Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc]. (Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Một người sáng tạo được thôi thúc bởi khát khao đạt đến thành công, không phải bởi mong muốn đánh bại người khác. (A creative man is motivated by the desire to achieve, not by the desire to beat others.)Ayn Rand
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Đừng cư xử với người khác tương ứng với sự xấu xa của họ, mà hãy cư xử tương ứng với sự tốt đẹp của bạn. (Don't treat people as bad as they are, treat them as good as you are.)Khuyết danh
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Pháp giá »»
(s: ālaya-vijñāna, p: ālaya-viññāṇa, j: arayashiki, 阿賴耶識): từ hợp thành bởi âm tả ālaya và âm dịch vijñāna, còn gọi là A Lê Da Thức (阿黎耶識), được dịch là Tạng Thức (藏識). Theo giáo nghĩa độc đáo của Duy Thức Pháp Tướng Tông, nó được xếp vào hàng thứ tám trong 8 thức (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, Mạt Na và A Lại Da Thức), là thức có căn bản của tồn tại cá nhân. Từ ālaya có nghĩa là nơi chốn, chổ ở, vì nó là nơi chứa đựng chủng tử của tất cả các pháp, nên được gọi là Tạng Thức. Từ điểm này, nó còn được gọi là Nhất Thiết Chủng Tử Thức (一切種子識, thức chứa đựng hết thảy chủng tử). Từ chủng tử ấy, A Lại Da Thức sanh khởi các pháp của thế giới hiện tượng (hiện hành pháp [現行法]), rồi các pháp này lại tạo ấn tượng (huân tập) cho A Lại Da Thức để hình thành nên chủng tử và tương tục sanh diệt trong từng sát na. Với tư cách là trung tâm của tồn tại cá nhân, thức này có đẩy đủ các cơ năng đa dạng và tùy theo cơ năng của nó mà có nhiều tên gọi khác. Từ điểm sanh khởi làm quả báo của nghiệp quá khứ (dị thục [異熟]), nó được gọi là Dị Thục Thức (異熟識); từ điểm là cơ sở sanh ra các thức khác, nó có tên là Căn Bản Thức (根本識); hay từ điểm duy trì cơ quan của thân tâm, nó là A Đà Na Thức (s: ādāna-vijñāna, 阿陀那識, tức Duy Trì Thức [維持識]). Duy Thức Pháp Tướng Tông thuyết về triết học duy tâm cho rằng vạn hữu vốn duyên khởi từ A Lại Da Thức. Thức này là chủ tể của thế giới mê muội, nhưng các Pháp giác ngộ cũng hình thành nhờ nó. Chính vì vậy, đã nảy sinh luận tranh cho rằng đời sau bản chất của A Lại Da Thức sẽ là chơn thức trong sạch hay vọng thức nhơ nhớp.
(半言): nửa lời, còn gọi là bán kệ (半偈, nửa bài kệ). Theo Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經) quyển 14, Phẩm Thánh Hạnh (聖行品), xưa kia khi Như Lai chưa xuất hiện trên đời, lúc bấy giờ đức Phật Thích Ca thị hiện là một người ngoại đạo Bà La Môn, tinh thông hết thảy các học vấn, hành vi rất nhu hòa, tịch tĩnh, tâm thanh tịnh, vô nhiễm. Vị ấy có chí nguyện muốn tìm học kinh điển Đại Thừa; nhưng trãi qua một thời gian lâu mà không có kết quả. Sau ông vào trong núi Tuyết Sơn tu khổ hạnh, hành Thiền định và chờ đợi đấng Như Lai xuất hiện để được nghe giáo pháp Đại Thừa. Thấy vậy, Trời Đế Thích bèn biến hóa thành một con quỷ La Sát rất hung dữ, đáng sợ, bay đến gần chỗ vị tiên nhân, rồi lớn tiếng tuyên thuyết nửa bài kệ tụng do trước kia đã từng nghe từ đức Như Lai rằng: “Chư hành vô thường, hữu sinh hữu diệt (諸行無常、有生有滅, các hành vô thường, có sinh thì có diệt)”, và đến bên tiên nhân đảo mắt hung tợn nhìn khắp bốn phương. Nghe xong nửa bài kệ này, tiên nhân cảm thấy như có được thuốc hay để trị lành căn bệnh lâu ngày, như rơi xuống nước mà được thuyền cứu vớt, như đất hạn hán lâu ngày gặp nước mưa, như thân hình bị giam hãm lâu ngày nay được phóng thích; nên thân tâm rất hoan hỷ. Tiên nhân đứng dậy nhìn quanh, chỉ thấy con quỷ La Sát thân hình hung tợn, nên rất hồ nghi không biết ai đã tuyên thuyết câu kệ vi diệu như vậy; cuối cùng mới biết do con quỷ La Sát thuyết. Vị tiên nhân chí thành cầu xin con quỷ nói tiếp nửa bài kệ sau; sau nhiều lần thử thách, con quỷ vẫn không bằng lòng; cho nên vị tiên nhân phát nguyện hiến cả thân mạng cho con quỷ đói, chỉ với mục đích là nghe được chánh pháp mà thôi. Nhân đó, quỷ La Sát thuyết nửa bài kệ sau: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc (生滅滅已、寂滅爲樂, Sinh diệt diệt hết, vắng lặng an vui)”. Nghe xong, vị Bà La Môn biết câu kệ này rất có lợi ích cho mọi người, liền khắc lên khắp nơi như vách đá, thân cây, v.v., để lưu truyền cho hậu thế. Sau đó, ông leo lên cây cao, buông mình xuống để xả thân cho con quỷ đói ăn, theo như lời phát nguyện. Lúc bấy giờ, trên không trung văng vẳng âm thanh vi diệu, các vua trời cùng Trời Đế Thích hiện nguyên thân hình đón lấy thân thể vị Bà La Môn, cung kính đãnh lễ và cầu xin hóa độ cho họ trong tương lai. Nhờ nhân duyên xả thân mạng để nghe được nửa câu kệ như vậy, sau 12 kiếp tu hành, vị Bà La Môn thành Phật trước cả Bồ Tát Di Lặc (s: Maitreya, 彌勒). Hơn nữa, trong Bách Nghiệp Kinh (百業經), có đề cập đến câu chuyện tiền thân của đức Phật là của Tích Phổ Quốc Vương (昔普國王) cũng tương tự như vậy; song nội dung chuyện và văn kệ có phần khác. Đức vua là người có tâm từ bi lớn, chuyên bố thí khắp mọi người, thương yêu thần dân hết mực. Trời Đế Thích thấy vậy muốn thử tâm của nhà vua, bèn biến thành con quỷ La Sát, đến trước vua tuyên thuyết nửa bài kệ rằng: “Chư pháp giai vô thường, nhất thiết sinh diệt tánh (諸法皆無常、一切生滅性, các pháp đều vô thường, tất cả có tánh sinh diệt)”. Nghe xong pháp xong, đức vua sanh tâm hoan hỷ, liền cung kính đãnh lễ La Sát và cầu xin cho nghe nửa bài kệ sau với lời phát nguyện sẽ dâng hiến thịt máu của vua cho con quỷ. Trước lời thỉnh cầu chí thành của nhà vua, quỷ La Sát nói tiếp nửa bài kệ sau là: “Sinh diệt tức diệt tận, bỉ đẳng tịch diệt lạc (生滅卽滅盡、彼等寂滅樂, Sinh diệt đã diệt hết, ấy niềm vui vắng lặng)”. Sau khi nghe được cả bài kệ, đức vua lấy toàn bộ thịt máu của mình dâng cho quỷ La Sát. Lúc bấy giờ, đại địa chấn động, trời người rải hoa cúng dường và tán thán đại nguyện của Tích Phổ Quốc Vương. Sau này, Huyền Trang (玄奘, 602-664) có làm bài “Đề Bán Kệ Xả Thân Sơn (題半偈捨身山)” rằng: “Hốt văn bát tự siêu thi cảnh, bất tích đơn xu xả thử sơn, kệ cú thiên lưu phương thạch thượng, nhạc âm thời tấu bán không gian (忽聞八字超詩境、不惜丹軀捨此山、偈句篇留方石上、樂音時奏半空間, chợt nghe tám chữ siêu thi hứng, chẳng tiếc thân mình bỏ núi non, câu kệ còn lưu trên vách đá, nhạc âm vang vọng nửa không gian)”. Ngoài ra, Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713), tác giả của bài Chứng Đạo Ca (証道歌), cũng có Bán Cú Kệ rằng: “Sanh dã điên đảo, tử dã điên đảo (生也顚倒、死也顚倒, sống cũng điên đảo, chết cũng điên đảo).”
(諸子百家, Shoshihyakka): tên gọi chung của rất nhiều học giả, tư tưởng gia, học phái xuất hiện dưới thời Xuân Thu Chiến Quốc (春秋戰國) của Trung Quốc; hay tên gọi của học thuyết, học phái của những người ấy. Chư Tử (諸子) nghĩa là các học giả, Bách Gia (百家) là nhiều học phái. Tư Mã Đàm (司馬談, ?-110 ttl.) đầu thời Tiền Hán (前漢, 206-8 ttl.), phân loại Chư Tử Bách Gia thành Lục Gia (六家, 6 học phái chính), gồm: (1) Âm Dương Gia (陰陽家); (2) Nho Gia (儒家, hay Nho Giáo); (3) Mặc Gia (墨家); (4) Pháp Gia (法家); (5) Danh Gia (名家) ; và (6) Đạo Gia (道家, tức tư tưởng Lão Trang). Trong Nghệ Văn Chí (芸文志) của Hán Thư (漢書), Ban Cố (班固, 32-92) nhà Hán lại thêm vào 3 học phái nữa là: (1) Tung Hoành Gia (縱橫家); (2) Tạp Gia (雜家) và (3) Nông Gia (農家); để trở thành 9 học phái.
(轉女爲男): hay chuyển nữ thành nam (轉女成男), biến thành nam tử (變成男子), nghĩa là chuyển thân nữ thành nam. Từ ngàn xưa, tại Ấn Độ, người nữ không được xem là pháp khí, vì thân người nữ có 5 thứ chướng ngại; cho nên nếu muốn thành Phật thì cần phải chuyển đổi thân hình. Hơn nữa, người nữ không thể nhập vào cõi Tịnh Độ của chư Phật, vì vậy A Di Đà Phật cũng như Dược Sư Phật có lập bản nguyện riêng để cho người nữ chuyển thành thân nam. Theo như Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經) quyển thượng cho biết, người nữ nào có chướng ngại nặng thì nên chuyên tâm Xưng Danh Niệm Phật, nhờ sức bản nguyện của đức Phật Di Đà, có thể chuyển biến thân nữ thành nam. Trong Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) của Kinh Pháp Hoa có thuật lại câu chuyện Long Nữ 8 tuổi biến thành thân nam, vãng sanh về thế giới phương Nam và thành Phật: “Nhĩ thời Ta Bà thế giới Bồ Tát, Thanh Văn, Thiên Long Bát Bộ, nhân dũ phi nhân, giai diêu kiến bỉ Long Nữ thành Phật, phổ vị thời hội nhân thuyết pháp, tâm đại hoan hỷ tất diêu kính lễ, vô lượng chúng sanh văn pháp giải ngộ đắc bất thối chuyển (爾時娑婆世界菩薩聲聞天龍八部人與非人、皆遙見彼龍女成佛、普爲時會人天說法、心大歡喜悉遙敬禮、無量眾生聞法解悟得不退轉, lúc bấy giờ, các vị Bồ Tát, Thanh Văn, Tám Bộ Trời Rồng, người và loài không phải người của thế giới Ta Bà, ở xa đều thấy vị Long Nữ kia thành Phật, vì khắp chúng trời người trong hội lúc ấy mà thuyết pháp, tâm họ rất hoan hỷ, thảy đều kính lẽ từ xa; vô lượng chúng sanh nghe pháp được giải ngộ, được không thối chuyển).” Đặc biệt, trong Phật Thuyết Chuyển Nữ Thân Kinh (佛說轉女身經, Taishō No. 564) có giải thích rất rõ các pháp giúp cho người nữ chuyển biến thành thân nam như: “Phục thứ, nữ nhân thành tựu ngũ pháp, đắc ly nữ thân, tốc thành nam tử. Ngũ pháp như hà ? Nhất lạc cầu thiện pháp, nhị tôn trọng chánh pháp, tam dĩ chánh pháp nhi tự ngu lạc, tứ ư thuyết pháp giả kính như sư trưởng, ngũ như thuyết tu hành; dĩ thử thiện căn, nguyện ly nữ thân, tốc thành nam tử, hồi hướng Bồ Đề, thị chuyển nghiệp chi ngũ (復次、女人成就五法。女人成就五法、得离女身。得離女身、速成男子。速成男子、五法云何。五法云何、一乐求善法,二尊重正法,三以正法而自娱乐,四于说法者敬如师长,五如说修行。一樂求善法、二尊重正法、三以正法而自娛樂、四於說法者敬如師長、五如說修行、以此善根。以此善根、愿离女身。願離女身、速成男子。速成男子、回向菩提。迴向菩提、是转业之五。是轉業之五, Lại nữa, người nữ thành tựu năm pháp, được lìa thân nữ, mau thành người nam. Năm pháp ấy là gì ? Một là vui cầu pháp lành, hai là tôn trọng chánh pháp, ba là lấy chánh pháp để tự làm niềm vui, bốn là đối với người thuyết pháp thì cung kính như thầy dạy, năm là theo đúng như lời dạy mà tu hành; lấy căn lành này, nguyện lìa thân nữ, mau thành người nam, hồi hướng Bồ Đề, đó là nam pháp để chuyển nghiệp).”
(鼓): trống; tên loại nhạc khí, được chế tạo bằng vàng, ngọc, gỗ, đá, v.v. Đối với Phật Giáo, trống cũng là một trong những pháp khí quan trọng trong các tự viện. Vào thời cổ đại của Trung Quốc, trống được dùng như là vật môi giới thông với chư vị thần linh, là vật tượng trưng giao lưu với thế giới tự nhiên, có sắc thái thần bí, được lịch sử rất xem trọng. Trong các thư tịch cổ có liệt kê hơn 300 loại trống, tùy theo hình chế mà có phân chia thành 7 loại khác nhau như: Đại Cổ (大鼓), Kiến Cổ (建鼓), Cổ (鼓), Huyền Cổ (懸鼓, trống treo), Thủ Cổ (手鼓, trống cầm tay), Trượng Cổ (杖鼓, trống có dây thắt ở hai đầu), Đồng Thạch Cổ (銅石鼓, trống bằng đồng, đá). (1) Đại Cổ (Trống Lớn) là trống có ngoại hình lớn nhất, loại đại biểu nhất cho trống cổ đại Trung Quốc, được đặt trên giá, dùng đùi lớn để đánh. Trong Lã Thị Xuân Thu (呂氏春秋), Thiên Xỉ Lạc (侈樂篇) có đoạn rằng: “Hạ Kiệt, Ân Trụ tác vi Xỉ Nhạc, Đại Cổ, Chung, Khánh, Quản, Tiêu lục âm, dĩ cự vi mỹ, dĩ chúng vi quan (夏傑、殷紂作爲侈樂,大鼓、鐘、磬、管、簫六音,以鉅爲美,以眾爲觀, vua Hạ Kiệt, vua Ân Trụ làm thành sáu loại âm thanh là Xỉ Nhạc, Trống Lớn, Chuông, Khánh, Sáo, Tiêu; lấy móc sắt treo lên cho đẹp, để mọi người chiêm ngưỡng).” Như vậy, trống đã có mặt hơn 17 thế kỷ trước công nguyên, thường được sử dụng trong các nhạc đội của cung đình. Loại Trống Lớn thời Cổ Đại có công năng rất rộng lớn, được dung để tế tự, cúng tế, nghi tiết trọng đại, quân sự, báo thì giờ; hoặc dùng cho việc khánh chúc hôn lễ, thông báo tang lễ, v.v. Khi trống được dùng trong các buổi yến tiệc của cung đình thì có khí thế hùng tráng. Như trong của Cựu Đường Thư (舊唐書), phần Âm Nhạc (音樂), cho biết rằng: “Huyền Tông tại vị đa niên, thiện âm nhạc; nhược yến thiết phủ hội, tức ngự Cần Chính Lâu, … thái thường đại cổ, nhạc công tề kích, thanh chấn thành khuyết (玄宗在位多年、善音樂、若宴設甫會、卽御勤政樓、…太常大鼓、樂工齊擊、聲震城關, Huyền Tông tại vị nhiều năm, có tài về âm nhạc; nếu có thiết bày yến tiệc, liền đến ngự tại Lầu Cần Chính, trống lớn khác thường, nhạc công cùng đánh, âm thanh vang chấn động khắp thành quách).” Dưới thời nhà Chu (1046-256 ttl.), trống lớn được dùng làm hiệu lệnh chỉ huy chiến tranh. (2) Kiến Cổ, về ngoại hình thì tượng tợ với Trống Lớn, cũng dùng 2 đùi trống để đánh; chỉ có khác là giá treo bọc quanh trống. Sau này trống cũng được lưu nhập vào trong Phật Giáo, sử dụng để tụng kinh, lễ bái, hành đại lễ, v.v. Như vào những dịp lễ chính trong năm như Tết, Rằm Tháng Giêng, Lễ Phật Đản, Vu Lan, v.v.; hay vào những dịp ngày Rằm, 30 hàng tháng, các ngày vía của chư Phật, Bồ Tát; hoặc nhân dịp lễ húy kỵ chư vị cao tăng, hay đón rước các cao tăng, v.v. Từ “trống” được tìm thấy khá nhiều trong các kinh điển Phật Giáo, như Khổ Ấm Kinh (苦陰經) của Trung A Hàm Kinh (中阿含經, Taishō Vol. 1, No. 26) quyển 25, Mộng Kiến Kim Cổ Sám Hối Phẩm (夢見金鼓懺悔品) của Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh (金光明最勝王經, Taishō Vol. 16, No. 665) quyển 2, Phẩm Đề Bà Đạt Đa (提婆達多品) của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (妙法蓮華經, Taishō Vol. 9, No. 262) quyển 4, Đại Bát Niết Bàn Kinh (大般涅槃經, Taishō Vol. 12, No. 374) quyển Thượng, v.v. Như trong Phẩm Tựa của Kinh Pháp Hoa có đoạn: “Kim Phật Thế Tôn dục thuyết đại pháp, vũ đại pháp vũ, xuy đại pháp loa, kích đại pháp cổ diễn đại pháp nghĩa (今佛世尊欲說大法、雨大法雨、吹大法螺、擊大法鼓、演大法義, nay đức Phật Thế Tôn muốn thuyết pháp lớn, mưa trận mưa pháp lớn, thổi ốc pháp lớn, đánh trống pháp lớn, diễn nghĩa pháp lớn).” Trong Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Kinh (佛說無量壽經, Taishō Vol. 12, No. 360) quyển Thượng cũng có câu: “Khấu pháp cổ, xuy pháp loa, chấp pháp kiếm, kiến pháp tràng, chấn pháp lôi, diệu pháp điện, chú pháp vũ, diễn pháp thí (扣法鼓、吹法螺、執法劍、建法幢、震法雷、曜法電、澍法雨、演法施, gõ trống pháp, thổi ốc pháp, cầm kiếm pháp, chấn động sấm pháp, tỏa sáng điện pháp, mưa trận mưa pháp, diễn bày bố thí pháp).” Hay như Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh (大方等大集經, Taishō Vol. 13, No. 397) quyển 56 có dạy rằng: “Pháp tràng đương tồi chiết, pháp cổ thanh diệc tuyệt (法幢當摧折、法鼓聲亦絕, cờ pháp bị gãy đứt, trống pháp tiếng cũng dứt).” Trong Mộng Kiến Kim Cổ Sám Hối Phẩm của Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh quyển 2, có kể câu chuyện Diệu Tràng Bồ Tát (妙幢菩薩), sau khi nghe pháp xong, tâm sanh hoan hỷ, trở về chỗ của mình, đến đêm mộng thấy cái trống vàng lớn, ánh sáng rực rỡ, như vòng mặt trời. Trong ánh sáng ấy, Bồ Tát thấy có mười phương vô lượng các đức Phật, ngồi trên tòa Lưu Ly dưới cây báu; thuyết pháp cho vô lượng trăm ngàn chúng đang vây quanh chư Phật. Bồ Tát lại thấy có một vị Bà La Môn lấy dùi trống đánh chiếc trống bằng vàng, phát ra âm thanh lớn; trong âm thanh ấy diễn thuyết các câu kệ của pháp sám hối vi diệu. Nghe xong, Diệu Tràng Bồ Tát nhớ kỹ, đến sáng mai mang các vật phẩm cúng dường, đến Linh Thứu Sơn, nơi đức Phật đang an trú, thuật lại câu chuyện trên, được đức Phật tán thán, khen ngợi là người có nhân duyên lớn mới nghe được tiếng trống đó. Pháp Cổ là Trống Pháp, thí dụ khi đánh trống để khuyên răn, cảnh tỉnh binh lính, sách tấn mọi người; cho nên, tiếng trống cũng ví dụ cho sự thuyết pháp của chư Phật giúp cảnh tỉnh, khuyên răn mọi người trở về với con đường thiện. Xưa kia, trống được chế tạo bằng kim thuộc, ngọc, gỗ, đá, v.v. Cho đến hiện tại, phần lớn trống được làm bằng gỗ hay các loại da trâu, ngựa, heo, v.v.; cho nên có các tên gọi khác nhau tùy theo chất liệu như trống kim loại, trống đá, trống da. Về cách dùng trống, trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) có đoạn: “Ngũ Phần Luật vân: 'Chư Tỳ Kheo Bố Tát, chúng bất thời tập, Phật ngôn, hoặc đả kiền chùy, hoặc đả cổ xuy bối' (五分律云、諸比丘布薩、眾不時集、佛言、或打犍椎、或打鼓吹貝, Ngũ Phần Luật dạy rằng: 'Khi các Tỳ Kheo Bố Tát, hay chúng tăng tập trung bất thường, đức Phật dạy hoặc đánh kiền chùy [chuông], hoặc đánh trống, thổi ốc').” Khi ăn cũng đánh trống báo hiệu tập trung, như Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō Vol. 19, No. 945) có dạy rằng: “Thực biện kích cổ, chúng tập chàng chung (食辦擊鼓、眾集撞鐘, khi ăn cơm thì đánh trống, khi tập trung đại chúng thì đánh chuông).” Hay khi thuyết pháp cũng phải đánh trống thông báo, như trong Ma Ha Tăng Kỳ Luật (摩訶僧祇律, Taishō Vol. 22, No. 1425) quyển 1 có đoạn rằng: “Chư thiên hữu tam thời cổ, chư thiên A Tu La cọng chiến thời đả đệ nhất cổ, Câu Tỳ La viên chúng hoa khai phu thời đả đệ nhị cổ, tập Thiện Pháp Giảng Đường thính thiện pháp thời đả đệ tam cổ (諸天有三時鼓、諸天阿修羅共戰時打第一鼓、俱毘羅園眾花開敷時打第二鼓、集善法講堂聽善法時打第三鼓, chư thiên có ba loại trống, khi chư thiên và A Tu La cùng nhau giao chiến thì đánh trống thứ nhất, khi các hoa trong vườn Câu Tỳ La bắt đầu nở thì đánh cái thứ hai, khi tập trung tại Thiện Pháp Giảng Đường để nghe thiện pháp thì đánh cái thứ ba).” Như vậy, khi đức Phật còn tại thế, trống được dùng để báo hiệu tập trung đại chúng hành lễ Bố Tát (tụng giới), ăn cơm, nghe pháp, v.v. Về sau, trống được dùng trong Thiền môn với ý nghĩa làm hiệu lịnh báo thức đại chúng thức khuya, dậy sớm; đặc biệt được dùng trong các nghi lễ, phối hợp xướng niệm, phổ thành khúc điệu để cúng dường và trang nghiêm đạo tràng, giúp cho đại chúng phát khởi tâm kính thành hơn. Tùy theo mục đích sử dụng, hiện tại trong các tự viện Phật Giáo có một số tên gọi khác nhau về trống như: (1) Pháp Cổ (法鼓), Trống Pháp, thí dụ khi đánh trống để khuyên răn, cảnh tỉnh binh lính, sách tấn mọi người; cho nên, tiếng trống cũng ví dụ cho sự thuyết pháp của chư Phật giúp cảnh tỉnh, khuyên răn mọi người trở về với con đường thiện. (2) Đăng Tòa Cổ (登座鼓), dùng để cung thỉnh pháp sư thăng tòa thuyết pháp. (3) Trà Cổ (茶鼓), loại trống được thiết trí ở phía Tây Bắc Pháp Đường của các Thiền viện, được dùng để tập trung tăng chúng dùng trà nóng. Như trong bài thơ Tây Hồ Xuân Nhật (西湖春日) của Lâm Bô (林逋, 967-1028) nhà Tống có câu: “Xuân yên tự viện cảo Trà Cổ, tịch chiếu lâu đài trác tửu kỳ (春煙寺院敲茶皷、夕照樓台卓酒旗, khói xuân tự viện gióng Trà Cổ, đêm chiếu lâu đài nhắp rượu say).” (4) Trai Cổ (齋鼓), dùng tập trung tăng chúng thọ trai. (5) Vấn Tấn Cổ (問訊鼓), trống đánh để thăm hỏi, học đạo, tham Thiền, v.v. (6) Phóng Tham Cổ (放參鼓), loại đánh báo hiệu đại chúng dùng cháo buổi chiều. Nguyên lai từ “Phóng Tham (放參)” nghĩa là ăn cháo hay bánh bao buổi chiều. Đức Phật chế chư tăng xuất gia chỉ được ăn mỗi ngày một bữa cơm, quá giờ ngọ (sau 1 giờ chiều) thì không được ăn. Trước thời nhà Đường, chư tăng Trung Quốc tuân thủ nghiêm minh nguyên tắc này; về sau trải qua diễn biến của thời gian, tăng chúng phần lớn sinh hoạt theo hình thức tự canh tác tự nuôi sống, lao động thể lực rất lớn, dần dần nguyên tắc này được thay đổi để tồn tại và phù hợp với môi trường sống. Các tự viện bắt đầu quy định cho ăn chiều (vãn xan [晚餐]), được gọi là Dược Thực (藥食, món ăn như là thuốc để cứu chữa căn bệnh khô gầy), hay Dược Thạch (藥石), có nghĩa là ăn cháo nhẹ; và có tên gọi khác là Vãn Chúc (晚粥, cháo chiều). (7) Hôn Cổ (昏鼓): trống đánh vào buổi chiều. (8) Hiểu Cổ (曉鼓): dùng vào buổi sáng sớm. (9) Canh Cổ (更鼓): trống đánh vào các canh buổi khuya. (10) Dục Cổ (浴鼓): dùng báo hiệu giờ tắm của tăng chúng. (11) Phổ Thỉnh Cổ (普請鼓): dùng để cung thỉnh toàn thể đại chúng cùng tham gia lao tác việc chùa.(12) Hỏa Cổ (火鼓): dùng báo hiệu khi có hỏa hoạn. Vào các buổi lễ lớn, các tự viện thường thỉnh Chuông Trống Bát Nhã theo bài kệ: “Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, thỉnh Phật thượng đường, đại chúng đồng văn, Bát Nhã âm, phổ nguyện pháp giới, đẳng hữu tình, nhập pháp giới, Ba La Mật môn (般若會、般若會、般若會、請佛上堂、大衆同聞、般若音、普願法界、等有情、入法界、波羅蜜門, Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, Bát Nhã hội, thỉnh Phật thượng đường, đại chúng cùng nghe, Bát Nhã âm, nguyện khắp pháp giới, chúng hữu tình, nhập pháp giới, cửa Ba La Mật).” Trong Chinh Phụ Ngâm Khúc (征婦吟曲), nguyên tác của Ðặng Trần Côn (鄧陳琨, 1715?-1745), do Ðoàn Thị Ðiểm (段氏點, 1705-1748) dịch, có câu: “Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt, khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.” Tại Long Tế Tự (龍濟寺) ở Cát Thủy (吉水), Giang Tây (江西), Trung Quốc, còn lưu lại hai câu thơ tương truyền của Thi sĩ Tô Đông Pha (蘇東坡, 1036-1101) nhà Tống: “Thiên thượng lâu đài sơn thượng tự, vân biên chung cổ nguyệt biên tăng (天上樓臺山上寺、雲邊鐘鼓月邊僧, trên trời lâu đài chùa trên núi, bên mây chuông trống tăng bên trăng).”
(大駕): có mấy nghĩa chính. (1) Khi Hoàng Đế xuất hành, quy mô đội nghi trượng vô cùng to lớn, gọi là đại giá. Từ này được dùng để thể hiện sự quy mô, hình thức lớn hơn cả Pháp giá (法駕), tiểu giá (小駕). Như trong tác phẩm Độc Đoán (獨斷) của Thái Ung (蔡邕, 132-192) nhà Hán có đoạn: “Thiên tử xuất, xa giá thứ đệ vị chi lỗ bạ, hữu đại giá, hữu tiểu giá, hữu Pháp giá; đại giá tắc công khanh phụng dẫn, đại Tướng Quân tham thừa, Thái Bộc Khanh, thuộc xa bát thập nhất thừa, bị thiên thừa vạn kỵ (天子出、車駕次第謂之鹵簿、有大駕、有小駕、有法駕、大駕則公卿奉引、大將軍參乘、太僕御、屬車八十一乘、僃千乘萬騎, khi thiên tử xuất hành, thứ tự các xa giá được gọi là lỗ bạ, có đại giá, có tiểu giá, có Pháp giá; đại giá thì công khanh dẫn theo, đại Tướng Quân cùng ngồi, Thái Bộc Khanh thuộc cỗ xe tám mưới mốt, có đủ ngàn cỗ xe, vạn thớt ngựa).” (2) Chỉ chung cho các xa giá của thiên tử. (3) Chỉ Hoàng Đế. Như trong Tấn Thư (晉書), Truyện Trung Nghĩa (忠義傳), có câu: “Đại giá thân chinh, dĩ chánh phạt nghịch (大駕親征、以正伐逆, Hoàng Đế thân chinh, để trừng phạt nghịch).” (4) Từ kính xưng đối với tha nhân.
(道元, Dōgen, 1200-1253): vị tăng sống vào đầu thời kỳ Liêm Thương (鎌倉, Kamakura), tổ sư khai sáng ra Tào Động Tông Nhật Bản, húy là Hy Huyền (希玄), xuất thân vùng Kyoto (京都), họ là Nguyên (源), con của vị Nội Đại Thần Cửu Ngã Thông Thân (內大臣久我通親), mẹ là con gái của Cửu Điều Cơ Phòng (九條基房). Năm lên 3 tuổi, ông mất cha, rồi đến 8 tuổi thì mất mẹ. Năm lên 13 tuổi, ông theo xuất gia với Lương Quán (良觀) trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), ở tại Bát Nhã Cốc Thiên Quang Phòng (般若谷千光房) thuộc Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院) vùng Hoành Xuyên (横川, Yokogawa), đến năm sau ông thọ giới với vị Tọa Chủ Công Viên (公圓). Sau đó, ông đến tham học với Trường Lại Công Dận (長吏公胤) ở Viên Thành Tự (圓城寺), và thể theo lời dạy của vị này, ông đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji), theo hầu môn hạ của Vinh Tây (榮西, Eisai) là Minh Toàn (明全, Myōzen). Vào năm thứ 2 (1223) niên hiệu Trinh Ứng (貞應), ông cùng với Minh Toàn sang nhà Tống cầu pháp, dừng chân ở Thiên Đồng Sơn Cảnh Đức Tự (天童山景德寺), rồi lại đi tham bái các chùa khác như Dục Vương Sơn Quảng Lợi Tự (育王山廣利寺), nhưng cuối cùng rồi cũng quay về Thiên Đồng Sơn. Chính nơi đây ông gặp được Trưởng Ông Như Tịnh (長翁如淨) và được vị này ấn khả cho. Vào năm đầu (1227) niên hiệu An Trinh (安貞), ông trở về nước. Sau khi trở về, ông tạm thời lưu trú tại Kiến Nhân Tự một thời gian, rồi đến năm đầu (1229) niên hiệu Khoan Hỷ (寬喜), ông đến trú tại An Dưỡng Viện (安養院) ở vùng Thâm Thảo (深草, Fukakusa) ở kinh đô Kyoto. Vào năm đầu (1233) niên hiệu Thiên Phước (天福), thể theo lời thỉnh cầu của Đằng Nguyên Giáo Gia (藤原敎家) và vị ni Chánh Giác (正覺), ông khai sáng Quan Âm Đạo Lợi Viện Hưng Thánh Bảo Lâm Tự (觀音道利院興聖寳林寺) ở vùng Sơn Thành (山城, Yamashiro) và sống tại đây hơn 10 năm. Đến năm đầu (1243) niên hiệu Khoan Nguyên (寬元), đáp ứng lời thỉnh cầu của Ba Đa Dã Nghĩa Trọng (波多野義重), ông lên Chí Tỉ Trang (志比莊) ở vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]), dừng chân ở tại thảo am Cát Phong Cổ Tự (吉峰古寺). Năm sau ông phát triển nơi đây thành Đại Phật Tự (大佛寺, Daibutsu-ji) và bắt đầu khai đường thuyết Pháp giáo hóa, và hai năm sau nữa ông đổi tên chùa thành Vĩnh Bình Tự (永平寺, Eihei-ji). Hậu Tha Nga Pháp Hoàng (後嵯峨法皇) có ban tặng Tử Y cho ông, nhưng ông cố từ không nhận. Vào mùa hè năm thứ 4 niên hiệu Kiến Trường (建長), ông nhuốm bệnh, rồi đến tháng 7 năm sau ông giao hết mọi chuyện lại cho đệ tử Cô Vân Hoài Trang (孤雲懷奘), và vào ngày 28 tháng 8 năm này (1253), ông thị tịch trên kinh đô, hưởng thọ 54 tuổi. Trước tác của ông có bộ Chánh Pháp Nhãn Tạng (正法眼藏) 95 quyển, Phổ Khuyến Tọa Thiền Nghi (普勸坐禪儀) 1 quyển, Học Đạo Dụng Tâm Tập (學道用心集) 1 quyển, Vĩnh Bình Thanh Quy (永平清規) 2 quyển, Vĩnh Bình Quảng Lục (永平廣錄) 10 quyển, Tản Tùng Đạo Vịnh (傘松道詠), v.v. Vào năm thứ 7 (1854) niên hiệu Gia Vĩnh (嘉永), ông được Hiếu Minh Thiên Hoàng (孝明天皇) ban cho thụy hiệu là Phật Tánh Truyền Đông Quốc Sư (佛性傳東國師), rồi đến năm thứ 11 niên hiệu Minh Trị (明治), ông lại được ban cho thụy hiệu là Thừa Dương Đại Sư (承陽大師). Trong Tào Động Tông Nhật Bản, ông được gọi là Cao Tổ.
(s: maṇḍa, sarpir-maṇḍa, p: maṇḍa, sappi-maṇḍa, 醍醐):
(1) chỉ loại dầu tinh chất được chế thành từ ván sữa; màu vàng trắng, đem làm bánh, rất ngọt và béo;
(2) chỉ cho một loại rượu ngon;
(3) là một trong 5 vị, tức sữa, cạo sữa, ván sữa sống, ván sữa chín và đề hồ; nên có tên gọi là Đề Hồ Vị (醍醐味);
(4) vì Đề Hồ là vị ngon nhất trong các loại sữa, nên Phật Giáo dùng để chỉ Niết Bàn, Phật tánh, giáo lý chân thật. Trong kinh điển Hán dịch của Phật Giáo Trung Quốc thời kỳ đầu, Đề Hồ có nghĩa là “bản chất, tinh túy.”
Ngoài ra, Đề Hồ còn được dùng như là một phương thuốc chữa bệnh; như trong chương Tây Vức (西域) của Ngụy Thư (魏書) có đoạn: “Tục tiễn phát tề mi, dĩ Đề Hồ đồ chi, dục dục nhiên quang trạch, nhật tam tháo thấu, nhiên hậu ẩm thực (俗剪髮齊眉、以醍醐塗之、昱昱然光澤、日三澡漱、然後飲食, có tục lệ cắt tóc xén lông mày, lấy đề hồ thoa lên, hong nắng ánh sáng, một ngày tắm giặt ba lần, sau đó mới ăn uống).” Quyển 596 của Toàn Đường Văn (全唐文), bài Tống Thái Chiểu Hiếu Liêm Cập Đệ Hậu Quy Mân Cận Tỉnh Tự (送蔡沼孝廉及第後歸閩覲省序) của Âu Dương Chiêm (歐陽詹, 756-798) lại có đoạn rằng: “Phanh nhũ vi đề hồ, đoán kim vi càn tương, dự kỳ phanh đoán dĩ biến hóa (烹乳爲醍醐、鍛金爲乾將、予期烹鍛以變化, nấu sữa thành Đề Hồ, nung vàng làm kiếm tốt, chờ đợi lúc nấu và rèn biến hóa).” Đại Thừa Lý Thú Lục Ba La Mật Đa Kinh (大乘理趣六波羅蜜多經) quyển 1 có giải thích rằng: “Khế Kinh như nhũ, điều phục như lạc, Đối Pháp giáo giả như bỉ sanh tô, Đại Thừa Bát Nhã do như thục tô, Tổng Trì Môn giả thí như Đề Hồ. Đề Hồ chi vị, nhũ, lạc, tô trung vi diệu đệ nhất, năng trừ chư bệnh, linh chư hữu tình thân tâm an lạc. Tổng Trì Môn giả, Khế Kinh đẳng trung tối vi đệ nhất, năng trừ trọng tội, linh chư chúng sanh giải thoát sanh tử, tốc chứng Niết Bàn an lạc pháp thân (契經如乳、調伏如酪、對法敎者如彼生酥、大乘般若猶如熟酥、總持門者譬如醍醐。醍醐之味、乳、酪、酥中微妙第一、能除諸病、令諸有情身心安樂。總持門者、契經等中最爲第一、能除重罪、令諸眾生解脫生死、速證涅槃安樂法身, Khế Kinh như sữa, điều phục như cạo sữa, giáo lý Đối Pháp giống như ván sữa sống, Bát Nhã Đại Thừa như ván sữa chín, Tổng Trì Môn ví như Đề Hồ. Vị của Đề Hồ vi diệu số một trong các loại sữa, cạo sữa, ván sữa; có thể trừ các bệnh, khiến cho thân tâm chúng hữu tình được an lạc. Tổng Trì Môn là số một trong Khế Kinh, v.v., có thể trừ các tội nặng, khiến các chúng sanh giải thoát sanh tử, mau chứng Niết Bàn, pháp thân an lạc).” Do vì Đề Hồ được xem như là giáo lý tối thượng, Phật tánh, v.v.; cho nên xuất hiện thuật ngữ “Đề Hồ Quán Đảnh (醍醐灌頂)” để ví dụ cho việc lấy giáo pháp tối thượng giúp người hành trì để chuyển hóa vô minh, phiền não và đạt được mát mẻ, an lạc. Như trong bài thơ Hành Lộ Nan (行路難) của Cố Huống (顧況, 725-814) có câu: “Khởi tri quán đảnh hữu Đề Hồ, năng sử thanh lương đầu bất nhiệt (豈知灌頂有醍醐、能使清涼頭不熱, sao biết quán đảnh có Đề Hồ, thể khiến mát trong không nóng).” Hay trong bài Ta Lạc Phát (嗟落髮) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) cũng có câu: “Hữu như Đề Hồ quán, tọa thọ thanh lương lạc (有如醍醐灌、坐受清涼樂, lại như rưới Đề Hồ, ngồi thọ vui mát mẻ).” Lại như trong bài Đại Thừa Bản Sanh Tâm Địa Quán Kinh Tự (大乘本生心地觀經序) của vua Hiến Tông (憲宗, tại vị 805-820) nhà Đường có đoạn: “Tỉ phi duyệt chi giả Cam Lồ sái ư tâm điền, hiểu ngộ chi giả Đề Hồ lưu ư tánh cảnh (俾披閱之者甘露灑於心田、曉悟之者醍醐流於性境, người đọc kỹ nó như Cam Lồ rưới nơi ruộng tâm, người hiểu ngộ được nó như Đề Hồ chảy vào cảnh giới tánh).” Bên cạnh đó, trong bài Thật Tế Tự Cố Tự Chủ Hoài Uẩn Phụng Sắc Tặng Long Xiển Đại Pháp Sư Bi Minh (實際寺故寺主懷惲奉敕贈隆闡大法師碑銘) của Đổng Hạo (董浩) nhà Thanh cũng có đoạn: “Tri dữ bất tri, ngưỡng Đề Hồ ư cú kệ, thức dữ bất thức, tuân pháp nhũ ư ba lan (知與不知、仰醍醐於句偈、識與不識、詢法乳於波瀾, biết và không biết, kính Đề Hồ từng câu kệ, hiểu và không hiểu, tin sữa pháp nơi sóng cả).” Ngay như trong Tây Du Ký (西遊記), hồi thứ 31 có câu: “Na Sa Tăng nhất văn Tôn Ngộ Không tam cá tự, tiện hảo tợ Đề Hồ quán đảnh, Cam Lồ tư tâm (那沙僧一聞孫悟空三個字、便好似醒醐灌頂、甘露滋心, Sa Tăng một khi nghe được ba chữ Tôn Ngộ Không, tức thì giống như nước Đề Hồ rưới đầu, Cam Lồ rửa tâm).” Trong bài tán Kinh Pháp Hoa cũng có đề cập đến Đề Hồ như: “Hầu trung Cam Lồ quyên quyên nhuận, khẩu nội đề hồ đích đích lương (喉中甘露涓涓潤、口內醍醐滴滴涼, dưới cổ Cam Lồ rả rích nhỏ, trong miệng Đề Hồ giọt giọt tươi).”
(戒法): chỉ chung cho luật pháp do đức Phật chế ra, cũng là quỹ phạm của chúng sanh. Phàm 5 giới, 8 giới, 10 giới, Cụ Túc Giới (具足戒), Tam Tụ Tịnh Giới (三聚淨戒), 10 giới trọng, 48 giới khinh, v.v., được gọi là giới pháp; sau đó chỉ chung cho giới luật. Giới là căn bản của Thánh đạo, nhờ nương vào giới này, sanh Thiền định và trí tuệ diệt khổ; được miễn khỏi bị chìm đắm trong biển sanh tử luân hồi, nên được gọi là một trong những con đường tắt dẫn đến giải thoát. Trong tác phẩm Sự Vật Kỷ Nguyên (事物紀原), chương Đạo Thích Khoa Giáo (道釋科敎), Giới Đàn (戒壇), của Cao Thừa (高承, ?-?) nhà Tống, cho biết rằng: “Hán Ngụy chi tăng, tuy thế nhiễm nhi giới pháp vị bị, duy thọ Tam Quy (漢魏之僧、雖剃染而戒法未僃、唯受三歸, tăng sĩ thời nhà Hán và Ngụy, tuy xuất gia mà giới pháp chưa đủ, chỉ thọ Tam Quy thôi).” Hay trong Lược Thọ Tam Quy Ngũ Bát Giới Tinh Bồ Tát Giới (略授三歸五八戒幷菩薩戒, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1087) cũng khẳng định rằng: “Phù giới pháp giả, nãi thị thành Phật chi nguyên, chứng Thánh chi bản (夫戒法者、乃是成佛之源、證聖之本, phàm giới pháp chính là nguồn để thành Phật, là gốc để chứng Thánh).” Hoặc trong Ngũ Dăng Hội Nguyên (五燈會元, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 80, No. 1565) quyển 1, phần Thập Tam Tổ Ca Tỳ La Tôn Giả (十三祖迦毗摩羅尊者), lại có đoạn: “Khởi sân hận tưởng, mạng chung đọa vi mãng thân, trú thị quật trung, kim dĩ thiên tải, thích ngộ tôn giả, hoạch văn giới pháp, cố lai tạ nhĩ (起嗔恨想、命終墮爲蟒身、住是窟中、今已千載、適遇尊者、獲聞戒法、故來謝爾, do khởi tưởng sân hận, khi mạng hết đọa làm thân con trăn, sống trong động này, nay đã ngàn năm, may gặp tôn giả, được nghe giới pháp, nên đến tạ người).”
(顯智, Kenchi, 1226-1310): vị Tăng của Chơn Tông Nhật Bản, thuộc Phái Cao Điền (高田派), sống vào khoảng giữa và cuối thời kỳ Liêm Thương, vị Tổ đời thứ 3 của Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji), húy là Hiền Thuận (賢順), Hiển Trí (顯智). Tương truyền ông là con trai của Bình Cơ Tri (平基知) ở vùng Việt Hậu (越後, Echigo). Ông có lên tu học trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi sau đó thông qua môi giới của Chơn Phật (眞佛, Shinbutsu), ông theo làm đệ tử của Thân Loan, thường lên xuống vùng kinh đô và Hạ Dã (下野, Shimotsuke) để nghe giảng pháp. Vào năm1258, ông kế thừa chức vị trú trì ngôi Chuyên Tu Tự (專修寺, Senjū-ji) ở vùng Hạ Dã Cao Điền (下野高田), rồi đi tuần hóa khắp nơi mà thuyết Pháp giáo hóa, khuyên mọi người niệm Phật, và trở thành nhân vật trung tâm hoạt động mạnh mẽ nhất của giáo đoàn Chơn Tông buổi đầu. Sau khi Thân Loan qua đời, ông theo phụ giúp Ni Giác Tín (覺信, Kakushin), tận lực xây dựng ngôi miếu đường ở vùng Đại Cốc (大谷, Ōtani) thuộc Đông Sơn (東山, Higashiyama). Và lần đầu tiên trong giáo đoàn Chơn Tông, ông được bổ nhiệm làm chức Đại Tăng Đô. Trước tác của ông có Tịnh Độ Đại Danh Mục (淨土大名目) 1 quyển, Hiển Trí Ngữ Truyện (顯智語傳) 6 quyển, Thân Loan Thánh Nhân Bổn Truyện (親鸞聖人本傳) 6 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.170.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập