Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Bạn đã từng cố gắng và đã từng thất bại. Điều đó không quan trọng. Hãy tiếp tục cố gắng, tiếp tục thất bại, nhưng hãy thất bại theo cách tốt hơn. (Ever tried. Ever failed. No matter. Try Again. Fail again. Fail better.)Samuel Beckett
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Để đạt được thành công, trước hết chúng ta phải tin chắc là mình làm được. (In order to succeed, we must first believe that we can.)Nikos Kazantzakis
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Mặc áo cà sa mà không rời bỏ cấu uế, không thành thật khắc kỷ, thà chẳng mặc còn hơn.Kinh Pháp cú (Kệ số 9)
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Quán Hiền »»
(乾開坤闔): càn mở khôn đóng, tức trời mở ra và đất đóng lại. Trong Hệ Từ Truyện (繫辭傳) có giải thích rằng: “Hạp hộ vị chi khôn, tịch hộ vị chi càn, nhất hạp nhất tịch vị chi biến, vãng lai vô cùng vị chi thông (闔戶謂之坤、闢戶謂之乾、一闔一闢謂之變、徃來無窮謂之通, Đóng cửa gọi là khôn, mở cửa gọi là càn, một đóng một mở gọi là biến, qua lại không cùng gọi là thông).” Hay trong phần Huyền Quan Hiển Bí Luận (玄關顯秘論) của Tử Thanh Chỉ Huyền Tập (紫清指玄集) do Bạch Ngọc Thiềm (白玉蟾, 1194-?) nhà Tống soạn, cũng có đoạn rằng: “Khai hạp càn khôn tạo hóa quyền, đoán luyện nhất lô chơn nhật nguyệt (開闔乾坤造化權、煅煉一爐眞日月, Đóng mở trời đất tạo hóa quyền, nung luyện một lò đúng trời trăng).” Trong bài (望海亭賦) của Phạm Thành Đại (范成大) nhà Tống có câu: “Thiên phong kích xuy, ba đào hạp khai (天風激吹、波濤闔開, gió trời thổi mạnh, sóng cả đóng mở).”
(一行, Ichigyō, 683-727): còn gọi là Nhất Hành A Xà Lê (一行阿闍梨), vị cao tăng Mật Giáo và nhà thiên văn lịch toán nổi tiếng của Trung Quốc, một trong 5 vị tổ của Mật Giáo, người vùng Cự Lộc (鉅鹿, thuộc Huyện Cự Lộc, Hà Bắc), họ Trương (張), xuất thân gia đình làm quan hiển hách, học thông kinh sử. Ban đầu ông theo Thiền Sư Châu Cảnh (州景) ở Kinh Châu (荆州) xuất gia, sau học Thiền với Thiền Sư Phổ Tịch (普寂) ở Tung Sơn (嵩山). Bên cạnh đó ông cũng thường theo hầu hạ các cao tăng Ấn Độ như Thiện Vô Úy (善無畏), Kim Cang Trí (金剛智); đã cùng với Thiện Vô Úy dịch Đại Nhật Kinh (大日經), thánh điển quan trọng của Mật Giáo và thọ phép quán đảnh với Kim Cang Trí. Ngoài ra, ông còn tinh thông cả Thiền, số học, lịch pháp, v.v. Vào năm thứ 9 (721) niên hiệu Khai Nguyên (開元), nhà vua sai ông đính chính lịch pháp truyền thống rồi cho lưu hành khắp thiên hạ. Bộ Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) gồm 20 quyển do ông biên tập là tư liệu rất quan trọng đối với Mật Giáo. Đến năm thứ 15 niên hiệu Khai Nguyên, ông thị tịch, hưởng thọ 45 tuổi, được ban cho thụy hiệu là Đại Huệ Thiền Sư (大慧禪師). Trước tác của ông có Tú Diệu Nghi Quỹ (宿曜儀軌), Phạm Thiên Hỏa La Nghi Quỹ (梵天火羅儀軌), Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (七曜精神別行法), Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Tiêu Tai Trừ Nạn Niệm Tụng Nghi Quỹ (藥師瑠璃光如來消災除難念誦儀軌), v.v. Ngoài ra ông đã cùng với đệ tử Huệ Giác (慧覺) soạn ra Hoa Nghiêm Kinh Hải Ấn Đạo Tràng Sám Nghi (華嚴經海印道塲懺儀) 42 quyển.
(三十帖册子, Sanjūjōsakushi): còn gọi là Chơn Ngôn Pháp Văn Sách Tử Tam Thập Thiếp (眞言法文策子三十帖), Hoằng Pháp Đại Sư Thỉnh Lai Pháp Văn Sách Tử Tam Thập Thiếp (弘法大師請來法文册子三十帖). Đây là bộ thư tịch quan trọng và có giá trị rất lớn đối với Chơn Ngôn Tông. Khi Không Hải Đại Sư sang nhà Đường, được thầy là Huệ Quả (惠果) truyền trao cho các nghi quỹ, pháp văn, khoảng hơn 140 loại khác nhau. Nhờ nhiều người giúp sức, Đại Sư đã chép thành chữ nhỏ, thâu lại thành khoảng 30 bức thiếp (bề dọc 15.0~18.2, bề ngang khoảng 13.5cm). Trong bản Tam Thập Thiếp Sách Tử Khám Văn (三十帖册子勘文) của Quán Hiền (觀賢) có ghi rõ truyền thừa cũng như ý nghĩa của bộ này, được bảo quản tại Tàng Kinh của Đông Tự (東寺, Tō-ji). Sau đó Chơn Nhiên đưa bộ này nộp vào Tàng Kinh của Cao Dã Sơn. Sau khi ông qua đời, Vô Không (無空), người thay thế chức Tọa Chủ của Thọ Trường (壽長), lấy ra đem theo về Vi Đề Tự (圍堤寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và viên tịch tại đây. Sau này đệ tử của ông cũng không hoàn trả bộ này lại cho Cao Dã Sơn, vì vậy tương truyền rằng Đằng Nguyên Trọng Bình (藤原仲平) đã dùng quyền lực của mình để lấy lại đem nộp vào Đông Tự. Trên nắp đậy cái thùng đựng các bức thiếp này do triều đình ban tặng, có dòng chữ ghi thành 2 hàng rằng: “Nạp Chơn Ngôn A Xà Lê Không Hải Nhập Đường Cầu Đắc Pháp Văn Sách Tử Chi Sương (納眞言阿闍梨空海入唐求得法文册子之箱).” Từ đó về sau, Đông Tự bảo quản bộ này rất nghiêm mật. Đến năm 1186 (niên hiệu Văn Trị [文治] thứ 2), thể theo lời thỉnh cầu của Thân Vương Thủ Giác (守覺) ở Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), bộ Tam Thập Thiếp Sách Tử lại được cho mượn ra ngoài, cuối cùng không hoàn trả lại cho Đông Tự, và hiện tại trở thành Quốc Bảo của Nhân Hòa Tự. Vào năm 1341 (niên hiệu Lịch Ứng [曆應] thứ 4), Cảo Bảo (杲寶) của Đông Tự tiến hành sao chép lại bộ này; rồi đến năm 1678 (niên hiệu Diên Bảo [延寶] thứ 6), thể theo nguyện vọng của Thật Tú (實秀)—Môn Chủ của Vô Lượng Thọ Viện (無量壽院) trên Cao Dã Sơn—10 học sinh chép kinh tiến hành sao chép bộ này vào năm sau. Hiện tại bộ này đã được san hành dưới nhiều hình thức khác nhau.
(淳祐, Shunnyū, 890-953): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời Bình An, húy là Thuần Hựu (淳祐), thông xưng là Thạch Sơn Nội Cúng (石山內供), Phổ Hiền Viện Nội Cúng (普賢院內供); xuất thân kinh đô Kyoto, con của quan Hữu Trung Biện Quản Nguyên Thuần Mậu (右中辯菅原淳茂). Ông theo xuất gia với Quán Hiền (觀賢) ở Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), thọ giới ở Giới Đàn của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), và đến năm 925 thì nhận Truyền Pháp Quán Đảnh của Quán Hiền. Ông được suy cử chức Tọa Chủ Đề Hồ Tự, nhưng vì biết thân mang nhiều bệnh tật, không thể làm việc được nhiều, nên khước từ và lui về ẩn cư ở Thạch Sơn Tự (石山寺), trú tại Phổ Hiền Viện. Tương truyền ông theo hầu Quán Hiền lên Cao Dã Sơn để thông báo cho đại chúng biết việc triều đình hứa khả ban thụy hiệu cho Không Hải Đại Sư vào năm 921, khi ấy ông chạm tay vào đùi gối của Không Hải, đến lúc thả tay ra thì mùi hương thơm vẫn tỏa ngát mãi cho đến suốt đời. Ông đã cho tiến hành nghiên cứu kinh điển và hoàn thành vai trò rất lớn trong việc làm cho Đông Mật phát triển. Đệ tử phú pháp của ông có Nguyên Cảo (元杲), Cứu Thế (救世), Khoan Trung (寬忠), v.v. Trước tác ông để lại có Thai Tạng Tập Ký (胎藏集記) 10 quyển, Thai Tạng Thất Tập (胎藏七集) 3 quyển, Kim Cang Giới Thất Tập (金剛界七集) 2 quyển, Kim Cang Giới Thứ Đệ Pháp (金剛界次第法) 4 quyển, v.v.
(簪纓): cây trâm và giải mũ, chỉ cho đồ trang sức trên mũ quan thời xưa, về sau nó được mượn dùng để chỉ cho những cao quan hiển hách công trạng. Trong bài Thiếu Niên Hành (少年行) của Lý Bạch (李白, 701-762) nhà Đường có câu: “Già mạc nhân thân liên đế thành, bất như đương thân tự trâm anh (遮莫姻親連帝城、不如當身自簪纓, giá tưởng thân thích với đế vương, chẳng bằng thân mình tự làm quan).” Hay như trong bài Tặng Bộc Xạ Trịnh Quốc Công Nghiêm Công Võ (贈左僕射鄭國公嚴公武) của Đỗ Phủ (杜甫, 712-770) nhà Đường cũng có câu: “Không dư lão tân khách, thân thượng quý trâm anh (空余老賓客、身上愧簪纓, Rảnh rang lão khách quý, thân mình thẹn chức quan).” Thiền Sư Quảng Trí (廣智, ?-1091) của Việt Nam cũng có bài thơ liên quan đến trâm anh như sau: “Trú tích nguy phong bãi lục trần, mặc cư huyễn mộng vấn phù vân, ân cần vô kế tham Trừng Thập, sách bạn trâm anh tại lộ quần (拄錫危峰擺六塵、默居幻夢問浮雲、殷勤無計參澄什、索絆簪纓在鷺群, chống gậy non cao bỏ sáu trần, ở yên huyễn mộng hỏi phù vân, ân cần không cách tham Trừng Thập, trót vướng bầy cò lớp mũ cân).” Câu “phiệt duyệt trâm anh (閥閱簪纓)” có nghĩa là gia đình cao quan quyền quý, có công trạng hiển hách.
(無空, Mukū, ?-918): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời Bình An, Tọa Chủ đời thứ 2 của Cao Dã Sơn, húy là Vô Không (無空). Ban đầu ông theo học Mật Giáo với Chơn Nhiên (眞然), rồi sau đó trở thành Tọa Chủ của Cao Dã Sơn. Vào năm 900, nhân khi Vũ Đa Pháp Hoàng (宇多法皇) đi tham bái các chùa, ông làm tiền đạo dẫn đường cho Pháp Hoàng. Năm 912, Quán Hiền (觀賢) ở Đông Tự yêu cầu ông trả lại bộ Tam Thập Thiếp Sách Tử (三十帖册子) của Không Hải, nhưng ông từ chối; đến năm 916, ông lấy bộ sách này cùng với chúng đệ tử đến Vi Đề Tự (圍堤寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro), rồi sau đó chuyển sang Liên Đài Tự (蓮台寺) ở Y Hạ (伊賀, Iga) và qua đời tại đó.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.134.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập