Đối với người không nỗ lực hoàn thiện thì trải qua một năm chỉ già thêm một tuổi mà chẳng có gì khác hơn.Sưu tầm
Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Cho dù không ai có thể quay lại quá khứ để khởi sự khác hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể bắt đầu từ hôm nay để tạo ra một kết cuộc hoàn toàn mới. (Though no one can go back and make a brand new start, anyone can start from now and make a brand new ending. )Carl Bard
Cơ hội thành công thực sự nằm ở con người chứ không ở công việc. (The real opportunity for success lies within the person and not in the job. )Zig Ziglar
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hạnh phúc và sự thỏa mãn của con người cần phải phát xuất từ chính mình. Sẽ là một sai lầm nếu ta mong mỏi sự thỏa mãn cuối cùng đến từ tiền bạc hoặc máy điện toán.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Học vấn của một người là những gì còn lại sau khi đã quên đi những gì được học ở trường lớp. (Education is what remains after one has forgotten what one has learned in school.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Phạm âm »»
(寶篆): có hai nghĩa chính. (1) Chỉ cho dấu ấn của vua Nghiêu tương truyền do chim phụng hoàng trao; vì văn khắc trên con dấu như chữ Triện, nên có tên gọi như vậy. Về sau, từ này được dùng tượng trưng cho sách đồ lục (圖籙), tức sách mệnh của thiên thần ban cho. Như trong bài tựa của Càn Nguyên Điện Tụng (乾元殿頌) do Vương Bột (王勃, 649-675) nhà Đường sáng tác có đoạn: “Linh hào mật phát, bát phương chiêu Đại Hữu chi hòa; bảo triện tiềm khai, Lục Hợp khải Đồng Nhân chi hội (靈爻密發、八方昭大有之和、寶篆潛開、六合啟同人之會, quẻ Hào mật phát, tám phương bày Đại Hữu hài hòa; ấn bàu thầm khai, Lục Hợp mở Đồng Nhân tụ hội).” (2) Từ mỹ xưng của hương thơm, vì khi đốt, khói quyện tỏa hình dáng như chữ Triện. Như trong bài Ký Ngọc Sơn Thi (寄玉山詩) của Trần Cơ (陳基, 1314-1370) nhà Nguyên có câu: “Bảo triện phần hương lưu thùy áp, thải tiên hàng mặc tả lai cầm (寶篆焚香留睡鴨、綵箋行墨寫來禽, triện báu hương xông vịt ngái ngủ, giấy tiên mực vẽ chim bay về).” Hay trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển 1, phần Duyên Khởi Văn (緣起文), có đoạn: “Hương phần bảo triện, đằng ngũ sắc chi vân hà; chúc trán kim liên, xán nhất thiên chi tinh đẩu; pháp nhạc tấu vô sanh chi khúc, Phạm âm diễn tối thượng chi tông (香焚寶篆、騰五色之雲霞、燭綻金蓮、燦一天之星斗、法樂奏無生之曲、梵音演最上之宗, hương xông triện báu, vọt năm sắc ấy mây lành; nến gắn sen vàng, rực một trời muôn sao sáng; pháp nhạc tấu vô sanh điệu khúc, Phạm âm diễn tối thượng tông phong).”
(靈光): ánh sáng, hào quang linh hiển; mọi người đều có Phật tánh, linh thiêng chiếu tỏ, thanh tịnh không ô nhiễm, thường phóng ra ánh sáng soi rọi. Như trong Bách Trượng Hoài Hải Thiền Sư Ngữ Lục (百丈懷海禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1322) có đoạn: “Linh quang độc diệu, huýnh thoát căn trần, thể lộ chơn thường, bất cẩu văn tự, tâm tánh vô nhiễm, bổn tự viên thành, đản ly vọng duyên, tức như như Phật (靈光獨耀、迥脫根塵、體露眞常、不拘文字、心性無染、本自圓成、但離妄緣、卽如如佛, linh quang sáng tỏ, thoát xa căn trần, thể bày chơn thường, chẳng kẹt chữ nghĩa, tâm tánh không nhiễm, vốn tự viên thành, chỉ lìa giả duyên, là như như Phật).” Hay trong Thiền Tông Tụng Cổ Liên Châu Thông Tập (禪宗頌古聯珠通集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1295) quyển 35 cũng có đoạn: “Cổ điện vô Phật Phạm âm hà lai, mộng trung hoán tỉnh lâu các môn khai, linh quang nhất điểm tuyệt trần ai, diệu cổ đằng kim biến cửu cai (古殿無佛梵音何來、夢中喚省樓閣門開、靈光一點絕塵埃、耀古騰今遍九垓, cổ điện không Phật Phạm âm từ đâu, trong mộng chợt tỉnh lầu gác cửa bày, linh quang một điểm dứt bụi trần, sáng xưa chiếu nay biến khắp nơi).” Hoặc trong Tiêu Thích Kim Cang Kinh Khoa Nghi Hội Yếu Chú Giải (銷釋金剛經科儀會要註解, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 24, No. 467) quyển 7 lại có đoạn: “Nhất điểm linh quang tắc thái hư, dã phi Thiền giáo dã phi Nho, đả thành nhất phiến thùy nhân hội, cụ nhãn hoàn tha đại trượng phu (一點靈光塞太虛、也非禪敎也非儒、打成一片誰人會、具眼還他大丈夫, một điểm linh quang khắp hư không, chẳng phải Thiền giáo cũng chẳng Nho, đánh thành một mảnh ai hiểu được, thấy rõ hoàn ra đại trượng phu).”
(梵唄, Bonbai): từ gọi chung chỉ cho Thanh Minh (聲明). Phạn hay Phạm (梵) là tiếng gọi tắt của Phạn Ngữ (梵語), Phạm Âm (梵音), Phạm Thanh (梵聲), v.v. Bối (唄) là từ xuất hiện đơn độc trong Thập Tụng Luật (十誦律) và thỉnh thoảng cũng thấy xuất hiện một số từ ghép như Bối Nặc (唄匿), Bối Tụng (唄誦), Kinh Bối (經唄), v.v. Nó là từ âm tả tiếng Phạn, còn Bối Nặc được xem như là âm tả của từ pāṭha (đọc tụng). Theo gốc tiếng Sanskrit, Phạn Bối có nghĩa là tán ca, nhưng hiện tại nó ám chỉ cho Thanh Minh vốn bao gồm cả Hán Ngữ Tán cũng như Hòa Tán, v.v., hay nói rộng ra là âm nhạc theo nghi thức Phật Giáo nói chung. Tại Trung Quốc, theo bộ Pháp Hoa Huyền Tán (法華玄讚) quyển 4, truyền thuyết cho rằng nhân một ngày nọ Tào Thực (曹植, 192-232, tức Trần Tư Vương [陳思王] của nhà Ngụy thời Tam Quốc) leo lên đỉnh núi Ngư Sơn (魚山), bỗng nghe được âm điệu văng vẳng như tiếng tụng kinh truyền lại từ trong hang núi, nên lần đầu tiên ông chế ra Phạn Bối.
(圓通): biến mãn cùng khắp tất cả, dung thông vô ngại; tức chỉ cho lý của thật tướng chứng được nhờ trí tuệ vi diệu của bậc thánh. Do nhờ trí tuệ ngộ được chơn như, bản chất tồn tại của vị ấy tròn đầy cùng khắp, tác dụng tự tại; đó gọi là viên thông. Hơn nữa, lấy trí tuệ để thông đạt đạo lý hay thực tiễn của chơn như, cũng có thể gọi là viên thông. Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂首楞嚴經) quyển 5 cho rằng 25 vị Bồ Tát đều có đủ viên thông; có 25 loại viên thông như Sáu Trần, Sáu Căn, Sáu Thức, Bảy Đại, v.v. Ngoài ra, trong số 25 vị thánh của Hội Lăng Nghiêm, Quan Thế Âm được xem như là vị Bồ Tát có Nhĩ Căn Viên Thông bậc nhất; nên được gọi là Viên Thông Tôn (圓通尊), Viên Thông Đại Sĩ (圓通大士). Trong bài kệ xưng tán Bồ Tát Quan Thế Âm có câu: “Quan Âm Đại Sĩ, tất hiệu Viên Thông, Thập Nhị Đại Nguyện thệ hoằng thâm, khổ hải độ mê tân, cứu khổ tầm thanh, vô sát bất hiện thân (觀音大士、悉號圓通、十二大願誓弘深、苦海度迷津、救苦尋聲、無剎不現 身, Quan Âm Đại Sĩ, ấy hiện Viên Thông, Mười Hai Nguyện Lớn thệ rộng sâu, biển khổ độ quần mê, cứu khổ tìm thanh, không đâu chẳng hiện thân).” Hay như tại Viên Thông Điện (圓通殿) của Giang Tâm Tự (江心寺) ở Ôn Châu (溫州), Tỉnh Triết Giang (浙江省) có câu đối rằng: “Quán hạnh viên thông từ quán bi quán thanh tịnh quán, âm văn tự tại diệu âm Phạm âm hải triều âm (觀行圓通慈觀悲觀清淨觀、音聞自在妙音梵音海潮音, quán hạnh tròn suốt quán từ quán bi quán thanh tịnh, tiếng nghe tự tại tiếng mầu tiếng Phạm tiếng tự tại).” Hoặc như tại Quan Âm Tự (觀音寺), vùng Tân Đô (新都), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省) cũng có câu đối tương tợ như vậy: “Quán ngã quán nhân quán tự tại, (觀我觀人觀自在、大悲大願大圓通, quán ta quán người quán tự tại, đại bi đại nguyện đại viên thông).” Câu “nhân nhân ngộ Tự Tại chi âm, các cá nhập Viên Thông chi cảnh (人人悟自在之音、个个入圓通之境)” ở trên có nghĩa là mỗi người đều ngộ được âm thanh một cách tự tại vô ngại, và ai ai cũng được thể nhập vào cảnh giới tròn đầy thông suốt của chơn như.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.144.73 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập