Chúng ta có thể sống không có tôn giáo hoặc thiền định, nhưng không thể tồn tại nếu không có tình người.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Chúng ta không thể đạt được sự bình an nơi thế giới bên ngoài khi chưa có sự bình an với chính bản thân mình. (We can never obtain peace in the outer world until we make peace with ourselves.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Tài năng là do bẩm sinh, hãy khiêm tốn. Danh vọng là do xã hội ban cho, hãy biết ơn. Kiêu căng là do ta tự tạo, hãy cẩn thận. (Talent is God-given. Be humble. Fame is man-given. Be grateful. Conceit is self-given. Be careful.)John Wooden
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Những khách hàng khó tính nhất là người dạy cho bạn nhiều điều nhất. (Your most unhappy customers are your greatest source of learning.)Bill Gates
Ý dẫn đầu các pháp, ý làm chủ, ý tạo; nếu với ý ô nhiễm, nói lên hay hành động, khổ não bước theo sau, như xe, chân vật kéo.Kinh Pháp Cú (Kệ số 1)
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phạn Bối »»
(康僧會, Kōsōkai, ?-280): vị tăng dịch kinh dưới thời đại Tam Quốc, người Giao Chỉ (交趾, Bắc bộ Việt Nam), tổ tiên ông xuất thân nước Khương Cư (s: Sogdiana, 康居), nhưng đến thời cha ông thì dời sang Giao Chỉ để làm ăn buôn bán. Hơn 10 tuổi, ông đã để tang song thân và sau khi mãn tang thì xuất gia. Ông tinh thông tam tạng kinh luật, cùng các học tăng như Hàn Lâm (韓林) ở Nam Dương (南陽), Bì Nghiệp (皮業) ở Dĩnh Châu (潁), Trần Huệ (陳慧) ở Cối Kê (會稽), v.v., phiên dịch kinh điển Phật Giáo sang tiếng Hán. Vào năm thứ 10 (247) niên hiệu Xích Ô (赤烏) nhà Ngô thời Tam Quốc, ông đến Kiến Nghiệp (建業) bắt đầu hành đạo, suốt ngày thắp hương lễ bái tượng Phật, tụng kinh, ngồi Thiền, rồi ra chợ khất thực. Chính việc làm kỳ lạ của ông đã làm cho nhiều người cảm mến, bèn tâu lên vua nhà Ngô là Tôn Quyền (尊權); nhân đó nhà vua cho mời đến hỏi sự việc. Sau ông đáp ứng lời thỉnh cầu của Tôn Quyền, chỉ trong 21 ngày làm cảm ứng được xá lợi Phật, vì vậy nhà vua vô cùng kính phục thần thông của ông, bèn quy y theo, và lập nên Kiến Sơ Tự (建初寺) để cho ông truyền đạo dịch kinh. Nhờ vậy Phật Giáo ở địa phương Kiến Nghiệp trở nên hưng thạnh. Đây cũng là con đường truyền đạo từ phương Nam vào Trung Quốc, và chính Phạn Bối cũng được truyền vào qua con đường này. Vào năm đầu niên hiệu Thái Khang (太康) nhà Tấn, ông thị tịch, không rõ thọ được bao nhiêu, được ban cho hiệu là Siêu Hóa Thiền Sư (超化禪師). Các kinh điển chủ yếu của ông dịch có Ngô Phẩm Kinh (呉品經) 5 quyển, Tạp Thí Dụ Kinh (雜譬喩經) 2 quyển, Lục Độ Tập Kinh (六度集經) 9 quyển (hiện tồn chỉ có 8 quyển), và chú giải một số kinh như An Ban Thủ Ý Kinh (安般守意經), Pháp Kính Kinh (法鏡經), Đạo Thọ Kinh (道樹經), v.v.
(諷經): tụng kinh, đọc kinh văn theo âm điệu trầm bổng, lên xuống. Nguyên lai là pháp của Bà La Môn giáo, sau đó đức Phật hứa khả cho các Tỳ Kheo được sử dụng pháp này, tức là Phạn Bối (梵唄). Người có khả năng về khoa này được gọi là kinh sư (經師). Trong bài Lễ Tụng Dược Sư Cáo Văn (禮誦藥師告文) của Lý Chí (李贄, 1527-1602) nhà Minh có câu: “Sấn thử nhất bách nhị thập nhật kỳ hội, phúng kinh bái sám đạo tràng (趁此一百二十日期會、諷經拜懺道塲, nhân dịp 120 ngày này, tụng kinh lạy sám hối đạo tràng).” Hay trong tác phẩm Tô Châu Phong Tục (蘇州風俗), chương Hôn Tang Lễ Tục (婚喪禮俗), của Chu Chấn Hạc (周振鶴) có đoạn: “Tử hậu mỗi thất nhật, tất diên tăng lữ hoặc vũ y lễ sám phúng kinh (死後每七日、必延僧侶或羽士禮懺諷經, sau khi chết vào mỗi tuần bảy ngày, phải mời tăng sĩ hay đạo sĩ đến lạy sám hối, tụng kinh).” Trong Phật Thuyết Di Nhật Ma Ni Bảo Kinh (佛說遺日摩尼寶經, Taishō Vol. 12, No. 350) có nêu lên tầm quan trọng của việc tụng kinh, trì giới như sau: “Tuy đa phúng kinh nhi bất trì giới, thí như nhân bệnh đắc vương gia dược, bất tự hộ tọa tử, tuy đa phúng kinh nhi bất trì giới như thị, thí như Ma Ni bảo châu đọa ư thỉ trung (雖多諷經而不持戒、譬如人病得王家藥、不自護坐死、雖多諷經而不持戒如是、譬如摩尼珠墮於屎中, tuy tụng kinh nhiều mà không giữ giới, giống như người bị bệnh có được thuốc nhà vua, nhưng không thoát khỏi chết ngồi, tuy kinh nhiều mà không giữ giới như vậy, giống như ngọc báu Ma Ni rơi trong đống phân).”
(s: śadha-vidhyā, j: shōmyō, 聲明): trong các kinh điển Hán dịch, nó là một trong Ngũ Minh, là hình thức văn pháp học. Nó còn được gọi là Phạn Bối (梵唄, bonbai), một hình thức âm nhạc cổ điển theo nghi thức Phật Giáo, có thêm âm tiết vào trong chơn ngôn (thần chú) cũng như kinh văn để xướng tụng. Hình thức này được truyền từ Trung Quốc vào Nhật Bản, sau này hình thức do Không Hải (空海, Kūkai) truyền vào là thuộc Dòng Nam Sơn Tấn (南山進流) của Chơn Ngôn Tông. Còn hình thức do Viên Nhân (圓仁, Ennin) truyền thừa là Đại Nguyên Ngư Sơn Thanh Minh (大原魚山聲明) của Thiên Thai Tông. Đa số các Thanh Minh Khúc do Viên Nhân truyền vào được phân chia ra các phái để lưu truyền, và đến thời Lương Nhẫn (良忍, Ryōnin) thì Thanh Minh Học đã hình thành hệ thống rõ rệt. Vào đầu thời Liêm Thương, Trạm Trí (湛智, Tanchi) thuộc Phái Cách Tân xác lập luận lý cùng với Tịnh Tâm (淨心, Jōshin) thuộc Phái Bảo Thủ trọng thị khẩu xướng, đã xuất hiện rồi tranh nhau về chủ trương của họ; thế nhưng không bao lâu thì Phái Bảo Thủ điêu tàn và Phái Cách Tân hưng thịnh. Thanh Minh được tổ chức từ 3 loại, 5 âm, 7 thanh và 12 luật. Năm âm là Cung (宮), Thương (商), Giác (角) Trưng (徴) và Vũ (羽), có cùng tính cách với Do, Re, Mi của âm nhạc phương Tây. Bảy thanh gồm 5 âm kể trên cọng thêm vào nữa âm trên dưới hai âm Anh (嬰) và Biến (變) để hình thành nên. Ba loại gồm Lữ (呂), Luật (律) và Trung (中); nếu thêm Biến Cung (變宮) và Biến Trưng (變徴) vào 5 âm thì hình thành Lữ Khúc (呂曲); chỉ riêng 5 âm được gọi là Luật Khúc (律曲); hơn nữa, nếu thêm Anh Thương (嬰商), Anh Vũ (嬰羽) vào thì gọi là Trung Khúc (中曲). Mười hai luật là 12 âm vị được gắn thêm vào giữa một quãng tám độ sai khoảng nữa âm, có tên gọi là Nhất Việt (一越), Đoạn Kim (斷金), Bình Điệu (平調), v.v. Thanh Minh có đặc chất của từng âm trong Ngũ Âm; hơn nữa, ngoài hai khúc Lữ Luật của Nhã Nhạc ra, nó còn phối thêm 3 loại Trung Khúc, v.v., và được xem như là nguyên lưu của âm nhạc Nhật Bản.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.166.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập