Nếu bạn muốn những gì tốt đẹp nhất từ cuộc đời, hãy cống hiến cho đời những gì tốt đẹp nhất. (If you want the best the world has to offer, offer the world your best.)Neale Donald Walsch
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Nhà lợp không kín ắt bị mưa dột. Tâm không thường tu tập ắt bị tham dục xâm chiếm.Kinh Pháp cú (Kệ số 13)
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Hãy lắng nghe trước khi nói. Hãy suy ngẫm trước khi viết. Hãy kiếm tiền trước khi tiêu pha. Hãy dành dụm trước khi nghỉ hưu. Hãy khảo sát trước khi đầu tư. Hãy chờ đợi trước khi phê phán. Hãy tha thứ trước khi cầu nguyện. Hãy cố gắng trước khi bỏ cuộc. Và hãy cho đi trước khi từ giã cuộc đời này. (Before you speak, listen. Before you write, think. Before you spend, earn. Before you retire, save. Before you invest, investigate. Before you critisize, wait. Before you pray, forgive. Before you quit, try. Before you die, give. )Sưu tầm
Hãy lặng lẽ quan sát những tư tưởng và hành xử của bạn. Bạn sâu lắng hơn cái tâm thức đang suy nghĩ, bạn là sự tĩnh lặng sâu lắng hơn những ồn náo của tâm thức ấy. Bạn là tình thương và niềm vui còn chìm khuất dưới những nỗi đau. (Be the silent watcher of your thoughts and behavior. You are beneath the thinkers. You are the stillness beneath the mental noise. You are the love and joy beneath the pain.)Eckhart Tolle
Sự ngu ngốc có nghĩa là luôn lặp lại những việc làm như cũ nhưng lại chờ đợi những kết quả khác hơn. (Insanity: doing the same thing over and over again and expecting different results.)Albert Einstein
Người ta có hai cách để học hỏi. Một là đọc sách và hai là gần gũi với những người khôn ngoan hơn mình. (A man only learns in two ways, one by reading, and the other by association with smarter people.)Will Rogers
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Nguyên »»
(道鏡慧端, Dōkyō Etan, 1642-1721): tức Lão Nhân Chánh Thọ (正受, Shōju), vị tăng của Lâm Tế Tông Nhật Bản, tự là Đạo Kính (道鏡), sinh ra trong gia đình họ Tùng Bình (松平) ở Phạn Sơn (飯山, Iiyama), Tín Nùng (信濃, Shinano), Giang Hộ (江戸, Edo). Năm lên 19 tuổi, ông đến tham học với Chí Đạo Vô Nan (至道無難) ở Đông Bắc Am (東北庵) vùng Ma Bố, Giang Hộ, và chuyên tham cứu về tông phong Lâm Tế. Ông theo hầu thầy trong suốt hơn 10 năm. Về sau, ông lại đến tham yết Hổ Tai (虎哉), Nhất Nguyên (一元) ở vùng Áo Vũ (奥羽, Ōu), nhưng vài năm sau ông lại quay trở về với thầy ngày xưa Vô Nan. Cuối cùng ông ngộ được huyền chỉ và kế thừa dòng pháp của vị này. Có người khuyên ông nên kế thừa ngôi vị của thầy, nhưng ông không nghe lời, mà đến Phạn Sơn, Tín Nùng kết thảo am, lấy hiệu là Chánh Thọ Am, và ẩn cư tu hành. Ông được gọi là Chánh Thọ Lão Nhân (正受老人). Vào ngày mồng 6 tháng 10 năm thứ 6 (1721) niên hiệu Hưởng Bảo (享保), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời và 62 hạ lạp.
(十牛圖): do Quách Am Sư Viễn (郭庵師遠) soạn, là tác phẩm dụ con trâu như là tự kỷ xưa nay của mình, miêu tả quá trình dẫn dắt con trâu trở về sau khi nó chạy đi mất, được phân chia thành 10 giai đoạn gồm:
(1) Tìm Trâu, - (2) Thấy Dấu,
(3) Thấy Trâu, - (4) Được Trâu,
(5) Chăn Trâu, - (6) Cỡi Trâu Về Nhà,
(7) Quên Trâu Còn Người, - (8) Người Trâu Đều Quên,
(9) Về Lại Nguyên Gốc, - (10) Thỏng Tay Vào Chợ.
Mỗi giai đọan như vậy được biểu hiện bằng tranh, lời giải thích và thơ. Tác phẩm này đã được truyền vào Nhật rất sớm, được thâu tập vào trong Tứ Bộ Lục (四部錄, Shiburoku) cũng như Ngũ Vị Thiền (五味禪, Gomizen), và thỉnh thoảng cũng được san hành phổ biến. Với nội dung rất đơn giản nhằm mục đích miêu tả hết toàn bộ diện mạo tu hành Thiền như thế nào, cho nên mãi đến ngày nay người ta vẫn còn quan tâm đến. Điều này vốn phát xuất từ khuynh hướng muốn truy tìm cho bằng được về mặt nhất nguyên tâm con người mang tính đặc trưng nhất. Khuynh hướng này có điểm cọng thông với Thiền Công Án, phản ánh trạng huống đương thời của tùng lâm. Hơn nữa, loại trước tác như vậy đã thấm sâu vào trong tận cùng thể chế quản lý mà bao trùm khắp chốn tùng lâm, và chúng ta cũng không thể nào bỏ qua được mặt trái của nó. Tuy nhiên, ngoài bản này ra còn có bản Thập Ngưu Đồ khác của Phổ Minh (普明, ?-?, đệ tử của Viên Thông Pháp Tú [圓通法秀, 1027-1090] thuộc Vân Môn Tông) cũng rất nổi tiếng. Nó cũng được lưu nhập vào Nhật vào thời Cận Đại.
(天衣宗本, Tenne Sōhon, ?-?): vị tăng của Thiên Thai Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Minh, hiệu là Nhất Nguyên (一元) hay Thiên Y (天衣), xuất thân Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), họ Trần (陳). Năm 15 tuổi, nhân gặp một vị tăng nơi quán trà, ông được phó chúc cho phép 10 Pháp Giới và chuyên tâm sống với pháp môn Niệm Phật. Ông có viết bộ Quy Nguyên Trực Chỉ Tập (歸元直指集) tại Diên Thọ Giảng Tự (延壽講寺), Tứ Minh vào năm thứ 32 (1553) niên hiệu Gia Tĩnh (嘉靖) với chủ trương tổng hợp Thiền và Niệm Phật.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.145.115.25 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập