Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Người ta thuận theo sự mong ước tầm thường, cầu lấy danh tiếng. Khi được danh tiếng thì thân không còn nữa.Kinh Bốn mươi hai chương
Thành công là tìm được sự hài lòng trong việc cho đi nhiều hơn những gì bạn nhận được. (Success is finding satisfaction in giving a little more than you take.)Christopher Reeve
Một số người mang lại niềm vui cho bất cứ nơi nào họ đến, một số người khác tạo ra niềm vui khi họ rời đi. (Some cause happiness wherever they go; others whenever they go.)Oscar Wilde
Ai bác bỏ đời sau, không ác nào không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 176)
Mục đích chính của chúng ta trong cuộc đời này là giúp đỡ người khác. Và nếu bạn không thể giúp đỡ người khác thì ít nhất cũng đừng làm họ tổn thương. (Our prime purpose in this life is to help others. And if you can't help them, at least don't hurt them.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phạm hạnh »»
(s: arhat, p: arahant, j: arakan, 阿羅漢): âm dịch là Ứng Cúng, Phước Điền, Sát Tặc, Vô Học, là người đã đoạn tận hết tất cả phiền não, đã hoàn thành tất cả những việc mình nên làm. Là một vị thánh giả tối cao của đệ tử Phật (Thanh Văn), vị này chứng quả A La Hán thứ 8 của tứ hướng và tứ quả (quả vị được phân loại thành 8 giai đoạn theo cảnh giới mà vị ấy đạt được). Bên cạnh đó đây còn là một trong mười danh hiệu của một đấng Như Lai. Cho nên A La Hán còn được dùng chỉ cho tự thân của đức Phật, trong trường hợp này từ ứng cúng được dùng nhiều hơn. Nguyên gốc của từ này có nghĩa là “người có tư cách”, vì vậy người này xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường về y thực, v.v., của hàng tín đồ. Cho nên được gọi là ứng cúng. Hơn nữa, nhờ có sự cúng dường của hàng tín đồ mà có công đức to lớn, người này được ví dụ như là mảnh ruộng ban phước cho tín đồ, nên được gọi là phước điền. Lại nữa, người này đã giết hết loại giặc phiền não nên cũng được gọi là sát tặc. Vị này đã đoạn sạch hết tất cả phiền não không còn gì để học nữa nên được gọi là vô học. Trong quyển I của Kinh Tạp A Hàm (雜阿含經) giải thích người đã chứng quả A La Hán là “Ngã sanh dĩ tận, Phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ tác, tự tri bất thọ hậu hữu (我生巳盡、梵行巳立、所作巳作、自知不受後有, mạng sống của ta đã hết, Phạm hạnh đã thành lập, những điều nên làm đã làm, tự biết không còn thọ sanh về sau nữa),” và gọi người ấy là người đã đạt được tận trí, vô sanh trí. Sau này trong A Tỳ Đạt Ma (阿毘達磨), tùy theo trí tuệ và căn cơ của vị A La Hán, người ta phân ra làm sáu loại gồm: Thối Pháp, Tư Pháp, Hộ Pháp, An Trú Pháp, Kham Đạt Pháp và Bất Động Pháp.
(s, p: brāhmaṇa, 婆羅門): ý dịch là Tịnh Hạnh (淨行), Tịnh Chí (淨志), Phạm Chí (梵志), là một trong bốn dòng họ của chế độ giai cấp xã hội Ấn Độ ngày xưa, đứng đầu trong bốn giai cấp. Giai cấp này được xem như là sanh ra từ miệng của Phạm Thiên, tụng kinh Phệ Đà, hành lễ tế tự, và chuyên về học vấn. Cuộc đời của vị Bà La Môn trãi qua bốn thời kỳ gồm: thời kỳ Phạm hạnh, thời kỳ sống ở nhà, thời kỳ sống trong rừng và thời kỳ đi du hành. Vào khoảng 7-8 tuổi người này đến sống ở nhà của thầy và học tập kinh Phệ Đà cũng giống như nghi lễ cúng tế trong vòng 12 năm, đó gọi là thời kỳ Phạm hạnh (tức thời kỳ học sinh). Đến khoảng năm 20 tuổi anh ta trở về nhà, lập gia đình, có con nối dòng dõi, thờ cúng vong linh của các vị thần và ông bà tổ tiên, chuyên tâm vào công việc gia đình. Đó gọi là thời kỳ sống ở nhà. Đến lúc tuổi già vị ấy nhường hết gia sản lại cho đứa con nối dõi rồi vào sống ở trong rừng, chuyên thờ cúng các vị thần, chuyên tu tập thiền định. Đó là thời kỳ sống trong rừng. Sau đó vị ấy từ bỏ tất cả mọi ràng buộc của cuộc đời, rời khỏi cuộc đời, sống một cuộc sống khất thực đi lang thang đó đây. Đó là thời kỳ du hành. Như vậy đối với một vị Bà La Môn cũng có sinh hoạt tại gia và xuất gia. Cho nên vị Bà La Môn xuất gia thì được gọi là Phạm Chí. Những người xuất gia cầu đạo ngoài giai cấp Bà La Môn ra thì được gọi là Sa Môn. Từ này được dùng để phân biệt đối với những người Bà La Môn xuất gia.
Bát Nạn (s: aṣṭa-akṣaṇa, p: aṭṭha akkhaṇā, 八難): ý dịch là Bát Nạn Xứ (八難處), Bát Nạn Giải Pháp (八難解法), Bát Vô Hạ (八無暇), Bát Bất Nhàn (八不閑), Bát Phi Thời (八非時), Bát Ác (八惡); là 8 loại nạn xứ, tức là 8 loại cảnh giới mà một vị tu hành không thấy được Phật, không được nghe chánh pháp, không tu Phạm hạnh để hướng đến đạo Bồ Đề. Đó là:
(1) Địa Ngục (s, p: naraka, 地獄);
(2) Súc Sanh (s: tiryagyoni, p: tiracchānayoni, 畜生);
(3) Ngạ Quỷ (s: preta, p: peta, 餓鬼);
(4) Trường Thọ Thiên (s: dīrghāyu-deva, p: digghāyu-deva, 長壽天, còn gọi là [無想天], tuổi thọ của chư thiên trên cõi trời này còn nhiều hơn tuổi thọ ở Bắc Cu Lô Châu [s: Uttara-kuru, 北俱盧洲], không có duyên gặp Phật, nghe pháp và thấy chư tăng);
(5) biên địa (s; pratyanta-janapada, p: paccanta-janapada, 邊地);
(6) manh lung ám á (s: indriya-vaikalya, p: indriya-vekalla, 盲聾瘖啞, mù, điếc, câm, ngọng, các căn bị hủy hoại, mất đi chức năng của chúng);
(7) thế trí biện thông (s: mithyā-darśana, p: micchā-dassana, 世智辯聰, tức tà kiến, nhận thức, quan điểm không đúng); và
(8) Phật tiền Phật hậu (s: tathāgatānāṁ anutpāda, p: tathāgatānāṁ anuppāda, 佛前佛後, sanh ra trước Phật hay sau Phật).
Như trong Thập Thượng Kinh (十上經) của Trường A Hàm Kinh (長阿含經, Taishō No. 1) quyển 9, có giải thích rằng: “Vân hà Bát Nan Giải Pháp ? Vị Bát Bất Nhàn phương tu Phạm hạnh, vân hà bát ? Như Lai chí chơn xuất hiện ư thế, thuyết vi diệu pháp, tịch diệt vô vi, hướng Bồ Đề đạo, hữu nhân sanh Địa Ngục trung, thị vi bất nhàn xứ, bất đắc tu Phạm hạnh; Như Lai chí chơn xuất hiện ư thế, thuyết vi diệu pháp, tịch diệt vô vi, hướng Bồ Đề đạo, nhi hữu chúng sanh tại Súc Sanh trung, Ngạ Quỷ trung, Trường Thọ Thiên trung, biên địa vô thức, vô Phật pháp xứ, thị vi bất nhàn xứ, bất đắc tu Phạm hạnh; Như Lai chí chơn đẳng chánh giác xuất hiện ư thế, thuyết vi diệu pháp, tịch diệt vô vi, hướng Bồ Đề đạo, hoặc hữu chúng sanh sanh ư trung quốc, nhi hữu tà kiến, hoài điên đảo tâm, ác hạnh thành tựu, tất nhập Địa Ngục, thị vi bất nhàn xứ, bất đắc tu Phạm hạnh; Như Lai chí chơn đẳng chánh giác xuất hiện ư thế, thuyết vi diệu pháp, tịch diệt vô vi, hướng Bồ Đề đạo, hoặc hữu chúng sanh sanh ư trung quốc, lung manh ám á, bất đắc văn pháp, tu hành Phạm hạnh, thị vi bất nhàn xứ; Như Lai chí chơn đẳng chánh giác bất xuất thế gian, vô hữu năng thuyết vi diệu pháp, tịch diệt vô vi, hướng Bồ Đề đạo, nhi hữu chúng sanh sanh ư trung quốc, bỉ chư căn cụ túc, kham thọ Thánh giáo, nhi bất trị Phật, bất đắc tu hành Phạm hạnh, thị vi Bát Bất Nhàn (云何八難解法、謂八不閑妨修梵行、云何八、如來至眞出現於世、說微妙法、寂滅無爲、向菩提道、有人生地獄中、是爲不閑處、不得修梵行、如來至眞出現於世、說微妙法、寂滅無爲、向菩提道、而有眾生在畜生中、餓鬼中、長壽天中、邊地無識、無佛法處、是爲不閑處、不得修梵行、如來至眞等正覺出現於世、說微妙法、寂滅無爲、向菩提道、或有眾生生於中國、而有邪見、懷顛倒心、惡行成就、必入地獄、是爲不閑處、不得修梵行、如來至眞等正覺出現於世、說微妙法、寂滅無爲、向菩提道、或有眾生生於中國、聾盲瘖啞、不得聞法、修行梵行、是爲不閑處、如來至眞等正覺不出世間、無有能說微妙法、寂滅無爲、向菩提道、而有眾生生於中國、彼諸根具足、堪受聖敎、而不值佛、不得修行梵行、是爲八不閑, thế nào là Tám Pháp Khó Giải Quyết ? Tức là Tám Điều Không Yên làm trở ngại cho việc tu Phạm hạnh, thế nào là tám ? Đức Như Lai chí chơn xuất hiện giữa đời, nói pháp vi diệu, vắng lặng vô vi, hướng đến đạo Bồ Đề, nếu có người sanh vào trong Địa Ngục, là nơi không yên ổn, không thể tu Phạm hạnh; đức Như Lai chí chơn xuất hiện giữa đời, nói pháp vi diệu, vắng lặng vô vi, hướng đến đạo Bồ Đề, mà có chúng sanh nào trong cõi Súc Sanh, trong cõi Ngạ Quỷ, trong cõi Trường Thọ Thiên, biên địa không biết, nơi chẳng có Phật pháp, là nơi không yên ổn, không thể tu Phạm hạnh; đức Như Lai chí chơn, giác ngộ chân chánh, xuất hiện giữa đời, nói pháp vi diệu, vắng lặng vô vi, hướng đến đạo Bồ Đề, hoặc có chúng sanh nào sanh ở nước giữa, mà có tà kiến, mang tâm điên đảo, thành tựu hạnh ác, tất vào Địa Ngục, là nơi không yên ổn, không thể tu Phạm hạnh; đức Như Lai chí chơn, giác ngộ chân chánh, xuất hiện giữa đời, nói pháp vi diệu, vắng lặng vô vi, hướng đến đạo Bồ Đề, hoặc có chúng sanh nào sanh ở nước giữa, bị điếc, đui, câm, ngọng, không thể nghe pháp, tu hành Phạm hạnh, là nơi không yên ổn; đức Như Lai chí chơn, giác ngộ chân chánh, không xuất hiện giữa đời, không thể nói pháp vi diệu, vắng lặng vô vi, hướng đến đạo Bồ Đề, mà có chúng sanh nào sanh ở nước giữa, các căn người đó đầy đủ, có thể thọ Thánh giáo, mà không gặp được Phật, không thể tu hành Phạm hạnh; đó là Tám Điều Không Yên).” Hay như Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp (慈悲道塲懺法, Taishō No. 1909) quyển 7 cũng giải thích tương tự: “Bát Nạn, nhất giả Địa Ngục, nhị giả Ngạ Quỷ, tam giả Súc Sanh, tứ giả biên địa, ngũ giả Trường Thọ Thiên, lục giả tuy đắc nhân thân lung tàn bách tật, thất giả sanh tà kiến gia, bát giả sanh Phật tiền, hoặc sanh Phật hậu, hữu thử Bát Nạn (八難、一者地獄、二者餓鬼、三者畜生、四者邊地、五者長壽天、六者雖得人身癃殘百疾、七者生邪見家、八者生佛前、或生佛後、有此八難, Tám Nạn, một là Địa Ngục, hai là Ngạ Quỷ, ba là Súc Sanh, bốn là biên địa, năm là Trường Thọ Thiên, sáu là tuy được thân người nhưng bị tàn tật trăm bệnh, bảy là sanh vào nhà tà kiến, tám là sanh ra trước Phật, hoặc sanh sau Phật, có Tám Nạn này).” Tắm Phật cũng có công đức xa lìa được Tám Nạn này, như trong Dục Phật Công Đức Kinh (浴佛功德經, Taishō No. 698) có dạy: “Trường từ Bát Nạn, vĩnh xuất khổ duyên (長辭八難、永出苦緣, từ bỏ Tám Nạn, mãi ra khỏi duyên khổ).” Hoặc trong Di Sơn Phát Nguyện Văn (怡山發願文) của Thiền Sư Di Sơn Kiểu Nhiên (怡山皎然, Isan Kōnen, ?-?) cũng có câu: “Chấp trì cấm giới, trần nghiệp bất xâm, nghiêm hộ oai nghi, quyên phi vô tổn, bất phùng Bát Nạn, bất khuyết Tứ Duyên (執持禁戒、塵業不侵、嚴護威儀、蜎飛無損、不逢八難、不缺四緣, vâng giữ giới cấm, trần nghiệp chẳng xâm, gìn giữ oai nghi, bọ bay chẳng hại, không gặp Tám Nạn, không khuyết Bốn Duyên).” Ngoài ra, theo giải thích của thế tục, Tám Nạn là 8 thứ tai ách: đói, khát, lạnh, nóng, lửa, nước, đao, binh.
(至行): phẩm hạnh tuyệt vời, trác tuyệt, đạt đến tột cùng. Như trong Chu Xung Truyện (朱衝傳) của Tấn Thư (晉書) có đoạn: “Thiếu hữu chí hạnh, nhàn tĩnh quả dục, hiếu học nhi bần, thường dĩ canh nghệ vi sự (少有至行、閑靜寡欲、好學而貧、常以耕藝爲事, lúc nhỏ đã có phẩm hạnh tốt, thích thanh vắng, ít ham muốn, hiếu học mà nghèo, thường lấy nghề canh nông mà sống).” Hay như trong Trầm Khải Truyện (沉顗傳) của Nam Sử (南史) cũng có câu rằng: “Khải tự Xử Mặc, ấu thanh tĩnh hữu chí hành (顗字處默、幼清靜有至行, Trầm Khải có tên chữ là Xử Mặc, lúc nhỏ có phẩm hạnh tốt, thích thanh tĩnh).” Câu “chí hạnh đa đoan (至行多端)” có nghĩa là phẩm hạnh tuyệt vời có nhiều cách, đầu mối khác nhau.
(緇衣): hay truy y, còn gọi là hắc y (黑衣), mặc y (墨衣), tức áo nhuộm màu đen, pháp y màu đen, là y phục thường dùng của tăng lữ. Từ này còn được dùng để chỉ cho tăng lữ, đồng nghĩa với chuy lưu (緇流), chuy môn (緇門), chuy đồ (緇徒); đối nghĩa với bạch y (白衣, áo trắng), được dùng cho cư sĩ tại gia. Chư tăng thuộc Thiền Tông thường dùng loại y màu đen này. Dưới thời nhà Tống (宋, 420-479) có vị tăng Huệ Lâm (慧琳) thường hay mặc áo đen tham nghị việc triều chính, được Khổng Khải (孔凱) gọi là Hắc Y Tể Tướng (黑衣宰相). Hay hai vị tăng Huệ Dữ (慧與) và Huyền Sướng (玄暢) ở Trúc Lâm Tự (竹林寺), Kinh Châu (荊州), sống vào đầu nhà Tề (齊, 479-502) được gọi là Hắc Y Nhị Kiệt (黑衣二傑). Cho nên, từ truy y trở thành tên gọi chuyên dùng cho vị Sa Môn (沙門). Trong Đại Tống Tăng Sử Lược (大宋僧史略) của Tán Ninh (讚寧) quyển Thượng trích dẫn phần Khảo Công Ký (考工記), có đoạn giải thích về truy y có màu sắc như thế nào: “Vấn: 'Truy y giả, sắc hà trạng mạo ?' Đáp: 'Tử nhi thiển hắc, phi chánh sắc dã' (問、緇衣者、色何狀貌、答、紫而淺黑、非正色也, Hỏi: 'Truy y, màu sắc của nó có hình dáng thế nào ?' Đáp: 'Màu tía mà đen nhạt, không phải thuần đen').” Như trong câu 5 trong 12 câu thỉnh Cô Hồn tương truyền do Thi Sĩ Tô Đông Pha (蘇東坡, 1036-1101) sáng tác, có đoạn: “Nhất tâm triệu thỉnh: Xuất trần thượng sĩ, phi tích cao tăng, tinh tu Ngũ Giới tịnh nhân, Phạm hạnh Tỳ Kheo Ni chúng, hoàng hoa thúy trúc, không đàm bí mật chơn thuyên, bạch cổ lê nô, tùng diễn khổ không diệu kệ. Ô hô ! Kinh song lãnh tẩm tam canh nguyệt, Thiền thất hư minh bán dạ đăng. Như thị truy y Thích tử chi lưu, nhất loại cô hồn đẳng chúng (一心召請、出塵上士、飛錫高僧、精修五戒淨人、梵行比丘尼眾、黃花翠竹、空談秘密眞詮、白牯黧奴、徒演苦空妙偈、嗚呼、經窗冷浸三更月、禪室虛明半夜燈、如是緇衣釋子之流、一類孤魂等眾, Một lòng triệu thỉnh: ly trần thượng sĩ, chứng đạt cao tăng, chuyên tu Năm Giới tịnh nhân, các Tỳ Kheo Ni Phạm hạnh, hoa vàng trúc biếc, chơn pháp bí mật luận không, trâu trắng mèo đen, nhọc thuyết khổ không diệu kệ. Than ôi ! Trăng canh ba qua cửa lạnh thấm, đèn nửa khuya Thiền thất ảo mờ. Như vậy dòng tu sĩ mặc áo thâm đen, một loại cô hồn các chúng).” Hoặc trong bài thơ Vô Đề (無題) của vua Trần Thái Tông (陳太宗, tại vị 1225-1258) Việt Nam có câu: “Nhất úng tao khang khúc nhưỡng thành, kỷ đa trí giả một thông minh, phi duy độc phá truy lưu giới, bại quốc vong gia tự thử sinh (一甕糟糠麴釀成、幾多智者沒聰明、非惟獨破緇流戒、敗國亡家自此生, một vò bã rượu ủ men thành, bao người trí tuệ chẳng thông minh, chẳng riêng phá giới tu hành kẻ, bại nước mất nhà tự đây sinh).” Tuy nhiên, trong Thủy Kinh Chú (水經注) quyển 6 của Li Đạo Nguyên (酈道元, ?-527) nhà Bắc Ngụy (北魏, 386-534), gọi các đạo sĩ hái thuốc là “Truy phục tư huyền chi sĩ (緇服思玄之士, hạng người mặc áo đen và tư duy những điều huyền nhiệm).” Như vậy, chúng ta có thể biết được rằng màu đen là phục sắc của tôn giáo từ ngày xưa, không phải chỉ riêng Phật Giáo. Cả Thích Giáo lẫn Đạo Giáo phần lớn đều giống nhau, chỉ khác nhau ở mũ đội trên đầu. Cuối cùng, mũ vàng là loại chuyên dụng của đạo sĩ, áo đen là biệt hiệu của tăng sĩ; và dần dần y phục màu đen trở thành phục sắc chính của tu sĩ Phật Giáo. Trong Bắc Sử (北史) quyển 2, Thượng Đảng Cang Túc Vương Hoán Truyện (上黨剛肅王煥傳) có chi tiết cho hay rằng: “Sơ Thuật thị ngôn: 'Vong cao giả, hắc y, do thị tự Thần Võ Hậu mỗi xuất môn bất dục kiến tang môn, vi hắc y cố dã' (初術氏言、亡高者黑衣、由是自神武后每出門不欲見桑門、為黑衣故也, ban đầu họ Thuật bảo rằng: 'Người mất tuổi cao thì mặc áo đen, do vậy từ khi Thần Võ Hậu mỗi lần ra cổng thành thì chẳng muốn thấy tăng sĩ, vì họ mặc áo đen').” Qua đó, chúng ta biết rằng nhà vua kỵ gặp Sa Môn Phật Giáo, chứ không phải đạo sĩ. Sau này Chu Võ Đế (周武帝, 560-578) nhân lời sấm ngữ này mà cấm tu tăng sĩ mặc sắc phục màu đen, và ra lịnh đổi thành màu vàng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao ngày nay tu sĩ Việt Nam mặc y phục màu vàng. Sắc phục hiện tại của tu sĩ Phật Giáo các nước tập trung chủ yếu ở 4 màu: vàng đậm, vàng, đen, xám. Trong Lương Hoàng Sám (梁皇懺) quyển 3 có câu: “Nguyện Phật nhật dĩ đương không, chiếu u đồ chi khổ thú, cưu Tam Học chi truy lưu, lễ tam thiên chi Đại Giác, ngã tâm khẩn khẩn, Phật đức nguy nguy, ngưỡng khấu hồng từ, minh huân gia bị (願佛日以當空、照幽途之苦趣、鳩三學之緇流、禮三千之大覺、我心懇懇、佛德巍巍、仰叩洪慈、冥熏加被, nguyện trời Phật thường trên không, chiếu tối tăm chốn nẻo khổ, chuyên Tam Học bậc tu hành, lạy ba ngàn đấng Đại Giác, tâm con khẩn thiết, đức Phật vời vợi, ngưỡng lạy ơn từ, thầm thương gia hộ).”
(s: Bhaiṣajya-rāja, 藥王): dịch âm là Bế Thệ Xả La Nhạ (鞞逝捨羅惹), là vị Bồ Tát thường ban các loại thuốc tốt để trị các bịnh khổ về thân lẫn tâm của chúng sanh. Đây là 1 trong 25 vị Bồ Tát của đức Phật A Di Đà. Theo Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát (觀藥王藥上二菩薩經) cho biết rằng, trong đời quá khứ vô lượng vô biên A Tăng Kỳ kiếp có đức Phật hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai (琉璃光照如來), quốc độ của Ngài tên là Huyền Thắng Phan (懸勝幡). Sau khi vị Phật này nhập Niết Bàn, vào đời tượng pháp có vị Tỳ Kheo tên Nhật Tạng (日藏) thông minh, nhiều trí tuệ, vì đại chúng mà diễn thuyết trí tuệ lớn bình đẳng thanh tịnh vô thượng của Đại Thừa. Khi ấy trong hội chúng có trưởng giả tên là Tinh Tú Quang (星宿光) nhân nghe được trí tuệ này tâm liền sanh hoan hỷ, bèn lấy thuốc tốt trên núi Tuyết Sơn đem dâng cúng dường cho Tỳ Kheo Nhật Tạng và chúng tăng, còn phát nguyện đem công đức này hồi hướng để được giác ngộ vô thượng. nếu chúng sanh nào nghe được tên của mình nguyện cho người ấy được diệt trừ 3 loại bịnh khổ. Lúc bấy giờ người em của trưởng giả là Điện Quang Minh (電光明) cũng theo người anh mình mang các loại thuốc tốt đến dâng cúng Tỳ Kheo Nhật Tạng và chúng tăng, cũng phát bồ đề tâm lớn, nguyện được thành Phật. Lúc đó toàn thể đại chúng đều tán thán trưởng giả Tinh Tú Quang là Dược Vương (vua của các loại thuốc), còn Điện Quang Minh là Dược Thượng. Về sau hai vị này đã chứng đắc ngôi vị Bồ Tát với tên gọi như vậy. Cũng kinh này cho biết rằng, hai vị Bồ Tát đã từng tu Phạm hạnh trong khoảng thời gian lâu dài, các nguyện đã được tròn đầy, Dược Vương Bồ Tát sẽ thành Phật trong đời tương lai, hiệu là Tịnh Nhãn Như Lai (s: Vimala-netra, 淨眼如來) và Dược Thượng Bồ Tát cũng thành Phật hiệu là Tịnh Tạng Như Lai (s: Vimala-garbha, 淨藏如來). Lại nữa, trong phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự (藥王菩薩本事) của kinh Pháp Hoa cũng nói rằng, trong thời quá khứ vô lượng hằng hà sa kiếp có đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai (日月淨明德如來), tuổi thọ của vị Phật này là 42.000 kiếp. Lúc bấy giờ có vị Bồ Tát tên là Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát (一切眾生喜見菩薩) tu tập khổ hạnh, tinh tấn kinh hành, nhất tâm cầu Phật. Trải qua 12.000 tuổi, chứng được Hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội (現一切色身三昧). Vị này phủ lên mình các loại hương, dầu rồi đốt cháy thân mình cúng dường Phật trong vòng 1200 năm. Sau khi mạng chung, lại hóa sanh vào gia đình của vua Tịnh Đức, được Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai phó chúc cho. Sau khi vị Phật này qua đời, Bồ Tát đã tạo dựng 84.000 ngôi tháp. Chính bản thân của Ngài trong vòng 72.000 năm đã từng đốt cánh tay cúng dường các tháp ấy. Ngài còn có tên gọi là Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát, tức là Dược Vương Bồ Tát bây giờ. Riêng phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, cuốn 7, Kinh Pháp Hoa cho biết rằng vào thời quá khứ vô số kiếp có ngài Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật (雲雷音宿王華智佛) thuyết Kinh Pháp Hoa. Lúc bấy giờ có vị quốc vương tên là Diệu Trang Nghiêm (s: Śubha-vyūha, 妙莊嚴), phu nhân tên là Tịnh Đức (s: Vimala-datta, 淨德) và hai người con tên là Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn. Vị vua này tin vào tà kiến tu theo pháp của ngoại đạo nên phu nhân cùng với hai người con đã dùng nhiều loại phương tiện khác nhau khiến cho nhà vua đến chỗ của Tú Vương Hoa Trí Phật để nghe kinh Pháp Hoa và đã được lợi ích. Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn hiện tại là Dược Vương và Dược Thượng. Hình tượng của Dược Vương Bồ Tát thông thường trên đầu có đội mũ báu, tay trái nắm chặt lại đặt ngang hông, tay phải đặt trước ngực, ngón tay cái, ngón áp út và ngón tay giữa cầm cây dược thảo hình Tam Muội Da hình Hoa Sen.
(覺靈): linh hồn đã giác ngộ, hay đã tìm thấy con đường; từ này được dùng cho các vị xuất gia đã viên tịch. Chữ giác (s, p: bodhi, 覺) ở đây có âm dịch là Bồ Đề (菩提), là trí tuệ chứng ngộ diệu lý Niết Bàn; cựu dịch là đạo (道), tân dịch là giác. Như trong Thiền Uyển Thanh Quy (禪苑清規, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 63, No. 1245) quyển 7, phần Vong Tăng (亡僧), có đoạn dùng từ giác linh này cho vị tu sĩ qua đời: “Dụng biểu vô thường, ngưỡng bằng tôn chúng, phụng vị một cố mỗ nhân Thượng Tọa, tư tợ giác linh vãng sanh Tịnh Độ (用表無常、仰憑尊眾、奉爲歿故某人上坐、資助覺靈往生淨土, thể hiện vô thường, ngưỡng mong đại chúng, kính vì Thượng Tọa … đã qua đời, trợ giúp giác linh vãng sanh Tịnh Độ).” Trong Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (敕修百丈清規, Taishō Vol. 48, No. 2025) quyển 6, phần Vong Tăng (亡僧), còn cho biết rằng: “Bài thượng thư vân: 'Tân viên tịch mỗ giáp Thượng Tọa giác linh' (牌上書云、新圓寂某甲上座覺靈, trên bài vị ghi rằng: 'Giác linh Thượng Tọa … mới viên tịch').” Hay trong Tế Điên Đạo Tế Thiền Sư Ngữ Lục (濟顚道濟禪師語錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1361) cũng có đoạn rằng: “Cung duy viên tịch Tử Hà Đường Thượng Tánh Không Đại Hòa Thượng Bổn Công giác linh (恭惟圓寂紫霞堂上性空大和尚本公覺靈, kính nghĩ giác linh Bổn Công Đại Hòa Thượng Tánh Không Tử Hà Đường Thượng đã viên tịch).” Ngay cả trong văn thỉnh 12 loại cô hồn của Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083), đoạn thỉnh các tu sĩ quá cố cũng dùng từ giác linh này: “Nhất tâm triệu thỉnh, xuất trần thượng sĩ, phi tích cao tăng, tinh tu Ngũ Giới tịnh nhân, Phạm hạnh Tỳ Kheo Ni chúng, …, như thị chuy y Thích tử chi lưu, nhất loại giác linh đẳng chúng (一心召請、出塵上士、飛錫高僧、精修五戒淨人、梵行比丘尼眾…如是緇衣釋子之流、一類覺靈等眾, một lòng triệu thỉnh, xuất trần thượng sĩ, vân du cao tăng, ròng tu Năm Giới tịnh nhân, Phạm hạnh Tỳ Kheo Ni chúng, …, như vậy áo đen tu sĩ các dòng, một loại giác linh các chúng).”
(慶生): sanh ra vui vẻ, hân hoan. Đây là từ mỹ xưng hay kính xưng đối với bậc tôn kính, hàng ngũ xuất gia, v.v.; thay vì dùng từ “nguyên mạng sanh (元命生).” Như trong Cẩm Giang Thiền Đăng (錦江禪燈, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 85, No. 1590) quyển 12, phần Tăng Khánh (僧慶), có đoạn: “Ba Tây An Hán Trần thị tử, gia thế nghiệp Nho, khánh sanh hữu dị thụy, thập tam xuất gia, y Nghĩa Hưng Tự tịnh tu Phạm hạnh (巴西安漢陳氏子、家世業儒、慶生有異瑞、十三出家、依義興寺淨修梵行, sư là con nhà họ Trần ở An Hán, Ba Tây, gia đình theo Nho học, khi sanh ra có điềm lạ; năm 13 tuổi thì xuất gia, nương theo Chùa Nghĩa Hưng chuyên tu Phạm hạnh).”
(六和): còn gọi là Lục Úy Lao Pháp (六慰勞法), Lục Khả Hỷ Pháp (六可憘法), Lục Hòa Kính (六和敬); chỉ cho 6 loại hòa đồng ái kính, 6 pháp môn một hành giả Phật Giáo Đại Thừa cầu đạo bồ đề, tu Phạm hạnh cần phải kính trọng, yêu thương lẫn nhau; gồm: (1) Thân Hòa Kính (身和敬): chỉ cho thân nghiệp cùng lễ lạy, v.v., thường hòa kính nhau. (2) Khẩu Hòa Kính (口和敬): chỉ cho khẩu nghiệp cùng tán tụng, v.v., thường hòa kính nhau. (3) Ý Hòa Kính (意和敬): chỉ cho ý nghiệp cùng tín tâm, v.v., thường hòa kính nhau. (4) Giới Hòa Kính (戒和敬): chỉ sự hòa kính cùng giới pháp. (5) Kiến Hòa Kính (見和敬): chỉ cho sự hòa kính cùng kiến giải của trí tuệ bậc Thánh. (6) Lợi Hòa Kính (利和敬): chỉ cho sự hòa kính cùng lợi ích về y phục, thức ăn, v.v. Đại Thừa Nghĩa Chương (大乘義章, Taishō Vol. 44, No. 1851) quyển 12 còn nêu ra 6 loại hòa kính khác như: (1) Thân Nghiệp Đồng (身業同); (2) Khẩu Nghiệp Đồng (口業同); (3) Ý Nghiệp Đồng (意業同); (4) Đồng Giới (同戒); (5) Đồng Thí (同施); (6) Đồng Kiến (同見). Bên cạnh đó, Tổ Đình Sự Uyển (祖庭事苑, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 64, No. 1261) quyển 5 lại nêu ra Lục Hòa là: (1) Thân Hòa Cọng Trú (身和共住, thân hòa hợp cùng sống với nhau); (2) Khẩu Hòa Vô Tránh (口和無諍, miệng hòa hợp không tranh cãi nhau); (3) Ý Hòa Đồng Sự (意和同事, ý hòa hợp cùng nhau làm việc); (4) Giới Hòa Đồng Tu (戒和同修, giới hòa hợp cùng nhau tu tập); (5) Kiến Hòa Đồng Giải (見和同解, hiểu biết hòa hợp cùng nhau chia xẻ); (6) Lợi Hòa Đồng Quân (利和同均, lợi ích hòa hợp cùng nhau chia đều). Ngoài ra Pháp Giới Thứ Đệ Sơ Môn (法界次第初門, Taishō Vol. 46, No. 1925) quyển Hạ cũng liệt kê 6 pháp hòa kính là: (1) Đồng Giới Hòa Kính (同戒和敬); (2) Đồng Kiến Hòa Kính (同見和敬); (3) Đồng Hạnh Hòa Kính (同行和敬); (4) Thân Từ Hòa Kính (身慈和敬); (5) Khẩu Từ Hòa Kính (口慈和敬); và (6) Ý Từ Hòa Kính (意慈和敬). Trong Hoa Nghiêm Cương Yếu (華嚴綱要, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 8, No. 240 q.18) quyển 18 có đoạn: “Phục thứ tất năng xưng tán nhất thiết đại nguyện, thị cố năng linh Phật chủng bất đoạn, phân biệt diễn thuyết nhân duyên chi môn, thị cố năng linh Pháp chủng bất đoạn, thường cần tu Lục Hòa Kính Pháp, thị cố năng linh Tăng chủng bất đoạn (復次悉能稱讚一切大願、是故能令佛種不斷、分別演說因緣之門、是故能令法種不斷、常勤修習六和敬法、是故能令僧種不斷, tiếp theo tất có thể xưng tán hết thảy đại nguyện, cho nên có thể khiến cho hạt giống Phật không dứt đoạn; phân biệt diễn thuyết cửa nhân duyên, cho nên có thể khiến cho hạt giống Pháp không dứt đoạn; thường siêng năng tu sáu pháp hòa kính, cho nên có thể khiến cho hạt giống Tăng không dứt đoạn).” Hay trong Viên Giác Kinh Đạo Tràng Tu Chứng Nghi (圓覺經道塲修證儀, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1475) quyển 15, phần (至心發願), cũng có đoạn: “Nguyện ngã thường đắc hiến tối hậu cúng, ư chúng tăng trung, tu Lục Hòa Kính, đắc tự tại lực, hưng long Tam Bảo (願我常得獻最後供、於眾僧中、修六和敬、得自在力、興隆三寶, nguyện cho con thường được dâng hiến món cúng dường cuối cùng, trong chúng tăng tu Sáu Pháp Hòa Kính, được năng lực tự tại, hưng thịnh Tam Bảo).”
(三十六部): 36 bộ quỷ thần, 36 loại thân hình Ngạ Quỷ. Trong Phật Thuyết Thí Ngạ Quỷ Cam Lồ Vị Đại Đà La Ni Kinh (佛說施餓鬼甘露味大陀羅尼經, Taishō No. 1321) có đề cập đến một số thân Ngạ Quỷ do ác nghiệp mà phải chịu quả báo thân hình như vậy: Bế Lệ Đa Quỷ (薜荔多鬼, Tàu gọi là Ngạ Quỷ [餓鬼, quỷ đói]), Xa Da Quỷ (車耶鬼, Tàu gọi là Ảnh Quỷ [影鬼, quỷ bóng]), Kiện Đà Quỷ (健駄鬼, Tàu gọi là Thực Hương Quỷ [食香鬼, quỷ ăn mùi hương]), Bố Sắt Ba Quỷ (布瑟波鬼, Tàu gọi là Thực Hoa Ngạ Quỷ [食花餓鬼, quỷ đói ăn hoa]), Kệ Bà Da Quỷ (偈婆耶鬼, Tàu gọi là Thai Tàng Quỷ [胎藏鬼, quỷ nằm trong bào thai]), A Thâu Già Quỷ (阿輸遮鬼, Tàu gọi là Bất Tịnh Quỷ [不淨鬼, quỷ bất tịnh]), Bà Đa Quỷ (婆哆鬼, Tàu gọi là Thực Phong Quỷ [食風鬼, quỷ ăn gió]), Ô Đà Ha La Quỷ (烏駄訶羅鬼, còn gọi là Thực Tinh Khí Quỷ [食精氣鬼, quỷ ăn tinh khí]), Đà La Chất Đa Quỷ (駄羅質多鬼, còn gọi là Sân Tất Tâm Quỷ [嗔悉心鬼, quỷ thường nỗi tâm giận dữ]), Chất Đa Quỷ (質多鬼, hay Ác Tâm Quỷ [惡心鬼, quỷ có tâm ác]), Bà Rô Da Quỷ (皤嚕耶鬼, hay Thực Tế Tự Quỷ [食祭祀鬼, quỷ ăn các đồ cúng tế]), Thị Vĩ Đa Quỷ (視尾哆鬼, hay Thực Nhân Thọ Mạng Quỷ [食人壽命鬼, quỷ ăn thịt người có tuổi thọ]), Tỳ Sa Kê Đà Quỷ (芑莎鷄駄鬼, hay Thực Nhục Thực Chỉ Đẳng Quỷ [食肉食脂等鬼, quỷ ăn thịt ăn mỡ, v.v.]), Xà Để Quỷ (蛇底鬼, hay Thực Sơ Sản Tử Quỷ [食初産子鬼, quỷ ăn thịt con nít sơ sinh]), Yết Tra Bố Đơn Na Quỷ (羯吒布單那鬼, hay Kì Xú Quỷ [希臭鬼, quỷ thân hình có mùi hôi thối như xương cháy]), Cưu Bàn Trà Quỷ (鳩盤茶鬼, hay Thủ Cung Quỷ [守宮鬼, quỷ bảo vệ cung điện]), Tất Xá Già Quỷ (畢舍遮鬼, hay Xí Thần [廁神, thần bảo vệ nhà xí, chuyên ăn những đồ bất tịnh]), v.v. Theo Pháp Uyển Châu Lâm (法苑珠林, Taishō No. 2122) quyển 6, phần Liệt Số Bộ (列數部) thứ 4 có liệt kê rất rõ 36 loại như sau:
(1) Hoạch Thang Quỷ (鑊湯鬼, quỷ vạc nước sôi), loại này do được người khác mướn đi giết người nên phải chịu quả báo bị sắc nấu trong vạc nước sôi; hoặc được người khác gởi đồ, nhưng chống cự không hoàn trả, cũng chịu quả báo này.
(2) Châm Khẩu Xú Quỷ (針口臭鬼, quỷ miệng nhỏ như cây kim), do vì lấy tiền mướn người khác thi hành sát hại, nên cổ họng nhỏ như cây kim, thậm chí một giọt nước cũng không lọt được.
(3) Thực Thổ Quỷ (食吐鬼, quỷ ăn rồi mữa ra), do chồng khuyên vợ bố thí, nhưng vợ tiếc không thực hành, tích chứa tài của, bỏn xẻn; nên bị quả báo ăn vào thường nôn mữa ra.
(4) Thực Phẩn Quỷ (食糞鬼, quỷ ăn phân), do vợ lừa dối chồng để tự ăn uống một mình, vì ghét bỏ chồng; nên thường bị quả báo ăn phân nhơ nhớp.
(5) Thực Hỏa Quỷ (食火鬼, quỷ ăn lửa), do vì ngăn cấm lương thực của người, khiến họ phải tự tử; nên phải chịu quả báo khổ sở do lửa bốc cháy, kêu gào đói khát.
(6) Thực Khí Quỷ (食氣鬼, quỷ ăn hơi), do tham lam ăn nhiều thức ăn ngon, chẳng chia cho vợ con; nên thường bị khốn khổ, đói khát, chỉ ngửi được hơi thôi.
(7) Thực Pháp Quỷ (食法鬼, quỷ ăn pháp), vì cầu tài lợi mà thuyết pháp cho người, nên thân thường đói khát, thịt trong thân tiêu mòn hết do nhòi rút, chỉ mong nhờ nghe chư tăng thuyết pháp mà mạng được tồn tại.
(8) Thực Thủy Quỷ (食水鬼, quỷ ăn nước), do vì bán rượu nhạt như nước để lừa người ngu, chẳng giữ gìn trai giới; nên thường bị quả báo bệnh khô nhát.
(9) Hy Vọng Quỷ (希望鬼, quỷ hy vọng), do vì tranh đấu giá cả mua bán, lừa dối lấy vật của người khác; nên thường bị bệnh đói khát, luôn trông mong có cúng tế các vong linh đã khuất để được hưởng.
(10) Thực Thóa Quỷ (食唾鬼, quỷ ăn đồ khạc nhổ), do vì lấy thức ăn không trong sạch lừa gạt người xuất gia; nên thân thường đói khát, hay bị nấu đốt, cầu mong người khác khạt nhổ ra và ăn những đồ bất tịnh.
(11) Thực Man Quỷ (食鬘鬼, quỷ ăn tràng hoa), do vì đời trước trộm cắp tràng hoa của Phật để tự làm đẹp cho mình; nếu người gặp việc lấy tràng hoa cúng tế, nhờ vậy mà được hưởng.
(12) Thực Huyết Quỷ (食血鬼, quỷ ăn máu), do vì sát sanh để ăn uống máu tanh mà không cho vợ con; nên bị thân quỷ này; nhờ có cúng tế thoa máu huyết mới được thọ hưởng.
(13) Thực Nhục Quỷ (食肉鬼, quỷ ăn thịt), do vì lấy thịt thân thể chúng sanh, cắt từng miếng nhỏ đem cân, mua bán dối trá; nên phải chịu quả báo này, nhiều lần dối trá, xấu xa, người khác nhìn thấy ghê tởm.
(14) Thực Hương Quỷ (食香鬼, quỷ ăn nhang), do vì bán loại nhang xấu, lại lấy giá mắc; nên chịu quả báo chỉ ăn khói nhang, sau cùng bị bần cùng, khốn khổ.
(15) Tật Hành Quỷ (疾行鬼, quỷ chạy nhanh), nếu có người phá giới mà vẫn mặc tăng phục, lừa gạt lấy tài của người khác để hứa giúp bệnh nhân, cuối cùng chẳng làm, đem tự dùng cho mình; nên bị quả báo này, thường ăn đồ bất tịnh, tự đốt cháy thân mình.
(16) Tứ Tiện Quỷ (伺便鬼, quỷ dòm rình đại tiểu tiện), do vì mưu mô, lường gạt lấy tài vật người khác mà không chịu tu tập phước nghiệp, mới chịu quả báo này; lông trên thân thường phát ra lửa, ăn khí lực bất tịnh của người để tồn tại.
(17) Hắc Ám Quỷ (黑闇鬼, quỷ tối đen), do dùng phương pháp gian xảo để lấy tài của, làm cho người khác phải bị giam cầm trong ngục tù, mắt không trông thấy, thường cất tiếng đau thương; nên bị đọa vào chỗ tối tăm, có rắn độc cùng khắp.
(18) Đại Lực Quỷ (大力鬼, quỷ có sức mạnh lớn), do trộm cắp vật của người khác, đem cho bạn ác mà không bố thí để tạo phước điền; nên chịu quả báo này, dù có sức mạnh thần thông, nhưng lại bị nhiều khổ não.
(19) Xí Nhiên Quỷ (熾然鬼, quỷ bốc cháy), do vì phá thành, cướp giựt, giết hại bá tánh; nên chịu quả báo này, than khóc kêu gào, khắp thân lửa bốc cháy; sau được làm người thì thường bị cướp giựt.
(20) Tứ Anh Nhi Tiện Quỷ (伺嬰兒便鬼, quỷ rình con nít đại tiểu tiện), do vì giết con nít, tâm sanh giận dữ; nên chịu quả báo này, thường rình dòm người đại tiểu tiện, có thể hại trẻ nít nhỏ.
(21) Dục Sắc Quỷ (欲色鬼, quỷ ham sắc dục), do vì thích dâm dục, có được của cải mà không bố thí để tạo phước điền; nên chịu quả báo này, thường du hành trong cõi người, cùng người giao du, giả làm yêu quái để cầu cúng tế được hưởng.
(22) Hải Chử Quỷ (海渚鬼, quỷ cồn biển), do khi đi ngoài đồng trống thấy người bịnh khổ, lường gạt lấy của người; nên sanh nơi cồn biển, chịu khổ nóng lạnh, gấp hơn mười lần người.
(23) Diêm La Vương Chấp Trượng Quỷ (閻羅王執杖鬼, quỷ cầm gậy cho vua Diêm La), do vì đời trước gần gủi quốc vương, đại thần chuyên làm việc hung ác; nên bị quả báo này, bị vua Diêm La sai khiến, làm quỷ cầm gậy.
(24) Thực Tiểu Nhi Quỷ (食小兒鬼, quỷ ăn thịt con nít), do vì dùng chú thuật để lường gạt, lấy tài sản của người, giết hại heo, dê, sau khi chết bị đọa vào địa ngục, thọ quả báo này, thường ăn thịt con nít.
(25) Thực Nhân Tinh Khí Quỷ (食人精氣鬼, quỷ ăn tinh khí người), do vì dối trá bạn thân, bảo rằng ta vì bảo hộ cho ngươi, khiến người dũng mãnh xông trận mà chết, cuối cùng lại chẳng cứu hộ; nên chịu quả báo này.
(26) La Sát Quỷ (羅剎鬼, quỷ la sát), do vì đời trước giết hại sinh mạng để làm tiệc đại hội; nên bị quả báo đói khát, lửa đốt cháy.
(27) Hỏa Thiêu Thực Quỷ (火燒食鬼, quỷ ăn lửa cháy), do vì tâm keo kiệt, ganh tỵ, che giấu, ưa ăn vật thực của chúng tăng, trước đọa vào địa ngục, rồi từ địa ngục ra, chịu quả báo làm con quỷ thân hình đốt cháy trong lò lửa.
(28) Bất Tịnh Hạng Mạch Quỷ (不淨巷陌鬼, quỷ ăn đồ bất tịnh nơi đường hẽm bờ ruộng), do vì đem đồ ăn bất tịnh cúng cho người tu hành Phạm hạnh, nên đọa làm quả báo như vậy, thường ăn đồ nhơ nhớp.
(29) Thực Phong Quỷ (食風鬼, quỷ ăn gió), do vì thấy người xuất gia đến khất thực, hứa mà không bố thí thức ăn; nên chịu quả báo này, thường bị bịnh đói khát, như cái khổ trong địa ngục.
(30) Thực Thán Quỷ (食炭鬼, quỷ ăn than), do làm chủ ngục hình, cấm không cho tội nhân ăn uống; nên chịu quả báo này, thường ăn than lửa.
(31) Thực Độc Quỷ (食毒鬼, quỷ ăn chất độc), do vì lấy thức ăn độc làm cho người khác mất mạng, nên đọa xuống địa ngục, sau đó trở ra làm quỷ, thường chịu đói khát, ăn lửa độc, làm cho đốt cháy thân hình.
(32) Khoáng Dã Quỷ (曠野鬼, quỷ đồng ruộng), do vì nơi đồng trống có ao hồ được đào lên để cấp nước cho người đi đường, có người thốt lời độc ác quyết phá, khiến cho mọi người chịu khát; nên bị quả báo như vậy, thường bị bịnh đói khát, lửa đốt cháy thân.
(33) Trủng Gian Thực Hôi Thổ Quỷ (塚間食灰土鬼, quỷ ăn đất tro giữa gò mã), do vì trộm lấy bông hoa cúng Phật đem bán lấy tiền kiếm sống; nên chịu quả báo này, thường ăn tro nóng nơi chỗ thiêu thây người chết.
(34) Thọ Hạ Trú Quỷ (樹下住鬼, quỷ sống dưới gốc cây), do vì thấy người trồng cây để đem bóng mát cho mọi người, nhưng lại ác tâm chặt gãy cây đó, lấy làm đồ dùng cho mình; nên đọa làm quỷ trong cây, thường phải chịu nóng lạnh bức bách.
(35) Giao Đạo Quỷ (交道鬼, quỷ nơi đường giao thông), do trộm cắp lương thực của người đi đường, vì ác nghiệp đó, thường bị cưa sắt cắt thân; nhờ có cúng tế nơi đường giao nhau, lấy thức ăn đó mà tự nuôi sống.
(36) Ma La Thân Quỷ (魔羅身鬼, quỷ thân Ma La), do vì làm việc tà đạo, không tin chánh pháp, nên đọa làm thân quỷ này, hay phá hoại thiện pháp của người.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.119.255.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập