Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quyền thật »»
(慶祚, Keiso, 955-1019): học tăng của Thiên Thai Tự Tông Môn Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Bình An, húy Khánh Tộ (慶祚), thông xưng là Long Vân Phường Tiên Đức (龍雲坊先德), hiệu là Long Vân Phường (龍雲坊), xuất thân kinh đô Kyōto, con của Đại Ngoại Ký Trung Nguyên Sư Nguyên (大外記中原師元). Ông theo Dư Khánh (余慶, Yokei) ở Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji) vùng Cận Giang (近江, Ōmi) học giáo nghĩa của các tông Hiển Mật; đến năm 991 thì được thọ pháp Quán Đảnh. Vào năm 993, khi hai chúng môn đồ của Viên Nhân (圓仁, Ennin) và Viên Trân (圓珍, Enchin) đối lập nhau, ông chuyển đến Đại Vân Tự (大雲寺, Daiun-ji) ở vùng Nham Thương (岩岡), Sơn Thành (山城, Yamashiro) và sau đó trở về Viên Thành Tự. Từ đó, học chúng vân tập đến rất đông, vì vậy giáo học của Phái Tự Môn (寺門派) trở nên hưng thạnh. Đến năm 997, khi 5 bộ sách mới được gởi từ bên nhà Bắc Tống Trung Quốc sang, vâng mệnh triều đình, ông bình luận về nghĩa Long Nữ Thành Phật (龍女成佛). Vào năm 1017, mở hội Pháp Hoa Thập Giảng (法華十講) nhân ngày húy kỵ của Viên Trân. Trước tác của ông có Tây Phương Yếu Quán (西方要觀) 1 quyển, Pháp Hoa Long Nữ Thành Phật Quyền thật Nghi Nạn (法華龍女成佛權實疑難) 1 quyển.
(梵音): còn gọi là phạm thanh (s: brahma-svara, 梵聲), một trong 32 tướng tốt của đức Phật, là âm thanh vi diệu, thanh tịnh của chư Phật, Bồ Tát, tiếng nói tròn đầy như tiếng vang của trống trời, cũng giống như tiếng chim Ca Lăng Tần Già (s:渠 karaviṅka; p: karavīka, 迦陵頻伽). Nhờ nói lời chân thật, lời nói hay, chế ngự hết thảy những lời nói xấu ác mà có được tướng tốt như vậy. Người nghe được tiếng nói như vậy, tùy theo căn cơ của mình mà có được lợi ích, sanh khởi điều tốt, cảm nhận và đoạn trừ được Quyền thật lớn nhỏ, tiêu trừ mọi nghi ngờ. Tại Viên Thông Điện (圓通殿) của Giang Tâm Tự (江心寺), Ôn Châu (溫州), Tỉnh Triết Giang (浙江省) có câu đối: “Quán hạnh viên thông từ quán bi quán thanh tịnh quán, âm văn tự tại diệu âm phạm âm hải triều âm (觀行圓通慈觀悲觀清淨觀、音聞自在妙音梵音海潮音, hạnh quán tròn đầy từ quán bi quán thanh tịnh quán, tiếng nghe tự tại tiếng mầu tiếng phạm tiếng hải triều).” Hay như trong Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn Phẩm (觀世音菩薩普門品) thứ 25 của Kinh Pháp Hoa có đoạn: “Diệu âm quán thế âm, phạm âm hải triều âm, thắng bỉ thế gian âm, thị cố tu thường niệm (妙音觀世音、梵音海潮音、勝彼世間音、是故須常念, diệu âm, quán thế âm, phạm âm, hải triều âm, hơn cả âm thế gian kia, cho nên phải thường nhớ đến).”
(法華秀句, Hokkeshūku): tác phẩm của Tối Trừng viết vào năm 821, gồm 3 quyển, là tác phẩm lớn cuối cùng của đời ông, xoay quanh những vấn đề luận tranh với Đức Nhất (德一, Tokuitsu) của Pháp Tướng Tông về Tam Thừa, Nhất Thừa Quyền thật. Bộ này nhằm mục đích nêu cao Pháp Hoa Thập Thắng như là vị trí trên hết của Thiên Thai Pháp Hoa Tông, và nói rõ lý do vì sao tông này lại ưu việt hơn hẳn các tông phái khác như Duy Thức, Tam Luận, Hoa Nghiêm, Chơn Ngôn, v.v. Nó cũng là tác phẩm tiêu biểu nhất của Tối Trừng vào cuối đời ông.
(s: dvatriṃśan-mahāpurisa-lakṣaṇāni, p: dvattiṃsa-mahāpurisa-lakkhaṇāni, 三十二相): 32 loại hình tướng và dung mạo rất thù thắng của vị Chuyển Luân Thánh Vương cũng như Phật, còn gọi là 32 tướng của một bậc đại nhân, 32 tướng của bậc đại trượng phu, 32 tướng của bậc đại sĩ. Theotruyền thuyết của Ấn Độ ngày xưa, người nào có đầy đủ các tướng hảo như thế này sẽ trở thành Chuyển Luân Vương thống trị thiên hạ; nếu người ấy xuất gia thì sẽ khai ngộ vô thượng chánh giác. Về thứ tự tên gọi các tướng có nhiều thuyết khác nhau, nay y cứ theo quyển 4 của Đại Trí Độ Luận (大智度論), 32 tướng gồm:
(1) Đứng an trụ dưới chân (s: su-pratiṣṭhita-pāda, 足下安平立): có nghĩa rằng lòng bàn chân của bằng phẳng, mềm mại, đứng trụ vững chắc trên mặt đất. Khi đức Phật còn đang hành đạo Bồ Tát, tu sáu ba la mật nên cảm được tướng mầu như vậy. Tướng này dẫn đến công đức có lợi ích. -
(2) Dưới bàn chân có hai bánh xe (足下二輪): hay còn gọi là tướng nghìn bánh xe, tướng này có thể hàng phục được oán địch, ác ma, thể hiện công đức chiếu phá vô minh và ngu si. Khi nói chân có nghĩa là cả tay chân, nên gọi là tướng tay chân có vòng tròn (s: cakrāṅkita-hasta-pāda-tala).
(3) Ngón tay dài (s: dīrghāṅguli, 長指): tức cả hai tay chân đều thon nhỏ, dài và thẳng, đó chính là do nhờ cung kính lễ bái các vị sư trưởng, phá trừ tâm kiêu căng ngã mạn nên cảm được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện tuổi thọ lâu dài, có công đức khiến cho chúng sanh vui thích quy y theo. -
(4) Gót chân rộng và bằng phẳng (s: āyata-pāda-pārṣṇi, 足跟廣平): hay còn gọi là tướng gót chân tròn đầy, gót chân dài. Nhờ có giữ giới, nghe pháp, siêng năng tu tập mà có được tướng này. Nó thể hiện công đức hóa độ và làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh cho đến đời tương lai.
(5) Ngón tay ngón chân có màng lưới (s: jālāvanaddha-hasta-pāda, 手足指縵綱): hay còn gọi là tướng của vua chim nhạn giữa các ngón tay, nghĩa là giữa mỗi ngón tay và chân đều có lớp màng lưới giao nhau hình hoa văn, giống như vua loài chim nhạn khi dang móng vuốt ra liền hiện tướng này. Nhờ có tu tứ nhiếp pháp mà có được tướng như vậy. Nó có hiện ra hay mất đi một cách tự do tự tại, thể hiện công đức xa lìa phiền não, nghiệp ác, đạt đến bờ vô vi bên kia. -
(6) Tay chân mềm mại (s: mṛdu-taruṇa-hasta-pāda-tala, 手足柔軟): nghĩa là tay chân vô cùng mềm mại, như lông mịn. Nhờ có dùng các thức ăn uống cao quý, y cụ cúng dường cho thầy mình, hay khi cha mẹ và thầy bị bệnh hoạn, nhờ hết mình gần gủi chăm sóc, hầu hạ nên có được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện công đức mà đức Phật dùng bàn tay mềm mại từ bi để nhiếp độ những người thân hay xa lạ.
(7) Mu bàn chân cao đầy (s: ucchaṅkha-pāda, 足趺高滿): hay còn gọi là mu bàn chân cao bằng, mu bàn chân thẳng dày. Nhờ tu phước, dũng mãnh tinh tấn nên có được tướng này, thể hiện công đức làm lợi ích cho chúng sanh và có tâm đại bi vô thượng. -
(8) Bắp đùi tròn mềm như con nai chúa (s: aiṇeya-jaṅgha, 腨鹿王): có nghĩa là xương thịt bắp đùi tròn mềm như con sơn dương, do vì xưa kia chuyên tâm nghe pháp và diễn thuyết, nên có được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện công đức tiêu diệt hết tất cả tội chướng.
(9) Đứng thẳng tay dài quá gối (s: sthitānavanata-pralamba-bāhutā, 正立手摩膝): hay còn gọi là tướng tay buông xuống quá gối, đứng thẳng tay quá gối. Tướng này có được là nhờ xa lìa ngã mạn, khéo bố thí, không tham lam. Nó thể hiện công đức hàng phục hết thảy ác ma, thương xót xoa đầu chúng sanh. -
(10) Nam căn ẩn kín (s: kośopagata-vasti-guhya, 陰藏): có nghĩa là nam căn dấu kín trong cơ thể như âm vật của con ngựa hay con voi. Tướng này có được là nhờ đoạn trừ tà dâm, cứu giúp các chúng sanh sợ hãi, v.v. Nó thể hiện công đức tuổi thọ lâu dài và có nhiều đệ tử.
(11) Thân thể dài rộng (s: nyagrodha-parimaṇḍala, 身廣長等): thân Phật ngang rộng, phải trái, trên dưới, tất cả đều nhau, xung quanh thân tròn đầy, như cây Ni Câu Luật (s: nyagrodha, p: nigrodha, 尼拘律, Ficus indica), do vì ngài thường khuyên chúng sanh hành trì tam muội, làm việc bố thí không sợ hãi nên có được tướng tốt như vậy. Nó thể hiện công đức tự tại tôn quý của đấng pháp vương.
(12) Lông hướng lên trên (s: ūrdhvaṃ-ga-roma, 毛上向): hay lông tóc của thân thể đều hướng về bên phải, có màu xanh nhạt, mềm mại. Tướng này có được do nhờ hành tất cả các pháp, có thể khiến cho chúng sanh chiêm ngưỡng, tâm sanh vui vẻ, có được lợi ích vô lượng.
(13) Mỗi lỗ chân lông đều có lông mọc (s: ekaika-roma-pradakṣiṇāvarta, 一一孔一毛生): nghĩa là mỗi lỗ chân lông đều có lông mọc ra, lông ấy xanh như màu ngọc lưu ly, và nơi mỗi lỗ chân lông đều toát ra mùi thơm vi diệu. Tướng này có được là nhờ tôn trọng, cúng dường hết thảy chúng hữu tình, chỉ bày cho người không biết mệt mỏi, gần gủi người trí, dọn dẹp nhưng con đường gai góc. Người có được ánh sáng từ lỗ chân lông ấy có thể tiêu trừ 20 kiếp tội chướng. -
(14) Thân thể vàng rực (s: suvarṇa-varṇa, 金色): hay gọi là có thân tướng vàng rực tuyệt diệu, da thân màu vàng rực, tức là thân Phật cũng như tay chân đều có màu vàng rực, giống như đài vàng tuyệt diệu làm trang nghiêm cho các báu vật. Tướng này có được nhờ xa lìa các sự tức giận, nhìn chúng sanh với con mắt hiền từ. Đức tướng này có thể khiến cho chúng sanh chiêm ngưỡng, chán bỏ vui thích, diệt tội, phát sanh điều thiện.
(15) Thân phát ánh sáng lớn (大光): tức thân của Phật có ánh sáng chiếu khắp ba ngàn thế giới, bốn mặt xa đến 1 trượng. Tướng này có được nhờ phát tâm bồ đề lớn và tu tập vô lượng hạnh nguyện. Nó có thể trừ đi các hoặc, phá tan chướng ngại và thể hiện công đức có thể làm cho đầy đủ hết thảy các chí nguyện.
(16) Da mềm mỏng (s: sūkṣma-suvarṇacchavi, 細薄皮): tức da mềm mỏng, trơn láng, không bị nhiễm bởi bụi nhơ. Do nhờ lấy các thứ y phục, phòng ốc, lầu gác sạch sẽ cho chúng sanh, xa rời người ác, gần gủi người trí mà có được tướng tốt này. Nó thể hiện sự bình đẳng, không nhơ nhớp của đức Phật, và công đức từ bi lớn hóa độ và làm lợi ích cho chúng sanh.
(17) Bảy chỗ tròn đầy (s: saptotsada, 七處隆滿): có nghĩa là 7 chỗ gồm thịt ở hai tay, dưới hai chân, hai vai và cuống cổ đều tròn đầy, mềm mại. Tướng này có được nhờ không tham tiếc đồ vật mình yêu thích, đem cho chúng sanh. Nó thể hiện công đức làm cho hết thảy chúng sanh đạt được tướng này và tiêu diệt tội lỗi, sanh điều thiện. -
(18) Dưới hai nách đầy đặn (s: citāntarāṃsa, 兩股下隆滿): hay dưới hai nách bằng phẳng và đầy đặn, có nghĩa rằng xương thịt dưới hai nách của đức Phật đầy đặn không khuyết. Tướng này có được nhờ đức Phật ban cho chúng sanh thuốc men, thức ăn uống và có thể tự khám bệnh cho mình.
(19) Thân trên như sư tử (s: siṃha-pūrvārdha-kāya, 上身如師子): tức nữa phần trên của thân đức Phật rộng lớn, đi đứng nằm ngồi đều oai nghiêm, đoan chánh giống như con sư tử. Tướng này có được nhờ đức Phật trong vô lượng thế giới chưa bao giờ nới lời hai lưỡi, dạy người các pháp thiện, thực hành lòng nhân và sự hòa hợp, xa rời ngã mạn. Nó thể hiện công đức có dung mạo cao quý, đầy đủ lòng từ bi. -
(20) Thân thẳng to lớn (s: ṛjugātratā, 大直身): có nghĩa rằng trong tất cả thân con người, thân Phật là to lớn nhất mà thẳng. Nhờ cho thuốc, khám bệnh, giữ gìn giới không sát sanh, không trộm cắp, xa rời sự kiêu căng ngã mạn, nên có được tướng tốt như vậy. Nó có thể khiến cho chúng sanh thấy nghe, chấm dứt khổ đau, đạt được chánh niệm, tu 10 điều thiện.
(21) Vai tròn to (s: su-saṃvṛta-skandha, 肩圓好): tức hai vai tròn đầy, to lớn, ngay thẳng, thù thắng, tuyệt diệu. Tướng này có được nhờ thường hay làm tượng, tu bổ tháp, ban bố sự không sợ hãi. Nó thể hiện công đức vô lượng của sự diệt trừ các lậu hoặc và tiêu nghiệp chướng. -
(22) Có bốn mươi răng (s: catvāriṃśad-danta, 四十齒): tướng này chỉ đức Phật có đầy đủ 40 cái răng, cái nào cũng ngay thẳng, trắng như tuyết. Nhờ xa rời nghiệp không nói lời hai lưỡi, nói lời xấu ác, tâm tức giận, tu tập sự bình đẳng và từ bi nên có được tướng tốt như vậy. Nó thường tỏa ra mùi thơm vi diệu. Tướng tốt này có thể ngăn chận nghiệp nói lời xấu ác của chúng sanh, diệt hết tội vô lượng và thọ nhận sự vui vẻ vô lượng.
(23) Răng thẳng (s: sama-danta, 齒齊): nghĩa là răng đều, khít nhau, bằng phẳng, không to không nhỏ, giữa hai răng không có khoảng hở lọt qua một sợi lông. Tướng này có được nhờ lấy 10 điều thiện để hóa độ và làm lợi ích cho chúng sanh, cũng như thường hay tán dương công đức của người khác. Nó thể hiện công đức có thể làm cho được thanh tịnh, hòa thuận, tất cả quyến thuộc đều đồng tâm nhất trí. -
(24) Răng trắng như ngà (s: suśukla-danta, 牙白): hay răng trắng như tuyết, ngài 40 cái răng ra, trên dưới đều có 2 răng khác, màu sắc của nó tươi trắng, sáng trong, nhọn sắc như đỉnh núi, cứng rắn như kim cương. Tướng này có được nhờ thường suy nghĩ đến các pháp thiện, tu tập lòng từ. Tướng tốt này có thể giúp phá tan ba thứ độc cứng chắc, ương ngạnh của chúng sanh.
(25) Má như sư tử (s: siṃha-hanu, 獅子頰): tức hai má tròn đầy như má của con sư tử. Người thấy tướng này có thể trừ được tội sanh tử trong trăm kiếp và thấy được các đức Phật. -
(26) Trong nước miếng có chất thơm ngon (s: rasa-rasāgratā, 味中得上味): ám chỉ trong miệng của đức Phật thường có mùi vị thơm ngon nhất trong các mùi vị. Tướng này có được nhờ thường xem chúng sanh như con mình, và lấy các pháp thiện hồi hướng để trọn thành chánh quả. Nó biểu hiện công đức của Phật mà có thể làm cho đầy đủ chí nguyện của chúng sanh.
(27) Lưỡi dài rộng (s: prabhūta-tanu-jihva, 廣長舌): tức đầu lưỡi dài rộng, mềm mỏng, khi thè lưỡi ra có thể chạm đến tóc. Nhờ có tâm phát thệ nguyện rộng lớn, lấy hạnh đại bi mà hồi hướng khắp pháp giới, nên có được tướng tốt như vậy. Khi nhìn thấy được tướng này, người ta có thể diệt trừ được tội sanh tử của 24.000 kiếp, được gặp 80 ức các đức Phật và Bồ Tát thọ ký cho. -
(28) Tiếng nói của Phạm Thiên (s: brahma-svara, 梵聲): tiếng nói tròn đầy như tiếng vang của trống trời, cũng giống như tiếng chim Ca Lăng Tần Già (s: karaviṅka, kalaviṅka; p: karavīka, 迦陵頻伽). Nhờ có nói lời chân thật, lời nói hay, chế ngự hết thảy những lời nói xấu ác mà có được tướng tốt như vậy. Người nghe được tiếng nói như vậy, tùy theo căn cơ của mình mà có được lợi ích, sanh khởi điều tốt, cảm nhận và đoạn trừ được Quyền thật lớn nhỏ, tiêu trừ mọi nghi ngờ.
(29) Mắt trong xanh (s: abhinīla-netta, 眞青眼): tức mắt Phật có màu trong xanh, như hoa sen xanh (s: utpala, p: uppala, âm dịch là Ưu Bát La [優鉢羅], 青 蓮). Nhờ đời đời kiếp kiếp lấy tâm từ bi, con mắt từ bi và tâm hoan hỷ ứng xử đối với người ăn xin, nên có được tướng tốt này. -
(30) Lông mi như bò rừng (s: go-pakṣmā, 牛眼睫): tức lông mi ngay thẳng, không tạp loạn. Tướng này có được nhờ quán hết thảy chúng sanh như cha mẹ mình, lấy tâm của người con mà thương xót, yêu mến.
(31) Có nhục kế trên đầu (s: uṣṇīṣa-śiraskatā, 頂髻): tức trên đỉnh đầu có nhục kế nhô lên. Tướng này có được nhờ dạy người thọ trì pháp 10 điều thiện và tự bản thân mình cũng thọ trì. -
(32) Lông mi trắng (s: ūrṇā-keśa, 白毫): tức giữa hai khoảng cách của lông mày có lông mi trắng, mềm mại như bông Đâu La (s, p: tūla, 兜羅), dài 1 trượng 5 thước, xoắn lại về phía bên phải. Do vì nó thường phóng ra ánh sáng nên được gọi là hào quang. Do nhờ thấy chúng sanh tu pháp Tam Học mà xưng dương tán thán nên có được tướng tốt như vậy.
Trên đây là 32 tướng tốt. Nếu như người nào làm 100 điều thiện mới có được 1 tướng tốt như vậy, cho nên được gọi là “bách phước trang nghiêm (百福莊嚴, trăm phước trang nghiêm”. Như trong Trung A Hàm Kinh (中阿含經), quyển 11, Tam Thập Nhị Tướng Kinh (三十二相經) thứ 2, có đoạn: “Nhược Thế Tôn vị chư Tỳ Kheo thuyết Tam Thập Nhị Tướng giả, chư Tỳ Kheo văn dĩ đương thiện thọ trì (若世尊爲諸比丘說三十二相者、諸比丘聞已當善受持, nếu Thế Tôn vì các Tỳ Kheo nói Ba Mươi Hai Tướng, các Tỳ Kheo nghe xong nên khéo thọ trì).” Hay trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經), Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) thứ 12 cũng có đoạn: “Phật cáo chư Tỳ Kheo: 'Nhĩ thời vương giả, tắc ngã thân thị, thời tiên nhân giả, kim Đề Bà Đạt Đa thị; do Đề Bà Đạt Đa thiện tri thức cố, linh ngã cụ túc Lục Ba La Mật, từ bi hỷ xả, Tam Thập Nhị Tướng, Bát Thập Chủng Hảo, tử ma kim sắc, Thập Lực, Tứ Vô Sở Úy, Tứ Nhiếp Pháp, Thập Bát Bất Cọng, thần thông đạo lực, thành Đẳng Chánh Giác, quảng độ chúng sanh, giai nhân Đề Bà Đạt Đa thiện tri thức cố' (佛告諸比丘、爾時王者、則我身是、時仙人者、今提婆達多是、由提婆達多善知識故、令我具足六波羅蜜、慈悲喜捨、三十二相、八十種好、紫磨金色、十力、四無所畏、四攝法、十八不共、神通道力、成等正覺、廣度眾生、皆因提婆達多善知識故, Phật bảo các Tỳ Kheo: 'Vị vua lúc bấy giờ tức là thân ta, tiên nhân lúc ấy là Đề Bà Đạt Đa; do vì Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức, khiến cho ta đầy đủ Sáu Ba La Mật, từ bi hỷ xả, Ba Mươi Hai Tướng, Tam Mươi Loại Sắc Đẹp, sắc hình vàng tía, Mười Lực, Bốn Vô Úy, Bốn Nhiếp Pháp, Mười Tám Pháp Bất Cọng, đạo lực thần thông, thành Đẳng Chánh Giác, độ khắp chúng sanh, đều do Đề Bà Đạt Đa là thiện tri thức').”
(最澄, Saichō, 767-822): vị tăng sống dưới thời Bình An (平安, Heian), vị tổ sư khai sáng ra Thiên Thai Tông Nhật Bản, tục danh là Tam Tân Thủ (三津首), tên hồi nhỏ là Quảng Dã (廣野), húy là Tối Trừng (最澄), thông xưng là Căn Bổn Đại Sư (根本大師), Sơn Gia Đại Sư (山家大師), Duệ Sơn Đại Sư (叡山大師), người vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]), cha là Tam Tân Thủ Bách Chi (三津首百枝), mẹ không rõ họ tên. Dòng họ Tam Tân Thủ là dòng họ di cư sang Nhật, tương truyền là hậu duệ của Hiếu Hiến Đế nhà Hậu Hán. Năm 7 tuổi, ông đến trường làng học các môn âm dương, y phương, công xảo. Đến năm 12 tuổi, ông theo làm đệ tử của Đại Quốc Sư Hành Biểu (行表, Gyōhyō) ở Quốc Phận Tự (國分寺, Kokubun-ji), chuyên tu học về Duy Thức cũng như Thiền pháp. Năm 15 tuổi, ông xuất gia, chính thức trở thành vị tăng của Quốc Phận Tự và lấy hiệu là Tối Trừng. Vào mùa xuân năm thứ 4 (785) niên hiệu Diên Lịch (延曆), ông tham gia giới đàn ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), thọ Cụ Túc giới; rồi vào trung tuần tháng 7 năm này, ông quán sát sự vô thường của cuộc đời, nên vào trong núi Nhật Chi Sơn (日枝山) dựng thảo am ở trong vòng 7 năm trường, biến thảo am ấy thành chùa và lấy tên là Nhất Thừa Chỉ Quán Viện (一乘止觀院). Đến năm thứ 23 (804) niên hiệu Diên Lịch, ông được ban sắc chỉ cho nhập Đường cầu pháp và năm sau thì trở về nước. Từ đó ông bắt đầu nỗ lực xiển dương giáo pháp Thiên Thai Tông. Vào năm 806, ông dâng biểu lên triều đình để xin chấp nhận cho Thiên Thai Tông là một trong những tông phái chính đương thời, và cuối cùng được hứa khả. Rồi đến năm thứ 10 (819) niên hiệu Hoằng Nhân (弘仁), ông cũng dâng biểu xin thành lập giới đàn Đại Thừa trên Tỷ Duệ Sơn. Nhưng vì các tông phái khác phản đối kịch liệt, nên trong khi còn sinh tiền thì cái mộng kiến lập giới đàn của ông vẫn không trở thành sự thật. Tuy nhiên, sau khi ông thị tịch được 7 ngày thì nhận được chiếu chỉ chấp thuận cho thành lập giới đàn. Vào năm thứ 13 (822) niên hiệu Hoằng Nhân, ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi. Vào năm thứ 8 (866) niên hiệu Trinh Quán (貞觀), ông được ban cho thụy hiệu là Truyền Giáo Đại Sư (傳敎大師, Denkyō Daishi). Về mối quan hệ với Thiền, vào năm thứ 20 (804) niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông thọ nhận từ Tiêu Nhiên (翛然) dòng huyết mạch phú pháp của hai nước Đại Đường và Thiên Trúc và pháp môn của Ngưu Đầu Sơn (牛頭山); cho nên sau khi trở về nước, vào năm thứ 10 (819) niên hiệu Hoằng Nhân, ông viết cuốn Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ (內證佛法相承血脈譜). Tông phong của ông là sự dung hợp của 4 tông Viên Mật Giới Thiền, đã đem lại ảnh hưởng to lớn cho sự hưng khởi của Thiền Tông dưới thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) sau này. Trước tác của ông có Thủ Hộ Quốc Giới Chương (守護國界章) 3 quyển, Chiếu Quyền thật Kính (照權實鏡) 1 quyển, Sơn Gia Học Sinh Thức (山家學生式), Hiển Giới Luận (顯戒論) 3 quyển, Pháp Hoa Tú Cú (法華秀句) 3 quyển, Truyền Giáo Đại Sư Toàn Tập (傳敎大師全集) 5 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.44.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập