Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Bằng bạo lực, bạn có thể giải quyết được một vấn đề, nhưng đồng thời bạn đang gieo các hạt giống bạo lực khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Yếu tố của thành công là cho dù đi từ thất bại này sang thất bại khác vẫn không đánh mất sự nhiệt tình. (Success consists of going from failure to failure without loss of enthusiasm.)Winston Churchill
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phóng sanh »»
(牒): nguyên lai xưa kia, Điệp là tên gọi của một loại văn thư của quan phủ, hay nói đúng hơn là bức văn chuyển giao của cấp trên, là cái Trát hay tờ trình. Người xưa thường viết trên thẻ tre hay miếng gỗ; từ niên hiệu Nguyên Phong (元豐, 1078-1085) nhà Bắc Tống trở đi, các văn từ tố tụng được gọi là Trạng; chỉ có các công văn chuyển giao của quan phủ mới gọi là Điệp. Trong Công Văn Đàn Tràng, Điệp là một loại văn thư không kém phần quan trọng dâng lên chư Thần linh, hay là văn thư chuyển giao giữa Thần với Thần. Trong nghi lễ Phật Giáo Việt Nam, có khá nhiều loại Điệp được dùng đến như Điệp Cúng Cầu Siêu, Điệp Cúng Cô Hồn, Điệp Cấp Phóng sanh, Điệp Cấp Tụng Thủy Sám, Điệp Thăng Kiều Giải Oan Bạt Độ, Điệp Thượng Phan, Điệp Cúng Tam Thế Tiền Khiên, Điệp Vu Lan, Điệp Cúng Trai Tuần, Điệp Cúng Bà Cô, Điệp Cúng Vớt Chết Nước, v.v.
(s: Śītavana, p: Sītavana, j: kanrin, 寒林): căn cứ vào Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa (一切經音義) quyển 7 của cao tăng Thích Huyền Ứng (玄應, ?-?) nhà Đường giải thích rằng: “Thi Đà Lâm, chánh ngôn Thi Đa Bà Na, thử danh Hàn Lâm; kỳ lâm u thúy nhi hàn, nhân dĩ danh dã, tại Vương Xá Thành trắc, tử nhân đa tống kỳ trung, kim tổng chỉ khí thi chi xứ danh Thi Đà Lâm giả, thủ bỉ danh chi dã (屍陀林、正言屍多婆那、此名寒林、其林幽邃而寒、因以名也、在王舍城側、死人多送其中、今總指棄屍之處名屍陀林者、取彼名之也, Thi Đà Lâm, gọi cho đúng là Thi Đa Bà Na, ở đây [Trung Quốc] gọi là Hàn Lâm; khu rừng này thâm u mà lạnh lẽo, nên có tên như vậy, nằm một bên Vương Xá Thành; phần lớn người chết đều được tống vào trong rừng này; nay chỉ chung cho những nơi vất bỏ thi thể người chết là Thi Đà Lâm, lấy đó làm tên gọi).” Như vậy, Thi Đa Bà Na (尸多婆那), Thi Đà Lâm (屍陀林、尸陀林), là âm dịch của Hàn Lâm, khu mộ địa nằm gần Vương Xá Thành (s: Rājagṛha; p: Rājagaha, 王舍城), là khu rừng vứt bỏ xác người chết cho cầm thú ăn. Người vào khu rừng này cảm thấy rùng rợn, lạnh lùng, sợ hãi, nên được gọi là Hàn Lâm (khu rừng lạnh lẽo). Từ đó, nó được gọi là nghĩa trang, khu mộ địa. Cho nên Hàn Lâm ở đây có nghĩa là khu rừng lạnh lẽo với những xác người chết, vì vậy các hồn phách vất vưởng mới đến nương tựa. Trong bài Phụng Hòa Tập Mỹ Thương Sử Củng Sơn Nhân (奉和襲美傷史拱山人) của Lục Quy Mông (陸龜蒙, ?-khoảng 876) nhà Đường có câu: “Tằng thuyết sơn thê dục khứ tầm, khởi tri sương cốt táng Hàn Lâm (曾說山棲欲去尋、豈知霜骨葬寒林, từng sống rừng sâu muốn đi tìm, nào hay sương cốt chôn Hàn Lâm).” Hay trong bài Dữ Lý Sanh Luận Thi Thư (與李生論詩書唐) của Tư Không Đồ (司空圖, 837-908) nhà Đường cũng có câu: “Đào nạn nhân đa phần khích địa, Phóng sanh lộc đại xuất Hàn Lâm (逃難人多分隙地、放生鹿大出寒林, trốn nạn người đa phần chun đất, Phóng sanh nai thường ra Hàn Lâm).”
(瑩山紹瑾, Keizan Shōkin, 1268-1325): vị Thái Tổ của Tào Động Tông Nhật Bản, cháu đời thứ 4 của Cao Tổ Đạo Nguyên (道元), hiệu là Oánh Sơn (瑩山). Ông sinh ra vào ngày mồng 8 tháng 10 năm 1268 nơi Quan Âm Đường ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]), tên lúc nhỏ là Hạnh Sanh (行生). Mẹ ông được cảm hóa nhờ đức tin vào Quan Âm Bồ Tát. Năm lên 8 tuổi, ông lên Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji) ở Việt Tiền, tham vấn Triệt Thông Nghĩa Giới (徹通義介). Đến năm 13 tuổi, ông đắc độ thọ giới với Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘), vị Tổ đời thứ 2 của chùa này. Vào ngày 24 tháng 8 năm 1280, khi Hoài Trang qua đời thì ông theo hầu Nghĩa Giới và chuyên tâm tu hành tọa Thiền. Đến năm lên 18 tuổi, ông phát nguyện đi hành cước khắp các tiểu quốc, và đến tham vấn Tịch Viên (寂圓) ở Bảo Khánh Tự (寶慶寺). Tiếp theo, ông lên kinh đô Kyoto, học về Thiền phong mang tính Mật Giáo của Phái Thánh Nhất (聖一派) thuộc Lâm Tế Tông với Đông Sơn Trạm Chiếu (東山湛照), Bạch Vân Huệ Kiểu (白雲慧皎); thêm vào đó ông còn tiếp xúc với giáo học Thiên Thai trên Tỷ Duệ Sơn. Kế đến ông đến tham học với Vô Bổn Giác Tâm (無本覺心) ở Hưng Quốc Tự (興國寺) thuộc vùng Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣] ngày nay), và sau đó ông lại đến tham yết Tịch Viên ở Bảo Khánh Tự lần nữa. Năm lên 22 tuổi, ông phản tỉnh khi đọc được câu kệ trong Phẩm Pháp Sư Công Đức (法師功德) của Kinh Pháp Hoa rằng “phụ mẫu sở sanh nhãn tất kiến tam thiên giới (父母所生眼悉見三千界, con mắt do cha mẹ mình sanh ra tất thấy được ba ngàn thế giới)”, rồi đến năm 25 tuổi thì ông phát thệ nguyện rộng lớn. Năm lên 28 tuổi, ông được cung thỉnh đến làm Tổ khai sơn ngôi Thành Mãn Tự (城滿寺) của dòng họ Phú Kiên (富樫) ở vùng A Ba (阿波, Awa, thuộc Tokushima-ken [德島縣]). Năm sau, lúc 29 tuổi, ông lên Vĩnh Bình Tự, sao chép tập Phật Tổ Chánh Truyền Bồ Tát Giới Tác Pháp (佛祖正傳菩薩戒作法), rồi được vị trú trì chùa này là Nghĩa Diễn (義演) trao truyền Bồ Tát Giới cho. Cũng vào mùa đông năm này, lần đầu tiên ông khai đường thuyết pháp ở Thành Mãn Tự, và truyền trao giới pháp cho nhóm 5 người Nhãn Khả Thiết Kính (眼可鐵鏡). Sau đó, ông đến tham yết Hàn Nham Nghĩa Duẫn (寒巖義尹) ở Đại Từ Tự (大慈寺, Daiji-ji) thuộc vùng Phì Hậu (肥後, Higo, thuộc Kumamoto-ken [熊本縣]), rồi đến kết thảo am ở gần nơi Đông Cung Ngự Sở tại Kyoto, và tương truyền tại đây ông hội ngộ với Nga Sơn Thiệu Thạc (峨山紹碩). Cho đến năm 31 tuổi, ông khai mở giới pháp ở Thành Mãn Tự, độ cho hơn 70 người, và tận lực trong việc giáo hóa dân chúng. Đến năm 32 tuổi, ông kế thừa dòng pháp của Nghĩa Giới, được trao truyền pháp y, làm vị Thủ Tọa đầu tiên của Đại Thừa Tự, và đến năm 35 tuổi thì làm vị Tổ đời thứ 2 của chùa này. Từ ngày 11 tháng giêng năm 1300, ông bắt đầu khai thị bộ Phật Quang Lục (佛光錄). Rồi vào tháng 8 cũng như tháng 11 năm 1306, trải qua hai lần ông được Nghĩa Giới trao truyền cho bí pháp. Cho đến năm 1311, ông chuyên tâm vào việc bổ sung quy cũ ở Đại Thừa Tự, tiếp độ đồ chúng, và trước tác Tọa Thiền Dụng Tâm Ký (坐禪用心記), Tam Căn Tọa Thiền Thuyết (三根坐禪說), Tín Tâm Minh Niêm Đề (信心銘拈提), v.v. Hơn nữa, ông còn khai sáng Tịnh Trú Tự (淨住寺) ở vùng Gia Hạ (加賀, Kaga). Rồi vào năm 1317, ông còn sáng lập ra Vĩnh Quang Tự (永光寺) ở Động Cốc Sơn (洞谷山). Sau đó thể theo lời thỉnh cầu của vị quan Địa Đầu vùng Vũ Trách (羽咋, Hakui) ở Năng Đăng (能登, Noto), ông đến khai sơn Quang Hiếu Tự (光孝寺). Kế đến ông lại khai sáng thêm Phóng sanh Tự (放生寺) ở vùng Năng Đăng này. Chính trong khoảng thời gian này, thanh danh của Oánh Sơn rất nổi bật, nên được Hậu Đề Hồ Thiên Hoàng (後醍醐天皇) ban sắc phong cho. Năm sau, nhờ sự cúng dường của đàn na thí chủ, ông xây dựng Điện Phật, rồi Khai Sơn Đường, Pháp Đường, và chỉnh trang toàn bộ ngôi già lam Vĩnh Quang Tự. Từ đó, vào năm đầu niên hiệu Nguyên Hanh (元亨), ông cảm ứng điềm báo mộng khai đường Tổng Trì Tự (總持寺, Sōji-ji), rồi thể theo lời thỉnh cầu của vị Viện Chủ Chư Nhạc Tự (諸嶽寺) thuộc Chơn Ngôn Luật Tông (có thuyết cho là Thiên Thai Tông) ở Quận Phụng Khí Chí (鳳氣至郡), Năng Đăng, ông đến vùng đất này, và vào ngày mồng 8 tháng 6 cùng năm, ông khai sáng ra Tổng Trì Tự tại đây. Đến ngày 22 tháng 7 thì được cúng dường đất đai của chùa, rồi đến ngày 14 tháng 9 thì nhận được sắc phong chùa, và vào ngày 28 tháng 8 năm sau thì được công nhận là ngôi chùa của Tào Động Tông. Đây là ngôi chùa trung tâm thứ hai của phái Tào Động Nhật Bản. Sau đó, chùa được dòng họ Trường Cốc Bộ (長谷部) chuyên tâm ủng hộ. Vào ngày mòng 8 tháng 8 năm 1325, ông cử Minh Phong Tố Triết (明峯素哲) làm chức Tăng Lục 8 ngôi chùa gồm Vĩnh Quang Tự (永光寺), Viên Thông Viện (圓通院), Quang Hiếu Tự (光孝寺), Tổng Trì Tự (總持寺), Bảo Ứng Tự (寶應寺), Phóng sanh Tự (放生寺), Đại Thừa Tự (大乘寺); rồi nhường ngôi Tọa Chủ cho vị này và lui về ẩn cư. Đến nữa đêm ngày 15 tháng 8, ông thuyết pháp lần cuối cùng, để lại di kệ và thị tịch, hưởng thọ 58 tuổi đời (có thuyết cho là 62 tuổi). Xá lợi của ông được phân phối ra tôn trí tại 4 ngôi chùa Đại Thừa Tự, Vĩnh Quang Tự, Tịnh Trú Tự và Tổng Trì Tự. Môn nhân đắc độ của ông ngoài Minh Phong Tố Triết (明峰素哲), Vô Nhai Trí Hồng (無涯智洪), Nga Sơn Thiệu Thạc (峨山紹碩), Hồ Am Chí Giản (壺庵至簡), còn có Cô Phong Giác Minh (孤峰覺明), Trân Sơn Nguyên Chiếu (珍山源照) là những nhân vật xuất chúng. Đệ tử Ni của ông có Mặc Phổ Tổ Nhẫn (默譜祖忍), Nhẫn Giới (忍戒), Kim Đăng Huệ Cầu (金燈惠球), Minh Chiếu (明照), v.v. Hậu Thôn Thượng Thiên Hoàng (後村上天皇) ban tặng cho ông thụy hiệu là Phật Từ Thiền Sư (佛慈禪師); Hậu Đào Viên Thiên Hoàng (後桃園天皇) thì ban thụy hiệu là Hoằng Đức Viên Minh Quốc Sư (弘德圓明國師), và Minh Trị Thiên Hoàng (明治天皇) là Thường Tế Đại Sư (常濟大師). Trước tác của ông để lại có Truyền Quang Lục (傳光錄) 2 quyển, Oánh Sơn Hòa Thượng Thanh Quy (瑩山和尚清規) 2 quyển, Tọa Thiền Dụng Tâm Ký (坐禪用心記) 1 quyển, Tam Căn Tọa Thiền Thuyết (三根坐禪説) 1 quyển, v.v.
(智顗, Chigi, 538-597): vị Thiền tăng thống nhiếp Phật Giáo Trung Quốc trong khoảng 3 triều đại Lương, Trần và Tùy với Thiên Thai giáo nghĩa của ông, vị tổ sư khai sáng ra Thiên Thai Tông. Ông cũng được xem như là vị tổ sư thứ 3, kế thừa Huệ Văn (慧文) và Huệ Tư (慧思). Xuất thân từ Huyện Hoa Dung (華容), Kinh Châu (荆州, thuộc Tỉnh Hồ Nam ngày nay), ông là con của Trần Khởi Tổ (陳起祖), vị cao quan thời nhà Lương, tự là Đức An (德安). Lúc 15 tuổi, ông gặp phải nạn Hầu Cảnh (候景), đến năm 18 tuổi thì xuất gia ở Quả Nguyện Tự (果願寺) vùng Sương Châu (湘州, thuộc Trường Sa, tỉnh Hồ Nam). Sau một thời gian đi tham học tu tập ở các nơi, đến năm 23 tuổi, ông đến làm môn hạ của Huệ Tư (慧思) ở Đại Tô Sơn (大蘇山), Quang Châu (光州), tu học Pháp Hoa Tam Muội và được khai ngộ. Vâng theo lời thầy, ông cùng với nhóm Pháp Hỷ (法喜) gồm 27 người vào Kim Lăng (金陵, Nam Kinh), thuyết giảng Pháp Hoa Kinh ở Ngõa Quan Tự (瓦官寺). Từ đó Thỉ Hưng Vương (始興王) nhà Trần và một số vị cao quan khác ở Kim Lăng cũng quy y theo ông; hơn nữa các vị cao tăng như Pháp Tế (法濟), Đại Nhẫn (大忍), Huệ Biện (慧辨), Huệ Vinh (慧榮), v.v., ở đây cũng đến nghe pháp. Đến năm 34 tuổi, ông từ giã kinh thành trở về Thiên Thai Sơn và bắt đầu lập nên hệ thống Thiên Thai giáo học. Vào năm 584, nhận lời cung thỉnh của vua Trần, ông đến Linh Diệu Tự (靈曜寺) và Quảng Trạch Tự (廣擇寺) thuyết giảng. Đến năm 588, vì chiến loạn ông phải đến lánh nạn ở địa phương Kinh Châu (荆州) và Lô Sơn (廬山); nhưng sau khi nhà Tùy thống nhất thì Văn Đế và Tấn Vương Quảng quy y theo ông. Chính ông đã truyền trao Bồ Tát giới cho Tấn Vương, và được ban tặng hiệu là Trí Giả Đại Sư (智者大師). Sau đó ông sáng lập nên Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) ở cố hương của mình là Kinh Châu, rồi năm 593 thì giảng bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), và năm sau thì bộ Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀). Sau ông đi xuống vùng Dương Châu, dâng hiến bộ Duy Ma Sớ (維摩疏) cho Tấn Vương, và lại trở về Thiên Thai Sơn, thành lập nên quy phạm của giáo đoàn và nỗ lực xác lập học thuyết Chỉ Quán. Vào năm 597, trên đường lên kinh đô theo lời thỉnh cầu của Tần Vương, ông thọ bệnh ở Thạch Thành Tự (石城寺) và thị tịch tại đây vào ngày 24 tháng 11 cùng năm. Các sách giảng thuật của ông ngoài Tam Đại Bộ là Pháp Hoa Huyền Nghĩa (法華玄義), Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) và Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀) ra, còn có một số soạn thuật hơn 10 bộ dựa trên Duy Ma Kinh, Kim Quang Minh Kinh, Quán Âm Kinh để giải thích về Ngũ Trùng Huyền Nghĩa (五重玄義) như Thứ Đệ Thiền Môn (次第禪門), Lục Diệu Pháp Môn (六妙法門), Thiên Thai Tiểu Chỉ Quán (天台小止觀), v,v. Từ tư tưởng Pháp Hoa Tam Muội (法華三昧), Tam Quy Tam Quán (三歸三觀), Nhất Niệm Tam Thiên (一念三千), Ngũ Thời Bát Giáo (五時八敎), v.v., mang tính độc đáo riêng biệt của mình, ông được xưng tụng như là người thứ nhất hình thành nên Phật Giáo Trung Quốc. Ông là người đầu tiên thiết lập nên hồ Phóng sanh rất nổi tiếng mà vẫn còn lưu lại cho đến ngày nay.
(幽關): cõi tối tăm, u ám, thường được dùng để chỉ cho cõi Âm Ty, Địa Ngục của người chết. Trong tác phẩm Kim Bình Mai (金瓶梅), chương 66 Lan Lăng Tiếu Tiếu Sanh (蘭陵笑笑生) nhà Minh có đoạn: “Thái Ất từ tôn giáng giá lai, dạ hác u quan thứ đệ khai, đồng tử song song tiền dẫn đạo, tử hồn thọ luyện bộ vân giai (太乙慈尊降駕來、夜壑幽關次第開、童子雙雙前引導、死魂受煉步雲階, Thái Ất đức từ hạ xuống đây, hang tối cõi u dần dần khai, đồng tử hai bên trước dẫn lối, hồn chết thọ luyện lên tầng mây).” Hay như trong bài Thiền Quan Sách Tấn (禪關策進) của Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615) nhà Minh có câu: “Cảnh sách tại thủ, tật khu nhi trường trì, phá tối hậu chi u quan (警策在手、疾驅而長馳、破最後之幽關, cảnh tỉnh và sách tấn vốn ở nơi tay mình, thúc chạy mau mà đuổi theo lâu dài, để phá cửa tối tăm cuối cùng).” Trong Vi Lâm Đạo Bái Thiền Sư Xan Hương Lục (爲霖道霈禪師餐香錄CBETA No. 1439) cũng có câu: “U quan đốn phá, hiển thanh tịnh quang minh chi thân; Cực Lạc cao siêu, chứng A Bệ Bạt Trí chi địa (幽關頓破、顯清淨光明之身、極樂高超、證阿鞞跋致之地, nẻo u phá sạch, bày thanh tịnh sáng suốt ấy thân; Cực Lạc lên cao, chứng A Bệ Bạt Trí cảnh địa).” Cũng như trong Tục Truyền Đăng Lục (續傳燈錄, Taishō No. 2077) quyển 19 có đoạn: “Vụ khởi giao nguyên long ngâm thành tế, phong sanh hạm ngoại hổ khiếu đình tiền, mộc đồng chàng xuất u quan, thạch nữ phách khai kim tỏa (霧起郊源龍吟城際、風生檻外虎嘯亭前、木童撞出幽關、石女擘開金鎖, sương nổi đầu nguồn rồng gầm ngoài thành, gió sanh ngoài hiên cọp thét trước đình, người gỗ đánh ra cửa u, gái đá bữa tung khóa vàng).” Câu “mộng đoạn Nam Kha, vĩnh cách u quan chi lộ (夢斷南柯、永隔幽關之路)” có nghĩa là khi giấc mộng Nam Kha chấm dứt thì vĩnh viễn cách xa con đường dẫn đến cõi u tối của Địa Ngục, Âm Ty.
(永明延壽, Yōmei Enju, 904-975): vị tăng của Pháp Nhãn Tông Trung Quốc, xuất thân Dư Hàng (餘杭), Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), họ là Vương (王), tự Xung Huyền (冲玄), Bảo Nhất Tử (抱一子). Ngay từ nhỏ ông đã có chí xuất trần nhưng không được toại nguyện, nên làm quan cho nước Ngô Việt. Đến năm 28 tuổi, ông theo xuất gia với Thúy Nham Linh Tham (翠巖令參, thế kỷ thứ 9-10, pháp từ của Tuyết Phong); sau đó theo hầu hạ Thiên Thai Đức Thiều (天台德韶), kế thừa dòng pháp của vị này và trở thành vị tổ thứ 3 của Pháp Nhãn Tông. Vào năm thứ 2 (952) niên hiệu Quảng Thuận (廣順), ông đến trú trì Tuyết Đậu Sơn Tư Thánh Tự (資聖寺). Về sau, thể theo lời thỉnh cầu đặc biệt của Trung Ý Vương (忠懿王), ông nhậm chức trú trì Linh Ẩn Tự (靈隱寺), rồi chuyển sang Vĩnh Minh Tự (永明寺) trong vòng 15 năm và đã độ khoảng 1700 đệ tử. Ông là người kiêm tu cả Thiền lẫn Tịnh Độ, ban đêm thường hành trì pháp môn Niệm Phật. Nhà vua cho xây dựng Tây Phương Quảng Giáo Điện (西方廣敎殿) và cử ông đến đây trú trì. Chính vì lẽ đó, Thạch Chi Tông Hiểu (石芝宗曉) kính ngưỡng ông như là vị tổ đời thứ 7 của Liên Tông. Người đương thời tôn sùng ông là đấng Từ Thị (慈氏, Di Lặc) hạ sanh. Thanh danh ông rất cao, đến nỗi vua Quang Tông (光宗) nước Cao Lệ (高麗) mến mộ đức độ của ông, đã phái 36 vị tăng sang học giáo pháp của ông. Nhờ vậy, Pháp Nhãn Tông được truyền bá sang Cao Lệ và Tông Thiền Tịnh đã phát triển mạnh ở Triều Tiên. Sau khi tiến hành độ tăng, truyền thọ giới pháp và Phóng sanh, vào ngày 26 tháng 12 năm thứ 8 (975) niên hiệu Khai Bảo (開寶), ông đốt hương, dặn dò đồ chúng và ngồi kiết già thị tịch, hưởng thọ 72 tuổi đời và 42 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Trí Giác Thiền Sư (智覺禪師). Ông để lại khá nhiều trước tác như Vạn Thiện Đồng Quy Tập (萬善同歸集) 3 quyển, Huệ Nhật Vĩnh Minh Tự Trí Giác Thiền Sư Tự Hành Lục (慧日永明寺智覺禪師自行錄), Duy Tâm Quyết (唯心訣), v.v. Tác phẩm chính của ông phải kể đến là Tông Kính Lục (宗鏡錄). Đây là tác phẩm gồm 100 quyển, tập trung tất cả các học giả của Duy Thức, Hoa Nghiêm, Thiên Thai để cùng nhau tiến hành giải đáp những nghi vấn, cuối cùng thống nhất lại với nhau thông qua Tâm Tông, là thư tịch dẫn dụng các yếu văn từ những trước tác chính yếu của các tông phái Phật Giáo mà khởi đầu bằng Thiền Tông, và nói về tư tưởng của các phái. Chủ trương nhằm mục đích tổng hợp Phật Giáo như vậy được thể hiện rất rõ qua các tác phẩm như Vạn Thiện Đồng Quy Tập, v.v., và cũng thể hiện lập trường căn bản của Diên Thọ. Đời sau, khi các tư tưởng như Thiền Giáo Song Tu, Giáo Thiền Nhất Trí được thực hiện thành công, dần dần Diên Thọ được mọi người tôn trọng hơn. Với tư tưởng như vậy, đương nhiên Diên Thọ cũng chẳng bài xích Tịnh Độ Giáo.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.211.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập