王山), rồi tham yết Vô Môn Huệ Khai (無門慧開) và đắc pháp của vị này. Sau đó, ông trở về nước, lên Cao Dã Sơn, nương theo Long Thiền (隆禪) ở Thiền Định Viện (禪定院) làm Thủ Tòa ở đây, nhưng sau ông lại từ giã nơi ấy mà đến ở tại Thứu Phong Sơn (鷲峰山) thuộc vùng Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山懸]). Vào năm thứ 4 (1264) niên hiệu Hoằng Trường (弘長), Nguyện Chủ Nguyện Tánh (願主願性) của Tây Phương Tự (西方寺, Saihō-ji, sau là Hưng Quốc Tự [興國寺]) nhường chùa này lại cho Giác Tâm. Năm thứ 4 (1281) niên hiệu Hoằng An (弘安), Quy Sơn Thiên Hoàng (龜山天皇, Kameyama Tennō) cho mời ông đến ở tại Thắng Lâm Tự (勝林寺, Shōrin-ji) trong Kinh Đô để thường xuyên vấn pháp, rồi Hậu Vũ Đa Thiên Hoàng (後宇多天皇, Gouda Tennō) cũng biến ly cung của mình thành Thiền lâm, rồi thỉnh ông làm sơ Tổ nơi ấy, nhưng ông đã cố từ mà không nhận. Vào ngày 13 tháng 10 năm thứ 6 niên hiệu Vĩnh Nhân (永仁), ông thị tịch tại Tây Phương Tự, hưởng thọ 92 tuổi. Quy Sơn Thiên Hoàng ban thụy hiệu cho ông là Pháp Đăng Thiền Sư; sau đó Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇, Godaigo Tennō) còn ban tặng thêm cho ông thụy hiệu khác là Pháp Đăng Viên Minh Quốc Sư. Tương truyền tâm ông mến mộ vùng Phổ Hóa (普化), Trấn Châu (鎭州), thường hay thổi sáo hát ca, nên được kính ngưỡng như là vị Tổ của Tông Phổ Hóa (普化宗).
(s, p: samādhi, 三摩地): còn gọi là Tam Muội (三昧), Tam Ma Đề (三摩提), Tam Ma Đế (三摩帝), Tam Ma Để (三摩底), Tam Muội Địa (三昧地), v.v.; ý dịch là Đẳng Trì (等持), Chánh Định (正定), Chánh Ý (定意), Điều Trực Định (調直定), Chánh Tâm Hành Xứ (正心行處), Định (定); nghĩa là xa lìa hôn trầm, trạo cử, là tác dụng của tinh thần, tâm chuyên trú vào một cảnh, không tán loạn. Tam Ma Địa là một trong 75 pháp, hay 100 pháp. Như trong Phật Thuyết Pháp Thân Kinh (佛說法身經, Taishō Vol. 17, No. 766) có câu: “Hữu tam chủng Tam Ma Địa vị Không Vô Tướng Vô Nguyện, phục danh Tam Giải Thoát Môn (有三種三摩地謂空無相無願、復名三解脫門, có ba loại Tam Ma Địa là Không, Vô Tướng, Vô Nguyện; lại có tên là Ba Cửa Giải Thoát).” Hay trong Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō Vol. 19, No. 945) quyển 6 có câu: “Bỉ Phật giáo ngã, tùng văn tư tu, nhập Tam Ma Địa (彼佛敎我、從聞思修、入三摩地, Phật kia dạy ta, từ lắng nghe, tư duy, tu tập, đi vào Tam Ma Địa [định]).”
(三際): tức Tam Thế (三世), ba đời; gồm (1) Tiền Tế (s: pūrvānta, 前際), chỉ cho quá khứ; (2) Hậu Tế (s: aparānta, 後際), chỉ tương lai; (3) Trung Tế (s: madhyānta, 中際), chỉ hiện tại. Như trong Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh (仁王護國般若波羅蜜多經, Taishō Vol. 8, No. 246) quyển Thượng, Phẩm Quán Như Lai (觀如來品) thứ 2 có đoạn: “Quán thân thật tướng, quán Phật diệc nhiên, vô tiền tế, vô hậu tế, vô trung tế, bất trú Tam Tế, bất ly Tam Tế (觀身實相、觀佛亦然、無前際、無後際、無中際、不住三際、不離三際, quán thật tướng của thân, quán Phật cũng như vậy, không quá khứ, không tương lai, không hiện tại, chẳng trú ba đời, chẳng lìa ba đời).” Hay trong Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập (禪宗頌古聯珠通集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1295) quyển 5 lại có đoạn: “Tam Tế cầu tâm tâm bất kiến, lưỡng nhãn y nhiên đối lưỡng nhãn, bất tu di kiếm khắc chu tầm, tuyết nguyệt phong hoa thường kiến diện (三際求心心不見、兩眼依然對兩眼、不須遺劍刻舟尋、雪月風華常見面, ba đời tìm tâm tâm chẳng thấy, hai mắt như xưa đối hai mắt, chẳng nên mất kiếm khắc thuyền tìm, trăng tuyết gió hoa thường thấy mặt).” Ngoài ra, tại Ấn Độ một năm chia ra ba kỳ, lấy tam tế phối với nhật nguyệt thì có các thuyết khác nhau, như thuyết của Thần Thái (神泰), Chơn Đế (眞諦), Phổ Quang (普光), Huyền Trang (玄奘), v.v.; trong đó, thuyết của Chơn Đế và Huyền Trang thì tương đồng. Tam Tế ở đây là (1) Nhiệt Tế (s: grīṣma-ṛtu, 熱際), từ ngày 16 tháng Giêng đến 15 tháng 5; (2) Vũ Tế (s: varṣa-ṛtu, 雨際), từ ngày 16 tháng 5 đến 15 tháng 9; (3) Hàn Tế (s: hemanta-ṛtu, 寒際), từ ngày 16 tháng 9 đến 15 tháng Giêng. Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記, Taishō Vol. 51, No. 2087) quyển 2 lại lấy Tam Tế chia thành 6 thời, gồm: (1) Từ ngày 16 tháng Giêng đến 15 tháng 3, gọi là tạm nhiệt (漸熱, tạm nóng, nóng sơ); (2) Từ ngày 16 tháng 3 đến 15 tháng 5, gọi là thạnh nhiệt (盛熱, nóng gắt); (3) Từ ngày 16 tháng 5 đến 15 tháng 7, gọi là vũ thời (雨時, mùa mưa); (4) Từ ngày 16 tháng 7 đến 15 tháng 9, gọi là mậu thời (茂時, mùa tươi tốt); (5) Từ ngày 16 tháng 9 đến 15 tháng 11, gọi là tạm hàn (漸寒, hơi lạnh); (6) Từ ngày 16 tháng 11 đến 15 tháng Giêng, gọi là thạnh hàn (盛寒, lạnh gắt).
(選佛塲): nơi tuyển chọn làm Phật; thường có nghĩa là Thiền Đường (禪堂), nơi chư Tăng hành Thiền. Có nghĩa rằng tại Thiền Đường ấy, hành giả có thể minh tâm kiến tánh, tức là thành Phật, nên được gọi là “tuyển Phật”. Ngay như tại các giới đàn thọ giới cũng tìm thấy thuật ngữ này, vì các giới tử sau khi thọ giới xong, nếu tinh chuyên tâm hành trì giới luật mình đã lãnh thọ, thì đó cũng là yếu nhân để làm Phật. Trong Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1559) quyển 27, có dẫn câu của Cư Sĩ Bàng Uẩn (龐蘊) nhà Đường rằng: “Thử thị Tuyển Phật Trường, tâm không cập đệ quy (此是選佛塲、心空及第歸, đây là Chọn Phật Trường, tâm không thi đỗ về).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.178.186 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập