Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp Cú (Kệ số 8)
Nay vui, đời sau vui, làm phước, hai đời vui.Kinh Pháp Cú (Kệ số 16)
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy làm một người biết chăm sóc tốt hạt giống yêu thương trong tâm hồn mình, và những hoa trái của lòng yêu thương sẽ mang lại cho bạn vô vàn niềm vui và hạnh phúc.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Niêm Cổ »»
(英靈): linh khí nổi bật, người có linh khí nổi bật ấy, linh hồn nhân vật xuất chúng; nguyên là âm linh (陰靈), tức là linh hồn của cõi âm. Như trong Chánh Tông Tâm Ấn Hậu Tục Liên Phương (正宗心印後續聯芳, CBETA No. 1617), phần Tăng Quả Diên (僧果延) có câu: “Thiếu Lâm nhất hoa ngũ diệp liên, thiệu chí như kim thị Quả Diên, anh linh hốt tỉnh thừa tư chỉ, bất ly đương xứ kiến Kỳ Viên (少林一花五葉蓮、紹至如今示果延、英靈忽省承斯旨、不離當處見祇園, Thiếu Lâm một hoa năm cánh sen, nối tiếp ngày nay đến Quả Diên, linh hồn chợt tỉnh vâng huyền chỉ, chẳng lìa chỗ ấy thấy Kỳ Viên).” Hay như trong Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集, CBETA No. 1296) quyển 13 cũng có câu: “Siêu quần tu thị anh linh hán, địch thắng hoàn tha sư tử nhi (超群須是英靈漢、敵勝還他獅子兒, siêu quần nên phải anh linh đấng, thắng địch trả về sư tử con).”
(北斗): nói đủ là Bắc Đẩu Thất Tinh (北斗七星), tức 7 ngôi sao có hình cái muỗng tụ lại ở phương Bắc, cách xa Bắc Cực khoảng 30 độ, gồm Thiên Xu (天樞), Thiên Tuyền (天璇), Thiên Ki (天璣), Thiên Quyền (天權), Ngọc Hành (玉衡), Khai Dương (開陽) và Dao Quang (瑤光). Trong Thiên Văn, chùm sao này được gọi là Đại Hùng Tinh (大熊星), tên tục là Tham Lang Tinh (貪狼星), Cự Môn Tinh (巨門星), Lộc Tồn Tinh (祿存星), Văn Khúc Tinh (文曲星), Liêm Trinh Tinh (廉貞星), Võ Khúc Tinh (武曲星), và Phá Quân Tinh (破軍星), v.v. Theo quan niệm cổ đại, Thiên Xu được xem như là Chánh Tinh, chủ về dương đức; Thiên Tuyền là Pháp Tinh, chủ về âm hình; Thiên Ky là Lịnh Tinh, chủ về phạt hại; Thiên Quyền là Phạt Tinh, chủ về thiên lý; Thiên hành là Sát Tinh, chủ cả trung ương và bốn phương; Khai Dương là Nguy Tinh, chủ thiên thực ngũ cốc; và Dao Quang là Bộ Tinh, chủ về binh lính. Tôn Tinh Vương Pháp, Bắc Đẩu Pháp, Bắc Đẩu Hộ Ma Pháp, v.v., của Mật Giáo đều là pháp cầu đảo chùm sao này. Ngoài ra, trong Thiền môn có câu “Bắc Đẩu lí tàng thân (北斗裏藏身, ẩn thân trong sao Bắc Đẩu)” muốn ám chỉ thần thông diệu dụng của Thiền sư, giống như ẩn thân trong sao Bắc Đẩu. Trong Vân Môn Khuôn Chơn Thiền Sư Quảng Lục (雲門匡眞禪師廣錄) có đoạn rằng: “Vấn: 'Như hà thị thấu pháp thân cú ?' Sư vân: 'Bắc Đẩu lí tàng thân' (問、如何是透法身句、師云、北斗裏藏身, Hỏi rằng: 'Thế nào là câu thấu triệt pháp thân ?' Sư đáp: 'Ẩn thân trong sao Bắc Đẩu').”
(白巖淨符, Hakugan Jōfu, ?-?): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Vị Trung (位中), pháp từ của Thạch Vũ Minh Phương (石雨明方), sống tại Bạch Nham (白巖), Tiền Đường (錢唐, Tỉnh Triết Giang) và khai đường thuyết pháp tại đây trong vòng 30 năm. Bản Pháp Môn Sừ Quĩ (法門鋤宄) do ông biên soạn vào năm thứ 6 (1667) niên hiệu Khang Hy (康熙) và bản Tổ Đăng Đại Thống (祖燈大統) được biên tập vào năm thứ 11 (1672) cùng niên hiệu trên là các tác phẩm đính chính những sai lầm về thuyết huyết thống chư tổ. Ngoài ra, ông còn có các tác phẩm khác như Nhân Thiên Nhãn Mục Khảo (人天眼目考) 1 quyển, Tụng Thạch Trích Châu (頌石摘珠) 1 quyển, Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集) 4 quyển. Pháp từ của ông có Hương Mộc Trí Đàn (香木智檀) là kiệt xuất nhất.
(碧巖錄, Hekiganroku): 10 quyển, trước tác do Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) biên tập lại bản Tụng Cổ Bách Tắc (頌古百則) mà Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯) đã từng thuyết giảng khắp nơi, được san hành vào năm thứ 4 (1300) niên hiệu Đại Đức (大德), gọi đủ là Phật Quả Viên Ngộ Thiền Sư Bích Nham Lục (佛果圜悟禪師碧巖錄, Bukkaengozenjihekiganroku) hay còn gọi là Bích Nham Tập (碧巖集, Hekiganshū). Tên bộ này phát xuất từ bức ngạch nơi Giáp Sơn Linh Tuyền Thiền Viện (夾山靈泉禪院) mà Khắc Cần đã từng trú trì. Mỗi tắc công án được hình thành bởi các phần như Thùy Thị (垂示, lời tựa), Bổn Tắc (本則, công án); Bình Xướng (評唱) đối với Bổn Tắc, Tụng Cổ (頌古) và Bình Xướng đối với Tụng Cổ. Bổn Tắc và Tụng Cổ thì thuộc về phần của Tuyết Đậu Trùng Hiển, vốn là người được xem như là vị tổ thứ 3 của Vân Môn Tông, các Tụng Cổ của ông rất phong phú về tính chất văn học có truyền thống, cho nên được rất nhiều người ưa chuộng. Việc Khắc Cần tiến hành giảng nghĩa bộ này cũng là nhằm đáp ứng trào lưu đương thời. Bản Tụng Cổ Bách Tắc của Tuyết Đậu Trùng Hiển vừa hàm chứa sự châm biếm, mà cũng thể hiện tràn đầy niềm yêu thương đối với các bậc Thiền sư ngày xưa. Viên Ngộ đã thêm vào đó những lời giáo giới cho hàng đệ tử mình cũng như những giai thoại trong lịch sử Thiền Tông mà người tu hành cần phải khắc cốt ghi tâm bằng các câu Thùy Thị và Bình Xướng. Đối ứng với Bổn Tắc và Tụng Cổ, Viên Ngộ đã thêm vào lời phê bình cay chua dưới hình thức gọi là Trước Ngữ, cho nên ba nhân vật là Thiền giả xuất hiện trong công án, cùng Tuyết Đậu và Viên Ngộ, vốn có các tánh khác nhau, đã được nối kết lại với nhau, và đây là tác phẩm rất hy hữu mang âm hưởng về mối quan hệ căng thẳng chồng chất lên nhau. Chính vì lẽ đó, khi tác phẩm này xuất hiện, đã được người đời tuyên truyền ngay lập tức, nhưng tương truyền đệ tử của Viên Ngộ là Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲) lại cho rằng nó có hại cho người tu hành nên ông cho tập trung tất cả ấn bản rồi đem đốt hết. Tuy nhiên, ảnh hưởng của tác phẩm này quá to lớn, một số tập công án khác có hình thức tương tợ như vậy lại thay nhau ra đời như Tùng Dung Lục (從容錄, năm 1224, Tụng Cổ của Hoằng Trí Chánh Giác [宏智正覺], bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú [萬松行秀]), Không Cốc Tập (空谷集, năm 1285, Tụng Cổ của Đầu Tử Nghĩa Thanh [投子義清], trước ngữ của Đơn Hà Tử Thuần [丹霞子淳], và bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân [林泉從倫]), Hư Đường Tập (虛堂集, Tụng Cổ của Đơn Hà Tử Thuần, bình xướng của Lâm Tuyền Tùng Luân), v.v. Thiền của Nhật Bản là sự di nhập của Thiền nhà Tống, cho nên Bích Nham Lục cũng được xem như là "thư tịch số một của tông môn", được đem ra nghiên cứu, giảng nghĩa, và từ thời Nam Bắc Triều trở đi thỉnh thoảng có khai bản ấn hành. Ngoài ra, Viên Ngộ Khắc Cần còn có trước tác Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục (佛果圜悟擊節錄, Niêm Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển, trước ngữ và bình xướng của Viên Ngộ Khắc Cần) và nó cũng được lưu hành rộng rãi. Còn Thỉnh Ích Lục (請益錄, năm 1230, Niêm Cổ của Hoàng Trí Chánh Giác, trước ngữ và bình xướng của Vạn Tùng Hành Tú) là bản mô phỏng theo tác phẩm Phật Quả Viên Ngộ Kích Tiết Lục này. Bản Bích Nham Lục hiện tồn là bản do Trương Minh Viễn (張明遠) nhà Thục san hành vào năm thứ 4 niên hiệu Đại Đức (大德), có khác với Tụng Cổ Bách Tắc về thứ tự của các tắc công án. Tại Nhật Bản, Bản Ngũ Sơn cũng là bản khắc lại nguyên hình bản của Trương Minh Viễn. Tuy nhiên, trong bản này có lời hậu tựa của Quan Vô Đảng (關無黨) ghi năm thứ 7 (1125) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), và lời tựa của Phổ Chiếu (普照) ghi năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), chúng ta biết được rằng trước đó đã có san hành rồi. Như trong lời hậu tựa của Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) có đoạn: “Ngu trung Trương Minh Viễn, ngẫu hoạch tả bản hậu sách, hựu hoạch Tuyết Đường san bản cập Thục bản, hiệu đính ngoa suyễn, san thành thử thư (嵎中張明遠、偶獲寫本後册、又獲雪堂刊本及蜀本、校訂訛舛、刊成此書, Trương Minh Viễn tình cờ có được quyển sau của tả bản trong hẽm núi, lại có thêm san bản của Tuyết Đường và bản nhà Thục, bèn hiệu đính những chỗ sai lầm, in thành sách này)” và san bản của Tuyết Đường Đạo Hạnh (雪堂道行) cũng nói lên vấn đề trên.
(高峰原妙禪師語錄, Kōhōgenmyōzenjigoroku): tức Cao Phong Đại Sư Ngữ Lục (高峰大師語錄, Kōhōdaishigoroku), 2 quyển, do Cao Phong Nguyên Diệu (高峰原妙) soạn, nhóm Vương Nhu (王柔) biên, san hành dưới thời nhà Nguyên, tái san hành vào năm thứ 27 (1599) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), là bộ Ngữ Lục của Nguyên Diệu―pháp từ của Tuyết Nham Tổ Khâm (雪巖祖欽). Tác phẩm này thâu lục những bài pháp ngữ thượng đường, dạy chúng, Niêm Cổ, tụng cổ, kệ tụng, các Phật sự nhỏ, các bài tán chư Phật tổ, bài tự tán, hành trạng, bài minh của tháp, v.v. Sau khi qua đời, môn nhân của Nguyên Diệu đã tiến hành biên tập và cho san hành; vào năm thứ 27 niên hiệu Vạn Lịch, Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏) có ghi thêm lời tựa cho nên bộ này lại được tái san hành. Về sau, nó được đưa vào Tục Tạng nhà Minh vào năm thứ 6 (1667) niên hiệu Khang Hy (康熙). Ngoài ra còn có bản san hành năm thứ 25 (1899) niên hiệu Quang Tự (光緒). Tại Nhật Bản, thư tịch này được san hành dưới thời đại Nam Bắc Triều, có bản năm thứ 3 (1657) niên hiệu Minh Lịch (明曆). Vào khoảng niên hiệu Nguyên Lộc (元祿), bộ này được san hành tại Cao Nguyên Tự (高源寺, Kōgen-ji) vùng Đơn Ba (丹波, Tamba, thuộc Hyōgo-ken).
(眞竭清了, Shinketsu Seiryō, 1088-1151): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, hiệu là Chơn Hiết (眞竭), xuất thân vùng Tả Tuyến An Xương (左線安昌, Tỉnh Tứ Xuyên), họ là Ung (雍). Năm lên 11 tuổi, ông xuất gia với Thanh Tuấn (清俊) ở Thánh Quả Tự (聖果寺) và học Kinh Pháp Hoa. Đến năm 18 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới, đến sống ở Đại Từ Tự (大慈寺) vùng Thành Đô (成都, Tỉnh Tứ Xuyên), học Kinh Viên Giác và Kinh Kim Cang. Sau đó, ông lên Nga Mi Sơn (峨嵋山), tham bái đức Phổ Hiền (普賢), và cuối cùng kế thừa dòng pháp của Tử Thuần (子淳) ở Đơn Hà Sơn (丹霞山, Tỉnh Hà Nam). Kế đến, ông lên Ngũ Đài Sơn (五台山), tham bái đức Văn Thù (文殊), và làm thị giả cho Trường Lô Tổ Chiếu (長蘆祖照). Vào năm thứ 3 (1121) niên hiệu Tuyên Hòa (宣和), Tổ Chiếu bị bệnh, nên thỉnh ông làm trú trì nơi đây. Vào tháng 6 năm thứ 2 (1128) niên hiệu Kiến Viêm (建炎), ông lui về ẩn cư, đến tháng 8 thì lên Bổ Đát Lạc Già Sơn (補怛洛迦山) lễ bái đức Quan Âm (觀音). Vào tháng 11 năm thứ 4 (1130) cùng niên hiệu trên, ông đến trú trì Tuyết Phong Tự (雪峰寺). Đến năm thứ 5 (1135) niên hiệu Thiệu Hưng (紹興), ông lại lui về ẩn cư, rồi vào tháng 7 năm sau, ông đến trú tại A Dục Vương Sơn Quảng Lợi Tự (阿育王山廣利寺) thuộc vùng Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang) và bắt đầu khai đường bố giáo tại đây. Hai năm sau đó (1137), cũng có lời thỉnh cầu ông đến Tương Sơn (蔣山) thuộc Phủ Kiến Khang (建康府, Tỉnh Giang Tô), nhưng ông cáo bệnh từ chối. Vào năm thứ 8 (1138) cùng niên hiệu trên, ông đến trú trì hai ngôi Long Tường Tự (龍翔寺) và Hưng Khánh Tự (興慶寺). Vào tháng 5 năm thứ 15 cũng niên hiệu trên, ông chuyển đến Năng Nhân Hưng Thánh Vạn Thọ Thiền Tự (能仁興聖萬壽禪寺). Rồi đến năm thứ 21 thì đến trú trì Sùng Tiên Hiển Hiếu Thiền Viện (崇先顯孝禪院) và khai mở đạo tràng thuyết pháp cho Từ Ninh Thái Hậu (慈寧太后). Vào tháng 10 cũng năm này (1151), ông thị tịch, hưởng thọ 64 tuổi đời và 45 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Ngộ Không Thiền Sư (悟空禪師). Môn nhân biên tập cuốn Trường Lô Liễu Hòa Thượng Kiếp Ngoại Lục (長蘆了和尚劫外錄) 1 quyển. Trước tác của ông có Tín Tâm Minh Niêm Cổ (信心銘拈古) 1 quyển.
(荻生徂徠, Ogyū Sorai, 1666-1728): Nho gia và là Tổ của Học Phái Cổ Văn Từ, sống vào khoảng giữa thời Giang Hộ; tên là Song Tùng (雙松); tự Mậu Khanh (茂卿); thông xưng là Vật Hữu Vệ Môn (惣右衛門); hiệu Tồ Lai (徂徠); xuất thân vùng Giang Hộ. Vì thân phụ ông, Phương Am (方庵)—thị y cho Quán Lâm Hầu (館林候, sau này là Tướng Quân Đức Xuyên Cương Cát [德川綱吉, Tokugawa Tsunayoshi]), đắc tội nên ông theo cha lên sống ở vùng Thượng Tổng (上總, Kazusa). Vào năm 1690 (Nguyên Lộc [元祿] 3), ông trở về lại Giang Hộ. Ông viết cuốn Dịch Văn Thuyền Đế (譯文筌蹄), nghiên cứu rất rõ ràng về cách đọc âm Kun của chữ Hán, nên thanh danh bắt đầu nổi dậy. Năm 1696 (Nguyên Lộc 9), ông phục vụ cho Liễu Trạch Cát Bảo (柳澤吉保), rồi cảm xúc trước thi văn của Lý Phàn Long Vương Thế Trinh (李攀龍王世貞) nhà Minh, ông chủ xướng ra Cổ Văn Từ Học (古文辭學). Khi Cương Cát qua đời và Cát Bảo lui về ẩn cư, ông rời khỏi Phiên và khai sáng trường dạy tư Gia Thục Huyên Viên (家塾萱園) tại Mao Trường Đinh (茅塲町, Kayaba-chō), Nhật Bản Kiều (日本橋, Nihonbashi); rồi hình thành nên một dòng phái là Huyên Viên Học Phái (萱園學派). Năm 1714 (Chánh Đức [正德] 4), ông cho san hành cuốn Huyên Viên Tùy Bút (萱園隨筆), phê phán Cổ Nghĩa Học Phái (古義學派) của Y Đằng Nhân Trai (伊藤仁齋) vốn lấy bộ Luận Ngữ (論語) làm trung tâm, và chủ trương Cổ Học kiểu mới, làm cơ sở lý giải chính xác Lục Kinh (六經) theo phương pháp của Cổ Văn Từ Học để làm sáng tỏ con đường của chư vị Thánh hiền xưa. Ông lấy hệ thống văn hóa đồ sộ của Trung Quốc cổ đại làm chỉ tiêu cho con đường của chư vị tiền vương, mà phê phán những ngôn thuyết của hàng Nho gia hậu thế. Biện Đạo (辨道), Biện Danh (辨名) là hai tác phẩm của ông, đã làm sáng tỏ khái niệm cơ bản về Đạo, Đức, Nhân, v.v., từ lập trường của ông. Hơn nữa, ông còn trước tác cuốn Luận Ngữ Trưng (論語徵) với lối chú thích độc đáo, rồi cống hiến bản Chính Đàm (政談) thể theo sự tư vấn của Tướng Quân Cát Tông. Chính ông đã tạo uy thế mạnh mẽ cho Huyên Viên Học Phái ở Giang Hộ, đối xứng với Cổ Nghĩa Học Phái ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có một số nhân vật kiệt xuất như Thái Tể Xuân Đài (太宰春台), Phục Bộ Nam Quách (服部南郭), Sơn Tỉnh Côn Luân (山井崑崙), An Đằng Đông Dã (安藤東野), v.v. Tư thế phục cổ của ông đã tạo ảnh hưởng lớn cho nền Quốc Học đương thời, và đương nhiên dẫn đến những phản bác về chủ thuyết của Tồ Lai. Bên cạnh các trước tác nêu trên, còn có một số tác phẩm khác của ông như Nam Lưu Biệt Chí (南留別志), v.v.
(嘉泰普燈錄, Kataifutōroku): 30 quyển, tổng mục có 3 quyển, do Lôi Am Chánh Thọ (雷庵正受) biên tập, san hành dưới thời nhà Tống. Lôi Am Chánh Thọ ở Báo Ân Quang Hiếu Tự (報恩光孝寺) thuộc Phủ Bình Giang (平江府) bắt đầu biên tập bộ này trong khoảng thời gian niên hiệu Gia Thái (嘉泰, 1201-1204) đời vua Ninh Tông nhà Nam Tống, hoàn thành vào năm thứ 4 (1204), đem dâng lên đức vua xem và được phép cho nhập vào Đại Tạng Kinh. Là bộ Đăng Sử Thiền Tông kế thừa bước chân của Cảnh Đức Truyền Đăng Lục (景德傳燈錄), Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄), Kiến Trung Tĩnh Quốc Tục Đăng Lục (建中靖國續燈錄) và bổ sung thêm cho các bộ sử thư đi trước, tác phẩm này đã thâu tập 17 đời môn hạ của Nam Nhạc (南岳) cho đến 16 đời môn hạ của Thanh Nguyên (青原). Lôi Am cho rằng xưa nay các bộ Truyền Đăng Sử chỉ thâu lục truyền ký, hành trạng của các vị tu sĩ, chứ không đề cập đến tầng lớp vương hầu, sĩ thứ, nữ lưu, ni chúng, v.v.; cho nên trong tác phẩm này từ đầu cho đến quyển 21 thì thuộc về tầng lớp xuất gia, từ quyển 22 trở đi được chia làm các phần như Thánh Quân (聖君), Hiền Thần (賢臣), Ứng Hóa Thánh Hiền (應化聖賢), Thập Di (拾遺), Chư Phương Quảng Ngữ (諸方廣語), Niêm Cổ (拈古), Tụng Cổ (頌古), Kệ Tán (偈贊), Tạp Trước (雜著), v.v., toàn bộ thánh hiền, thứ dân đều được thâu lục vào. Vì vậy nó có tên là Phổ Đăng Lục (普燈錄, Futōroku). Ngoài san bản nhà Tống ra, còn có khá nhiều dị bản như Bản Ngũ Sơn, v.v.
(和羅飯): từ gọi tắt của Bát Hòa La Phạn (缽和羅飯). Bát Hòa La (缽和羅、鉢和羅、盋和羅) là âm dịch của từ Phạn ngữ pravāraṇā (s.) và pavāraṇā (p.); còn có một số âm dịch khác như Bát Lợi Bà Thích Noa (鉢利婆刺拏), Bát Hòa Lan (缽和蘭、鉢和蘭); ý dịch là đầy đủ, vui vẻ, việc tùy ý, tùy theo ý của người khác mà tự thân mình nêu ra những sai phạm, Tự Tứ (自恣). Theo Sa Môn Huyền Ứng (玄應, ?-?), nhân vật sống dưới thời nhà Đường, đệ tử của Huyền Trang (玄奘, 602-664), tu sĩ của Đại Tổng Trì Tự (大總持寺) ở Trường An (長安), người biên soạn bộ Nhất Thiết Kinh Âm Nghĩa (一切經音義, 25 quyển), giải thích rằng sau An Cư là ngày Tự Tứ, tức nhằm vào Rằm tháng 7 (tại Việt Nam thường tổ chức vào ngày 16). Ngày này, món ăn cúng dường Tam Bảo được gọi là Hòa La Phạn, tức là món ăn Tự Tứ. Trong Vu Lan Bồn Kinh Tân Sớ (盂蘭盆經新疏, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 21, No. 377) giải thích rõ rằng: “Thọ Bát Hòa La Phạn giả, lân mẫn thí chủ, vô trước vô tham, mỹ thực ố thực, bất sanh tăng giảm, cố danh nhất tâm (受缽和羅飯者、憐愍施主、無著無貪、美食惡食、不生增減、故名一心, người thọ nhận cơm Tự Tứ, phải biết thương xót thí chủ, không chấp trước không tham lam, thức ăn ngon hay thức ăn dở, không sinh cũng không giảm, nên gọi là nhất tâm).” Trong Tông Môn Niêm Cổ Vị Tập (宗門拈古彙集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 66, No. 1296 q.37) quyển 37 có câu: “Trai thời nhất Bát Hòa La Phạn, Thiền đạo thị phi tổng bất tri (齋時一缽和羅飯、禪道是非總不知, khi ăn một bát cơm Tự Tứ, Thiền đạo đúng sai thảy không hay).” Hay trong bài Nữ Tử Xuất Định (女子出定) của Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 72, No. 1435) quyển 11 có đoạn: “Xuất định mạn vân đàn chỉ gian, không lao thần lực bất tương quan, nhi kim quán khiết Hòa La Phạn, nhất nhật tam xan bão tiện nhàn (出定謾云彈指間、空勞神力不相關、而今慣喫和羅飯、一日三餐飽便閒, xuất định dối cho [trong khoảng] khảy móng tay, nhọc gì thần lực liên quan đây, như nay quen ăn cơm Tự Tứ, ba bữa một ngày no ngũ say).”
(擊節錄, Gekisetsuroku): tức Viên Ngộ Kích Tiết Lục (圜悟擊節錄, Engogekisetsuroku), 2 quyển, do Thái Thuần Tông Cổ (太淳宗古) hiệu đính, san hành vào năm thứ 3 (1738) niên hiệu Nguyên Văn (元文). Nguyên bản là Tuyết Đậu Trùng Hiển Niêm Cổ Viên Ngộ Khắc Cần Kích Tiết (雪竇重顯拈古圜悟克勤節錄, Secchōjūkennenkoengokokugongekisetsu). Đây là tác phẩm Viên Ngộ Khắc Cần (圜悟克勤) thêm lời bình xướng, trước ngữ cho những Niêm Cổ của Tuyết Đậu Trùng Hiển (雪竇重顯). Bản san hành cũ (tức bản Minh Lịch) có khá nhiều sai nhầm, cho nên Thái Thuần Tông Cổ đã hiệu đính lại rất công phu, thêm vào lời tựa của Đại Thọ (大樹) và cho san hành. Thêm vào đó, Thái Thuần còn viết sách chú thích Kích Tiết Lục Dư Âm (擊節錄餘音) nữa.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.67.120 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập