Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Người nhiều lòng tham giống như cầm đuốc đi ngược gió, thế nào cũng bị lửa táp vào tay. Kinh Bốn mươi hai chương
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Sư Hiệu »»
(本師): Phật Giáo lấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni làm vị thầy dạy căn bản, nên gọi là bổn sư. Như trong bài Họa Tây Phương Tránh Ký (畫西方幀記) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có đoạn: “Ngã bổn sư Thích Ca Như Lai ngôn, tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới hiệu Cực Lạc (我本師釋迦如來言、從是西方遇十萬億佛土、有世界號極樂, đức Thích Ca Như Lai bổn sư của chúng ta dạy rằng, từ phương Tây này qua mười vạn ức cõi Phật, có thế giới hiệu là Cực Lạc).” Ngoài ra, từ này còn có nghĩa là vị thầy dạy dỗ, truyền trao học vấn. Như trong Sử Ký (史記) quyển 80, Lạc Nghị Liệt Truyện (樂毅列傳) thứ 20, có đoạn: “Lạc Thần Công học Hoàng Đế, Lão Tử, kỳ bổn Sư Hiệu viết Hà Thượng Trượng Nhân (樂臣公學黃帝、老子、其本師號曰河上丈人, Lạc Thần Công học Hoàng Đế, Lão Tử, thầy dạy của ông là Hà Thượng Trượng Nhân).” Hay trong Hậu Hán Thư (後漢書) quyển 37, Hoàn Vinh Đinh Hồng Liệt Truyện (桓榮丁鴻列傳) cũng có đoạn rằng: “Hà Thang vi Hổ Bôn Trung Lang Tướng, dĩ Thượng Thư thọ Thái Tử; Thế Tổ Tùng Dung vấn Thang bổn sư vi thùy (何湯爲虎賁中郎將、以尚書授太子、世祖從容問湯本師爲誰, Hà Thang làm Hổ Bôn Trung Lang Tướng, lấy Thượng Thư dạy cho Thái Tử; vua Thế Tổ Tùng Dung hỏi Hà Thang thầy dạy là ai).” Trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (勅修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 2, phần Phật Giáng Đản (佛降誕), lại có đoạn: “Cung ngộ bổn sư Thích Ca Như Lai Đại Hòa Thượng giáng đản lệnh thần, suất Tỳ Kheo chúng, nghiêm bị hương hoa đăng chúc trà quả trân tu, dĩ thân cúng dường (恭遇本師釋迦如來大和尚降誕令辰、率比丘眾、嚴備香花燈燭茶果珍羞、以伸供養, kính gặp lúc tốt bổn sư Đại Hòa Thượng Thích Ca Như Lai đản sanh, chỉ huy chúng Tỳ Kheo, chuẩn bị tinh nghiêm hương hoa, đèn nến, trà, trái cây, món ăn trân quý, để dâng cúng dường).”
(眞淨克文, Shinjō Kokubun, 1025-1102): vị tăng của Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Văn Hương (閿郷), Thiểm Phủ (陜府, Tỉnh Hồ Nam), họ là Trịnh (鄭), hiệu là Vân Am (雲庵), và tùy theo chỗ ở của ông cũng như Thiền Sư Hiệu mà có các tên gọi khác nhau như Lặc Đàm Khắc Văn (泐潭克文), Bảo Phong Khắc Văn (寳峰克文) và Chơn Tịnh Khắc Văn (眞淨克文). Ngay từ nhỏ ông đã kiệt xuất, nên cha ông có ý cho ông đi du học. Nhân nghe lời thuyết pháp của Bắc Tháp Tư Quảng (北塔思廣) ở Phục Châu (復州, Tỉnh Hồ Bắc), ông phát tâm theo hầu hạ vị này, và được đặt cho tên là Khắc Văn. Năm lên 25 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới. Ban đầu ông học các kinh luận, nhưng khi biết có Thiền thì ông ngao du lên phương Nam, và vào năm thứ 2 (1065) niên hiệu Trị Bình (治平), ông nhập hạ an cư trên Đại Quy Sơn (大潙山). Tại đây nhân nghe một vị tăng tụng câu kệ của Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), ông hoát nhiên đại ngộ, rồi đến tham vấn Hoàng Long Huệ Nam (黃龍慧南) ở Tích Thúy (積翠) và kế thừa dòng pháp của vị này. Trong số môn hạ của Hoàng Long, ông là người có cơ phong mẫn nhuệ nên thông xưng là Văn Quan Tây (文關西). Vào năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông đến Cao An (高安), thể theo lời thỉnh cầu của vị Thái Thú Tiền Công (錢公), ông đến trú trì hai ngôi chùa Động Sơn Tự (洞山寺) và Thánh Thọ Tự (聖壽寺) trong vòng 12 năm. Sau đó, ông lại lên Kim Lăng (金陵), được Thư Vương (舒王) quy y theo và khai sơn Báo Ninh Tự (報寧寺). Ông còn được ban cho hiệu là Chơn Tịnh Đại Sư (眞淨禪師). Không bao lâu sau, ông lại quay trở về Cao An, lập ra Đầu Lão Am (投老庵) và sống nhàn cư tại đây. Sau 6 năm, ông đến trú tại Quy Tông Tự (歸宗寺) trên Lô Sơn (廬山). Tiếp theo, thể theo lời thỉnh cầu của Tể Tướng Trương Thương Anh (張商英), ông lại chuyển đến sống ở Lặc Đàm (泐潭). Cuối cùng ông trở về sơn am ẩn cư và vào ngày 16 tháng 10 năm đầu (1102) niên hiệu Sùng Ninh (崇寧), ông thị tịch, hưởng thọ 78 tuổi đời và 52 hạ lạp. Cùng với Hối Đường Tổ Tâm (晦堂祖心) và Đông Lâm Thường Thông (東林常聰), ông đã tạo dựng nên cơ sở phát triển cho Phái Hoàng Long (黃龍派) thuộc Lâm Tế Tông. Đệ tử của ông có những nhân vật kiệt xuất như Đâu Suất Tùng Duyệt (兜率從悅), Thọ Ninh Thiện Tư (壽寧善資), Động Sơn Trí Càn (洞山致乾), Pháp Vân Cảo (法雲杲), Báo Từ Tấn Anh (報慈進英), Thạch Đầu Hoài Chí (石頭懷志), Lặc Đàm Văn Chuẩn (泐潭文準), Văn Thù Tuyên Năng (文殊宣能), Huệ Nhật Văn Nhã (慧日文雅), Động Sơn Phạn Ngôn (洞山梵言), Thượng Phong Huệ Hòa (上封慧和), Cửu Phong Hy Quảng (九峰希廣), v.v. Trước tác của ông để lại có Vân Am Chơn Tịnh Thiền Sư Ngữ Lục (雲庵眞淨禪師語錄) 6 quyển, còn đệ tử Giác Phạm Huệ Hồng (覺範慧洪) thì soạn ra cuốn Vân Am Chơn Tịnh Hòa Thượng Hành Trạng (雲庵眞淨和尚行狀).
(悟達, Gotatsu, 811-883): vị cao tăng sống dưới thời nhà Đường, xuất thân Hồng Nhã (洪雅), Mi Châu (眉州, nay là Tỉnh Tứ Xuyên), họ Trần (陳), pháp danh Tri Huyền (知玄), tự Hậu Giác (後覺). Hồi nhỏ ông rất thích hình tượng Phật và hình ảnh chư tăng. Đến năm lên 7 tuổi, nhân đến nghe Pháp Thái (法泰) ở Ninh Di Tự (寧夷寺) giảng về Kinh Niết Bàn (涅槃經), đêm đó chợt mộng thấy đức Phật ở chánh điện chùa lấy tay xoa đầu mình. Đến năm 11 tuổi, ông theo xuất gia với Pháp Thái, chuyên nghiên cứu về Kinh Niết Bàn. Hai năm sau, ông vâng mệnh vị Thừa Tướng thăng đường thuyết pháp ở Đại Từ Tự (大慈寺) đất Thục, thính giả đến nghe lên đến cả vạn người, ai cũng mến phục trí tuệ của ông, bèn tôn xưng ông là Trần Bồ Tát. Sau ông theo Luật Sư Biện Trinh (辯貞) thọ Cụ Túc giới, rồi theo Pháp Sư An Quốc Tín (安國信) học về Duy Thức, và tự mình nghiên cứu thêm các kinh điển của những tông phái khác. Ông thường hận mình không thể thuyết kinh được bằng tiếng địa phương. Nhân tụng chú Đại Bi, cảm ứng được vị thần tăng thay lưỡi cho ông trong mộng; hôm sau khi thức dậy, tiếng nói thay đổi. Một thời gian lâu sau, ông ngao du lên kinh đô, gặp lúc vua Võ Tông đang mến mộ phép thuật thành tiên của các đạo gia, nhà vua mời ông cùng luận tranh với các đạo sĩ ấy. Ông biện tài lanh lợi, nói thẳng chẳng sợ, nhà vua tuy không thích lời nói của ông nhưng cũng rất vui lòng với kiến thức của ông. Đến thời vua Tuyên Tông, nhà vua mời ông vào cung nội giảng kinh, ban cho Tử Y, phong làm vị Thủ Tòa của Tam Giáo. Vua Ý Tông thường thân lâm đến nghe giảng kinh và ban cho tòa ngồi bằng gỗ trầm hương; do vì ông sanh tâm hoan hỷ nên sanh ra mụt nhọt có mặt người nơi đầu gối của nhiều đời oan nghiệp chất chồng, sau nhờ tôn giả Ca Nặc Ca (迦諾迦) giúp cho rửa sạch mụt ấy. Về sau ông xin trở về chùa cũ của mình, đến sống tại Đơn Cảnh Sơn (丹景山) thuộc Bành Châu (膨州). Khi vua Hy Tông đến viếng thăm đất Thục, có ban cho ông hiệu Ngộ Đạt Quốc Sư. Khá nhiều tầng lớp sĩ phu cùng giao du với ông, như Lý Thương Ẩn (李商隱) sau khi về vui thú điền viên, đã cùng sống với ông trong một thời gian rất lâu. Ông thị tịch vào năm thứ 3 (883) niên hiệu Trung Hòa (中和), hưởng thọ 73 tuổi đời và 54 hạ lạp. Trước tác của ông có Từ Bi Thủy Sám Pháp (慈悲水懺法) 3 quyển, Thắng Man Kinh Sớ (勝鬘經疏) 4 quyển, Bát Nhã Tâm Kinh Sớ (般若心經疏), Kim Cang Kinh Sớ (金剛經疏), v.v. Trong bài cung văn đầu Kinh Thủy Sám có đoạn: “Quốc Sư Ngộ Đạt, quyên trừ lụy thế chi khiên vưu, sự khải nhất thời, pháp lưu thiên cổ, soạn vi Thượng Trung Hạ tam quyển chi nghi văn, nhân thiên kính ngưỡng, sám ma thân khẩu ý Thập Ác chi tội nghiệp, phàm thánh quy sùng (國師悟達、蠲除累世之愆尤、事啟一時、法流千古、撰爲上中下三卷之儀文、人天敬仰、懺摩身口意十惡之罪業、凡聖皈崇, Quốc Sư Ngộ Đạt trừ sạch các oan khiên của nhiều đời, việc mở ra một lúc, pháp lưu lại muôn thưở, soạn thành văn nghi thức ba quyển Thượng Trung Hạ, người trời đều kính ngưỡng; sám hối tội nghiệp Mười Điều Ác của thân, miệng, ý, phàm thánh thảy quy sùng).” Trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀) quyển 51, phần Tăng Chức Sư Hiệu (僧職師號) có câu: “Hiến Tông tứ Sa Môn Tri Huyền Ngộ Đạt Quốc Sư (憲宗賜沙門知玄悟達國師, vua Hiến Tông [tại vị 805-820] nhà Đường ban tặng cho Sa Môn Tri Huyền là Ngộ Đạt Quốc Sư).” Hay như trong Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳) quyển 3, Truyện Đường Kinh Sư Mãn Nguyệt (唐京師滿月傳) cũng có câu: “Thời Ngộ Đạt Quốc Sư Tri Huyền, hiếu học Thanh Minh, lễ Nguyệt vi sư (時悟達國師知玄、好學聲明、禮月爲師, lúc bấy giờ Ngộ Đạt Quốc Sư Tri Huyền thích học về Thanh Minh, bèn bái Mãn Nguyệt làm thầy).”
(蕤賓): có ba nghĩa chính:
(1) Tên gọi âm thứ 4 trong 6 âm thanh thuộc về Dương của 12 luật âm, tương đương với âm Phù Chung (鳧鐘, fushō) trong 12 âm luật của Nhật Bản. Như trong Chu Lễ (周禮), chương Xuân Quan (春官), Đại Ty Nhạc (大司樂) có ghi rằng: “Nãi tấu Nhuy Tân, ca Hàm Chung, vũ Đại Hạ, dĩ tế sơn xuyên (乃奏蕤賓、歌函鐘、舞大夏、以祭山川, bèn tấu điệu Nhuy Tân, ca khúc Hàm Chung, múa điệu Đại Hạ, để tế núi sông).”
(2) Tên gọi khác của tháng 5 Âm Lịch. Như trong bài Hòa Hồ Tây Tào Thị Cố Phú Tào (和胡西曹示顧賊曹) của Đào Tiềm (陶潛, tức Đào Uyên Minh [陶淵明], khoảng 365-427) nhà Tấn có câu: “Nhuy Tân ngũ nguyệt trung, thanh triêu khởi Nam ti, bất sử diệc bất trì, phiêu phiêu xuy ngã y (蕤賓五月中、清朝起南颸、不駛亦不遲、飄飄吹我衣, Nhuy Tân giữa tháng Năm, sáng trong dậy gió Nam, chẳng nhanh cũng chẳng chậm, thổi áo ta bềnh bồng).” Trong Bách Trượng Thanh Quy Chứng Nghĩa Ký (百丈清規證義記, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1244) quyển 8 có giải thích rằng: “Ngũ nguyệt kiến Ngọ viết Đôn Tang, hựu viết Nhuy Tân, hoặc danh Thiên Trung Tiết, hoặc Tu Nguyệt, hựu xưng Cao Nguyệt, Bồ Nguyệt, Ngải Nguyệt, Lựu Nguyệt đẳng (五月建午曰敦牂、又曰蕤賓、或名天中節、或脩月、又稱皋月、蒲月、艾月、榴月等, tháng Năm kiến Ngọ gọi là Đôn Tang, hay gọi là Nhuy Tân, hoặc có tên Thiên Trung Tiết, hoặc Tu Nguyệt, còn gọi là Cao Nguyệt, Bồ Nguyệt, Ngải Nguyệt, Lựu Nguyệt, v.v.).” Trong Nhạc Điển (樂典) quyển 143 còn cho biết thêm về Nhuy Tân rằng: “Ngọ vi Nhuy Tân, ngũ nguyệt chi thần danh Ngọ; Ngọ giả, trưởng dã; minh vật giai trưởng đại, cố vị chi Ngọ (午爲蕤賓、五月之辰名午、午者、長也、明物皆長大、故謂之午, Ngọ là Nhuy Tân, chi của tháng Năm là Ngọ; Ngọ là trưởng [phát triển], nghĩa là muôn vật đều phát triển to lớn, nên gọi nó là Ngọ).”
(3) Chỉ tiết Đoan Ngọ vào tháng 5 Âm Lịch. Như trong tác phẩm Toàn Nguyên Tán Khúc (全元散曲), chương Nghênh Tiên Khách (迎仙客), Ngũ Nguyệt (五月) của Tùy Thọ Sum (隋樹森, 1906-1989) có câu: “Kết ngải nhân, khánh Nhuy Tân, Xương Bồ tửu hương khai ngọc tôn (結艾人、慶蕤賓、菖蒲酒香開玉樽, bện người ngải [trừ tà], vui khúc Nhuy Tân, hương rượu Xương Bồ thơm phức chén ngọc).” Hay trong Thủy Hử Truyện (水滸傳) hồi thứ 13 của có đoạn: “Thời phùng Đoan Ngọ, Nhuy Tân tiết chí, Lương Trung Thư dữ Thái Phu Nhân tại hậu đường gia yến, khánh hạ Đoan Dương (時逢端午、蕤賓節至、梁中書與蔡夫人在後堂家宴、慶賀端陽, gặp dịp Đoan Ngọ, tiết tháng 5 đến, Lương Trung Thư cùng Thái Phu Nhân ở nhà sau vui yến tiệc gia đình, để chúc mừng tiết Đoan Dương).” Trong Chuẩn Đề Tịnh Nghiệp (準提淨業, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1077) quyển 3 có câu: “Nhuy Tân ngũ nguyệt luật, đắc Hạ khí cố, kiên băng tiêu tán (蕤賓五月律、得夏氣故、堅冰消散, Nhuy Tân luật tháng Năm, vì có khí Hè, băng cứng tiêu tan).” Hay trong bài Trí Môn Tộ Thiền Sư Ngữ Lục Tự (智門祚禪師語錄序) của Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 68, No. 1315) quyển 39 có đoạn: “Thời Tân Mùi tuế Nhuy Tân nguyệt chi ngũ nhật, môn nhân trú Minh Châu Tuyết Đậu Sơn Tư Thánh Tự Minh Giác Đại Sư Tứ Tử Trùng Hiển tự (時辛未歲蕤賓月之五日、門人住明州雪竇山資聖寺明覺大師賜紫重顯序, lúc bấy giờ vào ngày mồng 5 tháng 5 năm Tân Mùi [1031], môn nhân Minh Giác Đại Sư Hiệu Tứ Tử Trùng Hiển [tức Tuyết Đậu Trùng Hiển] ở Tuyết Đậu Sơn Tư Thánh Tự vùng Minh Châu, ghi lời tựa).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.230.170 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập