Hãy dang tay ra để thay đổi nhưng nhớ đừng làm vuột mất các giá trị mà bạn có.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nỗ lực mang đến hạnh phúc cho người khác sẽ nâng cao chính bản thân ta. (An effort made for the happiness of others lifts above ourselves.)Lydia M. Child
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Chưa từng có ai trở nên nghèo khó vì cho đi những gì mình có. (No-one has ever become poor by giving.)Anne Frank
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Nếu bạn nghĩ mình làm được, bạn sẽ làm được. Nhưng nếu bạn nghĩ mình không làm được thì điều đó cũng sẽ trở thành sự thật. (If you think you can, you can. And if you think you can't, you're right.)Mary Kay Ash
Kẻ hung dữ hại người cũng như ngửa mặt lên trời mà phun nước bọt. Nước bọt ấy chẳng lên đến trời, lại rơi xuống chính mình.Kinh Bốn mươi hai chương
Đừng chọn sống an nhàn khi bạn vẫn còn đủ sức vượt qua khó nhọc.Sưu tầm
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nguyên Tín »»
(七祖, Shichiso): tùy theo mỗi tông phái mà tên gọi các vị Tổ khác nhau.
(1) Bảy vị Tổ của Liên Xã thuộc Tịnh Độ Giáo Trung Quốc là Huệ Viễn (慧遠) ở Lô Sơn (盧山), Thiện Đạo (善導), Thừa Viễn (承遠), Pháp Chiếu (法照), Thiếu Khang (少康), Diên Thọ (延壽) và Tỉnh Thường (省常).
(2) Bảy vị Tổ Hoa Nghiêm là Mã Minh (馬明), Long Thọ (龍樹), Đỗ Thuận (杜順), Trí Nghiễm (智儼), Pháp Tạng (法藏), Trừng Quán (澄觀), và Tông Mật (宗密).
(3) Bảy vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông là Đại Nhật Như Lai (大日如來), Kim Cang Tát Đỏa (金剛薩埵), Long Mãnh (龍猛, tức Long Thọ), Long Trí (龍智), Kim Cang Trí (金剛智), Bất Không (不空) và Huệ Quả (惠果). Nếu thêm Không Hải (空海, Kūkai) vào trong bảy vị này thì thành tám vị Tổ Phú Pháp của Chơn Ngôn Tông.
(4) Bảy vị Tổ tương thừa của Chơn Ngôn Tông theo Thân Loan là Long Thọ (龍樹), Thế Thân (世親), Đàm Loan (曇鸞), Đạo Xước (道綽), Thiện Đạo (善導), Nguyên Tín (源信) và Pháp Nhiên (法然). Tại các Tự Viện của Chơn Tông, một bên thờ hình Thánh Đức Thái Tử, còn bên kia thờ bảy vị cao tăng này.
(眞盛, Shinzei, Shinsei, 1443-1495): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh, tổ khai sáng Thiên Thai Chơn Thạnh Tông (天台眞盛宗), húy là Châu Năng (周能), Chơn Thạnh (眞盛), tên lúc nhỏ là Bảo Châu Hoàn (寳珠丸), thụy hiệu là Viên Giới Quốc Sư (圓戒國師), Từ Nhiếp Đại Sư (慈攝大師), xuất thân vùng Đại Ngưỡng (大仰), Y Thế (伊勢, Ise, thuộc Mie-ken [三重縣]), con của Tả Cận Úy Đằng Năng (左近尉藤能) ở Tiểu Tuyền (小泉). Năm 7 tuổi, ông đã vào tu ở Quang Minh Tự (光明寺) vùng Y Thế; đến năm 14 tuổi thì xuất gia với Thạnh Nguyên (盛源) ở chùa này và được đặt tên là Chơn Thạnh. Vào năm 1461, ông đến nhập môn tu học với Khánh Tú (慶秀) ở Tây Tháp của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), rồi cấm túc trong núi suốt 20 năm để nghiên cứu về Chỉ Quán. Đến năm 1483, ông ẩn tu ở Thanh Long Tự (青龍寺) vùng Hắc Cốc (黑谷, Kurodani). Ông là người xác lập tông phong Giới Xưng Nhất Trí (戒稱一致) vốn xem trọng giới pháp và pháp môn Xưng Danh Niệm Phật trên cơ sở bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) của Nguyên Tín (源信, Genshin). Vào năm 1486, ông tái hưng Tây Giáo Tự (西敎寺)—cựu tích của Nguyên Tín—ở vùng Phản Bổn (坂本, Sakamoto), Cận Giang (近江, Ōmi). Sau đó, ông khai sáng đa số đạo tràng Niệm Phật Bất Đoạn ở các địa phương Cận Giang, Sơn Thành (山城, Yamashiro), Y Hạ (伊賀, Iga), Y Thế (伊勢, Ise), Việt Tiền (越前, Echizen), v.v. Năm 1492, ông truyền giới cho Hậu Thổ Ngự Môn Thiên Hoàng (後土御門天皇), giảng thuyết về áo nghĩa niệm Phật và tận lực giáo hóa cho những nhà làm chính trị. Trước tác của ông để lại có Tấu Tấn Pháp Ngữ (奏進法語) 1 quyển, Niệm Phật Tam Muội Ngự Pháp Ngữ (念佛三昧御法語) 1 quyển, v.v.
(覺超, Kakuchō, 960-1034): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Bình An, vị tổ của Dòng Xuyên (川流), húyGiác Siêu (覺超), thông xưng là Đâu Suất Tiên Đức (兜率先德), Đâu Suất Giác Siêu (兜率覺超), xuất thân vùng Đại Đảo (大島), Hòa Tuyền (和泉, Izumi), thuộc dòng họ Cự Thế (巨勢). Năm lên 13 tuổi, song thân đều qua đời, được Nguyên Tín (源信, Genshin) dẫn lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), theo hầu Lương Nguyên (良源, Ryōgen) cũng như Khánh Viên (慶圓, Keien), nghiên tầm giáo lý Mật Giáo. Sau đó, ông đến trú tại Đâu Suất Viện (兜率院), Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院) ở Hoành Xuyên (横川, Yokokawa) và chuyên tâm trước tác. Năm 1002, ông làm giảng sư cho hội Tối Thắng Giảng (最勝講) và đến năm 1009 thì làm Quyền Thiếu Tăng Đô (權少僧都). Đặc biệt, ông rất tinh thông về Mật Giáo, pháp phái của ông là Dòng Xuyên. Trước tác của ông có rất nhiều như Thai Tạng Tam Mật Sao (胎藏三密抄) 5 quyển, Kim Cang Tam Mật Sao (金剛三密抄) 5 quyển, Đông Tây Mạn Trà La Sao (東西曼茶羅抄) 4 quyển, Vãng Sanh Cực Lạc Vấn Đáp (徃生極樂問答) 1 quyển, v.v.
(覺運, Kakuun, 953-1007): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Bình An, vị tổ của Dòng Đàn Na (檀那流), húy Giác Vận (覺運), thông xưng là Đàn Na Tăng Chánh (檀那僧正), xuất thân kinh đô Kyōto, con của Đằng Nguyên Trinh Nhã (藤原貞雅). Sau khi xuất gia, ông lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), làm việc cho hội Quảng Học Thụ Nghĩa (廣學竪義, Kōgakuryūgi) với tư cách là người có học thức cao và để lại khá nhiều trước tác. Vì ông trú tại Đàn Na Viện (檀那院) ở Tây Tháp, nên pháp phái của ông được gọi là Dòng Đàn Na; và cùng sánh ngang hàng với Dòng Huệ Tâm (惠心流) của Nguyên Tín (源信, Genshin), cả hai được gọi là Nhị Đại Học Lưu (二大學流, hai dòng phái học thức lớn). Ông đã từng làm Giảng Sư tại các pháp hội như giảng nghĩa về Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀) cho Tướng Quân Đằng Nguyên Đạo Trưởng (藤原道長) nghe và gần gủi với tầng lớp quý tộc trong cung nội. Trước tác của ông có Chỉ Quán Khám Văn (止觀勘文) 1 quyển, Niệm Phật Bảo Hiệu (念佛寳號) 1 quyển, Thảo Mộc Phát Tâm Tu Hành Thành Phật Ký (草木發心修行) 1 quyển, Thập Nhị Nhân Duyên Nghĩa Tư Ký (十二因緣義私記) 1 quyển, Nhất Tâm Tam Quán Ký (一心三觀記) 1 quyển, v.v.
(和讚, Wasan): một loại hình ca dao dưới hình thức tiếng Nhật gồm 75 điệu, dùng để tán thán chư Phật, Bồ Tát, giáo pháp và các vị tổ sư. Bài Chú Bổn Giác Tán (註本覺讚, Chūhonkakusan) của Lương Nguyên (良源, Ryōgen) sáng tác dưới thời Bình An trung kỳ là một tuyệt tác tối cổ. Về sau thì có Cực Lạc Quốc Di Đà Hòa Tán (極樂國彌陀和讚, Gokurakumidawasan), của Thiên Quán (千觀, Senkan), Cực Lạc Lục Thời Tán (極樂六時讚, Gokurakurokujisan) của Nguyên Tín (源信, Genshin), v.v., lấy trung tâm là Tịnh Độ Giáo mà sáng tác nên. Đến thời đại Liêm Thương thì có bài Tam Thiếp Hòa Tán (三帖和讚, Sanchōwasan) của Thân Loan (親鸞, Shinran) và các bài Hòa Tán của Thời Tông như Biệt Nguyện Tán (別願讚, Betsugansan) của Nhất Biến (一遍, Ippen) là tiêu biểu nhất; các bài này được lưu bố rộng rãi và đóng vai trò trung tâm ở các pháp hội. Ngoài ra vào thời Trung Đại còn có bài Hoằng Pháp Đại Sư Hòa Tán (弘法大師和讚, Kōbōdaishiwasan) và Tứ Tòa Giảng Hòa Tán (四座講和讚, Shizakōwasan) của Chơn Ngôn Tông, rồi Thái Tử Hòa Tán (太子和讚, Taishiwasan) của Thánh Đức Tông, v.v. Đến cuối thời Trung Đại thì phần nhiều các bài Hòa Tán đều có thêm niêm luật và được xướng họa. Về khúc tiết của chúng thì khác nhau tùy theo từng tông phái, nhưng chủ yếu bài nào cũng có âm điệu phách tiết cả. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài Hòa Tán do các cư sĩ tại gia làm nữa.
(林羅山, Hayashi Razan, 1583-1657): Nho gia của phái Chu Tử Học, sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; Tổ của họ Lâm (林, Hayashi), Nho quan của chính quyền Mạc Phủ; tên là Tín Thắng (信勝); tăng hiệu là Đạo Xuân (道春); tự Tử Tín (子信); thông xưng là Hựu Tam Lang (又三郎); xuất thân kinh đô Kyoto. Ông từng xuất gia làm Tăng sĩ của Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji); nhưng đã sớm học Chu Tử Học và trở thành môn đồ của Đằng Nguyên Tinh Oa (藤原惺窩). Năm 1605 (Khánh Trường [慶長] 10), ông đến yết kiến Tướng Quân Đức Xuyên Gia Khang (德川家康, Tokugawa Ieyasu), được vị này tín nhiệm và cho đảm trách về văn thư của Mạc Phủ. Sau đó, ông từng phục vụ cho Tú Trung (秀忠, Hidetada), Gia Quang (家光, Iemitsu), Gia Cương (家綱, Ietsuna), chuyên trách về văn thư ngoại giao cũng như thảo các văn kiện quan trọng, và cống hiến to lớn cho việc chỉnh bị chính quyền Mạc Phủ. Vào năm 1630 (Khoan Vĩnh [寛永] 7), ông mở trường Tư Thục ở Giang Hộ; và sau này trở thành trung tâm học vấn. La Sơn thông cả các điển tịch cổ kim của Nhật Bản cũng như Trung Quốc, là người bác học, kiến thức cao rộng, đã để lại những dấu ấn to lớn trong việc xuấn bản các thư tịch Hán văn và giảng thuật Kinh Thư. Về mặt tư tưởng, khác với Đằng Nguyên Tinh Oa, để làm sáng tỏ lập trường của Chu Tử Học, ông phân biệt với Dương Minh Học và tận lực bài xích Phật Giáo; chủ trương tư tưởng Thần Nho Nhất Trí Luận (神儒一致論). Trước tác của ông có Bản Triều Thông Giám (本朝通鑑) 310 quyển, Bản Triều Thần Xã Khảo (本朝神社考) 6 quyển, La Sơn Văn Tập (羅山文集) 150 quyển, v.v.
(s: ṣaḍ-gati, j: rokudō, 六道): hay còn gọi là Lục Thú (六趣), là 6 thế giới trong đó chúng sanh luân hồi lưu chuyển sanh tử do nghiệp nhân thiện ác mình đã từng tạo ra, gồm có:
(1) Địa Ngục (s, p: naraka, 地獄),
(2) Ngạ Quỷ (s: preta, p: peta, 餓鬼),
(3) Súc Sanh (s; tiryagoni, p: tiracchāna, 畜生),
(4) Tu La (s, p: asura, 修羅),
(5) Con Người (s: manuṣya, p: manussa, 人間) và
(6) Cõi Trời (s, p: deva, 天).
Cũng có truyền thuyết theo thứ tự Địa Ngục, Súc Sanh, Ngạ Quỷ và quan điểm gộp chung Tu La vào Địa Ngục để trở thành Ngũ Đạo (五道). Gati vốn phát xuất từ động từ √gam, nguyên ý là “sự đi, con đường”, được dịch là “đạo (道)” hay “thú (趣)”; tuy nhiên, trường hợp Lục Đạo thì có nghĩa là “cảnh giới, trạng thái sinh tồn”. Kết hợp với Tứ Sanh (四生), có dụng ngữ Lục Đạo Tứ Sanh (六道四生). Lục Đạo là tông thể phân loại về 4 hình thức sanh ra gồm thai sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh, từ đó nó bao quát hết toàn bộ tồn tại luân hồi. Luân hồi trong Lục Đạo được gọi là Lục Đạo Luân Hồi (六道輪廻). Từ khi Phật Giáo được truyền vào Trung Quốc dưới thời Hậu Hán, quan niệm về Luân Hồi và Lục Đạo được tuyên truyền rộng rãi trong xã hội nước này và trở thành tác động to lớn đối với người dân Trung Quốc vốn mang chủ nghĩa hiện thế trung tâm. Đặc biệt, sức mạnh báo động có hình ảnh Địa Ngục đã sản sinh ra những đồ hình biến tướng của Địa Ngục vốn miêu tả thảm cảnh ở cõi này, các Minh Báo Ký (冥報記) lưu truyền những câu chuyện bị đọa xuống Địa Ngục, hay văn học truyền khẩu, v.v; và tạo ảnh hưởng rộng rãi cho mỹ thuật cũng như văn học. Chính Đạo Giáo cũng lấy tư tưởng Lục Đạo của Phật Giáo để hình thành nên quan niệm Lục Đạo tương tợ như vậy. Hơn nữa, quan niệm cho rằng phạm tội ở đời này sẽ bị luân hồi trong Lục Đạo đã trở thành cơ duyên làm cho mọi người thức tỉnh về tội nghiệp của tự thân; cho nên, dưới thời đại Nam Bắc Triều, rất nhiều bản văn sám hối cầu nguyện cho tội lỗi tiêu trừ đã được sáng tác ra. Khi tư tưởng mạt pháp từ cuối thời Nam Bắc Triều cho đến thời Tùy Đường được quảng bá, niềm tin về đức A Di Đà Phật (阿彌陀佛), Địa Tạng (地藏), Quan Âm (觀音) cứu độ chúng sanh thoát khỏi cảnh khổ bị luân hồi trong Lục Đạo trở nên rất thịnh hành. Từ thời Ngũ Đại cho đến nhà Tống, trên các bức bích họa ở động Đôn Hoàng (敦煌) thỉnh thoảng xuất hiện hình Lục Đạo. Trong Thiên Thai Tông, tín ngưỡng về Lục Quan Âm (六觀音) được phối trí theo từng cảnh giới của Lục Đạo cũng khá phổ biến. Tại Nhật Bản, từ Lục Đạo, Địa Ngục, v.v., xuất hiện đầu tiên trong Nhật Bản Linh Dị Ký (日本靈異記, Nihonryōiki), nếu so sánh thì quan niệm về Lục Đạo rất lạc quan. Tuy nhiên, đến thế kỷ thứ 10, theo đà băng hoại của Chế Độ Luật Lịnh, trong những biến động và chiến loạn của xã hội, tư tưởng mạt pháp và quán sát vô thường càng mạnh hơn thêm; từ đó, quan niệm về Lục Đạo trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, trong phần Lục Đạo Giảng Thức (六道講式徃生) của bộ Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集, Ōjōyōshū) cũng như Nhị Thập Ngũ Tam Muội Thức (二十五三昧式), Nguyên Tín (源信, Genshin) có miêu tả về sự khủng khiếp của Lục Đạo và đã tạo ảnh hưởng khá lớn cho văn học cũng như mỹ thuật. Do đó, Bảo Vật Tập (寳物集, Hōbutsushū) nói về nỗi khổ của Lục Đạo và khai thị 12 cửa vãng sanh, Bình Gia Vật Ngữ (平家物語, Heikemonogatari) lấy sự sa thải của Lục Đạo trong Quán Đảnh Quyển (灌頂巻) để làm nội dung cho toàn quyển, hay Phương Trượng Ký (方丈記, Hōjōki) làm cho liên tưởng đến những nghiệp khổ trong ác đạo thông qua các thiên tai như hỏa tai, gió lớn, nghèo đói, động đất, v.v., đều là những tác phẩm có ảnh hưởng sâu đến tư tưởng Lục Đạo. Mặt khác, từ giữa và cuối thời Bình An trở đi, các bức tranh bình phong cũng như tranh vẽ về Lục Đạo được phổ biến rộng rãi. Hiện còn lại một số tác phẩm tiêu biểu như Địa Ngục Thảo Chỉ (地獄草紙, Jigokusōshi), Ngạ Quỷ Thảo Chỉ (餓鬼草紙, Gakisōshi), Bệnh Thảo Chỉ (病草紙, Yamaisōshi), v.v., thuộc hậu bán thế kỷ 12. Hơn nữa, vào thời kỳ biến động và chiến loạn, tín ngưỡng về Lục Quan Âm cũng như Địa Tạng phát triển rộng khắp. Đặc biệt, Địa Tạng được gọi là “bậc có thể hóa độ chốn Lục Đạo”, đến thế kỷ thứ 11 thì tín ngưỡng Lục Địa Tạng cho rằng ngài có mặt khắp các cõi để cứu độ hết thảy chúng sanh, được hình thành. Đến cuối thời Liêm Thương trở đi, kết hợp với Thần Tạ Ơn, Thần Tổ Đạo, tại các ngã tư đường cũng như cửa vào mộ địa, người ta có đặt 6 bức tượng Địa Tạng. Những ngã tư như vậy được xem như là nơi người chết phân chia theo sáu đường, cho nên có tên gọi là “Ngã Tư Lục Đạo”. Như trong Phật Thuyết Dự Tu Thập Vương Sanh Thất Kinh (佛說預修十王生七經, CBETA No. 21) có câu: “Bi tăng phổ hóa thị uy linh, Lục Đạo luân hồi bất tạm đình, giáo hóa yếm khổ tư an lạc, cố hiện Diêm La Thiên Tử hình (悲增普化示威靈、六道輪迴不暫停、敎化厭苦思安樂、故現閻羅天子形, buồn thêm hóa độ hiện oai linh, sáu nẻo luân hồi chẳng tạm dừng, giáo hóa bỏ khổ vui an lạc, nên hiện Diêm La Thiên Tử hình).”
(六時懺悔, Rokujizange): Sáu Thời Sám Hối, trong một ngày đêm được chia làm sáu thời rõ rệt để tiến hành sám hối, tụng kinh, làm Phật sự. Ban ngày thì có ba thời vào buổi sáng, giữa ngày, cuối ngày. Ban đêm có ba thời vào đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm. Trong Kinh A Di Đà có dạy rằng ở cõi Tịnh Độ đêm ngày sáu thời mưa hoa Mạn Đà La. Thiện Đạo (善導, 613-681), người sáng lập ra Tịnh Độ Giáo Trung Quốc, có viết ra cuốn Vãng Sanh Lễ Tán (徃生禮讚) gồm những câu kệ văn để cho người cầu vãng sanh về cõi Tịnh Độ ngày đêm sáu thời lễ bái và xưng tán hồng danh. Đây là thánh điển vô cùng quan trọng về mặt nghi thức của Tịnh Đô Tông. Ở Nhật Bản, có cuốn Lục Thời Tán (六時讚) của Nguyên Tín (源信, Genshin) cũng rất nổi tiếng. Tại Việt Nam, trong tác phẩm Khóa Hư Lục (課虛錄) của vua Trần Thái Tông (陳太宗, 1218-1277) cũng có phần Lục Thời Sám Hối Khoa Nghi (六時懺悔科儀), như trong bài Tựa có khẳng định rằng: “Tiện lợi việc đi lại dưới sông trên bộ, là nhờ xe, thuyền; tẩy sạch bụi nhơ nơi thân, tâm, là do sám hối. Muốn tẩy sạch thân tâm mà không dùng sám hối, khác nào muốn tiện lợi qua lại mà chẳng dùng xe, thuyền. Thế mới biết công dụng sám hối rất là to. Cho nên Kinh Đại Tập nói: 'Như áo nhơ hằng trăm năm, có thể trong một ngày giặt được sạch sẽ. Như thế, trong trăm ngàn kiếp đã tích tập các nghiệp chẳng lành, do nhờ lực Phật, khéo thuận tư duy, có thể trong một ngày hay một giờ, trọn hay tiêu diệt.'”
(良源, Ryōgen, 912-985): vị tăng của Thiên ThaiTông Nhật Bản, sống dưới thời đại Bình An, thụy hiệu Từ Huệ Đại Sư (慈慧大師), người đời thường gọi ông là Nguyên Tam Đại Sư (元三大師), Ngự Miếu Đại Sư (御廟大師), Giác Đại Sư (角大師), Đậu Đại Sư (豆大師), họ là Mộc Tân (木津), xuất thân vùng Cận Giang (近江, Ōmi, thuộc Shiga-ken [滋賀縣]). Năm lên 12 tuổi, ông theo học pháp với Lý Tiên (理仙), và sau khi thầy qua đời, ông đến thọ giới với Thiên Thai Tọa Chủ Tôn Ý (尊意, Soni), rồi theo học với Hỷ Khánh (喜慶, Kikei), Giác Huệ (覺惠, Kakue) và Vân Tình (雲晴, Unsei). Vào năm 937, tại Duy Ma Hội của Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji), ông đã đối luận với Nghĩa Chiêu (義昭, Gishō) của Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) và hàng phục được vị này. Đến năm 963, tại Pháp Hoa Hội ở Thanh Lương Điện, ông lại luận phá được Pháp Tàng (法藏, Hōzō) của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), nên thanh danh của ông vang khắp thiên hạ. Năm 964, ông được liệt vào hàng Nội Cúng Phụng (內供奉, hàng ngũ của 10 vị Thiền Sư), rồi năm sau thì làm Quyền Luật Sư, năm kế đến thì trở thành Thiên Thai Tọa Chủ. Trong thời gian làm Tọa Chủ được khoảng 20 năm, ông đã nỗ lực phục hưng Giảng Đường và giáo dưỡng đồ chúng. Chính ông đã định ra Nhị Thập Lục Điều Thức (二十六條式) để chỉnh đốn quy luật trongSơn Môn. Ông được sùng ngưỡng như là vị Tổ Sư thời Trung Hưng, và ngoài thế gian thì sùng bái như là hóa thân của Quan Âm, hay của Bất Động Minh Vương Bồ Tát. Môn hạ của ông có một số nhân vật kiệt xuất như Nguyên Tín (源信, Genshin), Giác Vận (覺運, Kakuun), Tầm Thiền (尋禪, Jinzen), Giác Siêu (覺超, Kakuchō) và hơn 3000 người. Trước tác của ông để lại có Bách Ngũ Thập Tôn Khẩu Quyết (百五十尊口訣), Cửu Phẩm Vãng Sanh Nghĩa (九品徃生義), Danh Biệt Nghĩa Thông Tư Ký (名別義通私記), Thai Kim Niệm Tụng Hành Ký (胎金念誦行記).
(玉樹): cây bằng ngọc, cây trắng như ngọc. Trần Thúc Bảo (陳叔寶, tại vị 583-589, Hoàng Đế cuối cùng của nhà Trần thời Nam Bắc Triều) có làm bài thơ Ngọc Thọ Hậu Đình Hoa (玉樹後庭花): “Lệ vũ phương lâm đối cao các, tân trang diễm chất bổn khuynh thành, ánh hộ ngưng kiều sạ bất tấn, xuất duy hàm thái tiếu tương nghinh, yêu cơ thiểm tợ hoa hàm lộ, ngọc thọ lưu quang chiếu hậu đình (麗宇芳林對高閣、新粧艶質本傾城、映戸凝嬌乍不進、出帷含態笑相迎、妖姫臉似花含露、玉樹流光照後庭, nhà đẹp rừng thơm đối gác cao, tân trang tuyệt chất vốn nghiêng thành, cửa sáng mỹ miều thẹn chẳng bước, khỏi rèm thư thả đón cười duyên, xinh sao mắt tợ hoa ngậm móc, cây ngọc sáng quang chiếu sau vườn).” Có thuật ngữ “kiêm gia ỷ ngọc thọ (蒹葭倚玉樹, cỏ kiêm và cỏ lau nương tựa vào cây ngọc)” thường được dùng để ví dụ bên xấu bên đẹp, không thể nào so sánh được; từ đó nó có nghĩa là mượn sự vinh quang, phú quý, cao đẹp của người khác để thăng hoa bản thân mình. Thuật ngữ này vốn phát xuất từ Thế Thuyết Tân Ngữ (世說新語), phần Dung Chỉ (容止) của Lưu Nghĩa Khánh (劉義慶, 403-444) nhà Tống thời Nam Triều: “Ngụy Hoàng Đế sử hậu đệ Mao Tằng dữ Hạ Hầu Nguyên tinh tọa, thời nhân vị kiêm gia ỷ ngọc thọ (魏蝗帝使後弟毛曾與夏侯元並坐、時人謂蒹葭倚玉樹, Ngụy Hoàng Đế bảo em vợ là Mao Tằng và Hạ Hầu Nguyên cùng ngồi chung, người đương thời gọi đó là cỏ lau nương cây ngọc).” Câu “ngọc thọ phong trưởng, chi điều mậu thạnh thiên xuân (玉樹豐長、枝條茂盛千春)” có nghĩa là cây ngọc phát triển mạnh mẽ, nên các cành lá tươi tốt mãi mãi, có thể kéo dài đến cả ngàn năm.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.144.248.248 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập