Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Người khôn ngoan học được nhiều hơn từ một câu hỏi ngốc nghếch so với những gì kẻ ngốc nghếch học được từ một câu trả lời khôn ngoan. (A wise man can learn more from a foolish question than a fool can learn from a wise answer.)Bruce Lee
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Đừng bận tâm về những thất bại, hãy bận tâm đến những cơ hội bạn bỏ lỡ khi thậm chí còn chưa hề thử qua. (Don’t worry about failures, worry about the chances you miss when you don’t even try. )Jack Canfield
Khởi đầu của mọi thành tựu chính là khát vọng. (The starting point of all achievement is desire.)Napoleon Hill
Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường. (Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Lửa nào bằng lửa tham! Chấp nào bằng sân hận! Lưới nào bằng lưới si! Sông nào bằng sông ái!Kinh Pháp cú (Kệ số 251)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp Nhiên »»
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(辨長, Benchō, 1162-1238): vị Tăng của Tịnh Độ Tông, sống vào khoảng đầu và giữa thời kỳ Liêm Thương, trú trì đời thứ 2 của Thanh Tịnh Hoa Viện (清淨華院), Tổ khai sơn Thiện Đạo Tự (善導寺), Tổ của Dòng Trấn Tây (鎭西流); húy là Biện Trường (辨長), thông xưng là Trấn Tây Thượng Nhân (鎭西上人), Khủng Tử Thượng Nhân (筑紫上人), Thiện Đạo Tự Thượng Nhân (善導寺上人), Nhị Tổ Thượng Nhân (二祖上人); hiệu là Thánh Quang Phòng (聖光房), Biện A (辨阿), thụy hiệu là Đại Thiệu Chánh Tông Quốc Sư (大紹正宗國師); xuất thân vùng Hương Nguyệt (香月), Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]); con của Cổ Xuyên Đàn Chánh Tả Vệ Môn Tắc Mậu (古川彈正左衛門則茂). Ông theo thọ pháp với Thường Tịch (常寂) ở Minh Tinh Tự (明星寺) vùng Trúc Tiền, rồi học giáo học Thiên Thai trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Năm 1193, ông bôn ba tận lực tái kiến ngôi tháp 3 tầng ở đây. Rồi đến năm 1197, ông lên kinh đô Kyoto để đặt làm tượng thờ cho ngôi tháp này, nhờ vậy ông gặp Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên), được vị này khai hóa và từ đó ông chuyển sang pháp môn Niệm Phật. Đến năm 1204, ông trở về cố hương; rồi vào năm 1228, ông chuyên tu pháp môn Biệt Thời Niệm Phật (別時念佛) ở Vãng Sanh Viện (徃生院) vùng Phì Hậu (肥後, Higo), viết cuốn Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn (末代念佛授手印) và lập nên huyết mạch của Tịnh Độ Tông. Về sau, ông đi bố giáo khắp các địa phương vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū); lấy Thiện Đạo Tự ở vùng Trúc Hậu (筑後, Chikugo) làm đạo tràng căn bản để tạo cơ sở phát triển. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn 1 quyển, Tịnh Độ Tông Yếu Tập (淨土宗要集) 6 quyển, Triệt Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (徹選擇本願念佛集) 2 quyển, Niệm Phật Danh Nghĩa Tập (念佛名義集) 3 quyển, v.v.
(感西, Kansai, ?-1200): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, húy là Cảm Tây (感西), thường được gọi là Tiến Sĩ Nhập Đạo (進士入道), hiệu là Chơn Quán Phòng (眞觀房). Năm 19 tuổi, ông xuất gia làm môn hạ của Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên). Vì ông rất giỏi về văn chương và chữ viết rất đẹp, nên vào năm 1198 ông có chấp bút cho bộ Tuyển Trạch Niệm Phật Tập (選擇念佛集) của Nguyên Không. Ông được Nguyên Không trao cho lại cơ sở vật chất của vùng Cát Thủy (吉水, Yoshimizu).
(証眞, Shōshin, ?-?): học tăng của Thiên Thai Tông thuộc Phái Chánh Thống, sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, húy là Chứng Chơn (証眞), con của vị Trưởng Quan Kami vùng Tuấn Hà (駿河, Suruga) là Đằng Nguyên Thuyết Định (藤原說定). Ông là người đầu tiên phê phán tư tưởng Bản Giác của Thiên Thai Tông Nhật Bản. Ban đầu ông theo Long Huệ (隆慧), Vĩnh Biện (永辨) học giáo lý Thiên Thai; rồi chuyên tâm đọc Đại Tạng Kinh ở Bảo Xứ Viện (寳處院), cho nên tương truyền ông chẳng hề hay biết gì về cuộc loạn tranh giữa hai dòng họ Nguyên (源, Minamoto) và Bình (平, Taira). Sau đó, ông thiết lập hội thuyết giảng ở Hoa Vương Viện (華王院) và cống hiến tất cả cho trước thuật ở Bảo Địa Phòng (寳地房). Đến năm 1186, ông đến nghe giảng về giáo nghĩa Tịnh Độ của Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên [法然, Hōnen]) ở Thắng Lâm Viện (勝林院) vùng Đại Nguyên (大原, Ōhara), Sơn Thành (山城, Yamashiro) và tương truyền ông có thọ Viên Đốn Giới tại đây. Cho nên, ông đã từng giao du với Pháp Nhiên, người có khuynh hướng phê phán tư tưởng Bản Giác từ lập trường của Tịnh Độ Niệm Phật. Năm 1204, ông khuyến thỉnh Từ Viên (慈圓, Jien), vị Thiên Thai Tọa Chủ lúc bấy giờ, phục hưng lại truyền thống An Cư. Trước tác của ông để lại rất nhiều như Pháp Hoa Tam Đại Bộ Tư Ký (法華三大部私記) 30 quyển, Niết Bàn Luận Sớ Nghĩa Sao (涅槃論私記) 4 quyển, Trí Độ Luận Tư Ký (智度論私記) 2 quyển, Kim Phê Luận Tư Ký (金錍論私記) 1 quyển, v.v.
(証空, Shōkū, 1177-1247): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống vào khoảng đầu và giữa thời Liêm Thương, Tổ của Dòng Tây Sơn (西山流), húy là Chứng Không (証空), thường được gọi là Tây Sơn Thượng Nhân (西山上人), Tây Sơn Quốc Sư (西山國師), hiệu là Giải Thoát Phòng (解脫房), Thiện Huệ Phòng (善慧房), thụy hiệu là Giám Trí Quốc Sư (鑑智國師); xuất thân vùng Kyoto, con trai trưởng của vị Quyền Trưởng Quan Kami vùng Gia Hạ (加賀, Kaga) là Nguyên Thân Quý (源親季). Lúc nhỏ, ông được vị Nội Đại Thần Cửu Ngã Thông Thân (久我通親) nuôi dưỡng, rồi đến năm 1190 thì theo hầu Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên) mà học Tịnh Độ Giáo. Năm 1204 ông ký tên vào bản Bảy Điều Răn Dạy để đối phó với sự đàn áp của đồ chúng Thiên Thai Tông. Ông đã từng theo hầu hạ Nguyên Không trong suốt 23 năm trường, và kế thừa Viên Đốn Giới. Sau khi thầy qua đời, ông đến sống ở Vãng Sanh Viện (徃生院), tức Tam Cô Tự (三鈷寺), ngôi chùa do Từ Viên (慈圓) phó chúc lại, và giảng thuyết về giáo lý của Thiện Đạo (善導). Những người thuộc tầng lớp quý tộc quy y theo ông rất nhiều, nên trong vụ đàn áp mãnh liệt của Tỷ Duệ Sơn vào năm 1227, ông được miễn tội. Đến năm 1229, ông đến tham bái Đương Ma Tự (當麻寺) ở vùng Đại Hòa (大和, Yamato), từ đó về sau, ông chuyên tâm làm cho phổ cập hóa pháp tu Đương Ma Mạn Trà La (當麻曼荼羅). Dòng phái của ông được gọi là Dòng Tây Sơn. Trước tác của ông để lại có Quán Môn Yếu Nghĩa Sao (觀門要義鈔) 41 quyển, Quán Kinh Sớ Tha Bút Sao (觀經疏他筆鈔) 14 quyển, Quán Kinh Bí Quyết Tập (觀經秘決集) 20 quyển, Đương Ma Mạn Trà La Chú Ký (當麻曼荼羅註記) 10 quyển, v.v.
(誕生寺, Tanjō-ji): ngôi chùa của Tịnh Độ Tông, hiện tọa lạc tại Kumeminami-cho (久米南町), Kume-gun (久米郡), Okayama-ken (岡山県), là linh địa đầu tiên trong 25 linh địa của Pháp Nhiên Thượng Nhân, còn gọi là Đản Sanh Luật Tự (誕生律寺). Tượng thờ chính của chùa là Viên Quang Đại Sư (圓光大師, hiệu của Pháp Nhiên được triều đình truy tặng sau khi qua đời). Đây là nơi Pháp Nhiên ra đời, và chùa do Pháp Lực Phòng Liên Sanh (法力房蓮生), người mến mộ đạo phong của Pháp Nhiên nên xuất gia làm đệ tử của vị này, kiến lập ngay trên ngôi nhà cũ của thân sinh Pháp Nhiên là Tất Gian Thời Quốc (漆間時國, Uruma Tokikuni) vào năm thứ 4 (1193) niên hiệu Kiến Cửu (建久). Đến thời Giang Hộ thì chùa được tái kiến lại và được xép vào hạng tài sản văn hóa quan trọng của quốc gia.
(叡空, Eikū, ?-1179): vị học Tăng của Thiên Thai Tông sống vào khoảng cuối thời Bình An, húy là Duệ Không (叡空), hiệu Từ Nhãn Phòng (慈眼房); con của Thái Chính Đại Thần Đằng Nguyên Y Thông (藤原伊通). Ông lên Tỷ Duệ Sơn, thọ giới Viên Đốn với Lương Nhẫn (良忍), rồi học Mật Giáo và Tịnh Độ Giáo. Sau đó, ông đến ẩn cư ở vùng Hắc Cốc (黑谷), Tây Tháp và thỉnh thoảng có thuyết giảng bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集). Ông được xem như là vị học Tăng xuất chúng nhất của Tỷ Duệ Sơn về Mật Giáo và Luật Đại Thừa. Năm 1150, ông trao truyền giới Viên Đốn cho Nguyên Không (源空, tức Pháp Nhiên), rồi đến năm 1154 thì làm giới sư chứng minh lễ xuất gia cho vị quan Hữu Đại Thần Nguyên Nhã Định (源雅定). So với Nguyên Không, ông có ý kiến khác về vấn đề giới thể luận, quán Phật, xưng niệm, v.v. Ông là vị Tổ của Dòng Hắc Cốc. Tác phẩm của ông có Viên Đốn Giới Pháp Bí Tạng Đại Cương Tập (圓頓戒法秘藏大綱集) 1 quyển.
(戒名, Kaimyō): trong Phật Giáo, người xuất gia thọ trì giới luật, thệ nguyện suốt đời không phạm đến các giới điều ấy, và dấu ấn chứng tỏ đã được truyền trao giới pháp chính là Giới Danh. Đối với hàng tu sĩ xuất gia từ Sa Di (s: śrāmaṇera, p: sāmaṇera, 沙彌), Sa Di Ni (s: śrāmaṇerikā, p: sāmaṇerā, sāmaṇerī, 沙彌尼) cho đến Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘), Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼); và đối với hàng cư sĩ tại gia thì Giới Danh cũng giống nhau mà thôi. Tại Nhật Bản, có truyền thống sau khi qua đời, người chết được ban cho Giới Danh như Thích …, … Viện, … Cư Sĩ (Đại Tỷ), v.v., cùng với tục danh; như Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) có Giới Danh là Đông Chiếu Đại Quyền Hiện An Quốc Viện Điện Đức Liên Xã Sùng Dự Đạo Hòa Đại Cư Sĩ (東照大權現安國院殿德蓮社崇譽道和大居士) hay An Quốc Viện Điện Đức Liên Xã Sùng Dự Đạo Hòa Đại Cư Sĩ (安國院殿德蓮社崇譽道和大居士); Võ Tướng Võ Điền Tín Huyền (武田信玄, Takeda Shingen) có Giới Danh là Pháp Tánh Viện Cơ Sơn Tín Huyền (法性院機山信玄). Trường hợp tu sĩ xuất gia, Giới Danh được gọi là Pháp Danh (法名, Hōmyō). Pháp Danh của Tăng Ni có thêm vào hiệu Phòng như Pháp Nhiên Phòng Nguyên Không (法然房源空), Phật Pháp Phòng Đạo Nguyên (佛法房道元), Thiện Tín Phòng Thân Loan (善信房親鸞), v.v. Cho nên, hiệu Phòng ấy trở thành thông xưng, và cũng có trường hợp như vậy mà được thăng cách thành hiệu Thượng Nhân (上人, Shōnin), như Pháp Nhiên Thượng Nhân (法然上人, Hōnen Shōnin), v.v. Đối với Phật Giáo Nhật Bản, Giới Danh thường được ban cho cư sĩ tại gia khi qua đời, và từ đó có tập quán khắc Giới Danh này vào bia mộ cũng như Bài Vị (牌位).
(行空, Gyōkū, ?-?): vị Tăng của Tịnh Độ Tông sống khoảng vào đầu thời Liêm Thương, húy là Hành Không (行空), hiệu là Pháp Bổn Phòng (法本房), Pháp Bảo Phòng (法寶房), xuất thân vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino, thuộc vùng Gifu-ken [岐阜縣]). Ông theo hầu Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên) và học Tịnh Độ Giáo với vị này, rồi đến năm 1204 thì ký tên vào bản Bảy Điều Răn Dạy. Ông chủ xướng Nghĩa Nhất Niệm (一念義, tức là Nghĩa Vãng Sanh về cõi Thường Tịch Quang Độ), rồi năm 1206 thì phá môn bỏ đạo, và năm sau thì gặp phải vụ Pháp Nạn Kiến Vĩnh (建永), ông bị xử tội lưu đày đến vùng Tá Độ (佐渡, Sado).
(皇圓, Kōen, ?-1169): vị học Tăng của Thiên Thai Tông, húy là Hoàng Viên (皇圓), thông xưng là Phì Hậu A Xà Lê (肥後阿闍梨), Công Đức Viện A Xà Lê (功德院阿闍梨); con trai đầu của vị Trưởng Quan Kami vùng Tam Hà (三河, Mikawa) là Đằng Nguyên Trùng Kiêm (藤原重兼). Sau đó ông xuất gia, ông lên Tỷ Duệ Sơn, theo hầu hạ Hoàng Giác (皇覺) thuộc Dòng Thương Sanh (椙生流) và tu học cả Hiển lẫn Mật Giáo. Sau đó, ông đến trú tại Công Đức Viện ở phía Đông Tháp, chuyên tâm giáo dưỡng học đồ, mà trong đó có Nguyên Không (源空), tức Pháp Nhiên (法然, Hōnen), sau này trở thành vị Tổ khai sáng nên một Tông phái riêng. Ông rất tường tận về lịch sử, và là tác giả của bộ sử thư nổi tiếng Phù Tang Lược Ký (扶桑略記), 30 quyển. Tương truyền rằng vào năm 1169, ông thác hóa thành con rắn lớn để chờ đến khi Đức Phật Di Lặc ra đời.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.142.64 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập