Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kinh nghiệm quá khứ và hy vọng tương lai là những phương tiện giúp ta sống tốt hơn, nhưng bản thân cuộc sống lại chính là hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quý Đông »»
(婆羅門仙[僊]): còn gọi là Bán Thiên Bà La Môn (半天婆羅門), vị tiên thuộc thế giới quỷ, là một trong những đối tượng được cúng dường thức ăn trong Thí Ngạ Quỷ Hội (施餓鬼會) hay Chẩn Tế Âm Linh Cô Hồn. Thích Môn Chánh Thống (釋門正統, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 75, No. 1513) quyển 4 giải thích rằng: “Sở vị khoáng dã quỷ tinh Ha Lợi Đế Mẫu giả, kim vi Phật đệ tử, mỗi thực tất xuất sanh phạn giả thị dã; sở vị Diệm Khẩu Quỷ cập Bà La Môn Tiên giả, kim vi Phật đệ tử, chí tâm sở biện hộc thực giả thị dã (所謂曠野鬼幷訶利帝母者、今爲佛弟子、每食必出生飯者是也、所謂焰口鬼及婆羅門僊者、今爲佛弟子、至心所辨斛食者是也, gọi là quỷ đồng trống cùng với Ha Lợi Đế Mẫu [Quỷ Tử Mẫu Thần], nay trở thành đệ tử Phật, là những vị mỗi khi ăn thì phải xuất sanh cơm cho họ vậy; gọi là Quỷ Miệng Bốc Lửa và Bà La Môn Tiên, nay trở thành đệ tử Phật, là những vị chí tâm phân biệt các hộc thức ăn vậy).” Hay trong Phật Thuyết Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh (佛說救拔焰口餓鬼陀羅尼經, Taishō Vol. 21, No. 1313) lại có đoạn rằng: “Như kim nhược năng thí ư bách thiên Na Do Tha Hằng hà sa số ngạ quỷ, cập bách thiên Bà La Môn Tiên đẳng chủng chủng ẩm thực, nhữ đắc tăng thọ (汝今若能施於百千那由他恆河沙數餓鬼、及百千婆羅門仙等種種飲食、汝得增壽, ngươi nay nếu có thể bố thí cho trăm ngàn Na Do Tha Hằng hà sa số ngạ quỷ, cùng với trăm ngàn Bà La Môn Tiên vân vân các loại thức ăn uống, ngươi được tăng tuổi thọ).”
(s: nāgarājaḥ, 龍王): âm dịch là Na Già La Nhã (那伽羅惹), là vị có uy đức nhất trong loài rồng. Tương truyền rằng khi đức Phật đản sanh, có 2 vị Long Vương tên Nan Đà (s: Nanda, 難陀) và Bạt Nan Đà (s: Upananda, 跋難陀) xuất hiện rưới nước thanh tịnh tắm cho ngài. Trong Phẩm Tựa của Pháp Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka-sūtra, 法華經) có đề cập 8 vị Long Vương lớn đến nghe đức Phật thuyết pháp như Nan Đà (s: Nanda, 難陀), Bạt Nan Đà (s: Upananda, 跋難陀), Ta Già La (s: Sāgara, 娑伽羅), Hòa Tu Cát (s: Vāsuki, 和修吉), Đức Xoa Ca (s: Takṣaka, 德叉迦), A Na Bà Đạt Đa (s: Anavatapta, 阿那婆達多), Ma Na Tư (s: Manasvin, 摩那斯), Ưu Bát La (s: Utpalaka, 優鉢羅). Quyển 1 của Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明最勝王經) thì nêu tên 7 vị Long Vương. Các vị này thường có thể làm cho mây nỗi và ban mưa, khiến cho chúng sanh tiêu tan sự nóng bức. Ngoài ra, theo Tăng Hộ Kinh (僧護經) cho biết rằng Hải Long Vương (海龍王) đã từng biến thành thân người nữ, xuất gia tu hành, nhưng trong khi ngủ không thể ẩn thân được nên hiện nguyên hình rồng; cho nên đức Phật dạy rằng con rồng lúc mới sanh ra, khi chết, giao cấu, sân hận, ngủ nghĩ thì vẫn giữ nguyên hình của nó, không thể biến hóa thành loài khác được. Đối với Long Vương có 3 điều lo âu: (1) nỗi khổ bị thiêu đốt bởi gió nóng và cát nóng; (2) nỗi lo sợ khi luồng gió ác thổi đến chỗ ở làm cuốn bay cả của báu và xiêm y; (3) nỗi lo sợ bị loài Kim Xí Điểu (金翅鳥, tức Ca Lâu La [s: garuḍa, 迦樓羅]) ăn thịt. Tuy nhiên, loại Long Vương sống trong hồ A Nậu Đạt (阿耨達) thì không có những nỗi khổ này. Ngoài ra, Long Vương còn là tên gọi của một vị thần trong Đạo Giáo Trung Quốc, một trong Tứ Linh, nguyên lai phát xuất từ việc sùng bái Long Thần (龍神) kết hợp với tín ngưỡng Hải Thần (海神). Đại Long Vương có 4 vị, được gọi là Tứ Hải Long Vương (四海龍王), gồm: Nam Hải Quảng Lợi Vương (南海廣利王, hay Nam Hải Long Vương Ngao Khâm [南海龍王敖欽]), Đông Hải Quảng Đức Vương (東海廣德王, hay Đông Hải Long Vương Ngao Quảng [東海龍王敖廣]), Bắc Hải Quảng Trạch Vương (北海廣澤王, hay Bắc Hải Long Vương Ngao Thuận [北海龍王敖順]) và Tây Hải Quảng Thuận Vương (西海廣順王, hay Tây Hải Long Vương Ngao Nhuận [西海龍王敖閏]). Trong đó, Đông Hải Long Vương là tối tôn. Trong Thái Thượng Động Uyên Thần Chú Kinh (太上洞淵神咒經) của Đạo Giáo có Phẩm Long Vương (龍王品), tùy theo phương vị mà gọi là Ngũ Đế Long Vương (五帝龍王), hay theo sông biển mà có tên là Tứ Hải Long Vương, theo thiên địa vạn vật mà nêu ra 54 tên Long Vương. Dưới thời vua Huyền Tông (玄宗, tại vị 712-756) nhà Đường, nhà vua có hạ chiếu thờ Long Trì (龍池), lập đàn cúng tế, lấy nghi thức tế mưa để cúng tế Long Vương. Đến thời vua Thái Tổ (太祖, tại vị 960-976) nhà Tống lại dùng quy chế nghi cúng tế Ngũ Long của nhà Đường. Vào năm thứ 2 (1108) niên hiệu Đại Quán (大觀) đời vua Huy Tông (徽宗, tại vị 1100-1125) nhà Tống, có chiếu chỉ phong tước vương cho Ngũ Long. Thanh Long Thần (青龍神) là Quảng Nhân Vương (廣仁王), Xích Long Thần (赤龍神) là Gia Trạch Vương (嘉澤王), Hoàng Long Thần (黃龍神) là Phu Ứng Vương (孚應王), Bạch Long Thần (白龍神) là Nghĩa Tế Vương (義濟王), Hắc Long Thần (黑龍神) là Linh Trạch Vương (靈澤王). Đến năm thứ 2 (1863) niên hiệu Đồng Trị (同治, 1862-1874) nhà Thanh, nhà vua lại phong cho Vận Hà Long Thần (運河龍神) là Diên Hưu Hiển Ứng Phân Thủy Long Vương Chi Thần (延庥顯應分水龍王之神) và hạ lệnh cho Tổng Đốc quản lý về sông nước lo việc cúng tế. Về chức năng, Long Thần chuyên trách về việc tạo mây ban mưa, làm cho con người được mát mẻ, tiêu trừ nóng bức, phiền não. Theo các sử liệu cho biết, ngày cúng tế Long Thần khác nhau tùy theo truyền thuyết dân gian các nơi. Xưa kia, phần lớn những ngôi đền thờ Long Vương đồng dạng với đền thờ của Thành Hoàng (城隍), Thổ Địa (土地). Mỗi khi gặp gió mưa không thuận hòa, hạn hán kéo dài, hay mưa lâu mà không dứt, người dân thường đến miếu thờ Long Vương dâng hương, cầu nguyện để được phong điều vũ thuận. Trong Bác Dị Ký (博异志), phần Hứa Hán Dương (許漢陽) của (谷神子) nhà Đường có đoạn: “Tác dạ Hải Long Vương chư nữ, cập di muội lục thất nhân quá quy Động Đình (昨夜海龍王諸女、及姨妹六七人過歸洞庭, đêm hôm qua các nữ nhân của Hải Long Vương cùng với chị em sáu, bảy người đi ngang về Động Đình).”
(三十六部): 36 bộ quỷ thần, 36 loại thân hình Ngạ Quỷ. Trong Phật Thuyết Thí Ngạ Quỷ Cam Lồ Vị Đại Đà La Ni Kinh (佛說施餓鬼甘露味大陀羅尼經, Taishō No. 1321) có đề cập đến một số thân Ngạ Quỷ do ác nghiệp mà phải chịu quả báo thân hình như vậy: Bế Lệ Đa Quỷ (薜荔多鬼, Tàu gọi là Ngạ Quỷ [餓鬼, quỷ đói]), Xa Da Quỷ (車耶鬼, Tàu gọi là Ảnh Quỷ [影鬼, quỷ bóng]), Kiện Đà Quỷ (健駄鬼, Tàu gọi là Thực Hương Quỷ [食香鬼, quỷ ăn mùi hương]), Bố Sắt Ba Quỷ (布瑟波鬼, Tàu gọi là Thực Hoa Ngạ Quỷ [食花餓鬼, quỷ đói ăn hoa]), Kệ Bà Da Quỷ (偈婆耶鬼, Tàu gọi là Thai Tàng Quỷ [胎藏鬼, quỷ nằm trong bào thai]), A Thâu Già Quỷ (阿輸遮鬼, Tàu gọi là Bất Tịnh Quỷ [不淨鬼, quỷ bất tịnh]), Bà Đa Quỷ (婆哆鬼, Tàu gọi là Thực Phong Quỷ [食風鬼, quỷ ăn gió]), Ô Đà Ha La Quỷ (烏駄訶羅鬼, còn gọi là Thực Tinh Khí Quỷ [食精氣鬼, quỷ ăn tinh khí]), Đà La Chất Đa Quỷ (駄羅質多鬼, còn gọi là Sân Tất Tâm Quỷ [嗔悉心鬼, quỷ thường nỗi tâm giận dữ]), Chất Đa Quỷ (質多鬼, hay Ác Tâm Quỷ [惡心鬼, quỷ có tâm ác]), Bà Rô Da Quỷ (皤嚕耶鬼, hay Thực Tế Tự Quỷ [食祭祀鬼, quỷ ăn các đồ cúng tế]), Thị Vĩ Đa Quỷ (視尾哆鬼, hay Thực Nhân Thọ Mạng Quỷ [食人壽命鬼, quỷ ăn thịt người có tuổi thọ]), Tỳ Sa Kê Đà Quỷ (芑莎鷄駄鬼, hay Thực Nhục Thực Chỉ Đẳng Quỷ [食肉食脂等鬼, quỷ ăn thịt ăn mỡ, v.v.]), Xà Để Quỷ (蛇底鬼, hay Thực Sơ Sản Tử Quỷ [食初産子鬼, quỷ ăn thịt con nít sơ sinh]), Yết Tra Bố Đơn Na Quỷ (羯吒布單那鬼, hay Kì Xú Quỷ [希臭鬼, quỷ thân hình có mùi hôi thối như xương cháy]), Cưu Bàn Trà Quỷ (鳩盤茶鬼, hay Thủ Cung Quỷ [守宮鬼, quỷ bảo vệ cung điện]), Tất Xá Già Quỷ (畢舍遮鬼, hay Xí Thần [廁神, thần bảo vệ nhà xí, chuyên ăn những đồ bất tịnh]), v.v. Theo Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō No. 2122) quyển 6, phần Liệt Số Bộ (列數部) thứ 4 có liệt kê rất rõ 36 loại như sau:
(1) Hoạch Thang Quỷ (鑊湯鬼, quỷ vạc nước sôi), loại này do được người khác mướn đi giết người nên phải chịu quả báo bị sắc nấu trong vạc nước sôi; hoặc được người khác gởi đồ, nhưng chống cự không hoàn trả, cũng chịu quả báo này.
(2) Châm Khẩu Xú Quỷ (針口臭鬼, quỷ miệng nhỏ như cây kim), do vì lấy tiền mướn người khác thi hành sát hại, nên cổ họng nhỏ như cây kim, thậm chí một giọt nước cũng không lọt được.
(3) Thực Thổ Quỷ (食吐鬼, quỷ ăn rồi mữa ra), do chồng khuyên vợ bố thí, nhưng vợ tiếc không thực hành, tích chứa tài của, bỏn xẻn; nên bị quả báo ăn vào thường nôn mữa ra.
(4) Thực Phẩn Quỷ (食糞鬼, quỷ ăn phân), do vợ lừa dối chồng để tự ăn uống một mình, vì ghét bỏ chồng; nên thường bị quả báo ăn phân nhơ nhớp.
(5) Thực Hỏa Quỷ (食火鬼, quỷ ăn lửa), do vì ngăn cấm lương thực của người, khiến họ phải tự tử; nên phải chịu quả báo khổ sở do lửa bốc cháy, kêu gào đói khát.
(6) Thực Khí Quỷ (食氣鬼, quỷ ăn hơi), do tham lam ăn nhiều thức ăn ngon, chẳng chia cho vợ con; nên thường bị khốn khổ, đói khát, chỉ ngửi được hơi thôi.
(7) Thực Pháp Quỷ (食法鬼, quỷ ăn pháp), vì cầu tài lợi mà thuyết pháp cho người, nên thân thường đói khát, thịt trong thân tiêu mòn hết do nhòi rút, chỉ mong nhờ nghe chư tăng thuyết pháp mà mạng được tồn tại.
(8) Thực Thủy Quỷ (食水鬼, quỷ ăn nước), do vì bán rượu nhạt như nước để lừa người ngu, chẳng giữ gìn trai giới; nên thường bị quả báo bệnh khô nhát.
(9) Hy Vọng Quỷ (希望鬼, quỷ hy vọng), do vì tranh đấu giá cả mua bán, lừa dối lấy vật của người khác; nên thường bị bệnh đói khát, luôn trông mong có cúng tế các vong linh đã khuất để được hưởng.
(10) Thực Thóa Quỷ (食唾鬼, quỷ ăn đồ khạc nhổ), do vì lấy thức ăn không trong sạch lừa gạt người xuất gia; nên thân thường đói khát, hay bị nấu đốt, cầu mong người khác khạt nhổ ra và ăn những đồ bất tịnh.
(11) Thực Man Quỷ (食鬘鬼, quỷ ăn tràng hoa), do vì đời trước trộm cắp tràng hoa của Phật để tự làm đẹp cho mình; nếu người gặp việc lấy tràng hoa cúng tế, nhờ vậy mà được hưởng.
(12) Thực Huyết Quỷ (食血鬼, quỷ ăn máu), do vì sát sanh để ăn uống máu tanh mà không cho vợ con; nên bị thân quỷ này; nhờ có cúng tế thoa máu huyết mới được thọ hưởng.
(13) Thực Nhục Quỷ (食肉鬼, quỷ ăn thịt), do vì lấy thịt thân thể chúng sanh, cắt từng miếng nhỏ đem cân, mua bán dối trá; nên phải chịu quả báo này, nhiều lần dối trá, xấu xa, người khác nhìn thấy ghê tởm.
(14) Thực Hương Quỷ (食香鬼, quỷ ăn nhang), do vì bán loại nhang xấu, lại lấy giá mắc; nên chịu quả báo chỉ ăn khói nhang, sau cùng bị bần cùng, khốn khổ.
(15) Tật Hành Quỷ (疾行鬼, quỷ chạy nhanh), nếu có người phá giới mà vẫn mặc tăng phục, lừa gạt lấy tài của người khác để hứa giúp bệnh nhân, cuối cùng chẳng làm, đem tự dùng cho mình; nên bị quả báo này, thường ăn đồ bất tịnh, tự đốt cháy thân mình.
(16) Tứ Tiện Quỷ (伺便鬼, quỷ dòm rình đại tiểu tiện), do vì mưu mô, lường gạt lấy tài vật người khác mà không chịu tu tập phước nghiệp, mới chịu quả báo này; lông trên thân thường phát ra lửa, ăn khí lực bất tịnh của người để tồn tại.
(17) Hắc Ám Quỷ (黑闇鬼, quỷ tối đen), do dùng phương pháp gian xảo để lấy tài của, làm cho người khác phải bị giam cầm trong ngục tù, mắt không trông thấy, thường cất tiếng đau thương; nên bị đọa vào chỗ tối tăm, có rắn độc cùng khắp.
(18) Đại Lực Quỷ (大力鬼, quỷ có sức mạnh lớn), do trộm cắp vật của người khác, đem cho bạn ác mà không bố thí để tạo phước điền; nên chịu quả báo này, dù có sức mạnh thần thông, nhưng lại bị nhiều khổ não.
(19) Xí Nhiên Quỷ (熾然鬼, quỷ bốc cháy), do vì phá thành, cướp giựt, giết hại bá tánh; nên chịu quả báo này, than khóc kêu gào, khắp thân lửa bốc cháy; sau được làm người thì thường bị cướp giựt.
(20) Tứ Anh Nhi Tiện Quỷ (伺嬰兒便鬼, quỷ rình con nít đại tiểu tiện), do vì giết con nít, tâm sanh giận dữ; nên chịu quả báo này, thường rình dòm người đại tiểu tiện, có thể hại trẻ nít nhỏ.
(21) Dục Sắc Quỷ (欲色鬼, quỷ ham sắc dục), do vì thích dâm dục, có được của cải mà không bố thí để tạo phước điền; nên chịu quả báo này, thường du hành trong cõi người, cùng người giao du, giả làm yêu quái để cầu cúng tế được hưởng.
(22) Hải Chử Quỷ (海渚鬼, quỷ cồn biển), do khi đi ngoài đồng trống thấy người bịnh khổ, lường gạt lấy của người; nên sanh nơi cồn biển, chịu khổ nóng lạnh, gấp hơn mười lần người.
(23) Diêm La Vương Chấp Trượng Quỷ (閻羅王執杖鬼, quỷ cầm gậy cho vua Diêm La), do vì đời trước gần gủi quốc vương, đại thần chuyên làm việc hung ác; nên bị quả báo này, bị vua Diêm La sai khiến, làm quỷ cầm gậy.
(24) Thực Tiểu Nhi Quỷ (食小兒鬼, quỷ ăn thịt con nít), do vì dùng chú thuật để lường gạt, lấy tài sản của người, giết hại heo, dê, sau khi chết bị đọa vào địa ngục, thọ quả báo này, thường ăn thịt con nít.
(25) Thực Nhân Tinh Khí Quỷ (食人精氣鬼, quỷ ăn tinh khí người), do vì dối trá bạn thân, bảo rằng ta vì bảo hộ cho ngươi, khiến người dũng mãnh xông trận mà chết, cuối cùng lại chẳng cứu hộ; nên chịu quả báo này.
(26) La Sát Quỷ (羅剎鬼, quỷ la sát), do vì đời trước giết hại sinh mạng để làm tiệc đại hội; nên bị quả báo đói khát, lửa đốt cháy.
(27) Hỏa Thiêu Thực Quỷ (火燒食鬼, quỷ ăn lửa cháy), do vì tâm keo kiệt, ganh tỵ, che giấu, ưa ăn vật thực của chúng tăng, trước đọa vào địa ngục, rồi từ địa ngục ra, chịu quả báo làm con quỷ thân hình đốt cháy trong lò lửa.
(28) Bất Tịnh Hạng Mạch Quỷ (不淨巷陌鬼, quỷ ăn đồ bất tịnh nơi đường hẽm bờ ruộng), do vì đem đồ ăn bất tịnh cúng cho người tu hành Phạm hạnh, nên đọa làm quả báo như vậy, thường ăn đồ nhơ nhớp.
(29) Thực Phong Quỷ (食風鬼, quỷ ăn gió), do vì thấy người xuất gia đến khất thực, hứa mà không bố thí thức ăn; nên chịu quả báo này, thường bị bịnh đói khát, như cái khổ trong địa ngục.
(30) Thực Thán Quỷ (食炭鬼, quỷ ăn than), do làm chủ ngục hình, cấm không cho tội nhân ăn uống; nên chịu quả báo này, thường ăn than lửa.
(31) Thực Độc Quỷ (食毒鬼, quỷ ăn chất độc), do vì lấy thức ăn độc làm cho người khác mất mạng, nên đọa xuống địa ngục, sau đó trở ra làm quỷ, thường chịu đói khát, ăn lửa độc, làm cho đốt cháy thân hình.
(32) Khoáng Dã Quỷ (曠野鬼, quỷ đồng ruộng), do vì nơi đồng trống có ao hồ được đào lên để cấp nước cho người đi đường, có người thốt lời độc ác quyết phá, khiến cho mọi người chịu khát; nên bị quả báo như vậy, thường bị bịnh đói khát, lửa đốt cháy thân.
(33) Trủng Gian Thực Hôi Thổ Quỷ (塚間食灰土鬼, quỷ ăn đất tro giữa gò mã), do vì trộm lấy bông hoa cúng Phật đem bán lấy tiền kiếm sống; nên chịu quả báo này, thường ăn tro nóng nơi chỗ thiêu thây người chết.
(34) Thọ Hạ Trú Quỷ (樹下住鬼, quỷ sống dưới gốc cây), do vì thấy người trồng cây để đem bóng mát cho mọi người, nhưng lại ác tâm chặt gãy cây đó, lấy làm đồ dùng cho mình; nên đọa làm quỷ trong cây, thường phải chịu nóng lạnh bức bách.
(35) Giao Đạo Quỷ (交道鬼, quỷ nơi đường giao thông), do trộm cắp lương thực của người đi đường, vì ác nghiệp đó, thường bị cưa sắt cắt thân; nhờ có cúng tế nơi đường giao nhau, lấy thức ăn đó mà tự nuôi sống.
(36) Ma La Thân Quỷ (魔羅身鬼, quỷ thân Ma La), do vì làm việc tà đạo, không tin chánh pháp, nên đọa làm thân quỷ này, hay phá hoại thiện pháp của người.
có tên gọi khác như Lạp Nguyệt (臘月), Trừ Nguyệt (除月), Sửu Nguyệt (丑月), Nghiêm Nguyệt (嚴月), Băng Nguyệt (冰月), Dư Nguyệt (餘月), Cực Nguyệt (極月), Đồ Nguyệt (塗月), Địa Chánh Nguyệt (地正月), Nhị Dương Nguyệt (二陽月), Gia Bình Nguyệt (嘉平月), Tam Đông Nguyệt (三冬月), Mai Sơ Nguyệt (梅初月), Xuân Đãi Nguyệt (春待月), Quý Đông (季冬), Mộ Đông (暮冬), Vãn Đông (晚冬), Diểu Đông (杪冬), Cùng Đông (窮冬), Hoàng Đông (黃冬), Lạp Đông (臘冬), Tàn Đông (殘冬), Mạt Đông (末冬), Nghiêm Đông (嚴冬), Sư Tẩu (師走), Đại Lữ (大呂), Tinh Hồi Tiết (星回節), Ân Chánh (殷正), Thanh Tự (清祀), Đông Tố (冬素), Xú Nguyệt (醜月), Gia Bình (嘉平), Tuế Diểu (歲杪), Cửu Đông (九冬), Nghiêm Hàn (嚴寒), Tuế Nguyệt (歲月), Mạt Nguyệt (末月). Một số câu hay cho tháng Mười Hai như tiêu thương tiễn lạp (椒觴餞臘, chén rượu tiêu tiễn cuối năm), mai tín truyền Xuân (梅信傳春, tin cây Mai truyền mùa Xuân đến), cẩm diên thủ tuế (錦筵守歲, tiệc gấm đón năm mới), họa các nghênh Xuân (畫閣迎春, gác vẽ tranh hoa lệ đón Xuân), Mai truyền Xuân ý (梅傳春意, cành Mai truyền ý Xuân), tuyết triệu phong niên (雪兆豐年, tuyết có điềm cho biết năm mới phong phú), khúc tấu Lương Viên (曲奏梁園, tấu khúc Lương Viên), Tây sơn tuyết tễ (西山雪霽, núi Tây tuyết tan), Đông các Mai hương (東閣梅香, gác Đông thơm hoa Mai), hàn tùy lạp khứ (寒隨臘去, lạnh theo cuối năm đi), noãn trục Xuân lai (暖逐春來, hơi ấm cùng mùa Xuân đến), Mai ngạc truyền Xuân (梅萼傳春, đài hoa Mai truyền sắc Xuân), tuế trừ kim tịch (歲除今夕, năm hết đêm nay), Xuân nhập tân niên (春入新年, Xuân vào năm mới), pháo thôi tàn lạp (炮催殘臘, pháo thúc giục cuối năm còn sót), Mai báo tảo Xuân (梅報早春, Mai báo Xuân sớm), nhất niên tương tận (一年將盡, một năm sắp hết), tứ quý vân chung (四季雲終, bốn mùa chấm dứt). Một số từ dùng cho truy điệu vào tháng này như tinh hồi nguyệt triển (星回月展, sao lùi trăng hiện), phong thảm vân sầu (風慘雲愁, gió thảm mây buồn), diêm khuynh trường lệ (簷傾長淚, mái nghiêng ngấn lệ), thủy kết đôi băng (水結堆冰, nước kết băng trôi). Một số từ dùng cho tháng Mười Hai nhuận như nhuận dĩ thành tuế (潤以成歲, nhuận đã thành năm), hàn bách chu niên (寒迫周年, lạnh đuổi theo trọn năm).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.141.193.54 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập