Thiên tài là khả năng hiện thực hóa những điều bạn nghĩ. (Genius is the ability to put into effect what is on your mind. )F. Scott Fitzgerald
Mất tiền không đáng gọi là mất; mất danh dự là mất một phần đời; chỉ có mất niềm tin là mất hết tất cả.Ngạn ngữ Nga
Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê.Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hèn.Kính Pháp Cú (Kệ số 29)
Như bông hoa tươi đẹp, có sắc nhưng không hương. Cũng vậy, lời khéo nói, không làm, không kết quả.Kinh Pháp cú (Kệ số 51)
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Trong sự tu tập nhẫn nhục, kẻ oán thù là người thầy tốt nhất của ta. (In the practice of tolerance, one's enemy is the best teacher.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Giữ tâm thanh tịnh, ý chí vững bền thì có thể hiểu thấu lẽ đạo, như lau chùi tấm gương sạch hết dơ bẩn, tự nhiên được sáng trong.Kinh Bốn mươi hai chương
Khi ý thức được rằng giá trị của cuộc sống nằm ở chỗ là chúng ta đang sống, ta sẽ thấy tất cả những điều khác đều trở nên nhỏ nhặt, vụn vặt không đáng kể.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhật Môn »»
(夏臘, 夏臈): còn gọi là Tăng Lạp (僧臘), Pháp Lạp (法臘), Pháp Tuế (法歲), Pháp Hạ (法夏), Giới Lạp (戒臘), Tọa Lạp (坐臘), Tọa Hạ Pháp Lạp (坐夏法臘); chỉ cho số năm An Cư Kiết Hạ của vị Tỳ Kheo (s: bhikṣu, p: bhikkhu, 比丘) sau khi thọ giới Cụ Túc. Mỗi năm từ ngày 16 tháng 4 cho đến ngày rằm tháng 7 âm lịch, trong vòng 3 tháng, các tòng lâm có tổ chức An Cư Kiết Hạ, lấy ngày cuối cùng của thời gian ấy làm ngày kết thúc của một năm; tức là ngày thọ thêm 1 tuổi. Cho nên, các Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni (s: bhikṣuṇī, p: bhikkhunī, 比丘尼), sau khi thọ giới xong, vào dịp kết thúc kỳ An Cư Kiết Hạ, sẽ được tăng thêm 1 tuổi nữa. Tùy theo tuổi Hạ ít nhiều mà phân làm Thượng Lạp (上臘), Trung Lạp (中臘) và Hạ Lạp (下臘), để phân định cao thấp, tôn ty thượng hạ. Người có tuổi Hạ cao nhất được gọi là Nhất Lạp (一臘), Cực Lạp (極臘), Lạp Mãn (臘滿). Trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1456) quyển 21 có đoạn: “Sở trú giả Pháp Lạp, cố cổ chi cao tăng, viết Thế Thọ, hựu viết Pháp Lạp; cái bất câu tuế niên, nhi dĩ sơ nhập thọ trì giới phẩm, tam nguyệt An Cư, giới thể vô khuy vi nhất lạp, do dĩ lạp bất dĩ niên, cố hữu niên cao nhi lạp thiểu giả, hữu đồng niên nhi kì thọ giả (所住者法臘、故古之高僧、曰世壽、又曰法臘、蓋不拘歲年、而以初入受持戒品、三月安居、戒體無虧爲一臘、由以臘不以年、故有年高而臘少者、有童年而耆壽者, Pháp Lạp của người cư trú, chư vị cao tăng xưa gọi là Thế Thọ, hay còn gọi là Pháp Lạp; vì không kể tuổi đời, mà lấy việc mới vào thọ trì giới phẩm, ba tháng An Cư, giới thể không bị thiếu là một Lạp, do vì lấy Hạ Lạp mà không lấy tuổi đời; cho nên có người tuổi đời cao mà Hạ Lạp ít, có người tuổi đời ít mà tuổi thọ cao).” Trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽, Taishō Vol. 54, No. 2127) quyển Hạ lại giải thích rõ rằng: “Hạ Lạp, tức Thích thị Pháp Tuế dã; phàm tự trưởng ấu, tất vấn, Hạ Lạp đa giả vi trưởng (夏臘、卽釋氏法歲也、凡序長幻、必問、夏臘多者爲長, Hạ Lạp là Pháp Tuế nhà Phật; phàm muốn biết thứ tự lớn nhỏ, cần phải hỏi, Hạ Lạp nhiều là lớn).” Hay trong Báo Ân Luận (報恩論, 卍 Xuzangjing Vol. 62, No. 1205) quyển Thượng có đề cập rằng: “Phàm xuất gia nhị chúng, Đông Hạ nhập Lan Nhã giảng học, Xuân Thu quy gia dưỡng phụ mẫu, cố tăng gia tự xỉ xưng Hạ Lạp, bất xưng niên (凡出家二眾、冬夏入蘭若講學、春秋歸家養父母、故僧家序齒稱夏臘、不稱年, phàm hai chúng xuất gia, mùa Đông và Hạ thì vào chùa tu học, đến mùa Xuân và Thu thì về nhà phụng dưỡng cha mẹ; nên tuổi tác của tăng sĩ được gọi là Hạ Lạp, không gọi là năm [tuổi đời]).” Trong Tống Cao Tăng Truyện (宋高僧傳, q.16, Taishō Vol. 50, No. 2061) quyển 16, phần Đường Giang Châu Hưng Quả Tự Thần Thấu Truyện (唐江州興果寺神湊傳) cũng có đoạn: “Nguyên Hòa thập nhị niên cửu nguyệt cấu tật, nhị thập lục nhật nghiễm nhiên tọa chung vu tự, thập nguyệt thập cửu Nhật Môn nhân phụng toàn thân biếm vu tự Tây đạo Bắc phụ Nhạn Môn phần tả, nhược tăng Thuyên táng cận Quách Văn chi mộ dã, xuân thu thất thập tứ, Hạ lạp ngũ thập nhất (元和十二年九月遘疾、二十六日儼然坐終于寺、十月十九日門人奉全身窆于寺西道北祔雁門墳左、若僧詮葬近郭文之墓也、春秋七十四、夏臘五十一, vào tháng 9 năm thứ 12 [817] niên hiệu Nguyên Hòa, ông nhuốm bệnh, đến ngày 26 thì nghiễm nhiên ngồi thị tịch tại chùa; vào ngày 19 tháng 10, môn nhân đem toàn thân của ông an táng ở phía Tây chùa, sau hợp táng ở bên trái đồi Nhạn Môn, giống như vị tăng Đạo Thuyên an táng gần mộ của Quách Văn vậy; ông hưởng thọ 74 tuổi đời và 51 Hạ lạp).”
(山門): cửa núi. Các tự viện của Trung Quốc cũng như các nước Phật Giáo Đại Thừa phần lớn đều kiến lập trong núi; cho nên cổng lớn của chùa được gọi là Sơn Môn; tượng trưng cho cổng dẫn đến đường Bồ Đề, chuyển mê thành ngộ, rời ô nhiễm để nhập vào thanh tịnh, xa lìa khổ để chứng đắc an lạc. Thông thường Sơn Môn có một cổng hay 3 cổng; vì vậy có tên gọi là Bất Nhị Môn (不二門), hay Tam Môn (三門), thể hiện ba cánh cửa giải thoát, gồm: Không Môn (空門), Vô Tướng Môn (無相門) và Vô Tác Môn (無作門). Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 20 có giải thích rằng: “Thí như thành hữu tam môn, nhất nhân thân bất đắc nhất thời tùng tam môn nhập; nhược nhập tắc tùng nhất môn; chư pháp thật tướng thị Niết Bàn thành, thành hữu tam môn: Không, Vô Tướng, Vô Tác (譬如城有三門、一人身不得一時從三門入、若入則從一門、諸法實相是涅槃城、城有三門、空、無相、無作, giống như thành có ba cổng, một thân người không thể cùng một lúc vào được ba cổng; nếu muốn vào thì phải vào một cổng; thật tướng của các pháp là thành Niết Bàn, thành ấy có ba cửa: Không, Vô Tướng, Vô Tác).” Hay như trong Lăng Nghiêm Kinh (楞嚴經) quyển 4 có câu: “Linh nhữ đản ư nhất môn thâm nhập, nhập nhất vô vọng, bỉ Lục Tri Căn nhất thời thanh tịnh (令汝但於一門深入、入一無妄、彼六知根一時清淨, khiến ngươi chỉ vào trong một cửa, vào rồi không sai lầm, sáu căn biết của người ấy nhất thời trong sạch).” Tánh quy nguyên vốn không có hai, và phương tiện thì có nhiều cửa để vào. Pháp môn tu hành của Phật Giáo có 84.000 loại khác nhau, tượng trưng cho vô số hình thức, phương pháp tu hành. Trong Phật Giáo Đại Thừa có rất nhiều hình thức cũng như cửa tu hành khác nhau, nhưng tựu trung nguyên tắc cũng như mục tiêu tu học thì giống nhau. Pháp môn vốn bình đẳng, không có cao thấp, sang hèn, tốt xấu, v.v. Như tại Thạch Đầu Tự (石頭寺), Hành Sơn (衡山), Tỉnh Hồ Nam (湖南省) có câu đối rằng: “Thạch kính hữu trần phong tự tảo, Sơn Môn vô tỏa nguyệt thường quan (石徑有塵風自掃、山門無鎖月常關, lối đá bụi trần gió tự quét, cửa Thiền chẳng khóa trăng thường soi).” Hay trong Tỉnh Am Pháp Sư Ngữ Lục (省庵法師語錄) quyển Hạ của Đại Sư Thật Hiền Tỉnh Am (實賢省庵, 1686-1734) có câu: “Tịnh Độ nhân hà độc chỉ Tây, yếu linh tâm niệm hữu quy thê, nhất môn nhập hậu môn môn nhập, sơ bộ mê thời bộ bộ mê (淨土因何獨指西、要令心念有歸栖、一門入後門門入、初步迷時步步迷, tịnh độ vì sao chỉ riêng Tây, cần khiến tâm niệm quay trở về, một cửa nhập rồi cửa cửa nhập, bước đầu mê lạc bước bước mê).” Trong thời công phu buổi khuya của Thiền môn có câu: “Thập Địa đốn siêu vô nan sự, Tam Môn thanh tịnh tuyệt phi ngu (十地頓超無難事、三門清淨絕非虞, Mười Địa siêu thăng không việc khó, Tam Môn thanh tịnh hết âu lo).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.44.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập