Nếu muốn đi nhanh, hãy đi một mình. Nếu muốn đi xa, hãy đi cùng người khác. (If you want to go fast, go alone. If you want to go far, go together.)Ngạn ngữ Châu Phi
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi thời gian qua đi, bạn sẽ hối tiếc về những gì chưa làm hơn là những gì đã làm.Sưu tầm
Sống trong đời cũng giống như việc đi xe đạp. Để giữ được thăng bằng bạn phải luôn đi tới. (Life is like riding a bicycle. To keep your balance you must keep moving. )Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp ngữ »»
(隱元隆琦, Ingen Ryūki, 1592-1673): vị tổ khai sáng Hoàng Bá Tông Nhật Bản, người vùng Phúc Thanh (福清), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lâm (林), hiệu là Ẩn Nguyên (隱元), sinh ngày mồng 4 tháng 11 năm thứ 20 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Năm lên 9 tuổi, ông có chí ham học, nhưng năm sau thì bỏ học, theo nghiệp trồng tiêu. Có đêm nọ ông ngồi nằm dưới gốc cây tùng, mới ngộ được rằng muốn hiểu rõ diệu lý của trời đất, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, v.v., thì không còn con đường nào hơn là quy y vào cửa Phật. Cuối cùng với lòng quyết tâm, năm 23 tuổi ông lên Phổ Đà Sơn (普陀山) ở Nam Hải, thuộc Ninh Ba (寧波, Tỉnh Triết Giang), tham bái Triều Âm Động Chủ (潮音洞主). Năm lên 29 tuổi, ông đến viếng thăm Hoàng Bá Sơn (黃檗山), theo Giám Nguyên Hưng Thọ (鑑源興壽) xuống tóc xuất gia, và sau đó đi tham bái khắp các nơi. Trong thời gian này, ông có học Kinh Pháp Hoa ở Hưng Thiện Tự (興善寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), rồi Kinh Lăng Nghiêm ở Bích Vân Tự (碧雲寺). Bên cạnh đó ông còn đến gõ cửa Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) và thọ nhận tâm ấn của vị này. Vào năm thứ 6 (1633) niên hiệu Sùng Trinh (崇貞), khi Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容) đang sống tại Hoàng Bá Sơn, ông được cử làm chức Tây Đường, sau thể theo lời thỉnh cầu, ông lên quản lý cả Hoàng Bá Tông và đã làm cho tông phong rạng rỡ tột đỉnh; bên cạnh đó ông còn tận lực cho xây dựng các ngôi đường vũ khang trang hơn, và trở thành pháp từ của Phí Ẩn. Ông đã từng sống qua một số chùa như Phước Nghiêm Tự (福嚴寺) ở Sùng Đức (崇德, Tỉnh Triết Giang), Long Tuyền Tự (龍泉寺) ở Trường Lạc (長樂, Tỉnh Phúc Kiến). Đến năm thứ 11 (1654) niên hiệu Thuận Trị (順治), nhận lời cung thỉnh của mấy vị tăng nhóm Dật Nhiên Tánh Dung (逸然性融) ở Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) vùng Trường Khi (長崎, Nagasaki), ông cùng với Đại Mi Tánh Thiện (大眉性善), Độc Trạm Tánh Oanh (獨湛性瑩), Độc Ngôn Tánh Văn (獨言性聞), Nam Nguyên Tánh Phái (南源性派), v.v., hơn 30 người đệ tử lên thuyền sang Nhật, đến Hưng Phước Tự. Khi ấy ông đã 63 tuổi. Năm sau, ông chuyển đến Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji), rồi thể theo lời mời của Long Khê Tánh Tiềm (龍溪性潜) ở Phổ Môn Tự (普門寺, Fumon-ji) vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu), ông đến làm trú trì chùa này. Sau đó, vào tháng 9 năm đầu (1651) niên hiệu Vạn Trị (萬治), ông đi lên phía đông, đến trú ngụ tại Lân Tường Viện (麟祥院) ở Thang Đảo (湯島, Yushima) vùng Giang Hộ (江戸, Edo, thuộc Tokyo), đến yết kiến Tướng Quân Đức Xuyên Gia Cương (德川家綱, Tokugawa Ietsuna), và vì hàng sĩ thứ mà thuyết pháp lợi sanh. Vào tháng 5 năm đầu (1661) niên hiệu Khoan Văn (寬文), ông sáng lập Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Tự (黃檗山萬福寺) tại vùng đất Vũ Trị (宇治, Uji), làm căn cứ truyền bá Thiền phong của Hoàng Bá Tông tại Nhật Bản; và đến tháng 9 năm thứ 4 đồng niên hiệu trên, ông nhường ngôi trú trì lại cho Mộc Am Tánh Thao (木菴性瑫), và lui về ẩn cư. Vào tháng 2 năm thứ 13 cùng niên hiệu trên, ông bị bệnh nhẹ; ngày 30 cùng tháng này Hậu Thủy Vĩ Thượng Hoàng (後水尾上皇, Gomizunō Jōkō) sai sứ đến vấn an ông. Đến ngày mồng 2 tháng 4, ông được ban cho hiệu là Đại Quang Phổ Chiếu Quốc Sư (大光普照國師). Vào ngày mồng 3 tháng 4 năm sau, ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi đời, 54 hạ lạp, và được ban tặng thêm cho thụy hiệu là Phật Từ Quảng Giám Thiền Sư (佛慈廣鑑禪師). Ngoài ra ông còn có một số hiệu khác như Kính Sơn Thủ Xuất Thiền Sư (徑山首出禪師), Giác Tánh Viên Minh Thiền Sư (覺性圓明禪師). Trước tác của ông để lại có Hoàng Bá Ngữ Lục (黃檗語錄) 2 quyển, Long Tuyền Ngữ Lục (龍泉語錄) 1 quyển, Hoàng Bá Sơn Chí (黃檗山誌) 8 quyển, Hoằng Giới Pháp Nghi (弘戒法儀) 2 quyển, Dĩ Thượng Trung Quốc Soạn Thuật (以上中國撰術), Phù Tang Hội Lục (扶桑會錄) 2 quyển, Phổ Chiếu Quốc Sư Quảng Ngữ Lục (普照國師廣語錄) 20 quyển, Hoàng Bá Hòa Thượng Thái Hòa Tập (黃檗和上太和集) 2 quyển, Đồng Kết Tập (同結集) 2 quyển, Sùng Phước Tự Lục (崇福寺錄), Phật Tổ Đồ Tán (佛祖圖賛), Phật Xá Lợi Ký (佛舎利記), Ẩn Nguyên Pháp ngữ (隱元法語), Phổ Môn Thảo Lục (普門艸錄), Tùng Ẩn Tập (松隱集), Vân Đào Tập (雲濤集), Hoàng Bá Thanh Quy (黃檗清規), v.v.
(s: Prajñāpāramitā-hṛdaya, t: çes-rah sñiṅ-po bshugs-so, c: Pan-jo-po-lo-mi-to-hsin-ching, j: Hannyaharamittashinkyō, 般若波羅蜜多心經): nói cho đủ là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (摩訶般若波羅蜜多心經), còn gọi là Bát Nhã Đa Tâm Kinh (般若多心經), Bát Nhã Tâm Kinh (般若心經), Tâm Kinh (心經), 1 quyển, hiện còn, Taishō 8, 848, No. 251, Huyền Trang (玄奘, 602-664) dịch vào năm 649 hay 648 (niên hiệu Trinh Quán [貞觀] thứ 23 hay 22) nhà Đường. Có 6 dịch bản khác của kinh này:
(1) Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh (摩訶般若波羅蜜大明呪經), do Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập (s: Kumārajīva, 鳩摩羅什, 344-413) dịch.
(2) Bát Nhã Ba La Mật Đa Na Đề Kinh (般若波羅蜜多那提經), do Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支, 562-727) dịch.
(3) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), do Bát Nhã (s: Prajñā, 般若, 734-?), Lợi Ngôn (利言, khoảng thế kỷ thứ 8) dịch.
(4) Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (普遍智藏般若波羅蜜多心經), do Pháp Nguyệt (s: Dharmacandra, 法月, 653-743) dịch.
(5) Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (般若波羅蜜多心經), do Trí Huệ Luân (智慧輪) dịch.
(6) Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (聖佛母般若波羅蜜多心經), do Thí Hộ (s: Dānapāla, 施護, khoảng thế kỷ thứ 10) dịch.
Nếu so sánh các bản trên, bản dịch của Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập được lưu truyền rộng rãi nhất. Phạn bản của kinh này hiện còn ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji) của Nhật Bản; năm 1884 F. Max Müller và Bunyū Nanjō (文雄南條) đã cùng hiệu đính, xuất bản; đến năm 1894 nó được dịch sang Anh ngữ. Ngoài ra, vào năm 1864, học giả người Anh là Beal Samuel cũng đã dịch sang Anh ngữ bản dịch của Huyền Trang. Nếu so bản tiếng Sanskrit và bản Hán dịch của Huyền Trang, chúng có nội dung tương đồng. Còn bản được phát hiện ở thạch động Đôn Hoàng là tư liệu rất quý trọng đối với giới học thuật. Về phần chú sớ của kinh này cũng có rất nhiều bản, trong đó quan trọng nhất là Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh U Tán (般若波羅蜜多心經幽贊) của Khuy Cơ (窺基, 632-682), Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Tán (般若波羅蜜多心經贊) của Viên Trắc (圓測, 613-696), Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Lược Sớ (般若波羅蜜多心經略疏) của Pháp Tạng (法藏, 643-712), và Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Sớ (般若波羅蜜多心經疏) của Huệ Tịnh (慧淨, 578-?), v.v.
(甘旨): có nhiều nghĩa khác nhau:
(1) ngon ngọt; như trong Luận Quý Túc Sớ (論貴粟疏) của Triều Thác (晁錯, 200-154 trước CN) nhà Hán có câu: “Phù hàn chi ư y, bất đãi khinh noãn, cơ chi ư thực, bất đãi cam chỉ (夫寒之於衣、不待輕煖、飢之於食、不待甘旨, hễ lạnh thì nhờ vào áo mặc, chẳng kể thứ nhẹ ấm; hễ đói thì nhờ vào thức ăn, chẳng đợi đồ ngon ngọt).”
(2) Loại thực vật ngon ngọt. Như trong Kim Lâu Tử (金樓子), Lập Ngôn (立言) của Lương Nguyên Đế (梁元帝, tại vị 552-554) thời Nam Triều có câu: “Cam chỉ bách phẩm, nguyệt tế nhật tự (甘旨百品、月祭日祀, trăm thứ ngon ngọt, tháng cúng ngày thờ).” Hay như trong Liêu Trai Chí Dị (聊齋誌異), chương Cửu Sơn Vương (九山王) của Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh cũng có đoạn rằng: “Nga nhi hành tửu tiến soạn, bị cực cam chỉ (俄而行酒薦饌、僃極甘旨, trong chốt lát thì tiến hành dâng cúng rượu, mâm cỗ, chuẩn bị loại ngon ngọt nhất).”
(3) Chỉ loại thức ăn dùng để nuôi dưỡng song thân. Trong tờ Tấu Trần Tình Trạng (奏陳情狀) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có đoạn: “Thần mẫu đa bệnh, thần gia tố bần, cam chỉ hoặc khuy, vô dĩ vi dưỡng, dược bính hoặc khuyết, không trí kỳ ưu (臣母多病、臣家素貧、甘旨或虧、無以爲養、藥餌或闕、空致其憂, mẹ thần nhiều bệnh, nhà thần nghèo cùng, thức ăn ngon ngọt có khi thiếu thốn, chẳng lấy gì nuôi dưỡng song thân, thuốc men khuyết hụt, không có gì làm cho người yên lòng).”
Từ đó, có cụm từ “cúng cam chỉ (供甘旨)” nghĩa là cung phụng cha mẹ hết mực để báo hiếu. Như Trong Nhị Thập Tứ Hiếu (二十四孝), câu chuyện Phụ Mễ Dưỡng Thân (負米養親, vác gạo nuôi song thân) của Tử Lộ (子路) có đoạn thơ rằng: “Phụ mễ cúng cam chỉ, ninh từ bách lí diêu, thân vinh thân dĩ một, do niệm cựu cù lao (負米供甘旨、寧辭百里遙、身榮親已沒、猶念舊劬勞, vác gạo nuôi cha mẹ, chẳng từ trăm dặm xa, giàu sang người đã mất, còn nhớ công ơn xưa).” Hay trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Pháp ngữ (大慧普覺禪師法語) quyển 20 có đoạn: “Phụ mẫu bất cúng cam chỉ, Lục Thân cố dĩ khí ly, thân cư thanh tịnh già lam, mục đỗ cam dung thánh tướng (父母不供甘旨、六親固以棄離、身居清淨伽藍、目睹紺容聖相, cha mẹ chẳng tròn hiếu đạo, Lục Thân lại phải xa rời, thân sống già lam thanh tịnh, mắt trông thánh tướng dung hiền).” Hoặc trong Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách (潙山大圓禪師警策) của Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐) cũng có câu tương tự như vậy: “Phụ mẫu bất cung cam chỉ, Lục Thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự (父母不供甘旨、六親固以棄離、不能安國治邦、家業頓捐繼嗣, cha mẹ chẳng tròn hiếu đạo, Lục Thân lại phải xa rời, chẳng thể an nhà trị nước, gia nghiệp dứt bỏ kế thừa).”
(高峰顯日, Kennichi, 1241-1316): vị Thiền Tăng của Phái Phật Quang (佛光派) thuộc Lâm Tế Tông, con của Hậu Tha Nga Thiên Hoàng (後嵯峨天皇, Gosaga Tennō), hiệu là Cao Phong (高峰), sinh vào năm thứ 2 niên hiệu Nhân Trị (仁治) ở Ly Cung phía Tây thành. Năm lên 16 tuổi, ông đến bái yết Viên Nhĩ (圓爾) ở Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji), rồi xuống tóc xuất gia thọ Cụ Túc Giới. Đến năm đầu (1260) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), khi Ngột Am Phổ Ninh (兀庵普寧) trở về nước và đến sống tại Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji) thì ông đến đó làm thị giả cho vị này. Lâu sau, ông lánh vào sống trong rừng, nên chúng tín đồ mới đến xin ông cho dựng thảo am lấy tên là Vân Nham Tự (雲巖寺). Đến năm thứ 2 (1279) niên hiệu Hoằng An, Vô Học Tổ Nguyên (無學祖元) trở về nước rồi đến sống ở Kiến Trường Tự, mới mời Cao Phong đến Trường Lạc Tự (長樂寺, Chōraku-ji), và khi ấy Cao Phong đến tham kiến Vô Học. Từ đó về sau Cao Phong theo học pháp với Vô Học và cuối cùng thì ngộ được yếu chỉ. Vô Học ấn khả cho ông, rồi truyền trao tín y cũng như Pháp ngữ. Sau đó, ông trở về lại Vân Nham Tự ở vùng Na Tu (那須, Nasu, thuộc Tochigi-ken [栃木縣]), rồi đến năm thứ 2 (1300), ông đến ở tại Tịnh Diệu Tự (淨妙寺) ở vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]), và liên tiếp thay chuyển đến sống tại hai chùa Vạn Thọ (萬壽) và Kiến Trường (建長). Đến cuối đời thì ông trở về sống ở Vân Nham Tự, và đến ngày 20 tháng 10 năm thứ 5 niên hiệu Chánh Hòa (正和) thì ông thị tịch, hưởng thọ 76 tuổi đời, 61 hạ lạp. Ông được sắc ban thụy hiệu là Phật Quốc Ứng Cúng Quảng Tế Quốc Sư (佛國應供廣濟國師).
(高峰原妙禪師語錄, Kōhōgenmyōzenjigoroku): tức Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục (高峰大師語錄, Kōhōdaishigoroku), 2 quyển, do Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙) soạn, nhóm Vương Nhu (王柔) biên, san hành dưới thời nhà Nguyên, tái san hành vào năm thứ 27 (1599) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), là bộ Ngữ Lục của Nguyên Diệu―pháp từ của Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽). Tác phẩm này thâu lục những bài Pháp ngữ thượng đường, dạy chúng, niêm cổ, tụng cổ, kệ tụng, các Phật sự nhỏ, các bài tán chư Phật tổ, bài tự tán, hành trạng, bài minh của tháp, v.v. Sau khi qua đời, môn nhân của Nguyên Diệu đã tiến hành biên tập và cho san hành; vào năm thứ 27 niên hiệu Vạn Lịch, Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏) có ghi thêm lời tựa cho nên bộ này lại được tái san hành. Về sau, nó được đưa vào Tục Tạng nhà Minh vào năm thứ 6 (1667) niên hiệu Khang Hy (康熙). Ngoài ra còn có bản san hành năm thứ 25 (1899) niên hiệu Quang Tự (光緒). Tại Nhật Bản, thư tịch này được san hành dưới thời đại Nam Bắc Triều, có bản năm thứ 3 (1657) niên hiệu Minh Lịch (明曆). Vào khoảng niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), bộ này được san hành tại Cao Nguyên Tự (高源寺, Kōgen-ji) vùng Đơn Ba (丹波, Tamba, thuộc Hyōgo-ken).
(眞盛, Shinzei, Shinsei, 1443-1495): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh, tổ khai sáng Thiên Thai Chơn Thạnh Tông (天台眞盛宗), húy là Châu Năng (周能), Chơn Thạnh (眞盛), tên lúc nhỏ là Bảo Châu Hoàn (寳珠丸), thụy hiệu là Viên Giới Quốc Sư (圓戒國師), Từ Nhiếp Đại Sư (慈攝大師), xuất thân vùng Đại Ngưỡng (大仰), Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]), con của Tả Cận Úy Đằng Năng (左近尉藤能) ở Tiểu Tuyền (小泉). Năm 7 tuổi, ông đã vào tu ở Quang Minh Tự (光明寺) vùng Y Thế; đến năm 14 tuổi thì xuất gia với Thạnh Nguyên (盛源) ở chùa này và được đặt tên là Chơn Thạnh. Vào năm 1461, ông đến nhập môn tu học với Khánh Tú (慶秀) ở Tây Tháp của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi cấm túc trong núi suốt 20 năm để nghiên cứu về Chỉ Quán. Đến năm 1483, ông ẩn tu ở Thanh Long Tự (青龍寺) vùng Hắc Cốc (黑谷, Kurodani). Ông là người xác lập tông phong Giới Xưng Nhất Trí (戒稱一致) vốn xem trọng giới pháp và pháp môn Xưng Danh Niệm Phật trên cơ sở bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信, Genshin). Vào năm 1486, ông tái hưng Tây Giáo Tự (西敎寺)—cựu tích của Nguyên Tín—ở vùng Phản Bổn (坂本, Sakamoto), Cận Giang (近江, Ōmi). Sau đó, ông khai sáng đa số đạo tràng Niệm Phật Bất Đoạn ở các địa phương Cận Giang, Sơn Thành (山城, Yamashiro), Y Hạ (伊賀, Iga), Y Thế (伊勢, Ise), Việt Tiền (越前, Echizen), v.v. Năm 1492, ông truyền giới cho Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇), giảng thuyết về áo nghĩa niệm Phật và tận lực giáo hóa cho những nhà làm chính trị. Trước tác của ông để lại có Tấu Tấn Pháp ngữ (奏進法語) 1 quyển, Niệm Phật Tam Muội Ngự Pháp ngữ (念佛三昧御法語) 1 quyển, v.v.
(居士分燈錄, Kojibuntōroku): 2 quyển, trước tác của Chu Thời Ân (朱時恩) nhà Minh, san hành vào năm thứ 5 (1632) niên hiệu Sùng Trinh (崇禎). Cũng là tác giả của bộ Phật Tổ Cương Mục (佛祖綱目, 41 quyển), Chu Thời Ân cho rằng các ngữ yếu truyền ký của chư Phật tổ đã được những Đăng Sử làm sáng tỏ, nhưng truyền ký của chư vị cư sĩ ứng hóa trợ lực để rạng rỡ ngọn đèn truyền thừa vẫn còn quá sơ lược; vì vậy ông biên lục những ngữ yếu truyền ký của 72 người (phụ thêm 38 người) như Duy Ma Cư Sĩ (維摩居士), Phó Đại Sĩ (傅大士), Bàng Cư Sĩ (龐居士), v.v., và thêm vào các lời tán ngữ. Ngoài ra, trong quyển thượng có lời tựa của Phụ Giáo Biên (輔敎編) do Tống Liêm (宋濂) soạn, đề tựa của Hộ Pháp Luận (護法論), sách chỉ dạy cho Chơn Như Đạo Nhân (眞如道人) của Đại Huệ (大慧) và 9 thiên Pháp ngữ của Vân Thê (雲棲).
(地官): tên gọi của 6 chức quan dưới thời nhà Chu, tương đương với chức Tư Đồ (司徒), chuyên giám sát những việc liên quan đến giáo dục, đất đai và nhân sự. Đây cũng là tên vị quan dưới âm ty địa ngục. Địa Quancòn là tên gọi của một trong 3 vị của Tam Quan Đại Đế (三官大帝), chính danh là Địa Quan Đại Đế (地官大帝), Trung Nguyên Nhị Phẩm Xá Tội Địa Quan (中元二品赦罪地官), Trung Nguyên Xá Tội Địa Quan Nhị Phẩm Thanh Hư Đại Đế (中元赦罪地官二品清虛大帝), lệ thuộc Thượng Thanh Cảnh (上清境), do khí của Nguyên Động Hỗn Linh (地官由元洞混靈) và tinh màu vàng hỗn hợp lại thành, tổng chủ quản Ngũ Đế (五帝), Ngũ Nhạc (五嶽), các thần tiên. Ông phụng sắc chỉ của Ngọc Hoàng Thượng Đế (玉皇上帝), quản chưởng việc tội ác của con người và đến ngày rằm tháng 7 thường hạ phàm, chỉnh đốn việc tội phước cũng như xá tội cho con người. Giống như Thiên Quan, Địa Quan cũng có vài truyền thuyết khác nhau. Có truyền thuyết cho rằng ông là vua Thuấn, do vì ông có công lao to lớn trong việc khai khẩn đất đai, người dân tưởng nhớ và tôn thờ ông như là vị thần. Vua Thuấn họ Diêu (姚), tên là Trọng Hoa (重華), con cháu đời thứ 8 của Hoàng Đế (黃帝); cha tên Cổ Tẩu (瞽叟), mẹ là Ác Đăng (握登), hạ sanh Thuấn ở vùng đất Diêu Hư (姚虛). Ông để tang mẹ lúc còn nhỏ, cha lại tái giá, sanh được một con tên là Tượng (象). Cậu bé này tánh tình ngạo mạn, thường cùng với mẹ ghẻ hành hạ Thuấn. Tuy nhiên, Thuấn bẩm tính nhân từ, lại rất hiếu thảo và có tài hoa hơn người, thường cày ruộng ở Lịch Sơn (歷山), bắt cá ở Lôi Trạch (雷澤), săn bắn ở Phụ Hạ (負夏), làm đồ gốm ở Hà Tân (河濱); cho nên, người dân dẫn cả gia đình dòng họ đi theo ông để học tập các kỷ năng thao tác. Chỉ trong 2 năm, ông đã hình thành nên thôn ấp, rồi 3 năm thì phát triển thành đô thị; từ đó, uy đức và tiếng tăm của ông vang xa. Vua Nghiêu bèn tuyển người hiền và nhường ngôi cho Thuấn. Sau khi vua Thuấn băng hà, Đạo Giáo tôn sùng ông như là vị thần, chuyên xá tội cho con người vào dịp Tiết Trung Nguyên. Do vì ông chí hiếu với song thân, cho nên Tiết Trung Nguyên còn được gọi là Hiếu Tử Tiết (孝子節). Lại có thuyết cho rằng dưới thời Chu U Vương (周幽王) có 3 vị quan liêm chính là Cát Ung (葛雍), Đường Hoằng (唐宏) và Chu Thật (周實). Cả ba đều từ quan, sống cuộc đời tự tại với thiên nhiên. Đến thời vua Chơn Tông nhà Tống, họ được phong làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan. Ngoài ra, có thuyết cho rằng Ngôn Vương Gia (言王爺) có 3 người con gái đều gả cho Trần Tử Thung (陳子摏) làm vợ; mỗi người hạ sanh được một trai, bẩm tánh khác người; nhân đó, Nguyên Thỉ Thiên Tôn (元始天尊) phong cho cả ba làm Thiên Quan, Địa Quan và Thủy Quan, sắc mệnh chuyên cai quản Ba Cõi, được gọi là Tam Quan Đại Đế. Trong Thái Thượng Tam Nguyên Tứ Phước Xá Tội Giải Ách Tiêu Tai Diên Sanh Bảo Mạng Diệu Kinh (太上三元賜福赦罪解厄消災延生保命妙經), phần Địa Quan Bảo Cáo (地官寶誥) của Đạo Giáo có đoạn về Địa Quan rằng: “Chí tâm quy mạng lễ, Thanh Linh Động Dương, Bắc Đô Cung trung, bộ Tứ Thập Nhị Tào, giai cửu thiên vạn chúng, chủ quản Tam Giới Thập Phương Cửu Địa, chưởng ác Ngũ Nhạc Bát Cực Tứ Duy, thổ nạp âm dương, khiếu nam nữ thiện ác thanh hắc chi tịch, từ dục thiên địa, khảo chúng sanh lục tịch phước họa chi danh, pháp nguyên hạo đại, nhi năng ly Cửu U hạo kiếp, thùy quang nhi năng tiêu vạn tội, quần sanh phụ mẫu, tồn một triêm ân, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, Trung Nguyên thất khí, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân (志心皈命禮、青靈洞陽、北都宮中、部四十二曹、偕九千萬眾、主管三界十方九地、掌握五嶽八極四維、吐納陰陽、竅男女善惡青黑之籍、慈育天地、考眾生錄籍禍福之名、法源浩大、而能離九幽浩劫、垂光而能消萬罪、群生父母、存沒沾恩、大悲大願、大聖太慈、中元七氣、赦罪地官、洞靈清虛大帝、青靈帝君, Một lòng quy mạng lễ: Thanh Linh Động Dương, trong Bắc Đô Cung, cai quản 42 bộ quan, nhiếp chín ngàn vạn chúng, chủ quản Ba Cõi, Mười Phương, Chín Xứ, chấp chưởng Năm Núi, Tám Cực, Bốn Phương, nhổ thâu âm dương, xét hồ sơ thiện ác, trắng đen của nam nữ, từ bi nuôi dưỡng trời đất, kiểm tra từng tên họa phước của hồ sơ chúng sanh, pháp vốn lớn không cùng, mà có thể lìa kiếp nạn của chốn Cửu U, nương ánh sáng mà có thể tiêu vạn tội, bậc cha mẹ của quần sanh, người còn kẻ mất đều được thấm nhuần ơn, đại bi đại nguyện, đại thánh đại từ, bảy khí Trung Nguyên, xá tội Địa Quan, Động Linh Thanh Hư Đại Đế, Thanh Linh Đế Quân).”
(獨湛性瑩, Dokutan Shōkei, 1628-1706): vị tăng của Hoàng Bá Tông Trung Quốc, tự là Độc Trạm (獨湛), xuất thân Huyện Bồ Điền (莆田), Phủ Hưng Hóa (興化府, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Trần (陳). Năm 16 tuổi, ông theo xuất gia với Y Châu (衣珠) ở Tích Vân Tự (積雲寺), Ngộ Sơn (悟山). Sau đó, vào năm thứ 7 (1650) niên hiệu Thuận Trị (順治), ông đến tham học với Hoàn Tín Hành Di (亘信行彌) ở Thừa Thiên Tự (承天寺), rồi năm sau thì đến tham vấn Ẩn Nguyên Long Kỷ (隱元隆琦) ở Hoàng Bá Sơn (黃檗山). Đến năm thứ 3 (1654) niên hiệu Thừa Ứng (承應), ông theo Ẩn Nguyên sang Nhật. Vào năm thứ 3 (1663) niên hiệu Khoan Văn (寛文), khi Vạn Phước Tự (萬福寺, Manfuku-ji) ở Hoàng Bá Sơn, Vũ Trị (宇治, Uji) khánh thành, ông được cử làm chức quản lý Tây Đường. Đến tháng 5 năm sau, ông kế thừa dòng pháp của Ẩn Nguyên. Sau đó, thể theo lời cung thỉnh của Cận Đằng Trinh Dụng (近藤貞用) ở Kỳ Bổn (旗本), ông đến vùng Kim Chỉ (金指), Viễn Giang (遠江, Tōtōmi, thuộc Shizuoka-ken [靜岡縣]). Vào tháng 11 năm sau, cũng tại địa phương này ông sáng lập Sơ Sơn Bảo Lâm Tự (初山寶林寺). Sống nơi đây được 18 năm, vào năm đầu (1673) niên hiệu Diên Bảo (延寶), ông kiến lập Quốc Thoại Tự (國瑞寺) ở Phụng Dương Sơn (鳳陽山), Tân Điền (新田), Thượng Dã (上野, Ueno, thuộc Gunma-ken [群馬縣]). Đến tháng giêng năm thứ 2 (1682) niên hiệu Thiên Hòa (天和), ông làm trú trì đời thứ 4 của Vạn Phước Tự. Vào tháng 3 năm thứ 2 (1685) niên hiệu Trinh Hưởng (貞享) và tháng 9 năm thứ 3 (1689) niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), ông mở Giới Đàn. Đến tháng giêng năm thứ 5 (1691) cùng niên hiệu trên, ông lui về ẩn cư tại Sư Tử Lâm (獅子林). Tuy nhiên, vào năm thứ 8 (1694) cùng niên hiệu trên, ông chuyển đến Bảo Lâm Tự, rồi đến năm thứ 10 thì thiết lập Giới Đàn Bồ Tát và trở về lại Sư Tử Lâm. Vào ngày 26 tháng giêng năm thứ 3 (1706) niên hiệu Bảo Vĩnh (寶永), ông thị tịch, hưởng thọ 79 tuổi. Ông là vị Thiền tăng có hành trì pháp môn Niệm Phật, cho nên được gọi là Niệm Phật Độc Trạm (念佛獨湛). Trước tác của ông để lại có Sơ Sơn Độc Trạm Thiền Sư Ngữ Lục (初山獨湛禪師語錄) 1 quyển, Sơ Sơn Lệ Hiền Lục (初山勵賢錄) 1 quyển, Sơ Sơn Độc Trạm Thiền Sư Hành Do (初山獨湛禪師行由) 1 quyển, Vĩnh Tư Tổ Đức Lục (永思祖德錄) 2 quyển, Ngô Sơn Cựu Cảo (梧山舊稿) 4 quyển, Khai Đường Pháp ngữ (開堂法語) 1 quyển, Thí Thực Yếu Quyết (施食要訣) 1 quyển, Đương Ma Hóa Phật Chức Tạo Ngẫu Ty Tây Phương Cảnh Đồ Thuyết (當麻化佛織造藕絲西方境圖說) 1 quyển, Thọ Thủ Đường Tịnh Độ Thi (授手堂淨土詩) 1 quyển, Khuyến Tu Tác Phước Niệm Phật Đồ (勸修作福念佛圖), Xưng Tán Tịnh Độ Vịnh (稱讚淨土詠) 1 quyển, Độc Trạm Hòa Thượng Hành Lược (獨湛和尚行略) 1 quyển, Phù Tang Ký Quy Vãng Sanh Truyện (扶桑寄歸徃生傳) 2 quyển, Độc Trạm An Tâm Pháp ngữ (獨湛安心法語) 1 quyển, Độc Trạm Thiền Sư Ngữ Lục (獨湛禪師語錄) 9 quyển, v.v. Môn nhân kế thừa dòng pháp của ông có 39 người như Viên Thông Thành Đạo (圓通成道), Duyệt Phong Đạo Chương (悅峰道章)—vị trú trì đời thứ 8 của Vạn Phước Tự, v.v.
(覺海, Kakukai, 1142-1223): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào khoảng cuối thời Bình An và đầu thời Liêm Thương, Kiểm Hiệu đời thứ 37 của Cao Dã Sơn, húy là Giác Hải (覺海), thông xưng là Hòa Tuyền Pháp Kiều (和泉法橋), tự là Nam Thắng Phòng (南勝房), xuất thân vùng Đản Mã (但馬, Tajima, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), con của vị Trưởng Quan Kami vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi) là Nguyên Nhã Long (源雅隆). Ông thọ hai bộ Quán Đảnh với Định Hải (定海) ở Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji), sau đó lên Cao Dã Sơn học Sự Tướng với Khoan Tú (寛秀) và cũng được truyền trao phép Quán Đảnh. Tiếp theo, ông đến thọ pháp với Thân Nghiêm (親嚴) ở Tùy Tâm Viện (隨心院), rồi Lãng Trừng (浪澄) ở Thạch Sơn Tự (石山寺), kiến lập thảo am (tức Hoa Vương Viện [華王院]) trên Cao Dã Sơn, tận lực dốc chí nghiên tầm giáo pháp. Năm 1217, ông được bổ nhiệm làm Kiểm Hiệu của Cao Dã Sơn. Chính trong thời gian tại nhiệm, do vì nảy sinh cuộc tranh chấp về lãnh thổ chùa và Kim Phong Sơn (金峰山) vùng Cát Dã (吉野, Yoshino), ông phải bôn tẩu để tránh kiện tụng. Ông đã nuôi dưỡng khá nhiều đệ tử như Pháp Tánh (法性), Đạo Phạm (道範), Thượng Tộ (尚祚), Chơn Biện (眞辯), Trân Hải (珍海), Thạnh Hải (盛海), v.v., và tận lực làm phát triển giáo học của Cao Dã Sơn. Trước tác của ông có Giác Hải Pháp Kiều Pháp ngữ (覺海法橋法語) 1 quyển, Giác Nguyên Sao (覺源抄), Thính Hải Sao (聽海抄).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.17.77.29 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập