Điều khác biệt giữa sự ngu ngốc và thiên tài là: thiên tài vẫn luôn có giới hạn còn sự ngu ngốc thì không. (The difference between stupidity and genius is that genius has its limits.)Albert Einstein
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Các sinh vật đang sống trên địa cầu này, dù là người hay vật, là để cống hiến theo cách riêng của mình, cho cái đẹp và sự thịnh vượng của thế giới.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Khi gặp phải thảm họa trong đời sống, ta có thể phản ứng theo hai cách. Hoặc là thất vọng và rơi vào thói xấu tự hủy hoại mình, hoặc vận dụng thách thức đó để tìm ra sức mạnh nội tại của mình. Nhờ vào những lời Phật dạy, tôi đã có thể chọn theo cách thứ hai. (When we meet real tragedy in life, we can react in two ways - either by losing hope and falling into self-destructive habits, or by using the challenge to find our inner strength. Thanks to the teachings of Buddha, I have been able to take this second way.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nguyệt Tịnh »»
(s: Navagrahā, 九曜): 9 loại thiên thể chiếu sáng rất quan trọng trong hiện tượng thiên văn, còn gọi là Cửu Chấp (九執), tùy theo ngày giờ mà không xa rời nhau, có nghĩa nắm chặt nhau (chấp trì). Nghi quỹ trọng yếu của Cửu Diệu được thuyết trong Túc Diệu Kinh (宿曜經, 2 quyển, Bất Không [不空] dịch, Taishō 21, 1299), Thất Diệu Nhương Tai Quyết (七曜攘災決, Đường Kim Câu Tra [唐倶金吒] soạn, Taishō 21, 1308), Thất Diệu Tinh Thần Biệt Hành Pháp (七曜星辰別行法, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1309), Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu (梵天火羅九曜, Nhất Hành [一行] soạn, Taishō 21, 1311). Về đồ hình của Cửu Diệu có Cửu Diệu Tôn Tượng (九曜尊像), Cửu Diệu Bí Lịch (九曜秘曆), v.v., phần lớn có các yếu tố thiên văn của Trung Quốc. Căn cứ vào lịch Ấn Độ bằng tiếng Phạn, Cửu Diệu được phân thành:
(1) Nhật Diệu (s: Āditya, 日曜): còn gọi là Thái Dương (太陽), Nhật Tinh (日精、日星), Nhật Đại Diệu (日大曜); hình tượng bàn tay phải xòe ra cầm nhật luân (bánh xe mặt trời), tai trái kê lên đầu gối, mang thiên y và cỡi trên mình 3 con bạch mã (hay 5 con ngựa, trong Phạm Thiên Hỏa La Cửu Diệu có thể nhầm sao này với Nguyệt Diệu);
(2) Nguyệt Diệu (s: Soma, 月曜): còn gọi là Nguyệt Thiên Diệu (月天曜), Nguyệt Tinh (月精、月星), Mộ Thái Âm (暮太陰), Thái Âm (太陰); hình tượng bàn tai phải xòe ra cầm hình mặt trăng có con thỏ nằm trên, tay trái đưa lên ngang ngực và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; hoặc hình tượng trên đỉnh đầu có con chim bồ câu, mang y Yết Ma, hai tay bỏ trong tay áo và cầm nguyệt luân (vòng tròn mặt trăng), cỡi lên trên 5 cánh chim bồ câu;
(3) Hỏa Diệu (s: Aṅgāraka, 火曜): còn gọi là Huỳnh Hoặc Tinh (熒惑星, Sao Hỏa), Hỏa Tinh (火精、火星), Hỏa Đại Diệu (火大曜), Phạt Tinh (罰星); hình tượng tay phải đặt trên bắp đùi, tay trái cầm cái giáo dài mũi nhọn, chân phải hơi nhếch lên một chút, ngồi với tư thế hai bàn chân giao nhau; tuy nhiên trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La (北斗曼茶羅) thân hình vị này có màu đỏ, tóc rực lửa dựng ngược, mang áo và mũ trời, chung quanh lửa cháy, thân đứng với 4 tay;
(4) Thủy Diệu (s: Budha, 水曜): còn gọi là Thần Tinh (辰星), Thủy Tinh (水精、水星), Thần Tinh (辰星), Trích Tinh (滴星), Thủy Đại Diệu (水大曜); hình tượng chấp tay, ngồi xếp bằng hai bàn chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay phải cầm bình, tay trái cầm xâu chuổi và ngồi bán già trên tòa hoa sen;
(5) Mộc Diệu (s: Bṛhaspati, 木曜): còn gọi là Tuế Tinh (歳星), Nhiếp Đề (攝提), Đại Chủ (大主), Mộc Đại Diệu (木大曜), Mộc Tinh (木精); hình tượng ngón tay áp út và ngón giữa của bàn tay phải cong lên, ngón tay cái ấn xuống trên hai ngón kia, tai trái để lên bắp đùi và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng tay trái cầm cây gậy trên có hình bán nguyệt, hay hình ông lão đứng, đội mũ đầu heo, tay trái cầm cây gậy;
(6) Kim Diệu (s: Śukra, 金曜): còn gọi là Thái Bạch Tinh (太白星), Trường Canh (長庚), Na Hiệt (那頡), Kim Tinh (金星、金精), Kim Đại Diệu (金大曜); hình tượng mang thiên y, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên với 4 ngón tay bẻ gập lại và ngồi xếp bằng hai chân giao nhau; ngoài ra còn có hình tượng hai tay cầm bình và xâu chuỗi; hay hình người nữ đội con gà trên đầu và gãy đàn Tỳ Bà (琵琶);
(7) Thổ Diệu (s: Śanaiścara, 土曜): còn gọi là Trấn Tinh (鎭星), Thổ Tinh (土星、土精), Thổ Đại Diệu (土大曜); hình tượng ông lão khỏa thân đứng, mang quần da nai, tay phải cầm cây gậy tiên; hay hình Bồ Tát tay cầm bình; hoặc hình ông lão cỡi trâu, tay trái cầm tích trượng, có 2 đồng tử cầm giáo đứng hầu hai bên;
(8) La Hầu (s: Rāhu, 羅睺): còn gọi là Hoàng Phan Tinh (黃旛星), Thực Thần (蝕神), Thái Dương Thủ (太陽首); hình tượng ẩn trong mây với 2 bàn tay hai bên khuôn mặt giận dữ; bên cạnh đó còn có hình tượng giận dự với 3 mặt và tóc rực lửa, trên mỗi đỉnh đầu có đầu rắn và từ ngực trở xuống ẩn trong mây;
(9) Kế Đô (s: Ketu, 計都): còn gọi là Tuệ Tinh (彗星), Báo Vĩ Tinh (豹尾星), Kỳ Tinh (旗星), Thực Thần Vĩ (蝕神尾), Thái Âm Thủ (太陰首), Nguyệt Bộc Lực (月勃力); hình tượng nữa thân phải lộ ra khỏi mây, tay phải để ngang ngực, tay trái đưa lên cao; hay hình có khuôn mặt giận dữ, khỏa thể một nữa ẩn trong đám mây đen; hoặc hình tướng giận dữ có 3 mặt, trên mỗi mặt có 3 con rắn, từ ngực trở xuống ẩn trong mây. Trong đồ hình Bắc Đẩu Mạn Trà La thân hình vị này có màu đỏ, 3 mặt và 4 tay, tóc dựng ngược, mang áo và mũ trời, chân trái duỗi ra và cỡi lên con rồng. Ngoài ra còn có hình tượng tay phải ẩn trong đầu rồng, cầm lỗ tai con thỏ, tay trái cầm cương rồng và tóc người).
Trong Tân Đường Thư Lịch Chí (新唐書曆志) quyển 18 có ghi rằng vào năm thứ 6 (718) niên hiệu Khai Nguyên (開元) đời vua Huyền Tông, Thái Sử Giám Cù Đàm Tất Đạt (太史監瞿曇悉達) vâng chiếu phiên dịch Lịch Cửu Diệu; nó cũng tương tự với loại lịch Thái Dương bằng tiếng Phạn. Nếu phối hợp phương vị, Nhật Diệu thuộc về phương Sửu Dần, Nguyệt Diệu thuộc phương Tuất Hợi, Hỏa Diệu thuộc phương Nam, Thủy Diệu là phương Bắc, Mộc Diệu ở phương Đông, Kim Diệu ở phương Tây, Thổ Diệu ở trung ương, La Hầu ở phương Thìn Tỵ (Đông Bắc), Kế Đô thuộc phương Mùi Thân (Tây Nam). Hơn nữa, theo Thuyết Bản Địa của Nhật Bản, Nhật Diệu là Quan Âm (觀音, hay Hư Không Tạng [虛空藏]), Nguyệt Diệu là Thế Chí (勢至, hay Thiên Thủ Quan Âm [千手觀音]), Hỏa Diệu là Bảo Sanh Phật (寳生佛, hay A Rô Ca Quan Âm [阿嚕迦觀音]), Thủy Diệu là Vi Diệu Trang Nghiêm Thân Phật (微妙莊嚴身佛, hay Thủy Diện Quan Âm [水面觀音]), Mộc Diệu là Dược Sư Phật (藥師佛, hay Mã Đầu Quan Âm [馬頭觀音]), Kim Diệu là A Di Đà Phật (阿彌陀佛, hay Bất Không Quyên Sách [不空羂索]), Thổ Diệu là Tỳ Lô Giá Na Phật (毘盧遮那佛, hay Thập Nhất Diện Quan Âm [十一面觀音]), La Hầu là Tỳ Bà Thi Phật (毘婆尸佛), Kế Đô là Bất Không Quyên Sách (不空羂索). Người xưa thường phối hợp Cửu Diệu này với tuổi tác của con người để phán đoán tốt xấu.
(s: Bhaiṣajya-rāja, 藥王): dịch âm là Bế Thệ Xả La Nhạ (鞞逝捨羅惹), là vị Bồ Tát thường ban các loại thuốc tốt để trị các bịnh khổ về thân lẫn tâm của chúng sanh. Đây là 1 trong 25 vị Bồ Tát của đức Phật A Di Đà. Theo Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ Tát (觀藥王藥上二菩薩經) cho biết rằng, trong đời quá khứ vô lượng vô biên A Tăng Kỳ kiếp có đức Phật hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai (琉璃光照如來), quốc độ của Ngài tên là Huyền Thắng Phan (懸勝幡). Sau khi vị Phật này nhập Niết Bàn, vào đời tượng pháp có vị Tỳ Kheo tên Nhật Tạng (日藏) thông minh, nhiều trí tuệ, vì đại chúng mà diễn thuyết trí tuệ lớn bình đẳng thanh tịnh vô thượng của Đại Thừa. Khi ấy trong hội chúng có trưởng giả tên là Tinh Tú Quang (星宿光) nhân nghe được trí tuệ này tâm liền sanh hoan hỷ, bèn lấy thuốc tốt trên núi Tuyết Sơn đem dâng cúng dường cho Tỳ Kheo Nhật Tạng và chúng tăng, còn phát nguyện đem công đức này hồi hướng để được giác ngộ vô thượng. nếu chúng sanh nào nghe được tên của mình nguyện cho người ấy được diệt trừ 3 loại bịnh khổ. Lúc bấy giờ người em của trưởng giả là Điện Quang Minh (電光明) cũng theo người anh mình mang các loại thuốc tốt đến dâng cúng Tỳ Kheo Nhật Tạng và chúng tăng, cũng phát bồ đề tâm lớn, nguyện được thành Phật. Lúc đó toàn thể đại chúng đều tán thán trưởng giả Tinh Tú Quang là Dược Vương (vua của các loại thuốc), còn Điện Quang Minh là Dược Thượng. Về sau hai vị này đã chứng đắc ngôi vị Bồ Tát với tên gọi như vậy. Cũng kinh này cho biết rằng, hai vị Bồ Tát đã từng tu phạm hạnh trong khoảng thời gian lâu dài, các nguyện đã được tròn đầy, Dược Vương Bồ Tát sẽ thành Phật trong đời tương lai, hiệu là Tịnh Nhãn Như Lai (s: Vimala-netra, 淨眼如來) và Dược Thượng Bồ Tát cũng thành Phật hiệu là Tịnh Tạng Như Lai (s: Vimala-garbha, 淨藏如來). Lại nữa, trong phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự (藥王菩薩本事) của kinh Pháp Hoa cũng nói rằng, trong thời quá khứ vô lượng hằng hà sa kiếp có đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai (日月淨明德如來), tuổi thọ của vị Phật này là 42.000 kiếp. Lúc bấy giờ có vị Bồ Tát tên là Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát (一切眾生喜見菩薩) tu tập khổ hạnh, tinh tấn kinh hành, nhất tâm cầu Phật. Trải qua 12.000 tuổi, chứng được Hiện Nhứt Thiết Sắc Thân Tam Muội (現一切色身三昧). Vị này phủ lên mình các loại hương, dầu rồi đốt cháy thân mình cúng dường Phật trong vòng 1200 năm. Sau khi mạng chung, lại hóa sanh vào gia đình của vua Tịnh Đức, được Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai phó chúc cho. Sau khi vị Phật này qua đời, Bồ Tát đã tạo dựng 84.000 ngôi tháp. Chính bản thân của Ngài trong vòng 72.000 năm đã từng đốt cánh tay cúng dường các tháp ấy. Ngài còn có tên gọi là Nhất Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát, tức là Dược Vương Bồ Tát bây giờ. Riêng phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, cuốn 7, Kinh Pháp Hoa cho biết rằng vào thời quá khứ vô số kiếp có ngài Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật (雲雷音宿王華智佛) thuyết Kinh Pháp Hoa. Lúc bấy giờ có vị quốc vương tên là Diệu Trang Nghiêm (s: Śubha-vyūha, 妙莊嚴), phu nhân tên là Tịnh Đức (s: Vimala-datta, 淨德) và hai người con tên là Tịnh Tạng, Tịnh Nhãn. Vị vua này tin vào tà kiến tu theo pháp của ngoại đạo nên phu nhân cùng với hai người con đã dùng nhiều loại phương tiện khác nhau khiến cho nhà vua đến chỗ của Tú Vương Hoa Trí Phật để nghe kinh Pháp Hoa và đã được lợi ích. Tịnh Tạng và Tịnh Nhãn hiện tại là Dược Vương và Dược Thượng. Hình tượng của Dược Vương Bồ Tát thông thường trên đầu có đội mũ báu, tay trái nắm chặt lại đặt ngang hông, tay phải đặt trước ngực, ngón tay cái, ngón áp út và ngón tay giữa cầm cây dược thảo hình Tam Muội Da hình Hoa Sen.
(s, p: maṇi, 摩尼): còn gọi là Mạt Ni (末尼), ý dịch là châu (珠), bảo châu (寳珠), Ma Ni Châu (摩尼珠), v.v. Ma Ni là tên gọi chung của loại ngọc cũng như đá quý. Trong kinh điển Phật Giáo cũng thỉnh thoảng có đề cập đến từ Ma Ni này để ám chỉ công lực bất khả tư nghì. Trên đỉnh đầu của Long Vương có tàng chứa loại bảo châu này, và Ma Ni cũng được liệt vào một trong 7 loại báu của Chuyển Luân Thánh Vương. Đặc biệt Như Ý Bảo Châu (s: cintā- maṇi, 如意寳珠), âm dịch là Chân Đà Ma Ni (眞陀摩尼), Chấn Đa Ma Ni (振多摩尼、震多摩尼); ý dịch là Như Ý Bảo (如意寶), Như Ý Châu (如意珠), Như Ý Ma Ni (如意摩尼), Ma Ni Bảo Châu (摩尼寳珠), Mạt Ni Bảo (末尼寶), Vô Giá Bảo Châu (無價寶珠); là một loại ngọc có rất nhiều công lực như làm lành ác bệnh, tiêu trừ nọc độc của rắn, làm cho nước đục thành trong, v.v. Bên cạnh đó, Bồ Tát Quan Âm Ngàn Tay thường cầm trên tay phải là Nhật Tinh Ma Ni (日精摩尼, hay còn gọi là Nhật Ma Ni [日摩尼]). Tương truyền rằng nếu người mù cầu nguyện ngọc Ma Ni này thì sẽ được sáng mắt. Tay trái của Bồ Tát là Nguyệt Tinh Ma Ni (月精摩尼, hay Nguyệt Quang Ma Ni [月光摩尼], Minh Nguyệt Ma Ni [明月摩尼], Minh Nguyệt Chân Châu [明月眞珠], Nguyệt Ái Châu [月愛珠]); có thể tiêu trừ sự bức não của con người, làm cho mát mẻ. Trong A Tỳ Đạt Ma Đại Tỳ Bà Sa Luận (阿毘達磨大毘婆沙論, Taishō Vol. 27, No. 1545) quyển 102 có nêu ra 5 loại Ma Ni như Quang Minh Mạt Ni (光明末尼), Thanh Thủy Mạt Ni (清水末尼), Phương Đẳng Mạt Ni (方等末尼), Vô Giá Mạt Ni (無價末尼), Như Ý Châu (如意珠). Lục Thập Hoa Nghiêm (六十華嚴, Taishō Vol. 9, No. 278) quyển 47 có liệt kê một số ngọc Ma Ni khác như Thanh Lưu Ly Ma Ni (青琉璃摩尼), Dạ Quang Ma Ni (夜光摩尼), Nhật Tạng Ma Ni (日藏摩尼), Nguyệt Tràng Ma Ni (月幢摩尼), Diệu Tạng Ma Ni (妙藏摩尼), Đại Đăng Ma Ni (大燈摩尼), v.v. Tại bảo tháp của Sư Bà Diên Trường, Chùa Trúc Lâm Huế, có câu đối: “Thạch tàng Xá Lợi nan danh tướng, châu hiện Ma Ni trạm sắc không (石藏舍利難名相、珠現摩尼湛色空, đá tàng Xá Lợi đâu danh tướng, ngọc hiện Ma Ni sạch sắc không).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.139.72.250 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập