Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tìm thấy chính mình là quên mình để phụng sự người khác. (The best way to find yourself is to lose yourself in the service of others. )Mahatma Gandhi
Người biết xấu hổ thì mới làm được điều lành. Kẻ không biết xấu hổ chẳng khác chi loài cầm thú.Kinh Lời dạy cuối cùng
Ví như người mù sờ voi, tuy họ mô tả đúng thật như chỗ sờ biết, nhưng ta thật không thể nhờ đó mà biết rõ hình thể con voi.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Dầu giữa bãi chiến trường, thắng ngàn ngàn quân địch, không bằng tự thắng mình, thật chiến thắng tối thượng.Kinh Pháp cú (Kệ số 103)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Việc người khác ca ngợi bạn quá hơn sự thật tự nó không gây hại, nhưng thường sẽ khiến cho bạn tự nghĩ về mình quá hơn sự thật, và đó là khi tai họa bắt đầu.Rộng Mở Tâm Hồn
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phạm tướng »»
(頂相): trên đỉnh đầu của đức Phật có nhục kế (s: uṣṇīṣa, 肉髻, khối u bằng thịt như búi tóc), hết thảy trời người đều không thể thấy được, nên có tên là vô kiến đảnh tướng (無見頂相); một trong 32 tướng tốt. Như trong Đại Pháp Cự Đà La Ni Kinh (大法炬陀羅尼經, Taishō Vol. 21, No. 1340) quyển 4, Phẩm Tướng Hảo (相好品), giải thích rằng: “Như Lai đảnh tướng, nhục kế viên mãn, nhất thiết nhân thiên sở bất năng kiến (如來頂相、肉髻圓滿、一切人天所不能見, đảnh tướng của Như Lai, nhục kế tròn đầy, tất cả trời người không thể thấy được).” Trong Thủy Kinh Chú (水經注), phần Hà Thủy (河水) 2, có đoạn: “Tháp tích, Phật nha, Ca Sa, đảnh tướng Xá Lợi, tất tại Phất Lâu Sa quốc (塔跡、佛牙、袈裟、頂相舍利、悉在弗樓沙國, di tích tháp, răng Phật, y Ca Sa, Xá Lợi của đảnh tướng, đều ở tại nước Phất Lâu Sa [Purusapura, hiện tại ở phái Tây Bắc Peshawar]).” Hay trong Pháp Hoa Kinh Thông Nghĩa (法華經通義, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 31, No. 611) lại có đoạn rằng: “Phật hữu cửu thập thất chủng đại nhân tướng, nhục kế đảnh tướng vi đệ nhất, thị vi vô kiến đảnh tướng, tùng thử phóng quang (佛有九十七種大人相、肉髻頂相爲第一、是爲無見頂相、從此放光, đức Phật có 97 loại tướng của đại nhân, đảnh tướng nhục kế là số một, đó là vô kiến đảnh tướng, từ đây phóng ra ánh sáng).” Ngoài ra, các Thiền gia gọi tiêu tượng bán thân, hay tượng toàn thân của Tổ sư ngồi trên ghế dựa Khúc Lục (曲彔), là đảnh tướng, tôn kính như vô kiến đảnh tướng của đức Như Lai. Sự lưu hành hình vẽ đảnh tướng khởi đầu từ Trung Quốc, nhưng thịnh hành nhất dưới hai thời đại Liêm Thương (鎌倉, Kamakura) và Thất Đinh (室町, Muromachi) của Nhật Bản. Vẽ mặt nhân vật phần nhiều là bút pháp tả thật, ở giữa có bài từ tự nhân vật được vẽ làm ra. Đây được xem như là tín vật phú pháp, truyền cho đệ tử đắc pháp. Như trong Gia Thái Phổ Đăng Lục (嘉泰普燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 79, No. 1559) quyển 29 có bài Đề Vĩnh Minh Trí Giác Thọ Thiền Sư Đảnh Tướng (題永明智覺壽禪師頂相) của Trường Lô Tổ Chiếu Hòa Thiền Sư (長蘆祖照和禪師), rằng: “Tuệ nhật phong cao thu sắc lãnh, Tiền Đường giang tĩnh nguyệt hoa minh, hàn quang nhất thước châu sa giới, bút hạ khan lai vị thập thành (慧日峰高秋色冷、錢塘江靜月華明、寒光一爍周沙界、筆下看來未十成, trời tuệ đỉnh cao thu sắc lạnh, Tiền Đường sông lặng trăng sáng trong, hào quang tỏ rực khắp muôn cõi, dưới bút xem ra chữa vẹn toàn).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.135.249.58 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập