Hãy tin rằng bạn có thể làm được, đó là bạn đã đi được một nửa chặng đường.
(Believe you can and you're halfway there.)Theodore Roosevelt
Hãy sống như thế nào để thời gian trở thành một dòng suối mát cuộn tràn niềm vui và hạnh phúc đến với ta trong dòng chảy không ngừng của nó.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Rời bỏ uế trược, khéo nghiêm trì giới luật, sống khắc kỷ và chân thật, người như thế mới xứng đáng mặc áo cà-sa.Kinh Pháp cú (Kệ số 10)
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi.
(The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci
Của cải và sắc dục đến mà người chẳng chịu buông bỏ, cũng tỷ như lưỡi dao có dính chút mật, chẳng đủ thành bữa ăn ngon, trẻ con liếm vào phải chịu cái họa đứt lưỡi.Kinh Bốn mươi hai chương
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình.
(A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Muôn việc thiện chưa đủ, một việc ác đã quá thừa.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Dầu nói ra ngàn câu nhưng không lợi ích gì, tốt hơn nói một câu có nghĩa, nghe xong tâm ý được an tịnh vui thích.Kinh Pháp cú (Kệ số 101)
Điểm yếu nhất của chúng ta nằm ở sự bỏ cuộc. Phương cách chắc chắn nhất để đạt đến thành công là luôn cố gắng thêm một lần nữa [trước khi bỏ cuộc].
(Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is always to try just one more time. )Thomas A. Edison
Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nhất Hưu Tông Thuần
KẾT QUẢ TRA TỪ
Nhất Hưu Tông Thuần :
(一休宗純, Ikkyū Sōjun, 1394-1481): vị tăng của Phái Đại Ứng (大應派) thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, cha là Hoàng Đế Hậu Tiểu Tùng (後小松), mẹ là con của Nam Triều Di Thần (南朝遺臣), hiệu là Nhất Hưu (一休), ngoài ra còn có các biệt hiệu khác như Cuồng Vân Tử (狂雲子), Mộng Khuê (夢閨), Hạt Lư, Quốc Cảnh (國景), Vân Hoa (雲華), v.v. Vào ngày mồng một tháng giêng năm đầu (1394) niên hiệu Ứng Vĩnh (應永), mẹ ông rời khỏi cung nội và hạ sanh ra ông nơi nhà thứ dân. Đến năm thứ 6 (1399) cùng niên hiệu trên, ông đến xuất gia làm đồng tử với Tượng Ngoại Thiền Giám (象外禪鑑) ở An Quốc Tự (安國寺) thuộc kinh đô Kyoto, và được đặt cho tên là Chu Kiến (周建). Ông từng học làm thơ với Thanh Tẩu Sư Nhân (清叟師仁), Cung Triết Long Phàn (恭哲龍攀), Tường Cầu Thư Ký (祥球書記), và mỗi ngày thường làm ra một bài thơ. Hơn nữa, ông cũng chẳng hài lòng với mấy bài viết về hàng thị tộc quan lại nhân ngày kiết chế Thượng Đường, nên đã làm hai câu đem trình lên cho Cung Triết xem. Cung Triết nghe mấy câu kệ nói về sự ngu dốt của tòng lâm mà nhân đó khen ông. Sau ông đến tham vấn Khiêm Ông Tông Vi (謙翁宗爲) ở Tây Kim Tự (西金寺), rồi sau khi vị này qua đời thì ông lại đến tham yết Hoa Tẩu Tông Đàm (華叟宗曇) ở Kiên Điền (堅田) vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Về sau ông được thầy ban cho hai chữ Nhất Hưu (一休) và lấy đó làm đạo hiệu. Sau khi hầu hạ thầy được một thời gian khá lâu, cuối cùng ông mới được ấn chứng cho. Nhưng rồi, ông lại đem ném ấn chứng nầy vào lửa, và bắt đầu sống cuộc đời phóng khoáng lãng du đó đây, và đã từng trú chân tại một số chùa như Thù Ân (酬恩) ở vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu, thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), Từ Tế (慈濟) ở vùng Hòa Tuyền (和泉, Izumi, thuộc Ōsaka-fu [大阪府]), v.v. Đến tháng 2 năm thứ 6 niên hiệu Văn Minh (文明), Nhu Trọng Tông Giáng (柔仲宗降) phụng sắc chỉ cung thỉnh ông đến trú trì Đại Đức Tự (大德寺, Daitoku-ji), nhưng ông tự răn mình và không chấp nhận lời thỉnh cầu trên. Ông thị tịch vào ngày 21 tháng 11 năm thứ 13 (1481) cùng niên hiệu trên, hưởng thọ 88 tuổi. Ông để lại di kệ rằng: “Tu Di nam bạn, thùy hội ngã Thiền, Hư Đường lai dã, bất trực bán tiền. (修彌南畔、誰會我禪、虛堂來也、不直半錢, ven phía nam núi Tu Di, có ai là người hiểu được Thiền của ta. Hư Đường Trí Ngu có đến chăng nữa, cũng chỉ đáng nửa xu mà thôi”. Trước tác của ông có Cuồng Vân Tập (狂雲集).
Để giới hạn kết quả tìm kiếm chính xác hơn, quý vị có thể nhập 2 hoặc 3 chữ cái đầu vần. Ví dụ, để tìm những chữ như thiền, thiện... quý vị nên nhập thi thay vì t... sẽ cho một kết quả gần với yêu cầu của quý vị hơn.
_______________
MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Bhutan có gì lạ
An Sĩ toàn thư - Khuyên người bỏ sự giết hại
Giai nhân và Hòa thượng
Các vị đại sư tái sinh Tây Tạng
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Chú ý: Việc đăng nhập thường chỉ thực hiện một lần và hệ thống sẽ ghi nhớ thiết bị này, nhưng nếu đã đăng xuất thì lần truy cập tới quý vị phải đăng nhập trở lại. Quý vị vẫn có thể tiếp tục sử dụng trang này, nhưng hệ thống sẽ nhận biết quý vị như khách vãng lai.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.238.22 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này. Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập
Thành viên đang online: Viên Hiếu Thành Huệ Lộc 1959 Bữu Phước Chúc Huy Minh Pháp Tự minh hung thich Diệu Âm Phúc Thành Phan Huy Triều Phạm Thiên Trương Quang Quý Johny Dinhvinh1964 Pascal Bui Vạn Phúc Giác Quý Trần Thị Huyền Chanhniem Forever NGUYỄN TRỌNG TÀI KỲ Dương Ngọc Cường Mr. Device Tri Huynh Thích Nguyên Mạnh Thích Quảng Ba T TH Tam Thien Tam Nguyễn Sĩ Long caokiem hoangquycong Lãn Tử Ton That Nguyen ngtieudao Lê Quốc Việt Du Miên Quang-Tu Vu phamthanh210 An Khang 63 zeus7777 Trương Ngọc Trân Diệu Tiến ... ...