Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Những người hay khuyên dạy, ngăn người khác làm ác, được người hiền kính yêu, bị kẻ ác không thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 77)
Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Cuộc sống là một sự liên kết nhiệm mầu mà chúng ta không bao giờ có thể tìm được hạnh phúc thật sự khi chưa nhận ra mối liên kết ấy.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Người trí dù khoảnh khắc kề cận bậc hiền minh, cũng hiểu ngay lý pháp, như lưỡi nếm vị canh.Kinh Pháp Cú - Kệ số 65
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Trì »»
(安然, Annen, 841-915?): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, húy là An Nhiên (安然), thông xưng là Ngũ Đại Viện A Xà Lê (五大院阿闍梨), Bí Mật Đại Sư (秘密大師); hiệu là Phước Tập Kim Cang (福集金剛), Chơn Như Kim Cang (眞如金剛); thụy hiệu là A Giác Đại Sư (阿覺大師); xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Hồi còn nhỏ, ông theo hầu Viên Nhân (圓仁, Ennin), rồi đến năm 859 thì thọ Bồ Tát giới với vị này. Sau khi Viên Nhân qua đời, ông theo hầu Biến Chiếu (遍照, Henjō) và chuyên tâm nghiên cứu về Mật Giáo cũng như Hiển Giáo. Năm 877, ông nhận được điệp phù cho sang nhà Đường cầu pháp, nhưng việc ông có lên thuyền đi hay không thì có nhiều thuyết khác nhau. Cùng năm đó, ông được trao truyền cho các sở học về Tất Đàm, Kim Cang Giới của Viên Nhân từ Đạo Hải (道海, Dōkai) và Trường Ý (長意, Chōi). Vào năm 984, ông lại được Biến Chiếu trao truyền cho Thai Tạng (胎藏) cũng như Kim Cang Giới Thọ Vị Quán Đảnh (金剛界授位灌頂), và trở thành Tam Bộ Đô Pháp Truyền Pháp Đại A Xà Lê (三部都法傳法大阿闍梨). Ông dựng nên Ngũ Đại Viện (五大院) ở trên Tỷ Duệ Sơn và sống ở đây chuyên tâm nghiên cứu cũng như trước tác, nên ông được gọi là bậc tiên đức của Ngũ Đại Viện. Trước tác của ông có Bắc Lãnh Giáo Thời Vấn Đáp Sao (北嶺敎時問答抄), Bồ Đề Tâm Nghĩa Lược Vấn Đáp Sao (菩提心義略問答抄), Phổ Thông Thọ Bồ Tát Giới Nghi Quảng Thích (普通授菩薩戒儀廣釋), Bát Gia Bí Lục (八家秘錄), Thai Kim Tô Đối Thọ Ký (胎金蘇對受記), Giáo Thời Tránh Luận (敎時諍論), v.v., tổng cọng hơn 100 bộ. Trong khi đó, theo truyền thuyết về An Nhiên thì đương thời cũng có một nhân vật cùng tên với ông, nhưng người đó đến giữa đời bần cùng đói mà chết. An Nhiên kế thừa Viên Nhân và Viên Trân (圓珍, Enchin), tuyên dương giáo chỉ Viên Mật Nhất Trí của Thiên Thai Tông Nhật Bản, lập nên Giáo Tướng Phán Thích (敎相判釋) của Ngũ Thời Ngũ Giáo (五時五敎) và làm cho Mật Giáo hưng long tột đỉnh.
(s: Kanakamuni-buddha, p: Konāgamana-buddha, 拘那含牟尼佛): âm dịch là Ca Na Ca Mâu Ni (迦那迦牟尼), Yết Nặc Ca Mâu Ni (羯諾迦牟尼), ý dịch là Kim Tiên Nhân (金仙人) Kim Sắc Tiên (金色仙), Kim Tịch (金寂), vị thứ 5 trong 7 vị Phật thời quá khứ, và vị thứ 2 trong ngàn vị Phật thời hiền kiếp. Trong Kinh Đại Bản (大本經) của Trường A Hàm (Dīgha-nikāya, 長阿含) bản tiếng Pāli và Hán dịch, cũng như các bản dị dịch của Thất Phật Kinh (七佛經), Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự Kinh (七佛父母姓字經), v.v., có nêu rõ lúc ngài ra đời, tên dòng họ, cha mẹ, nơi xuất thân, vợ con, thành đạo dưới gốc cây gì, thi giả, đệ tử đầu tiên là ai, v.v. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, hình như ngài được xem như là vị Phật có thật trong thời quá khứ, và hình như có ngôi tháp an trí kim thân xá lợi của ngài. Theo Đại Đường Tây Vức Ký (大唐西域記), quyển 6 của Huyền Trang (玄奘), ở vùng phụ cận của thành Xá Vệ (s: Śrāvastī, p: Sāvatthī, 舍衛城) có di chỉ thành đô nơi xuất thân của vị Phật này. Ở phía Bắc các tháp có tôn thờ di thân xá lợi của ngài, trước tháp có trụ đá với đầu sư tử phía trên và tương truyền trụ đá này do vua A Dục (s: Aśoka, p: Asoka, 阿育王) dựng nên. Trên thực tế trụ đá này được phát hiện vào năm 1895 tại địa phương Nigāri Sāgar thuộc phía Bắc vườn Lâm Tỳ Ni (s, p: Lumbinī, 藍毘尼). Chung quanh trụ đá ấy có những dòng chữ của vua A Dục ghi rằng: “Vào năm thứ 14 sau khi tức vị, Thiên Ái Hỷ Kiến Vương (vua A Dục) đã kiến lập them ngôi tháp của Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, đến năm thứ 20 sau khi tức vị, nhà vua tự thân hành đến cúng dường và cho dựng trụ đá”. Như vậy trụ đá có đầu hình con sư tử như Huyền Trang ghi trong trước tác của ông là hoàn toàn nhất trí.
(眞盛, Shinzei, Shinsei, 1443-1495): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh, tổ khai sáng Thiên Thai Chơn Thạnh Tông (天台眞盛宗), húy là Châu Năng (周能), Chơn Thạnh (眞盛), tên lúc nhỏ là Bảo Châu Hoàn (寳珠丸), thụy hiệu là Viên Giới Quốc Sư (圓戒國師), Từ Nhiếp Đại Sư (慈攝大師), xuất thân vùng Đại Ngưỡng (大仰), Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]), con của Tả Cận Úy Đằng Năng (左近尉藤能) ở Tiểu Tuyền (小泉). Năm 7 tuổi, ông đã vào tu ở Quang Minh Tự (光明寺) vùng Y Thế; đến năm 14 tuổi thì xuất gia với Thạnh Nguyên (盛源) ở chùa này và được đặt tên là Chơn Thạnh. Vào năm 1461, ông đến nhập môn tu học với Khánh Tú (慶秀) ở Tây Tháp của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi cấm túc trong núi suốt 20 năm để nghiên cứu về Chỉ Quán. Đến năm 1483, ông ẩn tu ở Thanh Long Tự (青龍寺) vùng Hắc Cốc (黑谷, Kurodani). Ông là người xác lập tông phong Giới Xưng Nhất Trí (戒稱一致) vốn xem trọng giới pháp và pháp môn Xưng Danh Niệm Phật trên cơ sở bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信, Genshin). Vào năm 1486, ông tái hưng Tây Giáo Tự (西敎寺)—cựu tích của Nguyên Tín—ở vùng Phản Bổn (坂本, Sakamoto), Cận Giang (近江, Ōmi). Sau đó, ông khai sáng đa số đạo tràng Niệm Phật Bất Đoạn ở các địa phương Cận Giang, Sơn Thành (山城, Yamashiro), Y Hạ (伊賀, Iga), Y Thế (伊勢, Ise), Việt Tiền (越前, Echizen), v.v. Năm 1492, ông truyền giới cho Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇), giảng thuyết về áo nghĩa niệm Phật và tận lực giáo hóa cho những nhà làm chính trị. Trước tác của ông để lại có Tấu Tấn Pháp Ngữ (奏進法語) 1 quyển, Niệm Phật Tam Muội Ngự Pháp Ngữ (念佛三昧御法語) 1 quyển, v.v.
(顧炎武, Ko Embu, 1613-1682): học giả sống đầu thời nhà Thanh, xuất thân Côn Sơn (崑山), Tỉnh Giang Tô (江蘇省), tự là Ninh Nhân (寧人), hiệu Đình Lâm (亭林). Vốn là người bác học, đa tài, nghiên tầm sâu xa các kinh thư và được xem như là vị tổ của Khảo Chứng Học (考証學). Sau khi nhà Minh diệt vong, ông được nhà Thanh trọng dụng; nhưng ông từ chối không chịu phục vụ cho cả hai triều đại. Trước tác của ông có Nhật Tri Lục (日知錄), Thiên Hạ Quận Quốc Lợi Bệnh Thư (天下郡國利病書), v.v.
(s: Kumārajīva, j: Kumarajū, 鳩摩羅什, 344-413, có thuyết cho là 350-409): âm dịch tiếng Phạn là Cứu Ma La Thập (究摩羅什), Cưu Ma La Thập Bà (鳩摩羅什婆), Cưu Ma La Đổ Bà (鳩摩羅耆婆), Cưu Ma La Thời Bà (鳩摩羅時婆), Câu Ma La Đổ Bà (拘摩羅耆婆), gọi tắt là La Thập (羅什), ý dịch là Đồng Thọ (童壽), còn gọi là La Thập Tam Tạng (羅什三藏). Ông người gốc nước Quy Tư (龜兹, thuộc vùng Sớ Lặc [疏勒], Tân Cương [新疆]), một trong 4 nhà dịch kinh vĩ đại của Trung Quốc. Cả cha mẹ ông đều tin thờ Phật. Cha là Cưu Ma La Viêm (鳩摩羅炎), gốc người Ấn Độ, từ bỏ ngôi vị Tể Tướng và xuất gia. Sau đó, ông đi du hóa khắp nơi, đến nước Quy Tư thuộc trung ương Châu Á, được quốc vương nước này kính mộ, rồi kết hôn với em gái nhà vua là Đổ Bà (耆婆) và sanh ra được một người con. Tên của Cưu Ma La Thập được hợp thành bởi tên cha (Cưu Ma La Viêm) và mẹ (Đổ Bà). Lúc nhỏ La Thập đã thông mẫn, năm lên 7 tuổi theo cha nhập đạo tu tập, rồi đi du học khắp xứ Thiên Trúc (天竺), tham cứu khắp các bậc tôn túc nổi tiếng đương thời, nghe rộng và ghi nhớ kỹ, nên tiếng tăm vang khắp. Sau đó ông trở về cố quốc, nhà vua trong nước tôn kính ông làm thầy. Vua Phù Kiên (符堅) nhà Tiền Tần (前秦) nghe đức độ của ông, bèn sai tướng Lữ Quang (呂光) đem binh đến rước ông. Lữ Quang chinh phạt miền Tây giành thắng lợi, rồi đến nghênh đón La Thập về kinh, nhưng giữa đường nghe Phù Kiên qua đời, bèn tự xưng vương ở Hà Tây (河西), do đó La Thập phải lưu lại Lương Châu (涼州) 16, 17 năm. Mãi cho đến khi Diêu Hưng (姚興) nhà Hậu Tần tấn công dẹp tan nhà họ Lữ, La Thập mới có thể đến Trường An (長安) được, tức là sau khi Đạo An (道安) qua đời 16 năm. Lúc bấy giờ là năm thứ 5 (401) niên hiệu Long An (隆安) nhà Đông Tấn. Diêu Hưng bái ông làm Quốc Sư, thỉnh ông đến trú tại Tiêu Dao Viên (逍遙園), cùng với Tăng Triệu (僧肇), Tăng Nghiêm (僧嚴) tiến hành công tác dịch kinh. Từ đó về sau, vào tháng 4 năm thứ 5 (403) niên hiệu Hoằng Thỉ (弘始) nhà Hậu Tần (後秦), La Thập bắt đầu dịch Trung Luận (中論), Bách Luận (百論), Thập Nhị Môn Luận (十二門論), Bát Nhã (般若), Pháp Hoa (法華), Đại Trí Độ Luận (大智度論), A Di Đà Kinh (阿彌陀經), Duy Ma Kinh (維摩經), Thập Tụng Luật (十頌律), v.v. Có nhiều thuyết khác nhau về số lượng kinh luận do ông phiên dịch. Xuất Tam Tạng Ký Tập (出三藏記集) cho là 35 bộ, 294 quyển. Khai Nguyên Thích Giáo Lục (開元釋敎錄) là 74 bộ, 384 quyển. Từ khi Phật Giáo được truyền vào Trung Hoa, số lượng kinh điển Hán dịch ngày càng tăng nhiều, tuy nhiên lối dịch phần nhiều không thông suốt, văn chương khó hiểu, chẳng nhất trí với nguyên bản. Riêng La Thập thì vốn thông hiểu nhiều ngôn ngữ ngoại quốc, cho nên nội dung phiên dịch của ông hoàn toàn khác xa với các dịch bản trước đây, văn thể tuy giản dị nhưng súc tích, rõ ràng. Suốt đời La Thập đã đem tất cả năng lực của mình để phiên dịch các kinh điển Đại Thừa thuộc hệ Bát Nhã, cùng với những luận thư của học phái Trung Quán thuộc hệ Long Thọ (龍樹), Đề Bà (提婆). Những kinh điển Hán dịch của ông có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự phát triển Phật Giáo ở Trung Hoa. Sau này Đạo Sanh (道生) truyền Trung Luận, Bách Luận và Thập Nhị Môn Luận về phương Nam, kinh qua Tăng Lãng (僧朗), Tăng Thuyên (僧詮), Pháp Lãng (法朗), cho đến Cát Tạng (吉藏) nhà Tùy thì hình thành hệ thống Tam Luận Tông, và thêm vào Đại Trí Độ Luận (大智度論) để thành lập học phái Tứ Luận. Ngoài ra, Kinh Pháp Hoa (法華經) do ông phiên dịch đã tạo nhân duyên cho Thiên Thai Tông ra đời; Thành Thật Luận (成實論) là điển tịch trọng yếu của Thành Thật Tông; A Di Đà Kinh (阿彌陀經) cũng như Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆沙論) là kinh luận sở y của Tịnh Độ Tông. Bên cạnh đó, Di Lặc Thành Phật Kinh (彌勒成佛經) giúp cho tín ngưỡng Di Lặc phát triển cao độ; Phạm Võng Kinh (梵綱經) ra đời làm cho toàn Trung Quốc được truyền Đại Thừa giới; Thập Tụng Luật (十頌律) trở thành tư liệu nghiên cứu quan trọng về Luật học. Môn hạ của La Thập có hơn 3.000 người, trong số đó những nhân vật kiệt xuất có Đạo Dung (道融), Tăng Duệ (僧叡), Tăng Triệu (僧肇), Đạo Sanh (道生), Đàm Ảnh (曇影), Huệ Quán (慧觀), Đạo Hằng (道恒), Đàm Tế (曇濟), Tăng Đạo (僧導), v.v. Ông được kính ngưỡng như là vị tổ của Tam Luận Tông. Vào năm thứ 9 (413, có thuyết cho là năm thứ 5 [409]) niên hiệu Nghĩa Hy (義熙), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi.
(久遠寺, Kuon-ji): ngôi chùa Tổng Bản Sơn trung tâm của Nhật Liên Tông, hiện tọa lạc tại số 3567 Minobu (身延), Minobu-chō (身延町), Minamikoma-gun (南巨摩郡), Yamanashi-ken (山梨縣); hiệu núi là Thân Diên Sơn (身延山), tên gọi chính thức là Thân Diên Sơn Diệu Pháp Hoa Viện Cửu Viễn Tự (身延山妙法華院久遠寺), tượng thờ chính là Thập Giới Mạn Trà La (十界曼荼羅). Đây là di tích quan trọng đánh dấu Nhật Liên (日蓮, Nichiren) đã từng lưu trú kể từ năm thứ 11 (1274) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), và cũng là nơi được biến thành tự viện với ngôi Miếu Đường làm trung tâm sau khi Nhật Liên qua đời vào năm thứ 5 (1282) niên hiệu Hoằng An (弘安). Tên chùa được thấy đầu tiên qua thư tịch ghi năm 1283 là Thân Diên Sơn Cửu Viễn Tự Phiên Trương (身延山久遠寺番帳). Về ngôi Miếu Đường, 6 người cao đệ chân truyền của Nhật Liên cùng với 12 người khác, tổng cọng là 18 người, thay phiên nhau mỗi người 1 tháng canh giữ; nhưng không bao lâu sau thì hủy bỏ quy định này. Vào khoảng năm 1284, 1285, Nhật Hưng (日興) trở thành người thường trú ở đây, và trong khoảng thời gian này có Nhật Hướng (日向) cũng cùng chung sức duy trì và phát triển Thánh địa này. Tuy nhiên, Nhật Hưng lại bất hòa với lãnh chúa Ba Mộc Tỉnh Thật Trường (波木井實長), tín đồ đắc lực từ thời Nhật Liên; cho nên vào năm đầu (1288) niên hiệu Chánh Ứng (正應), ông lui về vùng Phú Sĩ (富士, Fuji), Tuấn Hà (駿河, Suruga). Từ đó trở về sau, Nhật Hướng và môn lưu của ông kế thừa chùa này. Hệ thống của ông được gọi là Dòng Phái Nhật Hướng (日向門流), Dòng Phái Thân Diên (身延門流). Từ đó, Cửu Viễn Tự mở rộng giáo tuyến, và đôi khi chùa mang đậm sắc thái là ngôi tự viện của chính dòng họ Ba Mộc Tỉnh. Trong khoảng thời gian 10 năm từ năm đầu (1466) niên hiệu Văn Chánh (文正) cho đến năm thứ 7 (1475) niên hiệu Văn Minh (文明), Nhật Triêu (日朝), vị Quán Thủ đời thứ 11 của chùa, đã di chuyển ngôi đường vũ cũng như các kiến trúc khác ở Tây Cốc (西谷) đến vị trí hiện tại; đồng thời ông cũng quy định ra những hành sự trong năm, đặt ra cơ quan điều hành các lễ hội hàng tháng và mở rộng giáo hóa. Cửu Viễn Tự thời Trung Đại chủ yếu lấy vùng Giáp Phỉ (甲斐, Kai), Tuấn Hà (駿河, Suruga) làm cứ điểm hoạt động. Tướng Quân Võ Điền Tình Tín (武田晴信, Takeda Harunobu, tức Tín Huyền [信玄, Shingen]) của Giáp Phỉ tiến hành cầu nguyện ở Cửu Viễn Tự cho vận thế của dòng họ Võ Điền (武田, Takeda) được dài lâu; đồng thời bảo chứng cho quyền trú trì của chùa. Bên cạnh đó, trung thần của ông là Huyệt Sơn Tín Quân (穴山信君) cũng dốc toàn lực bảo trợ cho chùa. Sau khi dòng họ Võ Điền qua đời, Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu) lên thay thế nắm chính quyền vùng Giáp Phỉ, cũng tiếp tục bảo hộ cho chùa, rồi vào năm thứ 16 niên hiệu (1588) niên hiệu Thiên Chánh (天正), ông quy định miễn trừ các lao dịch cho chùa và bảo chứng quyền trú trì ở đây. Về sau, qua các đời chùa được ban cho như quy định cũ. Đến đầu thời Cận Đại, từ vụ đàn áp Phái Không Nhận Không Cho vốn phát sinh qua cuộc tựu nhiệm trú trì Quán Thủ chùa cho Nhật Càn (日乾), Nhật Viễn (日遠) của Bổn Mãn Tự (本滿寺) ở Tokyo, nơi đây trở thành chủ tọa cho giáo đoàn Nhật Liên trên toàn quốc. Trong bản Pháp Hoa Tông Chư Tự Mục Lục (法華宗諸寺目錄) được hình thành năm thứ 10 (1633) niên hiệu Khoan Vĩnh (寛永), những chùa con trực thuộc Cửu Viễn Tự có 412 cơ sở; và chùa còn gián tiếp quản lý 1.519 ngôi chùa con khác nữa. Mặt khác, theo sự tăng dần số lượng người đến tham bái từ cuối thời Trung Đại trở đi, những ngôi viện con xuất hiện. Trú trì cũng như tăng chúng của các viện con thì phục vụ trực tiếp cho viện chính, cùng nhau tham gia điều hành chùa; cho nên Cửu Viễn Tự là một phức hợp thể của viện chính và các viện con. Vị trú trì đời thứ 31 của chùa là Nhật Thoát (日脫) cũng như trú trì đời thứ 32 là Nhật Tỉnh (日省) đều được cho phép đắp Tử Y. Vào năm thứ 3 (1706) niên hiệu Bảo Vĩnh (寶永), dưới thời vị trú trì thứ 33 là Nhật Hanh (日亨), từ đó về sau lịch đại chư vị trú trì đều được phép mang Tử Y. Cũng vào thời này, nhờ sự cúng dường của các nhà Đại Danh cũng như hàng cung thất của họ, nhiều kiến trúc đường xá của chùa được tạo dựng; nhưng chùa lại bị mấy lần hỏa tai vào những năm thứ 4 (1821), thứ 7 (1824), thứ 12 (1829) niên hiệu Văn Chính (文政). Trãi qua các niên hiệu Thiên Bảo (天保), Gia Vĩnh (嘉永), già lam lại được phục hưng; song đến năm thứ 8 (1875) thời Minh Trị (明治), chùa lần nữa bị hỏa tai và hơn phần nữa già lam bị cháy rụi. Sau mấy lần trùng tu, hiện tại chùa có một quần thể kiến trúc rộng lớn với rất nhiều ngôi đường xá như Tổng Môn (總門), Tam Môn (三門), Bổn Đường (本堂, Chánh Điện) tôn trí bức Mạn Trà La do chính tay Nhật Liên vẽ; Ngũ Trùng Tháp (五重塔, tháp 5 tầng); Thê Thần Các Tổ Sư Đường (棲神閣祖師堂) an trí tượng Nhật Liên; Thích Ca Điện (釋迦殿); Ngự Chơn Cốt Đường (御眞骨堂) an trí hài cốt của Nhật Liên; Khai Cơ Đường (開基堂) tôn thờ Ba Mộc Tỉnh Thật Trường, v.v.
(s: Mahāvairocana, Vairocana, 大日如來): âm dịch là Ma Ha Tỳ Lô Giá Na (摩訶毘盧遮那), dịch là Đại Biến Chiếu Như Lai (大遍照如來), Biến Chiếu Như Lai (遍[徧]照如來). Về danh nghĩa, ma ha (摩訶) có nghĩa là to lớn, nhiều, hơn cả. Tỳ (毘) là phổ biến, quảng bác, rộng rãi, cao hiển. Lô giá na (盧遮那) là quang minh, sáng tỏa, mỹ lệ. Cho nên Ma Ha Tỳ Lô Giá Na còn có các tên gọi khác nhau như Tối Cao Hiển Quảng Minh Nhãn Tạng Như Lai (最高顯廣明眼藏如來, Kim Cang Đảnh Nghĩa Quyết [金剛頂義決], Bất Không [s: Amoghavajra, 不空] soạn, Taishō No. 39), Vô Lượng Vô Biên Cứu Cánh Như Lai (無量無邊究竟如來, Lý Thú Kinh [理趣經], Kim Cang Trí [s: Vajrabodhi, 金剛智] dịch, Taishō No. 8), Quảng Bác Thân Như Lai (廣博身如來, Thí Chư Ngạ Quỷ Pháp [施諸餓鬼法], Bất Không dịch, Taishō No. 21), Nhất Thiết Pháp Tự Tại Mâu Ni (一切法自在牟尼, Đại Nhật Kinh Sớ [大日經疏] 18, Nhất Hành [一行, 683-727] ghi, 20 quyển, Taishō No. 39), v.v. Đây là đấng giáo chủ bổn tôn trung tâm tuyệt đối của Mật Giáo, được xem như thể hiện toàn bộ chân lý của vũ trụ. Trong Đại Nhật Kinh Sớ giải thích rằng ánh sáng trí tuệ của Ngài trừ tối tăm, tỏa sáng khắp tất cả, là ánh sáng lớn không thể nào so sánh với thần mặt trời có phân biệt ngày đêm, phương hướng, tỏa chiếu khắp hết thảy mọi nơi, hoạt động từ bi của Ngài liên tục, vĩnh viễn bất diệt; vì vậy mới thêm vào chữ “đại (s: mahā, 大)” để thể hiện sự hơn hẳn, vượt trội lên tất cả. Đấng Đại Nhật Như Lai như vậy lấy thật tướng của vũ trụ làm Pháp Thân, hết thảy chư Phật, Bồ Tát đều xuất sanh từ đức Phật này, và tất cả mọi chuyển động đều là hiển hiện cái đức của đấng Như Lai này. Đại Nhật Kinh (s: Mahāvairocanābhisaṃbodhi-vikurvitādhiṣṭhāna-vaipulya-sūtrendra-rāja nāma dharmaparyāya, 大日經) cũng như Kim Cang Đảnh Kinh (s: Sarvatathāgatatattvasaṃgrahanāmamahāyāna-sūtra, 金剛頂經) là những kinh điển thuyết về cách thức hiển hiện các đức ấy trong mối quan hệ với rất nhiều đấng bổn tôn khác; đồ hình thể hiện Ngài là hai bộ Mạn Trà La của Thai Tạng Giới (胎藏界) và Kim Cang Giới (金剛界). Mật hiệu của Ngài là Biến Chiếu Như Lai. Về hình tượng, với tính cách là đấng Như Lai nhưng hình là Bồ Tát. (1) Kim Cang Giới Đại Nhật (金剛界大日): hình tháp, chủng tử là vaṃ, āḥ, oṃ; là đấng trung tôn của 8 hội, ngoài Lý Thú Hội (理趣會) vốn lấy Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵) làm đấng chủ tôn trong 9 hội, thuyết về kinh điển của hệ Kim Cang Đảnh Kinh. Trong quyển 3 của Kim Cang Đảnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (金剛頂瑜伽中略出念誦經, 4 quyển, Kim Cang Trí dịch, Taishō No. 18) có dạy rằng nên nghĩ tưởng đức Tỳ Lô Giá Na Phật, Ngài ngồi ngay trung ương của đàn, ngồi kiết già với oai đức lớn, sắc trắng như con thiên nga, hình như mặt trăng trong lành, hết thảy tướng hảo đều tròn đầy; trên đầu Ngài đội mũ báu, tóc rũ xuống, áo trời bằng tơ mỏng nhẹ buông trên vai. Trong quyển Trung của Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Kinh (諸佛境界攝眞實經, 3 quyển, Bát Nhã [般若] dịch, Taishō No. 18) cũng có giải thích rằng trên đảnh đầu Ngài có mũ 5 thứ báu, trong mũ báu có 5 vị Hóa Phật ngồi kiết già; quán như vậy xong rồi, hãy bắt Kiên Lao Kim Cang Quyền Ấn (堅牢金剛拳印), Bồ Đề Dẫn Đạo Đệ Nhất Trí Ấn (菩提引導第一智印); nhờ gia trì ấn này mà có thể thọ ký quyết định chắc chắn chứng đắc vô thượng Bồ Đề. (2) Thai Tạng Giới Đại Nhật (胎藏界大日): hình Ngũ Luân Tháp (五輪塔) không có trang sức, chủng tử āḥ, a, khaṃ, ma; là đấng chủ tôn trung tâm của Trung Đài Bát Diệp Viện (中台八葉院), được thuyết trong hệ Đại Nhật Kinh; trong quyển 1 của Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì Kinh (大毘盧遮那成佛神變加持經, 7 quyển, gọi tắt là Đại Nhật Kinh, Taishō No. 18, Thiện Vô Úy [善無畏, 637-765] và Nhất Hành [一行, 683-727] cọng dịch) có đoạn rằng đấng Đại Nhật Thắng Tôn xuất hiện, sắc vàng ròng rực rỡ, trên đầu đội mũ búi tóc; có ánh sáng cứu thế viên mãn, xa lìa nhiệt não, trú trong Tam Muội. Trong Đại Nhật Kinh Sớ quyển 4 cũng giải thích thêm rằng Ngài lấy chữ A để chuyển thành thân của Đại Nhật Như Lai, giống như sắc màu vàng kim của Diêm Phù Đàn Tử Ma (閻浮檀紫摩), như tượng Bồ Tát, khắp thân phóng đủ loại hào quang. Ấn tướng của Ngài là Pháp Giới Định Ấn (法界定印) nhằm thuyết về sự xa lìa nhiệt não và trú trong Tam Muội. (3) Tứ Diện Đại Nhật (四面大日): trong Lược Xuất Niệm Tụng Kinh (中略出念誦經) quyển 1 có giải thích rằng từ ý nghĩa hiển đắc Tứ Trí của Như Lai nội chứng, đức Phật này thể hiện không y cứ vào phương diện nào cả. Đấng bổn tôn chính của Tháp Du Kỳ (瑜祇塔) trên Cao Dã Sơn cũng dựa trên cơ sở của đấng Tứ Diện Đại Nhật. Tại Nhật Bản, hiện tồn rất nhiều tôn tượng bằng tranh cũng như gỗ khắc của đức Đại Nhật Như Lai này.
(讀禮): có hai nghĩa chính:
(1) Học tập lễ tiết. Như trong Tuân Tử (荀子), phần Khuyến Học (勸學) có câu: “Thỉ hồ tụng kinh, chung hồ độc lễ (始乎誦經、終乎讀禮, trước hết là tụng kinh, sau cùng học lễ tiết).” Hay trong Hạc Lâm Ngọc Lộ (鶴林玉露) quyển 5 của La Đại Kinh (羅大經, 1196-1242) nhà Tống có đoạn: “Nhi học hiệu chi sở giảng, phùng dịch chi sở đàm, kỉ hữu nhược đồ nhi chi lễ Phật, xướng gia chi độc lễ giả, thị khả thán dã (而學校之所講、逢掖之所談、幾有若屠兒之禮佛、娼家之讀禮者、是可嘆也, vậy trường học được giảng, Nho học được luận bàn, có mấy kẻ đồ tể đến lễ Phật, bao nhà điếm học lễ nghi, thật đáng buồn thay).”
(2) Người xưa trong thời gian cư tang tại nhà, thường đọc những thư tịch lễ nghi liên quan đến việc Tang Tế, vì vậy cư tang còn được gọi là độc lễ. Như trong Lễ Ký (禮記), phần Khúc Lễ (曲禮) có giải thích rằng: “Cư tang vị táng, độc tang lễ; ký táng, độc tế lễ (居喪未葬、讀喪禮、既葬、讀祭禮, thời gian cư tang chưa an táng thì đọc sách Tang Lễ, đã an táng rồi thì đọc sách Tế Lễ).” Sau này có vài tác phẩm liên quan đến độc lễ như Độc Lễ Nhật Tri (讀禮日知), 2 quyển, do Kim Chiết (金淛, ?-?) nhà Minh soạn; hay Độc Lễ Thông Khảo (讀禮通考), 120 quyển, của Từ Càn Học (徐乾學, 1631-1694) nhà Thanh, v.v. Trong Tam Giáo Bình Tâm Luận (三敎平心論, Taishō Vol. 52, No. 2117) quyển Thượng có câu: “Tăng can triều hiến, Ni phạm tục hình, thí tụng Luật nhi xuyên du, như độc lễ nhi kiêu cứ (僧干朝憲、尼犯俗刑、譬誦律而穿窬、如讀禮而憍倨, Tăng làm sai hiến pháp triều đình, Ni thì vi phạm hình phạt thế tục, giống như tụng Luật mà đào tường (trộm cắp), đọc lễ nghi mà kiêu ngạo).”
(s, p: yoga, 瑜伽): ý dịch là tương ứng, tương ưng; nương vào phương pháp điều tức (hô hấp), v.v., tập trung tâm niệm ở một điểm; tu chủ yếu pháp Chỉ Quán (止觀), cùng nhất trí với lý tương ưng. Đối với Mật Giáo, rất thịnh hành thuyết gọi là Tam Mật Du Già Tương Ưng (三密瑜伽相應), hay Tam Mật Tương Ưng (三密相應). Hành giả thực hành pháp quán hạnh Du Già này, được gọi là Du Già sư (瑜伽師). Bộ Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論) thuyết về 17 cảnh địa, từ Ngũ Thức Thân Tương Ưng Địa (五識身相應地) cho đến Vô Dư Y Địa (無餘依地). Học phái hành trì theo luận thư này được gọi là Du Già Phái (瑜伽派). Riêng về phía ngoại đạo, cũng có những nhà ngoại đạo Du Già. Tam Muội (s, p: samādhi, 三昧), Thiền Định (s: dhyāna, p: jhāna, 禪定) là những pháp thực hành Du Già. Theo Thành Duy Thức Luận Thuật Ký (成唯識論述記, Taishō Vol. 43, No. 1830) quyển 2, nghĩa của tương ưng có 5: (1) Tương ưng với cảnh, nghĩa là tự tánh không sai tất cả pháp. (2) Tương ưng với hành, nghĩa là tương ưng với định, tuệ, v.v. (3) Tương ưng với lý, là lý của Nhị Đế (二諦) về an lập hay không an lập, v.v. (4) Tương ưng với quả, nghĩa là có thể chứng đắc quả vô thượng Bồ Đề. (5) Tương ưng với cơ, nghĩa là đã được quả tròn đầy, lợi sanh cứu vật, tùy cơ duyên mà cảm ứng, thuốc và bệnh tương ứng với nhau. Trong 5 nghĩa nêu trên, Hiển Giáo phần nhiều lấy nghĩa tương ưng với lý. Trong bản Tu Thiết Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修設瑜伽集要施食壇儀, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1081) có định nghĩa rõ rằng: “Phạn ngữ Du Già, Hoa ngôn tương ưng, vị Tam Nghiệp đồng thời, nhi bất tiên hậu, cọng duyên nhất cảnh dã; thủ kết ấn thời, khẩu tất tụng chú, ý tất tác quán, Tam Nghiệp tề thí, vô hữu tham sai, thỉ danh tương ưng (梵語瑜伽、華言相應、謂三業同時、而不先後、共緣一境也、手結印時、口必誦咒、意必作觀、三業齊施、無有參差、始名相應, tiếng Phạn Du Già, Tàu gọi là tương ưng, tức Ba Nghiệp đồng thời, mà không trước sau, duyên chung vào một cảnh vậy; khi tay bắt ấn, miệng phải tụng chú, ý phải quán tưởng; Ba Nghiệp cùng thí, không có sai khác, mới gọi là tương ưng).” Bên cạnh đó, trong lời tựa đầu của Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽集要施食儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1080) có giải thích rằng: “Du Già pháp môn, giai tùng Phạn thư tự chủng khởi quán, xuất sanh nhất thiết quảng đại thần biến, phổ lợi hữu tình (瑜伽法門、皆從梵書字種起觀、出生一切廣大神變、普利有情, pháp môn Du Già, đều từ sách loại chữ Phạn mà bắt đầu quán, sinh ra hết thảy thần biến to lớn, lợi khắp chúng hữu tình).” Cũng điển tịch này có đoạn rằng: “Cẩn y Du Già giáo, kiến trí khải pháp diên, phổ thí chư hữu tình, giai cộng thành Phật đạo (謹依瑜伽敎、建置啟法筵、普施諸有情、皆共成佛道, kính theo Du Già giáo, thiết lập bày pháp diên, thí khắp các hữu tình, đều cọng thành Phật đạo).” Hiện tại trong hầu hết các tự viện Phật Giáo Việt Nam đều dùng nghi thức Du Già Thí Thực để tiến cúng các âm linh cô hồn thông qua Đàn Tràng Chẩn Tế hay Thủy Lục Pháp Hội. Nghi thức này được thâu lục rất đầy đủ trong bộ Trung Khoa Du Già Tập Yếu (中科瑜伽集要) hay Đại Khoa Du Già Tập Yếu (大科瑜伽集要). Tất cả những bản này đều dựa theo bản Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ do Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615), Tổ thứ 8 của Tịnh Độ Tông Trung Quốc soạn; bản lời tựa ghi dòng chữ: “Thời Vạn Lịch tam thập tứ niên, tuế thứ Bính Ngọ trọng Hạ vọng nhật Vân Thê Châu Hoằng cẩn chí (時萬歷三十四年、歲次丙午仲夏望日雲棲袾宏謹識, lúc bấy giờ niên hiệu Vạn Lịch thứ 34 [1606], ngày rằm tháng 5 năm Bính Ngọ, Vân Thê Châu Hoằng kính ghi).” Bản hiện hành thông dụng nhất tại Huế là Chánh Khắc Trung Khoa Du Già Tập Yếu (正刻中科瑜伽集要), tàng bản tại Sắc Tứ Báo Quốc Tự (勅賜報國寺), được khắc vào mùa Đông năm Mậu Tý (1888) thời vua Đồng Khánh (同慶, tại vị 1885-1889), do Đại Lão Hòa Thượng Hải Thuận Lương Duyên (海順良緣, 1806-1892), Tăng Cang Chùa Diệu Đế (妙諦寺), chứng minh.
(德川齊昭, Tokugawa Nariaki, 1800-1860): nhà Đại Danh sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ, Phiên chủ đời thứ 9 của Phiên Thủy Hộ (水戸藩, Mito-han), thân phụ của Đức Xuyên Khánh Hỷ (德川慶喜, Tokugawa Yoshinobu), Tướng Quân đời thứ 15 (cuối cùng) của chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ. Thân sinh ông là Đức Xuyên Trị Kỷ (德川治紀, Tokugawa Harutoshi), thân mẫu là Anh Tưởng Viện (英想院); tên lúc nhỏ là Hổ Tam Lang (虎三郎), Kính Tam Lang (敬三郎); thụy hiệu là Liệt Công (烈公); tự Tử Tín (子信); hiệu là Cảnh Sơn (景山), Tiềm Long Các (潛龍閣); thần hiệu là Áp Kiến Nam Quốc Chi Ngự Thuẫn Mạng (押健男國之御楯命), Nại Lí An Kỷ Lương Chi Mạng (奈里安紀良之命). Năm 1829 (Văn Chính [文政] 12), ông làm Phiên chủ, trọng dụng nhóm Đằng Điền Đông Hồ (藤田東湖, Fujita Tōko) và tiến hành cải cách chính trị của Phiên. Nhờ có khuyến khích nhân dân dự trữ thóc lúa, nên dân chính an định; rồi ông cho thiết lập Hoằng Đạo Quán (弘道館), xúc tiến cải cách quân sự theo kiểu phương Tây và tăng cường phòng thủ bờ biển. Tuy nhiên, do vì cưỡng chế nộp Hồng Chung để đúc đại pháo, cọng thêm chính sách bài Phật quá khích cực đoan của ông dựa trên tư tưởng gọi là Thần Nho Nhất Trí (神儒一致), vào năm 1844 (Hoằng Hóa [弘化] nguyên niên), ông bị chính quyền Mạc Phủ hạ mệnh bắt phải lui về ẩn cư. Chính trong khoảng thời gian này, thỉnh thoảng ông cũng có dâng thư đề đạt ý kiến trình lên chính quyền như Mậu Tuất Phong Sự (戊戌封事, 1838), nói về tính tất yếu cần phải cải cách nền chính trị của chính quyền Mạc Phủ; hay như trạng thư nói về việc tăng cường đề phòng hải vức cũng như vấn đề thuyền của ngoại quốc xem thường luật lịnh của chính quyền, v.v. Sau khi thuyền của Peri đến Nhật, vào tháng 7 năm 1853 (Gia Vĩnh [嘉永] 6), ông được tham dự bàn việc quân chính với quan Lão Trung A Bộ Chánh Hoằng (阿部正弘); nhưng đến tháng 7 năm 1857 (An Chính [安政] 4), ông từ chức. Đến cuối đời, ông bị xử lý buộc phải cấm túc, không được ra ngoài và qua đời tại Thủy Hộ. Ông từng làm các chức quan như Tùng Tam Vị (從三位), Tả Cận Vệ Quyền Trung Tướng (左近衛權中將) kiêm Tả Vệ Môn Thúc Tham Nghị (左衛門督參議), Quyền Trung Nạp Ngôn (權中納言); và sau được truy tặng chức Tùng Nhị Vị (從二位), Quyền Đại Nạp Ngôn (權大納言), Tùng Nhất Vị (從一位), Chánh Nhất Vị (正一位).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.158.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập