Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhất thiết trí giả »»
(s: sarva-jñatā, sarva-jña, sarva-jñāna, p: sabba-ñöa, 一切智) [thuật]: âm dịch là Tát Bà Nhã (薩婆若), Tát Bà Nhã Đa (薩婆若多), là một trong 3 loại trí (nhất thiết trí, đạo chủng trí và nhất thiết chủng trí [s: sarvajña-jñāna, sarvajñatā, sarva-jña, 一切種智]), là trí tuệ thông đạt hết thảy trong ngoài, biết hết thảy các pháp. Hữu Bộ cho đây là trí tuệ của Phật, và cũng có thuyết cho rằng trí tuệ này thông cả hai thừa Thanh Văn và Duyên Giác. Nó đối với nhất thiết chủng trí, có hai nghĩa chung và riêng. Nếu theo nghĩa chung, nó được gọi là Phật trí, cùng nghĩa với nhất thiết chủng trí. Nếu theo nghĩa riêng, nhất thiết chủng trí là trí nhìn thấy sự khác nhau của sự tướng. Nhất thiết trí là trí tuệ nhìn hiện tượng giới một cách bình đẳng, có tánh không. Nếu nói về nghĩa chung, trong Phẩm Thí Dụ của Kinh Pháp Hoa (法華經) có đoạn rằng: “Cần tu tinh tấn, cầu nhất thiết trí, Phật trí, tự nhiên trí, vô sư trí (勤修精進、求一切智、佛智、自然智、無師智, siêng tu tinh tấn để cầu được trí tuệ biết hết tất cả, trí tuệ của Phật, , trí tuệ tự nhiên, trí tuệ không cần thầy chỉ dẫn)”. Cùng kinh trên, Phẩm Hóa Thành Dụ có đọan rằng: “Vi Phật nhất thiết trí, phát đại tinh tấn (爲佛一切智、發大精進, vì trí biết hết thảy của Phật mà phát khởi sự tinh tấn lớn)”. Kinh Nhân Vương (仁王經) quyển hạ dạy rằng: “Mãn túc vô lậu giới, thường tịnh giải thoát thân, tịch diệt bất tư nghì, danh vi nhất thiết trí (滿足無漏界、常淨解脫身、寂滅不思議、名爲一切智, cõi đầy đủ vô lậu, thân thường trong sạch giải thoát, vắng lặng không nghĩ bàn, đó gọi là trí tuệ biết hết tất cả)”. Phần cuối quyển 9 của Trung Luận Sớ (中論疏) có đoạn rằng: “Tri nhất thiết pháp, danh nhất thiết trí (知一切法、名一切智, biết hết thảy các pháp được gọi là trí hiểu biết hết tất cả)”. Kế đến, nếu nói về nghĩa riêng, đó là trí tuệ biết được hết thảy lý không bình đẳng. Pháp Hoa Kinh Sớ (法華經疏) 2 của ngài Gia Tường (嘉祥) có giải thích rằng: “Bát Nhã Tam Huệ Phẩm vân: 'Tri nhất thiết pháp nhất tướng, cố danh nhất thiết trí; hựu vân tri chủng chủng tướng cố danh nhất thiết chủng trí (般若三慧品云、知一切法一相、故名一切智、又云知種種相故名一切種智, Phẩm Bát Nhã Tam Huệ dạy rằng: 'Biết tất cả các pháp một tướng nên gọi là nhất thiết trí; biết tất cả các loại tướng nên gọi là nhất thiết chủng trí')”. Cùng quyển trên có giải thích thêm rằng: “Nhất thiết trí giả, vị không trí dã (一切智者、謂空智也, trí biết hết tất cả là trí không)”. Trí Độ Luận (智度論) 27 có đoạn rằng: “Luận nhất thiết chủng trí chi sai biệt, hữu nhân ngôn vô sai biệt, hoặc thời ngôn nhất thiết chủng trí; hữu nhân ngôn tổng tướng thị nhất thiết, biệt tướng thị nhất thiết chủng trí; nhân thị nhất thiết trí, quả thị nhất thiết chủng trí; lược thuyết nhất thiết trí, quảng thuyết nhất thiết chủng trí; nhất thiết trí tổng phá nhất thiết pháp trung vô minh ám, nhất thiết chủng trí quán chủng chủng pháp môn phá chư vô minh (論一切種智之差別、有人言無差別、或時言一切種智、有人言總相是一切、別相是一切種智、因是一切智、果是一切種智、略說一切智、廣說一切種智、一切智總破一切法中無明闇、一切種智觀種種法門破諸無明, Khi luận về sự khác nhau của nhất thiết chủng trí, có người cho rằng không có khác nhau, hay có khi gọi là nhất thiết chủng trí; có người lại cho rằng tướng chung là hết thảy các trí, tướng riêng là nhất thiết chủng trí, nhân là nhất thiết trí, còn quả là nhất thiết chủng trí; nói riêng là nhất thiết trí, nói rộng ra là nhất thiết chủng trí; nhất thiết trí thì phá tan toàn bộ sự tối tăm, vô minh của tất cả các pháp; còn nhất thiết chủng trí thì quán từng loại pháp môn để phá các vô minh)”. Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章) 10 cho rằng: “Cử lục chủng chi sai biệt, hựu dĩ danh Thanh Văn, Duyên Giác chi trí (舉六種之差別、又以名聲聞緣覺之智, nêu lên được 6 loại sai biệt, đó gọi là trí của Thanh Văn và Duyên Giác)”. Trí Độ Luận (智度論) 27 giải thích thêm rằng: “Hậu phẩm trung Phật thuyết nhất thiết trí, thị Thanh Văn, Bích Chi Phật sự, đạo trí thị Bồ Tát sự, nhất thiết chủng trí thị Phật sự, Thanh Văn, Bích Chi Phật câu hữu tổng nhất thiết trí, vô hữu nhất thiết chủng trí (後品中佛說明一切智、是聲聞辟支佛事、道智是菩薩事、一切種智是佛事、聲聞辟支佛倶有總一切智、無有一切種智, trong phẩm sau đức Phật nói về nhất thiết trí là trí của Thanh Văn và Bích Chi Phật, đạo trí là trí của Bồ Tát, nhất thiết chủng trí là trí của Phật, Thanh Văn và Bích Chi Phật đều có chung nhất thiết trí, nhưng không có nhất thiết chủng trí)”.
(一切智人) [thuật]: đồng nghĩa với Nhất thiết trí giả (s: sarva-jña, 一切智者). Trí Độ Luận (智度論) 2 có đoạn rằng: “Vấn viết: 'Hữu nhất thiết trí nhân, hà đẳng nhân thị ?' Đáp viết: 'Thị đệ nhất đại nhân, tam giới tôn danh viết Phật' (問曰、有一切智人、何等人是、答曰、是第一大人、三界尊名曰佛, Hỏi rằng: 'Có người có trí tuệ hiểu biết tất cả, đó là người như thế nào ?' Trả lời rằng: 'Đó là người vĩ đại số một, cả ba cõi đều tôn kính, gọi ngài là Phật')”.
(s: sarvajñatā-jñāna, 一切智智) [thuật]: trí tuệ tối cao trong tất cả các trí tuệ. Để phân biệt với nhất thiết trí của Thanh Văn và Duyên Giác, trí tuệ của đức Phật được gọi là nhất thiết trí trí. Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) 1 có đoạn rằng: “Phạn vân Tát Bà Nhã Na tức thị nhất thiết trí, kim vị nhất thiết trí trí, tức thị trí trung chi trí dã (梵云薩婆若那卽是一切智、今謂一切智智、卽是智中之智也, tiếng Phạn là Tát Bà Nhã Na [sarva-jñāna] tức là nhất thiết trí, nay nói nhất thiết trí trí là trí tuệ trong các loại trí tuệ)”. Cùng kinh trên lại nói rằng: “Nhất thiết trí trí, như thật liễu tri, danh vi Nhất thiết trí giả (一切智智如實了知、名爲一切智者, Nhất thiết trí trí là hiểu biết như thật, nên được gọi là người có trí tuệ hiểu biết hết thảy)”. Trí tuệ tối cao trong tất cả các trí tuệ giống như cõi hư không, rời xa hết thảy các phân biệt, hay giống như đại địa là nơi để cho tất cả chúng sanh nương tựa, hoặc như thế giới lửa thiêu cháy rụi hết thảy những loại củi vô trí. Nó cũng giống như thế giới gió, trừ khử hết tất cả các bụi bặm phiền não, hay giống như cõi nước, là nơi cho tất cả chúng sanh vui mừng nương tựa. Trí này lấy bồ đề tâm làm nhân, lấy tâm đại bi làm căn, lấy phương tiện làm cứu cánh. Người mà lấy bồ đề tâm làm nhân được gọi là vị hành giả biết tự tâm mình như thật. Người mà lấy tâm đại bi làm căn được gọi là vị hành giả phát nguyện thương xót, cứu độ nỗi khổ của chúng sanh và lấy đó làm niềm vui cho mình. Người mà lấy phương tiện làm cứu cánh được gọi là quả của trí tuệ tối cao trong tất cả các trí tuệ, tức lấy hạnh lợi tha để hành trì. Nhân Vương Kinh (仁王經) quyển trung có dạy rằng: “Tự tánh thanh tịnh, danh bản giác tánh, tức thị chư Phật nhất thiết trí trí (自性清淨名本覺性、卽是諸佛一切智智, tự tánh thanh tịnh là giác ngộ xưa nay, tức là trí tuệ tối cao trong tất cả các trí tuệ của các đức Phật)”.
(s, p: buddha, 佛): gọi đủ là Phật Đà (佛陀、佛馱), Hưu Đồ (休屠), Phù Đà (浮陀), Phù Đồ (浮屠、浮圖), Phù Đầu (浮頭), Một Đà (沒馱), Bột Đà (勃陀、馞陀), Bộ Tha (步他); ý dịch là Giác Giả (覺者), Tri Giả (知者), Giác (覺); nghĩa là đấng giác ngộ chân lý; cũng có nghĩa là đầy đủ tự giác (自覺, tự giác ngộ mình), giác tha (覺他, làm cho người khác giác ngộ), giác hành viên mãn (覺行圓滿, giác ngộ và thực hành đều viên mãn), thấy biết như thật hết thảy tánh tướng của các pháp, là bậc Đại Thánh thành tựu Đẳng Chánh Giác. Đây là quả vị tối cao trong tu hành của Phật Giáo. Ba yếu tố tự giác, giác tha và giác hành viên mãn, đối với hạng phàm phu thì không yếu tố nào đầy đủ cả; đối với hàng Nhị Thừa Thanh Văn (s: śrāvaka, p: sāvaka, 聲聞), Duyên Giác (s: pratyeka-buddha, p: pacceka-buddha, 緣覺) thì chỉ có tự giác; Bồ Tát (s: bodhisattva, p: bodhisatta, 菩薩) thì có đủ tự giác và giác tha; chỉ có Phật mới có đủ ba yếu tố này; cho nên đây là tôn xưng cao quý nhất. Về nội dung chứng ngộ của đức Phật, các kinh luận có nhiều thuyết khác nhau. Về thân Phật, cõi nước Phật, v.v., các tông phái cũng có nhiều dị thuyết. Cũng có biết bao danh xưng để tán than đức Phật như 10 danh hiệu của đức Như Lai, Nhất Thiết Tri Giả (一切知者, người biết tất cả), Nhất Thiết Kiến Giả (一切見者, người thấy tất cả), Tri Đạo Giả (知道者, người biết đạo), Khai Đạo Giả (開道者, người khai mở đạo [con đường]), Thuyết Đạo Giả (說道者, người thuyết về đạo), Thế Tôn (世尊, đấng được cuộc đời tôn kính), Thế Hùng (世雄, bậc hùng mạnh có thể đoạn trừ mọi phiền não của thế gian), Thế Nhãn (世眼, người có con mắt dẫn dắt thế gian), Thế Anh (世英, bậc ưu tú nhất thế gian), Thiên Tôn (天尊, Đệ Nhất Nghĩa Thiên tối thắng trong 5 vị trời), Đại Giác Thế Tôn (大覺世尊, hay Đại Giác Tôn), Giác Vương (覺王, vua giác ngộ), Giác Hoàng (覺皇, vua giác ngộ), Pháp Vương (法王, vua của các pháp), Đại Đạo Sư (大導師, vị thầy hướng dẫn vĩ đại), Đại Thánh Nhân (大聖人), Đại Sa Môn (大沙門), Đại Tiên (大仙, đấng tôn kính nhất trong chư tiên), Đại Y Vương (大醫王, như danh y tùy theo bệnh mà cho thuốc hay, đức Phật là người tùy theo tâm bệnh mà thuyết pháp), Phật Thiên (佛天), Phật Nhật (佛日, đức Phật như mặt trời chiếu sang khắp nơi), Lưỡng Túc Tôn (兩足尊, đấng tôn kính nhất trong loài có hai chân, lưỡng túc ở đây còn có nghĩa là đầy đủ hai yếu tố nguyện và hạnh), Nhị Túc Tôn (二足尊), Lưỡng Túc Tiên (兩足仙), Nhị Túc Tiên (二足仙), Thiên Trung Thiên (天中天, bậc tối thắng trong chư thiên), Nhân Trung Ngưu Vương (人中牛王, tỷ dụ đức Phật là vua của loài trâu), Nhân Hùng Sư Tử (人雄師子, tỷ dụ đức Phật là con sư tử hùng mạnh trong loài người), v.v. Đức Phật là người có thể hóa độ, dẫn dắt mình và người khác, nên có tên là Năng Nhân (能人); cho nên Phật A Di Đà cũng được gọi là An Lạc Năng Nhân (安樂能人). Đức Phật có những đức tính đặc thù, như thân Ngài có 32 tướng tốt, 48 vẻ đẹp; ngoài ra còn có 10 Lực, 18 pháp bất cọng, v.v. Định, Trí và Bi của Phật đều tối thắng, nên gọi là Đại Định (大定), Đại Trí (大智), Đại Bi (大悲); phối với Ba Đức là Đoạn Đức (斷德), Trí Đức (智德) và Ân Đức (恩德), gọi chung là Đại Định Trí Bi (大定智悲). Chư Phật xuất hiện trong thời quá khứ được gọi là Quá Khứ Phật (過去佛) hay Cổ Phật (古佛), như 7 vị Phật quá khứ, Phật Nhiên Đăng (s: Dīpaṃkara, 燃燈), v.v. Chư Phật sẽ xuất hiện nơi cõi Ta Bà trong tương lai thì gọi là Hậu Phật (後佛) hay Đương Lai Phật (當來佛), như Phật Di Lặc (s: Maitreya, p: Metteyya, 彌勒). Ban đầu, Phật là chỉ cho đức Phật của lịch sử, tức là Phật Thích Ca; về sau sản sinh tư tưởng 7 vị Phật quá khứ, rồi lại có Phật tương lai và đức Phật Di Lặc; nay khoảng cách giữa đức Phật Thích Ca và Phật Di Lặc lại có thời gian không có Phật. Phật Giáo Nguyên Thủy thì cho rằng trong đời hiện tại không thể tồn tại cả hai vị Phật như vậy; đến thời kỳ Phật Giáo Đại Thừa, tùy thế giới quan mở rộng, cho rằng trong nhất thời có nhiều đức Phật tồn tại. Tỷ dụ như, phương Đông có Phật A Súc (s: Akṣhobhya, 阿閦), phương Tây có Phật A Di Đà (s: Amitāyus, Amitābha, 阿彌陀); đồng thời ngay hiện tại, ở thế giới phương khác lại có vô số chư Phật hiện hữu, gọi là thập phương hằng sa chư Phật (十方恒沙諸佛, chư Phật nhiều như số cát sông Hằng ở mười phương). Đại Chúng Bộ (s, p: Mahāsāṅghika, 大眾部) của Phật Giáo Nguyên Thủy công nhận rằng tam thiên đại thiên thế giới đồng thời có các đức Phật khác tồn tại, nên chủ trương thuyết gọi là “nhất Phật nhất giới, đa Phật đa giới (一界一佛、多界多佛, một đức Phật một thế giới, nhiều đức Phật nhiều thế giới).” Hữu Bộ (s: Sarvāstivādin, 有部) thì chủ trương thuyết “đa giới nhất Phật (多界一佛, nhiều thế giới một đức Phật).” Chữ “giới (界)” ở đây nghĩa là tam thiên đại thiên thế giới. Ngoài ra, ba đời chư Phật tức chỉ cho ngàn vị Phật của Trang Nghiêm Kiếp (莊嚴劫) trong thời quá khứ, ngàn vị Phật của Hiền Kiếp (賢劫) trong thời hiện tại, và ngàn vị Phật của Tinh Tú Kiếp (星宿劫) trong thời tương lai; hợp lại thành ba ngàn vị Phật. Danh xưng của chư vị Phật này có trong Tam Kiếp Tam Thiên Phật Danh Kinh (三劫三千佛名經).
(說一切智) [tạp]: trong 48 lời nguyện của Kinh Vô Lượng Thọ (無量壽經) có lời nguyện thứ 25 là nguyện nói về trí tuệ hiểu biết hết tất cả. Kinh dạy rằng: “Thiết ngã đắc Phật, quốc trung Bồ Tát bất năng diễn thuyết Nhất thiết trí giả, bất thủ chánh giác (設我得佛、國中菩薩不能演說一切智者、不取正覺, nếu như ta thành Phật mà các vị Bồ Tát trong nước của ta không thể nào diễn nói trí tuệ hiểu biết hết tất cả, ta sẽ không thành chánh giác).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.184.55 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập