Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Cỏ làm hại ruộng vườn, sân làm hại người đời. Bố thí người ly sân, do vậy được quả lớn.Kinh Pháp Cú (Kệ số 357)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Phải làm rất nhiều việc tốt để có được danh thơm tiếng tốt, nhưng chỉ một việc xấu sẽ hủy hoại tất cả. (It takes many good deeds to build a good reputation, and only one bad one to lose it.)Benjamin Franklin
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Vết thương thân thể sẽ lành nhưng thương tổn trong tâm hồn sẽ còn mãi suốt đời. (Stab the body and it heals, but injure the heart and the wound lasts a lifetime.)Mineko Iwasaki
Bạn có biết là những người thành đạt hơn bạn vẫn đang cố gắng nhiều hơn cả bạn?Sưu tầm
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phạm vũ »»
(洪庥): cùng nghĩa với hồng tỉ (洪庇), nghĩa là sự che chở, ơn mưa móc, sự tốt lành do trên ban xuống. Như trong bài Tán Hoa Sơ Hiến (散花初獻) của Bảo Phủ Quân Tiếu Khoa (鮑府君醮科) do Từ Vị (徐渭, 1521-1593) nhà Minh sáng tác có câu: “Kim tiếu chủ mỗ thâm hà hồng hưu, dự mông âm chất, kính dĩ tuế thần chi cát, cẩn trần tiếu lễ chi diên (今醮主某深荷洪庥、預蒙陰隲、敬以歲辰之吉、謹陳醮禮之筵, Hôm nay chủ lễ cúng là …, vốn mang nặng ơn mưa móc, được hưởng âm phúc, kính xin lấy ngày giờ tốt, thiết dọn lễ phẩm cúng dâng).” Tại chánh điện của Dũng Tuyền Tự (湧泉寺) thuộc Phúc Châu (福州), Phúc Kiến (福建), có câu đối rằng: “Phạm vũ khánh trùng tân, y cựu từ vân chiêm bảo tướng; linh tuyền thường bất hạc, vĩnh triêm pháp vũ mộc hồng hưu (梵宇慶重新、依舊慈雲瞻寶相、靈泉常不涸、永沾法雨沐洪庥, Phạm vũ đẹp lại mới, như cũ mây từ nhìn tướng báu; suối linh thường không cạn, mãi rưới mưa pháp tắm ơn dày).” Câu “cấu tiền nhân tỉ ấm chi hồng hưu (構前人庇廕之洪庥)” có nghĩa là nối tiếp ân huệ, ơn mưa móc (sự nghiệp) thường che chở của người đi trước.
(祇陀大智, Gida Daichi, 1290-1366): vị tăng của Tào Động Tông Nhật Bản, xuất thân Trường Khi (長崎, Nagasaki), Vũ Thổ Quận (宇土郡, Udo-gun), Phì Hậu (肥後, Higo), biệt danh là Tổ Kế (祖繼, tuy nhiên cũng có thuyết cho rằng đây là nhân vật khác), sinh vào năm thứ 3 (1290) niên hiệu Chánh Ứng (正應). Năm lên 7 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Hàn Nham Nghĩa Duẫn (寒巖義尹) ở Đại Từ Tự (大慈寺, Daiji-ji), và được thầy đặt cho tên là Tiểu Trí (小智), nhưng ông lại tự đổi thành Đại Trí (大智). Sau khi Hàn Nham qua đời, ông đến tham học với Nam Phố Thiệu Minh (南浦紹明), Thích Vận (釋運), v.v. ở Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji), rồi lại chuyển đến làm môn hạ của Oánh Sơn Thiệu Cẩn (瑩山紹瑾) ở Đại Thừa Tự (大乘寺, Daishō-ji) vùng Gia Hạ (加賀, Kaga, thuộc Ishikawa-ken [石川縣]). Nỗ lực tu tập trong vòng 7 năm, ông lãnh hội được yếu chỉ của thầy. Đến năm thứ 4 (1311) niên hiệu Diên Khánh (延慶), ông lại đến tham yết Đông Minh Huệ Nhật (東明慧日) khi vị này ở tại Viên Giác Tự (圓覺寺, Enkaku-ji) vùng Tương Mô (相模, Sagami). Sau đó, ông sang Trung Quốc, tham học với một số vị tôn túc khác như Cổ Lâm Thanh Mậu (古林清茂), Vân Ngoại Vân Tụ (雲外雲岫), Trung Phong Minh Bổn (中峰明本), Vô Kiến Tiên Đỗ (無見先覩), v.v. Khi hồi hương, theo chiếu chỉ của vua Anh Tông, ông được đưa về nước bằng thuyền Trung Quốc. Nhân đó, ông làm bài kệ “vạn lý Bắc triều tuyên ngọc chiếu, Tam Sơn Đông Hải tống quy thuyền, hoàng ân chí hậu tương hà báo, nhất chú tâm hương chúc vạn niên (萬里北傳宣玉詔、三山東海送歸船、皇恩至厚將何報、一炷心香祝萬年, ngàn dặm Bắc triều tuyên chiếu ngọc, Tam Sơn Đông Hải tiễn thuyền về, ơn vua quá nặng làm sao đáp, một nén hương lòng chúc vạn năm)” để bái tạ thâm ân của nhà vua. Khi về nước, ông liền đến tham yết Oánh Sơn ngay, và cuối cùng trở thành pháp từ của Trung Phong Tố Triết (中峰素哲). Về sau, ông làm ngôi thảo am ở Làng Cát Dã (吉野郷), vùng Gia Hạ, không bao lâu thì trở thành ngôi Phạm vũ với tên gọi là Sư Tử Sơn Kỳ Đà Tự (獅子山祇陀寺). Đến cuối đời, ông trở về vùng Phì Hậu (肥後, Higo, thuộc Kumamoto-ken [熊本縣]), sống tại Phụng Nghi Sơn Thánh Hộ Tự (鳳儀山聖護寺). Đến ngày mồng 10 tháng 12 năm thứ 21 (1366) niên hiệu Chánh Bình (正平, tức năm thứ 5 niên hiệu Trinh Trị [貞治]), ông thị tịch, hưởng thọ 77 tuổi. Ông có để lại tác phẩm Đại Trí Thiền Sư Kệ Tụng (大智禪師偈頌) 1 quyển.
(梵宇): hay Phạm cung (梵宮), Phạm sát (梵刹), nghĩa là chùa, tự viện Phật Giáo. Phạm hay Phạn (s: brahman, 梵) nghĩa là tịch tĩnh, thanh tịnh, ly dục; cho nên nơi tịch tĩnh dành cho các vị xuất gia tu hành thanh tịnh, ly dục, được gọi là Phạm vũ, Phạm cung hay Phạm sát. Tống Chi Vấn (宋之問, khoảng 656-712) nhà Đường có làm bài Đăng Thiền Định Tự Các (登禪定寺閣, có tên khác là Đăng Tổng Trì Tự Các [登總持寺閣]) rằng: “Phạm vũ xuất tam thiên, đăng lâm vọng bát xuyên, khai khâm tọa tiêu hán, huy thủ phất vân yên, hàm cốc thanh sơn ngoại, hỗn trì lạc nhật biên, đông kinh dương liễu mạch, thiếu biệt dĩ kinh niên (梵宇出三天、登臨望八川、開襟坐霄漢、揮手拂雲煙、函谷青山外、昆池落日邊、東京楊柳陌、少別已經年, chùa cổ vút trời xanh, lên lầu ngắm núi sông, vén áo ngồi trời rộng, khua tay vẫy mây vờn, khe thẳm núi xanh vắng, hồ trăng trời lặn buông, kinh đô dương liễu rũ, xa cách đã mấy năm).” Hay như trong Pháp Bảo Đàn Kinh (法寳壇經), Phẩm Cơ Duyên (機緣品) có đoạn: “Thời Bảo Lâm Cổ Tự, tự tùy mạt binh hỏa, dĩ phế, toại ư cố cơ trùng kiến Phạm vũ (時寶林古寺、自隋末兵火、已廢、遂於故基重建梵宇, ngôi chùa cổ Bảo Lâm đương thời, bị nạn binh hỏa cháy rụi từ cuối thời nhà Tùy, nay đã hoang phế, bèn trùng kiến ngôi chùa mới trên nền cũ).” Trong bài Vịnh Hà Trung Tự Thi (詠河中寺詩) của cuốn Hải Ngoại Kỷ Sự (海外紀事) do Tổ Thạch Liêm (石濂, 1633-1702, tức Thích Đại Sán [釋大汕]) sáng tác lại có đoạn: “Lục liễu thùy thùy ẩn Phạm cung, chung thanh điều đệ mãn hà phong (綠柳垂垂隱梵宮、鐘聲迢遞滿河風, nép bóng chùa xưa liễu xanh non, tiếng chuông xa vẳng theo gió sông)”; hay tả cảnh Chùa Linh Mụ (靈姥寺) ở cố đô Huế như “Phạm vương cung khuyết Nguyễn vương khai, ngọc điện châu môn sanh lục đài (梵王宮闕阮王開、玉殿朱門生綠苔, chùa xưa cung gác chúa Nguyễn khai, điện ngọc lầu son phủ rêu dài)”. Ngay tại cổng sơn môn của Đài Đồng Tự (壹同寺), Phố Tân Trúc (新竹市), Đài Loan (臺灣) có hai câu đối như sau: “Sơn khai giác lộ liên hoa xán, môn ánh kinh lâu Phạm vũ tân (山開覺路蓮花燦、門映經樓梵宇新, núi khai nẻo giác hoa sen rực, cửa rạng lầu kinh mới cảnh chùa).” Trong Tây Sương Ký (西廂記) cũng có câu rằng: “Sinh rằng quán khách lạ lùng, trộm nghe đây lối Phạm cung cảnh mầu.”
(佛宮): cung điện thờ Phật, tức chỉ cho tự viện Phật Giáo; tương đương với Phạm cung (梵宮), Phạm vũ (梵宇), Phạm sát (梵刹). Như trong Tử Bá Tôn Giả Toàn Tập (紫柏尊者全集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1452) quyển 28 có bài thơ Quá Hướng Thành Quảng Phước Tự (過向城廣福寺) rằng: “Vạn thốc vân sơn ủng Phật cung, tuyền đề tảo tỉnh thảo lai phong, tịch dương khư lạc hướng thành Bắc, kỉ độ chung thanh tống vãn phong (萬簇雲山擁佛宮、璇題藻井草萊封、夕陽墟落向城北、幾度鐘聲送晚風, vạn cụm núi mây ôm Phật cung, biển ngọc phù điêu cỏ xanh um, bóng chiều thành cũ xuôi về Bắc, mấy độ chuông chùa theo gió ngân).” Hay trong Quảng Thanh Lương Truyện (廣清涼傳, Taishō Vol. 51, No. 2099) quyển Hạ có câu: “Nhân tức sáng hưng Phạm vũ, đế cấu Phật cung, thập hữu thất niên bất hạ phong đảnh, Thiền tụng tinh cần, thốn âm vô phế (因卽創興梵宇、締搆佛宮、十有七年不下峰頂、禪誦精勤、寸陰無廢, nhân đó mà sáng lập Phạm vũ, xây dựng Phật điện, trong vòng mười bảy năm không xuống đỉnh núi, hành Thiền tinh tấn, thời gian không bỏ phí).”
(佛宮): cung điện thờ Phật, tức chỉ cho tự viện Phật Giáo; tương đương với Phạm cung (梵宮), Phạm vũ (梵宇), Phạm sát (梵刹). Như trong Tử Bá Tôn Giả Toàn Tập (紫柏尊者全集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1452) quyển 28 có bài thơ Quá Hướng Thành Quảng Phước Tự (過向城廣福寺) rằng: “Vạn thốc vân sơn ủng Phật cung, tuyền đề tảo tỉnh thảo lai phong, tịch dương khư lạc hướng thành Bắc, kỉ độ chung thanh tống vãn phong (萬簇雲山擁佛宮、璇題藻井草萊封、夕陽墟落向城北、幾度鐘聲送晚風, vạn cụm núi mây ôm Phật cung, biển ngọc phù điêu cỏ xanh um, bóng chiều thành cũ xuôi về Bắc, mấy độ chuông chùa theo gió ngân).” Hay trong Quảng Thanh Lương Truyện (廣清涼傳, Taishō Vol. 51, No. 2099) quyển Hạ có câu: “Nhân tức sáng hưng Phạm vũ, đế cấu Phật cung, thập hữu thất niên bất hạ phong đảnh, Thiền tụng tinh cần, thốn âm vô phế (因卽創興梵宇、締搆佛宮、十有七年不下峰頂、禪誦精勤、寸陰無廢, nhân đó mà sáng lập Phạm vũ, xây dựng Phật điện, trong vòng mười bảy năm không xuống đỉnh núi, hành Thiền tinh tấn, thời gian không bỏ phí).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.71.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập