Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Gặp quyển sách hay nên mua ngay, dù đọc được hay không, vì sớm muộn gì ta cũng sẽ cần đến nó.Winston Churchill
Dễ thay thấy lỗi người, lỗi mình thấy mới khó.Kinh Pháp cú (Kệ số 252)
Bất lương không phải là tin hay không tin, mà bất lương là khi một người xác nhận rằng họ tin vào một điều mà thực sự họ không hề tin. (Infidelity does not consist in believing, or in disbelieving, it consists in professing to believe what he does not believe.)Thomas Paine
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Chúng ta không có khả năng giúp đỡ tất cả mọi người, nhưng mỗi người trong chúng ta đều có thể giúp đỡ một ai đó. (We can't help everyone, but everyone can help someone.)Ronald Reagan
Thành công có nghĩa là đóng góp nhiều hơn cho cuộc đời so với những gì cuộc đời mang đến cho bạn. (To do more for the world than the world does for you, that is success. )Henry Ford
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Hào phóng đúng nghĩa với tương lai chính là cống hiến tất cả cho hiện tại. (Real generosity toward the future lies in giving all to the present.)Albert Camus
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phiên Thủy Hộ »»
(藤田東湖, Fujita Tōko, 1806-1855): học giả Thủy Hộ Học sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; sĩ phu của Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han); tên là Bưu (彪); thông xưng Hổ Chi Trợ (虎之助); con của Đằng Điền U Cốc (藤田幽谷). Năm 1827 (Văn Chính [文政] 10), ông tu sửa Chương Khảo Quán (彰考館), sau đó là Tổng Tài Đại Lý (總裁代理). Nhân vấn đề của Phiên chủ kế thừa nảy sinh, ông thành công trong việc ủng lập Đức Xuyên Tề Chiêu (德川齊昭, Tokugawa Nariaki). Từ đó, ông được suy cử làm người hầu cận phụ tá bên cạnh Tướng Quân và đưa ra phương pháp cải cách nền chính trị của Phiên qua cuộc Cải Tân Thiên Bảo (天保の改新). Tuy nhiên, vào năm 1844 (Hoằng Hóa [弘化] nguyên niên), Tề Chiêu được chính quyền Mạc Phủ hạ lệnh cần phải thận trọng, nên Đông Hồ bị phạt cấm túc, không được ra ngoài. Ông là một trong những nhân vật trung tâm xác lập nền Thủy Hộ Học hậu kỳ. Ông từng kết giao với nhóm Kiều Bổn Tả Nội (橋本左內), Hoành Tỉnh Tiểu Nam (橫井小楠); và chiếm vị trí chỉ đạo cho Phái Tôn Nhương (尊攘派). Thế nhưng, trong cuộc động đất lớn xảy ra vào niên hiệu An Chính (安政), ông xả thân cứu mẹ và bị đè chết. Trước tác của ông có Chánh Khí Ca (正氣歌), Hồi Thiên Thi Sử (回天詩史), Hoằng Đạo Quán Ký Thuật Nghĩa (弘道館記述義), v.v.
(德川光圀, Tokugawa Mitsukuni, 1628-1700): Phiên chủ đời thứ 2 của Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han) thuộc tiểu quốc Thường Lục (常陸, Hitachi), sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ. Tên lúc nhỏ của ông là Tam Mộc Trường Hoàn (三木長丸), Đức Xuyên Thiên Đại Tùng (德川千代松), Đức Lượng (德亮); tự là Tử Long (子龍), Quán Chi (觀之); hiệu Nhật Tân Trai (日新齋), Thường Sơn Nhân (常山人), Suất Nhiên Tử (率然子), Mai Lí (梅里); biệt danh là Thủy Hộ Quang Quốc (水戸光圀), Thủy Hộ Hoàng Môn (水戸黃門); thụy hiệu là Nghĩa Công (義公); thần hiệu là Cao Nhượng Vị Đạo Căn Chi Mạng (高讓味道根之命); thân phụ là Đức Xuyên Lại Phòng (德川賴房, Tokugawa Yorifusa), mẫu thân là Cốc Cửu Tử (谷久子). Năm 1661 (Khoan Văn [寬文] nguyên niên), ông kế thừa sự nghiệp dòng họ, chỉ huy chính trị của Phiên trong vòng 29 năm trường, đã đóng góp công lao to lớn trong việc xác lập nền chính trị của Phiên thông qua các việc cấm tuẫn tử (殉死, dùng người sống chôn theo người chết), cải cách và chỉnh lý các đền thờ cũng như tự viện, chính sách khuyến nông, nêu cao đạo phong của sĩ phu, v.v. Chính ông đã phê phán lịnh thương xót sinh loại của Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát (德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi); và đến năm 1690 (Nguyên Lộc [元祿] 3), vì tuổi già sức yếu, ông lui về ẩn cư ở Tây Sơn Trang (西山莊), tự xưng là Tây Sơn Ẩn Sĩ (西山隱士); và nhường lại gia nghiệp cho Đức Xuyên Cương Điều (德川綱條, Tokugawa Tsunaeda), con của người anh Lại Trùng (賴重). Ông là người chuyên khuyến khích Nho học, mở ra Chương Khảo Quán (彰考館) để biên tập bộ Đại Nhật Bản Sử (大日本史), dồn hết năng lực chú thích bộ Vạn Diệp Tập (萬葉集) và tạo cơ sở vững chắc cho Thủy Hộ Học. Bên cạnh đó, ông còn kiến lập bia của Nam Công (楠公), ở vùng Thấu Xuyên (湊川), và mời sứ thần nhà Minh là Chu Thuấn Thủy (朱舜水) sang Phiên Thủy Hộ. Chính vì lẽ đó, những dật thoại cũng như truyền ký về Đức Xuyên Quang Quốc được thêu dệt và viết nên rất nhiều; xuất hiện các giảng đàm và sách thật lục về một vị minh quân như Quang Quốc, tạo ảnh hưởng lớn vào thời Cận Đại. Đặc biệt câu chuyện ông đi du hóa ở các tiểu quốc để xem xét dân tình, dẹp trừ bạo loạn, tham ô, v.v., là đề tài được mọi người rất ưa thích bàn luận, được ghi lại trong tác phẩm Đông Hải Đạo Trung Tất Lật Mao (東海道中膝栗毛) của Thập Phản Xá Nhất Cửu (十返舍一九, Jippensha Ikkū) dưới biệt danh là Thủy Hộ Hoàng Môn.
(德川齊昭, Tokugawa Nariaki, 1800-1860): nhà Đại Danh sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ, Phiên chủ đời thứ 9 của Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han), thân phụ của Đức Xuyên Khánh Hỷ (德川慶喜, Tokugawa Yoshinobu), Tướng Quân đời thứ 15 (cuối cùng) của chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ. Thân sinh ông là Đức Xuyên Trị Kỷ (德川治紀, Tokugawa Harutoshi), thân mẫu là Anh Tưởng Viện (英想院); tên lúc nhỏ là Hổ Tam Lang (虎三郎), Kính Tam Lang (敬三郎); thụy hiệu là Liệt Công (烈公); tự Tử Tín (子信); hiệu là Cảnh Sơn (景山), Tiềm Long Các (潛龍閣); thần hiệu là Áp Kiến Nam Quốc Chi Ngự Thuẫn Mạng (押健男國之御楯命), Nại Lí An Kỷ Lương Chi Mạng (奈里安紀良之命). Năm 1829 (Văn Chính [文政] 12), ông làm Phiên chủ, trọng dụng nhóm Đằng Điền Đông Hồ (藤田東湖, Fujita Tōko) và tiến hành cải cách chính trị của Phiên. Nhờ có khuyến khích nhân dân dự trữ thóc lúa, nên dân chính an định; rồi ông cho thiết lập Hoằng Đạo Quán (弘道館), xúc tiến cải cách quân sự theo kiểu phương Tây và tăng cường phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên, do vì cưỡng chế nộp Hồng Chung để đúc đại pháo, cọng thêm chính sách bài Phật quá khích cực đoan của ông dựa trên tư tưởng gọi là Thần Nho Nhất Trí (神儒一致), vào năm 1844 (Hoằng Hóa [弘化] nguyên niên), ông bị chính quyền Mạc Phủ hạ mệnh bắt phải lui về ẩn cư. Chính trong khoảng thời gian này, thỉnh thoảng ông cũng có dâng thư đề đạt ý kiến trình lên chính quyền như Mậu Tuất Phong Sự (戊戌封事, 1838), nói về tính tất yếu cần phải cải cách nền chính trị của chính quyền Mạc Phủ; hay như trạng thư nói về việc tăng cường đề phòng hải vức cũng như vấn đề thuyền của ngoại quốc xem thường luật lịnh của chính quyền, v.v. Sau khi thuyền của Peri đến Nhật, vào tháng 7 năm 1853 (Gia Vĩnh [嘉永] 6), ông được tham dự bàn việc quân chính với quan Lão Trung A Bộ Chánh Hoằng (阿部正弘); nhưng đến tháng 7 năm 1857 (An Chính [安政] 4), ông từ chức. Đến cuối đời, ông bị xử lý buộc phải cấm túc, không được ra ngoài và qua đời tại Thủy Hộ. Ông từng làm các chức quan như Tùng Tam Vị (從三位), Tả Cận Vệ Quyền Trung Tướng (左近衛權中將) kiêm Tả Vệ Môn Thúc Tham Nghị (左衛門督參議), Quyền Trung Nạp Ngôn (權中納言); và sau được truy tặng chức Tùng Nhị Vị (從二位), Quyền Đại Nạp Ngôn (權大納言), Tùng Nhất Vị (從一位), Chánh Nhất Vị (正一位).
(會澤正志齋, Aizawa Seishisai, 1782-1863): nhà Nho học sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ, Phiên sĩ của Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han); tên là An (安). Ông theo học với Đằng Điền U Cốc (藤田幽谷), rồi làm Tổng Quản của Chương Khảo Quán (彰考館). Thông qua tác phẩm Tân Luận (新論), ông tuyên xướng Tôn Vương Nhương Di (尊王攘夷) và đã tạo ảnh hưởng to lớn đối với cuộc vận động chính trị cuối thời Mạc Phủ.
(岡山藩, Okayama-han): tên gọi một Phiên lãnh hữu toàn bộ tiểu quốc Bị Tiền (僃前, Bizen) và một phần của Bị Trung (僃中, Bicchū). Cơ sở hành chính của Phiên là Thành Cương Sơn (岡山城, Okayama-jō), phần lớn thời gian đều do dòng họ Trì Điền (池田, Ikeda) quản trị. Người từng phục vụ cho Phong Thần Ngũ Đại Lão (豐臣五大老) là dòng họ Vũ Hỷ Đa (宇喜田, Ukita). Tuy nhiên, vào năm 1600 (Khánh Trường [慶長] 5), trong trận chiến Sekigahara (關ヶ原), Vũ Hỷ Đa Tú Gia (宇喜田秀家, Ukita Hideie), chủ lực của quân phía Tây, lại bị thay đổi người; nên Tiểu Tảo Xuyên Tú Thu (早小川秀秋, Kobayakawa Hideaki) tiến vào, chiếm lãnh 51 vạn thạch ở Bị Tiền và Mỹ Tác (美作, Mimasaka). Thế nhưng, vào năm 1602 (Khánh Trường 7), Tú Thu và chẳng có con nối dõi; nên dòng họ Tiểu Tảo Xuyên (早小川, Kobayakawa) xem như bị tuyệt tự. Năm sau, 1603, người con thứ 2 của Trì Điền Huy Chính (池田輝政, Ikeda Terumasa) là Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu) đến lãnh hữu vùng Cương Sơn (岡山, Okayama) với 28 vạn thạch, và tại đây dòng họ Trì Điền bắt đầu trị thế với tư cách là nhà Đại Danh thời kỳ Giang Hộ. Vào năm 1613 (Khánh Trường 18), Phiên nhận thêm khoảng 10 vạn thạch, trở thành 38 vạn thạch. Đến năm 1615 (Nguyên Hòa [元和] nguyên niên), Trung Kế qua đời và cũng chẳng có con nối nghiệp; nên người em Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Năm 1632 (Khoan Vĩnh [寛永] 9), Trung Hùng qua đời; thay vào đó, người anh em họ là Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa) lên thay thế với 31 vạn 5 ngàn thạch. Từ đó trở về sau, gia hệ của Quang Chính thay nhau thống trị Phiên Cương Sơn. Quang Chính cùng với Đức Xuyên Quang Quốc (德川光圀, Tokugawa Mitsukuni), Phiên chủ Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han) và Bảo Khoa Chánh Chi (保科正之), phiên chủ Phiên Hội Tân (會津藩, Aizu-han), cả ba được gọi là Tam Danh Quân (三名君) vào đầu thời Giang Hộ. Quang Chính trọng dụng Hùng Trạch Phiên Sơn (熊澤蕃山, Kumazawa Banzan), nhà Dương Minh Học, vào năm 1669 (Khoan Văn [寛文] 9), ông tiên phong mở Cương Sơn Học Hiệu (岡山學校), trường Quốc Học đầu tiên. Năm sau, 1670, ông còn khai giảng Nhàn Cốc Học Hiệu (閑居學校, hiện tại Giảng Đuờng của trường được xếp hạng quốc bảo), trường học cho hàng thứ dân cổ nhất của Nhật Bản. Sau này, vào năm 1700 (Nguyên Lộc [元祿] 3), Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa), con của Quang Chính, đã dốc sức cho hoàn thành 3 đình viên nổi tiếng nhất của Nhật Bản, gồm: Giai Lạc Viên (偕樂園, Kairakuen, Mito-shi [水戸市]), Kiêm Lục Viên (兼六園, Kenrokuen, Kanazawa-shi [金澤市]) và Hậu Lạc Viên (後樂園, Kōrakuen, Tōkyō-to [東京都]). Lịch đại chư vị Phiên chủ của Phiên này có 12 đời, gồm: (1) Trì Điền Trung Kế (池田忠繼, Ikeda Tadatsugu); (2) Trì Điền Trung Hùng (池田忠雄, Ikeda Tadakatsu); (3) Trì Điền Quang Chính (池田光政, Ikeda Mitsumasa); (4) Trì Điền Cương Chính (池田綱政, Ikeda Tsunamasa); (5) Trì Điền Kế Chính (池田繼政, Ikeda Tsugumasa); (6) Trì Điền Tông Chính (池田宗政, Ikeda Munemasa); (7) Trì Điền Trị Chính (池田治政, Ikeda Harumasa); (8) Trì Điền Tề Chính (池田齊政, Ikeda Narimasa); (9) Trì Điền Tề Mẫn (池田齊敏, Ikeda Naritoshi); (10) Trì Điền Khánh Chính (池田慶政, Ikeda Yoshimasa); (11) Trì Điền Mậu Chính (池田茂政, Ikeda Mochimasa); và (12) Trì Điền Chương Chính (池田章政, Ikeda Akimasa). Các Phiên chi nhánh của Phiên Cương Sơn có Phiên Áp Phương (鴨方藩, Kamogata-han, 2 vạn 5 ngàn thạch) và Phiên Sanh Phản (生坂藩, Ikusaka-han, 1 vạn 5 ngàn thạch).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.93.203 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập