Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Ngu dốt không đáng xấu hổ bằng kẻ không chịu học. (Being ignorant is not so much a shame, as being unwilling to learn.)Benjamin Franklin
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quang Minh Tạng »»
(孤雲懷弉, Koun Ejō, 1198-1280): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 2 của Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji), húy là Hoài Trang (懷弉, 懷奘), thông xưng là Nhị Tổ Quốc Sư (二祖國師), thụy hiệu là Đạo Quang Phổ Chiếu Quốc Sư (道光普照國師); xuất thân kinh đô Kyoto, họ Đằng Nguyên (藤原, Fujiwara). Ông theo xuất gia với Viên Năng (圓能) ở Hoành Xuyên (横川, Yokogawa) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Đến năm 1218, ông thọ Bồ Tát Giới, chuyên tâm tu học giáo nghĩa của vùng Nam Đô và Tịnh Độ; rồi đến tham Thiền với Giác Yến (覺晏) ở Đa Võ Phong (多武峰) vùng Đại Hòa (大和, Yamato) và học pháp Đạt Ma Tông. Sau đó, nhân nghe Đạo Nguyên (道元, Dōgen) từ bên Trung Quốc trở về nước, ông đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) để tham vấn vị này; và đến năm 1234 thì trở thành đệ tử vè kế thừa dòng pháp của Đạo Nguyên. Ông đã từng trợ lực cho thầy mình tại Hưng Thánh Bảo Lâm Tự (興聖寶林寺), Vĩnh Bình Tự, và trở thành vỉ Tổ đời thứ 2 của Vĩnh Bình Tự. Ông có công lớn trong việc biên tập bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏, Shōbōgenzō) và ghi lại toàn bộ lời dạy của Đạo Nguyên, để sau này hình thành bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng Tùy Văn Ký (正法眼藏隨聞記). Khi Đạo Nguyên qua đời trên kinh đô Kyoto, ông mang hài cốt thầy về an táng tại Vĩnh Bình Tự. Vào năm 1267, ông lui về ẩn cư ở ngôi nhà phía đông của chùa, và giao lại trách nhiệm cho Nghĩa Giới (義介). Vào ngày 24 tháng 8 năm thứ 3 (1280) niên hiệu Hoằng An (弘安), ông thị tịch, hưởng thọ 83 tuổi đời và 63 hạ lạp. Thể theo di huấn, ông được an táng kế bên ngôi tháp của Đạo Nguyên. Trước tác của ông có Quang Minh Tạng Tam Muội (光明藏三昧).
(覺地): có hai nghĩa. (1) Chỉ cho ý chí tu hành ngộ đạo. Như trong bài thơ Đề Linh Sơn Tự (題靈山寺) của Cố Huống (顧況, khoảng 725-814) nhà Đường có câu: “Giác địa bổn tùy thân, Linh Sơn trùng kết nhân (覺地本隨身、靈山重結因, cõi giác vốn tùy thân, Linh Sơn lại kết nhân).” (2) Cảnh giới giác ngộ, Phật địa. Như trong bài Phước Thiện Miếu Thiết Trai Môn Bảng (福善廟設齋門榜) của Hoàng Công Thiệu (黃公紹, ?-?) nhà Tống có câu: “Kim tắc thụ thắng phan ư giác địa, hạ tiên ngự ư hy đài (今則豎勝旛於覺地、下飆馭於熙臺, nay tất dựng phan lớn nơi cõi giác, hạ thần giá xuống đài thiêng).” Trong Viên Giác Kinh Cận Thích (圓覺經近釋, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 10, No. 259) quyển 1 có đoạn: “Nhất thiết Như Lai giai dĩ thử Đại Quang Minh Tạng trang nghiêm thử thân trú trì thử độ, phi nhược chúng sanh dĩ Tạng Thức trang nghiêm thử thân trú trì thử độ dã; nhiên thử Đại Quang Minh Tạng nguyên phi tha vật, tức thị chúng sanh sở cụ vô cấu vô nhiễm thanh tịnh giác địa, chư Phật chứng chi danh Pháp Tánh Thân (一切如來皆以此大光明藏莊嚴此身住持此土、非若眾生以藏識莊嚴此身住持此土也、然此大光明藏元非他物、卽是眾生所具無垢無染清淨覺地、諸佛證之名法性身, hết thảy Như Lai đều lấy Đại Quang Minh Tạng này để trang nghiêm thân này và trú trì cõi nước này; không phải như chúng sanh lấy Tạng Thức để trang nghiêm thân này và trú trì cõi nước này; nhưng Đại Quang Minh Tạng này vốn chẳng phải là vật khác, tức là cảnh giới giác ngộ thanh tịnh, không nhớp không nhiễm vốn đầy đủ của chúng sanh; chư Phật chứng được thì gọi là Pháp Tánh Thân).” Hay trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 26, phần Lô Sơn Vạn Thọ Tự Trang Nghiêm Phật Tượng Ký (廬山萬壽寺莊嚴佛像記), cũng có đoạn: “Hoặc nhất bổng nhất hát chi gian, sử nhân đốn tận phàm tình, lập đăng giác địa, tức sở vị nhất hô nhi tỉnh đại mộng (或一棒一喝之閒、使人頓盡凡情、立登覺地、卽所謂一呼而醒大夢, hoặc trong một gậy đánh một tiếng hét, khiến người đốn ngộ phàm tình, liền lên cõi giác, tức gọi là một tiếng gọi mà tỉnh cơn đại mộng).”
(繼起弘儲, Keiki Kōcho, 1605-1672): vị tăng của Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Kế Khởi (繼起), hiệu Thối Ông (退翁), xuất thân Thông Châu (通州), Giang Nam (江南, Tỉnh Giang Tô), họ Lý (李). Năm 25 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Hán Nguyệt Pháp Tạng (漢月法藏). Khi Pháp Tạng khai đường giáo hóa ở An Ổn Tự (安穏寺), Hàng Châu (杭州, Tỉnh Triết Giang), ông triệt để khai ngộ được vấn đề muôn kiếp lâu xa vẫn chưa sáng tỏ, nên ở lại hầu thầy được 3 năm và cuối cùng được phó chúc đại pháp. Từ đó trở đi, ông bắt đầu hoạt động giáo hóa tại Tường Phủ Tự (祥府寺), Phu Tiêu (夫椒), Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), rồi đến trú trì Thiên Thai Sơn Quốc Thanh Tự (天台山國清寺). Sau đó, ông cũng từng sống qua một số ngôi danh sát khác như Linh Nham Sơn Sùng Báo Tự (靈巖山崇報寺), Nghiêu Phong Bảo Vân Tự (堯封寳雲寺), Hổ Kheo Sơn Vân Nham Tự (虎丘山雲巖寺) ở Tô Châu (蘇州, Tỉnh Giang Tô), Kim Túc Quảng Huệ Tự (金粟廣慧寺) ở Tú Châu (秀州, Tỉnh Triết Giang), Phước Nghiêm Tự (福嚴寺) ở Nam Nhạc (南岳), Hành Châu (衡州, Tỉnh Hồ Nam), Hoa Dược Tự (花藥寺), Cao Phong Lý Sơn Tự (高峰理山寺), Đông Nham Tự (東巖寺) ở Võ Xương (武昌, Tỉnh Hồ Bắc), Đại Biệt Sơn Hưng Quốc Tự (大別山興國寺) ở Hán Dương (漢陽, Tỉnh Hồ Bắc), v.v. Đến ngày 27 tháng 9 năm thứ 11 (1672) niên hiệu Khang Hy (康熙), ông thị tịch, hưởng thọ 68 tuổi. Tháp của ông được an trí tại Nghiêu Phong Sơn (堯峰山) với tên gọi là Đại Quang Minh Tàng (大光明藏). Pháp từ của ông có hơn 70 người và trước tác cũng khá nhiều, đuợc lưu hành trên đời như Thối Ông Hoằng Trữ Thiền Sư Quảng Lục (退翁弘儲禪師廣錄) 60 quyển, Thối Ông Hoằng Trữ Thiền Sư Dư Lục (退翁弘儲禪師餘錄) 30 quyển, Giáp Thìn Lục (甲辰錄), Thọ Tuyền Tập (樹泉集), Báo Từ Lục (報慈錄), mỗi thứ 10 quyển. Hiện tồn có Nam Nhạc Kế Khởi Hòa Thượng Ngữ Lục (南嶽繼起和尚語錄) 10 quyển, Nam Nhạc Đơn Truyền Ký (南嶽單傳記) 5 quyển, Nam Nhạc Lặc Cổ (南嶽勒古) 1 quyển, Linh Nham Ký Lược (靈巖記略) 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.77.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập