Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Mất lòng trước, được lòng sau. (Better the first quarrel than the last.)Tục ngữ
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những ai có được hạnh phúc cũng sẽ làm cho người khác được hạnh phúc. (Whoever is happy will make others happy too.)Anne Frank
Tôi không hóa giải các bất ổn mà hóa giải cách suy nghĩ của mình. Sau đó, các bất ổn sẽ tự chúng được hóa giải. (I do not fix problems. I fix my thinking. Then problems fix themselves.)Louise Hay
Thành công không phải là chìa khóa của hạnh phúc. Hạnh phúc là chìa khóa của thành công. Nếu bạn yêu thích công việc đang làm, bạn sẽ thành công. (Success is not the key to happiness. Happiness is the key to success. If you love what you are doing, you will be successful.)Albert Schweitzer
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp môn »»
(白巖淨符, Hakugan Jōfu, ?-?): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Vị Trung (位中), pháp từ của Thạch Vũ Minh Phương (石雨明方), sống tại Bạch Nham (白巖), Tiền Đường (錢唐, Tỉnh Triết Giang) và khai đường thuyết pháp tại đây trong vòng 30 năm. Bản Pháp môn Sừ Quĩ (法門鋤宄) do ông biên soạn vào năm thứ 6 (1667) niên hiệu Khang Hy (康熙) và bản Tổ Đăng Đại Thống (祖燈大統) được biên tập vào năm thứ 11 (1672) cùng niên hiệu trên là các tác phẩm đính chính những sai lầm về thuyết huyết thống chư tổ. Ngoài ra, ông còn có các tác phẩm khác như Nhân Thiên Nhãn Mục Khảo (人天眼目考) 1 quyển, Tụng Thạch Trích Châu (頌石摘珠) 1 quyển, Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集) 4 quyển. Pháp từ của ông có Hương Mộc Trí Đàn (香木智檀) là kiệt xuất nhất.
(本證妙修): nghĩa là sự tu hành lập cước trên sự chứng nhộ gốc. Thông thường thì sự tu hành vốn phát xuất từ địa vị phàm phu, và kẻ phàm phu tu hành để đạt đến quả vị Phật; nhưng Đạo Nguyên (道元, Dōgen) thì lại cho rằng tu hành vốn lập cước trên bản chứng chính là tu hành, không phải tu hành để đạt đến quả vị Phật, mà chính việc tu hành là hạnh của Phật. Vì việc tu hành này chính là Tọa Thiền, nên Tọa Thiền không phải là chờ đợi sự chứng ngộ, mà chính việc Tọa Thiền cũng là hạnh của chư Phật. Chính vì lẽ đó, sự tu hành lập cước trên bản chứng được gọi là diệu tu, và đồng nghĩa với Pháp môn của Chỉ Quản Đả Tọa (祗管打坐, shikantaza).
(本朝新修徃生傳, Honchōshinshūōjōden): truyền ký về những người có dị tướng vãng sanh, được biên tập vào giữa thời đại Bình An, do Đằng Nguyên Tông Hữu (藤原宗友, Fujiwara-no-Munetomo), Quyền Trưởng Quan Kami vùng Mỹ Nùng (美濃, Mino), soạn thuật, 1 quyển. Để phân biệt với Tân Tu Tịnh Độ Vãng Sanh Truyện (新修淨土徃生傳, gọi tắt là Tân Tu Vãng Sanh Truyện [新修徃生傳]) của Thanh Nguyên Vương Cổ (清源王古) nhà Tống, bản này có thêm vào hai chữ “Bản Triều (本朝)”. Năm thành lập được ghi rõ trong bài tựa là mồng 1 tháng 12 năm 1151 (Nhân Bình [仁平] nguyên niên). Trong số những trường hợp vãng sanh đuợc thâu lục trong tác phẩm này, người mất xưa nhất là Thế Duyên (勢緣, trong khoảng niên hiệu Thừa Bảo [承保, 1074-1077]) và người qua đời gần nhất là Đại Giang Thân Thông (大江親通, ngày 15 tháng 10 năm 1151), hơn 1 tháng rưỡi trước khi tác phẩm này ra đời. Tính cả Tăng lẫn tục, số lượng người được thâu lục là 41; nhưng có 9 truyện trùng lặp trong bản Hậu Thập Di Vãng Sanh Truyện (後拾遺徃生傳) đã ra đời trước. Đặc sắc của thư tịch này là về tầng lớp Phật tử tại gia thế tục, có cả hàng quý tộc thuộc trung và hạ tầng; hạnh nghiệp của người vãng sanh không chỉ giới hạn trong Pháp môn Niệm Phật, mà còn có cả Mật Giáo. Năm sinh và mất của người biên tập không rõ; song hầu hết những người vãng sanh trong tác phẩm này được xem là đồng thời kỳ với ông; cho nên có thể nói rằng các truyền ký ấy là sử liệu đáng tin cậy. San bản có trong Sử Tịch Tập Lãm (史籍集覧) 19, phần Truyện Bộ của Tục Quần Thư Loại Tùng (續群書類從), Tục Tịnh Độ Tông Toàn Thư (續淨土宗全書) 6, Đại Nhật Bản Phật Giáo Toàn Thư (大日本佛敎全書), Nhật Bản Vãng Sanh Toàn Truyện (日本徃生全傳) 8, Nhật Bản Tư Tưởng Đại Hệ (日本思想大系) 7.
(膨際靖, Hō Saisei, 1740-1796): họ Bành (膨), húy là Tế Tĩnh (際靖), hiệu Tri Quy Tử (知歸子). Ban đầu, ông học sách Nho, luận bác bài xích Phật Giáo; nhưng về sau ông được tiếp xúc với các luận sư như Minh Đạo (明道), Tượng Sơn (象山), Dương Minh (陽明), Lương Khê (梁谿), mới biết rõ sự quy nhất của Tam Giáo. Từ đó, ông bắt đầu đóng cửa cấm túc ở Văn Tinh Các (文星閣), chuyên tu Pháp môn Niệm Phật Tam Muội trong vòng hơn 10 năm. Đến năm thứ 40 (1775) niên hiệu Càn Long (乾隆), ông viết xong bộ Cư Sĩ Truyện (居士傳) gồm 56 quyển. Ngoài ra, ông còn trước một số tác phẩm khác liên quan đến Tịnh Độ như Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận (無量壽經起信論) 3 quyển, Vô Lượng Thọ Phật Kinh Ước Luận (無量壽佛經約論) 1 quyển, A Di Đà Kinh Ước Luận (阿彌陀經約論) 1 quyển, Nhất Thừa Quyết Nghi Luận (一乘決疑論) 1 quyển, Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận (華嚴念佛三昧論) 1 quyển, Niệm Phật Cảnh Sách (念佛警策) 2 quyển, Thiện Nữ Nhân Truyện (善女人傳) 2 quyển, v.v. Ngoài ra, ông có hiệu đính Tỉnh Am Pháp Sư Ngữ Lục (省菴法師語錄) 2 quyển, và Trùng Đính Tây Phương Công Cứ (重訂西方公據).
(s: āryāṣṭāṇga-mārga, āryāṣṭāṇa-mārga, p: ariyāṭṭhaṅgika-magga,八正道 hay 八聖道): là 8 con đường chân chánh, đúng đắn để cầu về cõi Niết Bàn (s: nirvāṇa, p: nibbāna, 涅槃), còn gọi là Bát Thánh Đạo (八聖道), Bát Chi Chánh Đạo (八支正道), Bát Thánh Đạo Phần (八正道分), Bát Đạo Hạnh (八道行), Bát Trực Hạnh (八直行), Bát Chánh (八正), Bát Đạo (八道), Bát Chi (八支), Bát Pháp (八法), Bát Lộ (八路). Đây là Pháp môn thật tiễn, tiêu biểu nhất của Phật Giáo, là phương pháp hay con đường tắt chính xác để hướng đến giải thoát, Niết Bàn. Khi đức Phật tuyên thuyết bài pháp đầu tiên, ngài đã dạy nên xa lìa hai thái cực thọ hưởng dục lạc và tu khổ hạnh, nên hướng về con đường Trung Đạo, tức ám chỉ Pháp môn Bát Chánh Đạo này, gồm:
(1) Chánh Kiến (s: samyag-dṛṣṭi, p: sammā-diṭṭhi, 正見): hay còn gọi là Đế Kiến (諦見), tức thấy khổ là khổ, tập là tập, diệt là diệt, đạo là đạo (Tứ Đế), có nghiệp thiện ác thì có quả báo của nghiệp thiện ác ấy, có đời này đời kia, có cha mẹ, trên đời có bậc chân nhân đến chỗ an lành, bỏ điều thiện cũng như hướng đến điều thiện, nơi đời này và đời kia tự giác ngộ và tự chứng thành tựu.
(2) Chánh Tư Duy (s: samyak-saṃkalpa, p: sammā-saṅkappa, 正思惟): hay còn gọi là Chánh Chí (正志) Chánh Phân Biệt (正分別), Chánh Giác (正覺), nghĩa là suy nghĩ đúng đắn, chân chánh. Khi đã thấy được lý của Tứ Đế, hành giả tư duy để làm cho tăng trưởng trí tuệ chân thật. Nó lấy tâm vô lậu làm thể.
(3) Chánh Ngữ (s: samyag-vāc, p: sammā-vācā, 正語): còn gọi là Chánh Ngôn (正言), Đế Ngôn (諦言), tức xa lìa nói dối, nói lời hai lưỡi, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, dùng trí tuệ để sửa đổi khẩu nghiệp, không nói những lời phi lý. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(4) Chánh Nghiệp (s: samyakkarmanta, p: sammā-kammanta, 正業): còn gọi là Chánh Hạnh (正行), Đế Hạnh (諦行), tức xa lìa sát sanh, trộm cắp, tà dâm, v.v., dùng trí tuệ đúng đắn để trừ tất cả những việc làm không đúng của thân và sống với thân trong sạch. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(5) Chánh Mạng (s: samyag-ājīva, p: sammā-ājīva, 正命): còn gọi là Đế Thọ (諦 受), tức xả bỏ cuộc sống không đúng như dùng chú thuật, v.v., và mong cầu đúng pháp những vật dụng trong sinh hoạt hằng ngày như áo quần, thức ăn uống, giường ghế, thuốc men, v.v. Nó lấy giới vô lậu làm thể.
(6) Chánh Tinh Tấn (s: samyag-vyāyāma, p: sammā-vāyāma, 正精進): còn gọi là Chánh Phương Tiện (正方便), Chánh Trị (正治), Đế Pháp (諦法), Đế Trị (諦法), tức phát nguyện đoạn trừ các điều ác mình đã tạo, làm cho không sinh khởi những điều ác mà mình chưa làm, làm cho sinh khởi những điều thiện mà mình chưa làm, và làm cho tăng trưởng những điều thiện mà mình đã từng làm. Nó lấy sự siêng năng vô lậu làm thể.
(7) Chánh Niệm (s: samyak-smṛti, p: sammā-sati, 正念): còn gọi là Đế Ý (諦意), tức quán 4 đối tượng thân, thọ, tâm và pháp, lấy trí tuệ chân chánh nghĩ nhớ đến chánh đạo để dẹp trừ các suy nghĩ không đúng. Nó lấy niệm vô lậu làm thể.
(8) Chánh Định (s: samyak-samādhi, p: sammā-samādhi, 正定): còn gọi là Đế Định (諦定), dùng trí tuệ chân chánh để nhập vào Thiền định thanh tịnh vô lậu, xa lìa các pháp bất thiện, thành tựu từ Sơ Thiền cho đến Tứ Thiền.
Bát Chánh đạo này có công lực làm cho chúng sanh từ bờ bên này của cõi mê sang qua được bờ bên kia của giác ngộ. Cho nên nó lấy thuyền, bè làm lời thệ nguyện. Ngược lại, Tà Kiến (邪見, thấy không đúng), Tà Tư (邪思, suy nghĩ không đúng), Tà Ngữ (邪語, nói lời không đúng), Tà Nghiệp (邪業, làm việc không đúng), Tà Mạng (邪命, sống không đúng), Tà Tinh Tấn (邪精進, tinh tấn không đúng), Tà Niệm (邪念, nghĩ nhớ không đúng), Tà Định (邪定, định không đúng) được gọi là Bát Tà (八邪, tám pháp không đúng).
(s: advaya, 不二): không hai. Trong thế giới hiện tượng này sanh khởi đủ loại sự vật, hiện tượng, giống như mình người, nam nữ, già trẻ, vật tâm, sống chết, thiện ác, khổ vui, đẹp xấu, v.v., chúng được chỉnh lý theo hai trục đối lập. Tuy nhiên, các cặp phạm trù này không phải có thực thể tồn tại độc lập, cố định, mà trên cơ sở của Không (s: śūnya, p: suñña, 空), Vô Ngã (s: nirātman, nairātmya, p: anattan, 無我), căn để của chúng là Bất Nhị, Nhất Thể (一体). Bất Nhị là cách nói khác của Không về mặt quan hệ. Một trong các kinh điển Bát Nhã giải thích về Không có Duy Ma Kinh (s: Vimalakīrti-nideśa, 維摩經); trong Phẩm Nhập Bất Nhị Pháp môn (入不二法門品) của kinh này có giải thích rất rõ về Pháp môn Bất Nhị như: “Đức Thủ Bồ Tát viết: 'Ngã, ngã sở vi nhị, nhân hữu ngã cố, tiện hữu ngã sở; nhược vô hữu ngã, tắc vô ngã sở, thị vi nhập Bất Nhị Pháp môn' (德守菩薩曰、我、我所爲二、因有我故、便有我所、若無有我、則無我所、是爲入不二法門, Đức Thủ Bồ Tát nói rằng: 'Tôi và cái của tôi là hai; nhân vì có tôi mới có cái của tôi; nếu không có tôi, tất không có cái của tôi; đó là vào Pháp môn Không Hai').” Từ đó, Bất Nhị cũng như Không là chơn tướng của sự vật; hiểu được điều này được gọi là ngộ. Ngay như trong triết học Vedanta của Bà La Môn Giáo cũng có nhấn mạnh Bất Nhị (advaita), nó được lập cước trên Phát Sinh Luận; hoàn toàn khác với tư tưởng Bất Nhị (advaya) của Phật Giáo. Phật Giáo không lấy Phát Sinh Luận, mà quán sát một cách như thật sự vật hiện thực và làm sáng tỏ sự hiện hữu của chúng. Bất Nhị theo quan điểm của Phật Giáo là nói về hình thức hiện hữu của sự vật hiện thực, là Bất Nhị với tư cách Quan Hệ Luận. Tại Nhật Bản, người nhấn mạnh Pháp môn Bất Nhị là Đại Sư Không Hải (空海, Kūkai, 774-835), tổ sư khai sáng Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. Đại Sư dùng Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論) để ứng dụng giải thích bộ Đại Thừa Khởi Tín Luận (大乘起信論), tận lực hệ thống hóa Mật Giáo. Đây chính là tiên phong của tư tưởng Bản Giác ở Nhật Bản. Trong Thích Ma Ha Diễn Luận, ngoài tư tưởng Bản Giác, Bất Nhị Ma Ha Diễn Pháp (不二摩訶衍法) được khẳng định rõ ràng. Sau khi Không Hải qua đời, tư tưởng Bản Giác này di nhập vào Thiên Thai Tông của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) và đến thời Trung Đại thì trở thành Bất Nhị Luận khẳng định hiện thực. Trong Pháp Hoa Văn Cú (法華文句) 6 có câu: “Nhị nhi Bất Nhị, Bất Nhị nhi nhị (二而不二、不二而二, hai mà Không Hai, Không Hai mà hai).” Hay như trong tác phẩm Gia Truyện (家傳, Kaden, tức Đằng Nguyên Gia Truyện [藤氏家傳, Tōshikaden]) quyển thượng do Huệ Mỹ Áp Thắng (惠美押勝, Emi-no-Oshikatsu, tức Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ [藤原仲麻呂, Fujiwara-no-Nakamaro, 706-764]) soạn, có đoạn: “Mỗi năm và tháng 10, trang nghiêm pháp diên, kính ngưỡng di hạnh của Duy Ma, thuyết diệu lý Bất Nhị (毎年十月法筵を荘厳し、維摩の景行を仰ぎ、不二の妙理を説く).”
(秘藏寶鑰, Hizōhōyaku): 3 quyển, gọi tắt là Bảo Thược (寶鑰), Lược Luận (略論), tác phẩm của Không Hải (空海, Kūkai). Thể theo sắc mệnh của Thuần Hòa Thiên Hoàng (淳和天皇, Junna Tennō, tại vị 758-764), trong khoảng thời gian niên hiệu Thiên Trường (天長, 824-833), những bậc học tượng của các tông phái dâng trình lên triều đình Tông nghĩa của họ; Không Hải thì viết Thập Trụ Tâm Luận (十住心論), sau đó tóm tắt nội dung của tác phẩm đó và viết nên bộ này. Với ý nghĩa của đề tác phẩm là chìa khóa khai mở tận cùng của Phật tánh vốn có đầy đủ trong chúng sanh, lấy Đại Nhật Kinh (大日經), Bồ Đề Tâm Luận (菩提心論), Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論), v.v., trước tác này triển khai Pháp môn của Thập Trú Tâm (十住心) giống như Thập Trụ Tâm Luận, giảm thiểu việc trích dẫn các kinh luận đến mức tối thiểu, giản lược 14 câu vấn đáp, giải thích sự sâu cạn của cảnh giới trú tâm thứ 9 mà thôi. Sách chú thích của tác phẩm này có rất nhiều như Văn Đàm Sao (聞談鈔, 4 quyển) của Đạo Phạm (道範), Ngu Thảo (愚艸, 5 quyển) của Lại Du (賴瑜), Bí Tạng Bảo Thược Sao (秘藏寶鑰鈔, 6 quyển) của Cảo Bảo (杲寶), Bí Tạng Bảo Thược Sao (秘藏寶鑰鈔, 40 quyển) của Hựu Khoái (宥快), Khai Tông Ký (開宗記, 10 quyển) của Huệ Hi (慧曦), v.v.
(辯顯密二敎論, Bengemmitsunikyōron): 2 quyển, do Không Hải soạn, là bộ luận thư tuyên ngôn lập tông, làm sáng tỏ sự phân biệt giữa Hiển Giáo và Mật Giáo, nêu lên điển cứ của 6 bộ kinh và 3 bộ luận, rồi dàn luận trận ngang dọc. Sáu bộ kinh gồm:
(1) Ngũ Bí Mật Kinh (五秘密經),
(2) Du Kỳ Kinh (瑜祇經),
(3) Lược Thuật Kim Cang Du Già Phân Biệt Thánh Vị Tu Chứng Pháp môn (略術金剛瑜伽分別聖位修証法門),
(4) Đại Nhật Kinh (大日經),
(5) Lăng Già Kinh (楞伽經),
(6) Tam Quyển Giáo Vương Kinh (三巻敎王經).
Ba bộ luận là:
(1) Bồ Đề Tâm Luận (菩提心論),
(2) Đại Trí Độ Luận (大智度論),
(3) Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論).
Ngoài ra còn có một số kinh điển khác được trích dẫn như Lục Ba La Mật Kinh (六波羅蜜經), Thủ Hộ Kinh (守護經), v.v. Về niên đại thành lập luận thư này, có một vào thuyết khác nhau.
(1) Vào năm 813 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 4), nhân dịp Trai Hội trong cung nội, chư tôn thạc đức của 8 tông phái hoạt động mạnh mẽ, nên tác phẩm này ra đời như là động cơ để xác lập tông phái mình.
(2) Có thuyết cho là tác phẩm này hình thành vào năm 815 (niên hiệu Hoằng Nhân thứ 6), đồng thời với bộ Tánh Linh Tập (性靈集), v.v. Như vậy chúng ta có thể tưởng tượng được luận thư này ra đời trong khoảng thời gian này. Một số sách chú thích về bộ luận này gồm Huyền Kính Sao (懸鏡鈔, 6 quyển) của Tế Xiêm (濟暹), Cương Yếu Sao (綱要鈔, 2 quyển) của Tĩnh Biến (靜遍), Thính Văn Sao (聽聞鈔) của Giác Noan (覺鑁), Thủ Kính Sao (手鏡鈔, 3 quyển) của Đạo Phạm (道範), Chỉ Quang Sao (指光鈔, 5 quyển) của Lại Du (賴瑜), v.v.
(辨長, Benchō, 1162-1238): vị Tăng của Tịnh Độ Tông, sống vào khoảng đầu và giữa thời kỳ Liêm Thương, trú trì đời thứ 2 của Thanh Tịnh Hoa Viện (清淨華院), Tổ khai sơn Thiện Đạo Tự (善導寺), Tổ của Dòng Trấn Tây (鎭西流); húy là Biện Trường (辨長), thông xưng là Trấn Tây Thượng Nhân (鎭西上人), Khủng Tử Thượng Nhân (筑紫上人), Thiện Đạo Tự Thượng Nhân (善導寺上人), Nhị Tổ Thượng Nhân (二祖上人); hiệu là Thánh Quang Phòng (聖光房), Biện A (辨阿), thụy hiệu là Đại Thiệu Chánh Tông Quốc Sư (大紹正宗國師); xuất thân vùng Hương Nguyệt (香月), Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]); con của Cổ Xuyên Đàn Chánh Tả Vệ Môn Tắc Mậu (古川彈正左衛門則茂). Ông theo thọ pháp với Thường Tịch (常寂) ở Minh Tinh Tự (明星寺) vùng Trúc Tiền, rồi học giáo học Thiên Thai trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Năm 1193, ông bôn ba tận lực tái kiến ngôi tháp 3 tầng ở đây. Rồi đến năm 1197, ông lên kinh đô Kyoto để đặt làm tượng thờ cho ngôi tháp này, nhờ vậy ông gặp Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên), được vị này khai hóa và từ đó ông chuyển sang Pháp môn Niệm Phật. Đến năm 1204, ông trở về cố hương; rồi vào năm 1228, ông chuyên tu Pháp môn Biệt Thời Niệm Phật (別時念佛) ở Vãng Sanh Viện (徃生院) vùng Phì Hậu (肥後, Higo), viết cuốn Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn (末代念佛授手印) và lập nên huyết mạch của Tịnh Độ Tông. Về sau, ông đi bố giáo khắp các địa phương vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū); lấy Thiện Đạo Tự ở vùng Trúc Hậu (筑後, Chikugo) làm đạo tràng căn bản để tạo cơ sở phát triển. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn 1 quyển, Tịnh Độ Tông Yếu Tập (淨土宗要集) 6 quyển, Triệt Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (徹選擇本願念佛集) 2 quyển, Niệm Phật Danh Nghĩa Tập (念佛名義集) 3 quyển, v.v.
(s: Bodhidharma, 菩提達磨, ?-495, 346-495, ?-528, ?-536): xưa kia người ta viết chữ Ma là 摩, nhưng về mặt truyền thống thì viết là 磨. Các học giả Cận Đại thì viết là 磨, khi xem Đại Sư như là vị Tổ sư; còn viết là 摩 khi xem như là nhân vật lịch sử. Theo hệ thống truyền đăng của Thiền Tông, Đại Sư là vị Tổ thứ 28 của Tây Thiên (Ấn Độ), và là sơ Tổ của Thiền Tông Trung Hoa. Những truyền ký về Đạt Ma thì xưa nay đều y cứ vào bản Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄, năm 1004) cũng như Bồ Đề Đạt Ma Chương (菩提達磨章); nhưng theo những nghiên cứu gần đây, người ta có khuynh hướng cấu thành truyền ký về ông dựa trên những tư liệu xưa hơn hai tư liệu vừa nêu trên. Tư liệu về Đạt Ma Truyện thì có nhiều loại như Lạc Dương Già Lam Ký (洛陽伽藍記, năm 547), Đàm Lâm Nhị Chủng Nhập (曇琳二種入, khoảng năm 600), Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳, năm 645), Truyền Pháp Bảo Ký (傳法寳記, khoảng năm 712), Lăng Già Sư Tư Ký (楞伽師資記, khoảng năm 713, 716), Lịch Đại Pháp Bảo Ký (歷代法寳記, khoảng năm 774), Bảo Lâm Truyện (寳林傳, năm 801), Tổ Đường Tập (祖堂集, năm 952), v.v. Thông qua Bảo Lâm Truyện từ đó các ký lục của Cảnh Đức Truyền Đăng Lục, Truyền Pháp Chánh Tông Ký (傳法正宗記, năm 1061), v.v., được hình thành. Lại nữa, chúng ta cần phải lưu ý đến những văn bản như Nội Chứng Phật Pháp Tương Thừa Huyết Mạch Phổ (內證佛法相承血脈譜, năm 819) của Tối Trừng (最澄, Saichō), Bồ Đề Đạt Ma Nam Tông Định Thị Phi Luận (菩提達摩南宗定是非論, năm 732), Vấn Đáp Tạp Chưng Nghĩa (問答雜徴義) của Thần Hội (神會), rồi Thiền Môn Sư Tư Tương Thừa Đồ (禪門師資相承圖), Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự (禪源諸詮集都序), Viên Giác Kinh Đại Sớ Sao (圓覺經大疏鈔) của Tông Mật (宗密). Từ đó, xét về tiểu sử của Đạt Ma, ta thấy rằng Đại Sư sanh ra ở nước Ba Tư (波斯) hay Nam Thiên Trúc (南天竺). Theo như tài liệu mới thành lập sau này cho thấy rằng ông là người con thứ 3 của quốc vương nước này. Ông kế thừa dòng pháp của Bát Nhã Đa La (s: Prajñātara, 般若多羅), rồi sau đó sang Trung Quốc. Bảo Lâm Truyện thì cho rằng ông đến Quảng Châu (廣州) vào ngày 21 tháng 9 năm thứ 8 (527) niên hiệu Phổ Thông (普通) nhà Lương. Bản ghi rõ ngày tháng thì có Bảo Lâm Truyện này, nhưng đời sau lại có khá nhiều dị thuyết xuất hiện. Sự việc vua Lương Võ Đế (武帝, tại vị 502-549) xuất hiện trong câu chuyện Đạt Ma, lần đầu tiên được tìm thấy trong Nam Tông Định Thị Phi Luận và Vấn Đáp Tạp Chưng Nghĩa; còn các tư liệu trước đó thì không thấy. Câu trả lời “vô công đức (無功德, không có công đức)” của Đạt Ma đối với vua Lương Võ Đế, mãi cho đến bản Tổ Đường Tập mới thấy xuất hiện. Về sau, Đạt Ma đến tại Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺), ngồi xoay mặt vào vách tường suốt 9 năm trường. Còn câu chuyện Huệ Khả (慧可) tự mình chặt tay giữa lúc tuyết rơi rồi dâng lên cho Đạt Ma để cầu pháp, lần đâu tiên được ghi lại trong Lăng Già Sư Tư Ký; nhưng Tục Cao Tăng Truyện thì lại cho rằng Huệ Khả gặp bọn cướp giữa đường và bị chặt tay. Môn nhân của Đạt Ma có 4 nhân vật nổi tiếng là Đạo Dục (道育), Huệ Khả (慧可), Ni Tổng Trì (尼總持) và Đạo Phó (道副). Đại Sư có trao truyền cho Huệ Khả 4 quyển Kinh Lăng Già, y Ca Sa, và bài kệ phú pháp. Bài này được ghi lại trong Bảo Lâm Truyện. Bản Lạc Dương Già Lam Ký có ghi rằng lúc khoảng 150 tuổi, Đạt Ma tán thán cảnh sắc hoa mỹ của chốn già lam Vĩnh Ninh Tự (永寧寺), rồi xướng danh hiệu Nam Mô, chấp tay mà thị tịch. Còn việc Đạt Ma bị giết chết bằng thuốc độc có ghi lại trong Truyền Pháp Bảo Ký. Trong Lịch Đại Pháp Bảo Ký có đề cập rằng Bồ Đề Lưu Chi (s: Bodhiruci, 菩提流支) và Quang Thống Luật Sư (光統律師, tức Huệ Quang [慧光]) đã trãi qua 6 lần bỏ thuốc độc hại Đạt Ma. Về năm Ngài thị tịch, Bảo Lâm Truyện có ghi là vào ngày mồng 5 tháng 12 năm Bính Thìn (536), đời vua Hiếu Minh Đế (孝明帝, tại vị 515-528) nhà Hậu Ngụy. Trong khi đó, bản bia minh của Huệ Khả thì ghi ngày mồng 5 tháng 12 năm thứ 2 (536) niên hiệu Đại Đồng (大同). Bản Tổ Đường Tập thì ghi là năm thứ 19 (495) niên hiệu Thái Hòa (太和); và Cảnh Đức Truyền Đăng Lục thì ghi là ngày mồng 5 tháng 10 cùng năm trên; hưởng thọ 150 tuổi. Ngài được an táng tại Hùng Nhĩ Sơn (熊耳山), nhưng theo vị sứ nhà Đông Ngụy là Tống Vân (宋雲), ông gặp Đạt Ma ở Thông Lãnh (葱嶺) đang quảy một chiếc hài đi về hướng Tây; nên khi trở về nước, ông cho mở quan tài ra để xem hư thực, mới phát hiện bên trong quan tài chỉ còn lại một chiếc hài mà thôi. Tương truyền vua Võ Đế soạn bài bia minh tháp. Vua Đại Tông ban cho Đạt Ma thụy hiệu là Viên Giác Đại Sư (圓覺大師); trong bản văn tế của Chiêu Minh Thái Tử (昭明太子) thì gọi là Thánh Trụ Đại Sư (聖胄大師). Những soạn thuật của Đại Sư được lưu truyền cho đến nay có Nhị Chủng Nhập (二種入), Tâm Kinh Tụng (心經誦), Phá Tướng Luận (破相論), An Tâm Pháp môn (安心法門), Ngộ Tánh Luận (悟性論), Huyết Mạch Luận (血脈論), được thâu tập thành bản gọi là Thiếu Thất Lục Môn (少室六門). Còn trong Thiền Môn Nhiếp Yếu (禪門攝要) của Triều Tiên có thâu lục Huyết Mạch Luận, Quán Tâm Luận (觀心論), Tứ Hành Luận (四行論). Sau này trong các văn bản được khai quật ở động Đôn Hoàng (敦煌) còn có Nhị Nhập Tứ Hành Luận (二入四行論), Tạp Lục (雜錄), Tuyệt Quán Luận (絕觀論), Vô Tâm Luận (無心論), Chứng Tâm Luận (證心論), Đạt Ma Thiền Sư Quán Môn (達磨禪師觀門), Đạt Ma Thiền Sư Luận (達磨禪師論), v.v. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng phần nhiều đó là những trước tác của chư Tổ sư khác nhưng lại lấy tên Đạt Ma; và người ta cũng công nhận rằng trước tác của Đạt Ma chỉ là Nhị Chủng Nhập mà thôi. Nếu căn cứ vào bản này, ta thấy rằng tư tưởng của Đạt Ma là Tứ Như Thị (四如是, bốn điều như vậy) và Nhị Nhập Tứ Hạnh (二入四行). Tứ Như Thị là Như Thị An Tâm (如是安心), Như Thị Phát Hạnh (如是發行), Như Thị Thuận Vật (如是順物) và Như Thị Phương Tiện (如是方便). Nhị Nhập là Lý Nhập (理入) và Hạnh Nhập (行入). Còn Tứ Hạnh là 4 yếu tố được hình thành từ Hạnh Nhập. Tâm yếu làm cơ sở cho Thiền pháp của Đạt Ma được xem như là y cứ vào 4 quyển Kinh Lăng Già; nhưng đó không phải là văn bản giải thích về mặt học vấn của kinh này, mà nhằm nhấn mạnh việc cần phải lấy trọn tinh thần kinh. Theo Tục Cao Tăng Truyện, giới Phật Giáo đương thời rất chú trọng đến nghiên cứu, giảng diễn kinh luận; trong khi đó, Đạt Ma thì lại cổ xúy Thiền mang tính thật tiễn của cái gọi là “không vô sở đắc (空無所得, không có cái gì đạt được)”; cho nên ông bị học giả lúc bầy giờ phê phán mãnh liệt. Từ đó, các thuật ngữ như giáo ngoại biệt truyền (敎外別傳), bất lập văn tự (不立文字), dĩ tâm truyền tâm (以心傳心), kiến tánh thành Phật (見性成佛), v.v., được thành lập. Thời đại thay đổi cho đến thời Lục Tổ Huệ Năng (慧能) trở về sau, những thuật ngữ này trở nên rất thịnh hành, thông dụng; vậy ta có thể khẳng định rằng manh nha của chúng vốn phát xuất từ thời Đạt Ma.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.142.35.211 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập