Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Trời không giúp những ai không tự giúp mình. (Heaven never helps the man who will not act. )Sophocles
Lo lắng không xua tan bất ổn của ngày mai nhưng hủy hoại bình an trong hiện tại. (Worrying doesn’t take away tomorrow’s trouble, it takes away today’s peace.)Unknown
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Càng giúp người khác thì mình càng có nhiều hơn; càng cho người khác thì mình càng được nhiều hơn.Lão tử (Đạo đức kinh)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nguyên Nhân »»
(寺請制度, Terauke-seido, Tự Thỉnh Chế Độ): còn gọi là Tự Đàn Chế Độ (寺檀制度); là chế độ được chính quyền Mạc Phủ Giang Hộ chế định ra vào năm 1664 (Khoan Văn [寛文] 4), để nhằm mục đích cấm chế Thiên Chúa Giáo cũng như Phái Không Nhận Không Cho, và ngăn chận việc cải tông của tín đồ. Cụ thể là xin phía tự viện chứng nhận rằng bản thân mình là tín đồ Phật Giáo, chứ không phải là giáo đồ của Thiên Chúa Giáo. Nhờ chế độ này được thi hành, người dân bắt đầu quyết định chùa nâo là Bồ Đề Tự (菩提寺, Bodai-ji) của mình, và gắn thêm nghĩa vụ cho biết rằng mình là tín đồ của chùa ấy. Tại các hộ dân thì bàn thờ Phật được thiết lập, rồi quy định tập quán cung thỉnh chư Tăng đến làm lễ và đó cũng là hình thức để bảo chứng số lượng tín đồ cũng như thâu nhập nhất định của chùa. Dưới thời Minh Trị Duy Tân, chế độ này quá căng thẳng và cuối cùng tạo Nguyên Nhân dẫn đến nạn Phế Phật Hủy Thích.
(眞雅, Shinga, 801-879): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An (平安, Heian), người khai cơ Trinh Quán Tự (貞觀寺, Jōgan-ji), thụy hiệu là Pháp Quang Đại Sư (法光大師) và Trinh Quán Tự Tăng Chánh (貞觀寺僧正), em ruột của Không Hải. Ông theo hầu Không Hải, rồi đến năm 825 thì được thọ pháp Quán Đảnh và làm chức A Xà Lê. Năm 835, ông được Không Hải phó chúc cho quản lý Tàng Kinh Các của Đông Tự (東寺, Tō-ji), Chơn Ngôn Viện của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji) và Hoằng Phước Tự (弘福寺, Gūfuku-ji). Năm 847, ông được cử làm chức Biệt Đương của Đông Đại Tự, đến năm 864 thì làm Tăng Chánh và trở thành Pháp Ấn Đại Hòa Thượng (法印大和尚). Bên cạnh đó, ông còn được Thanh Hòa Thiên Hoàng (清和天皇, Seiwa Tennō) tôn kính và tín nhiệm, mặt khác ông rất thâm giao với Tướng Quân Đằng Nguyên Lương Phòng (藤原良房, Fujiwara Yoshifusa), cho nên vào năm 862, ông kiến lập Trinh Quán Tự ở kinh đô Kyoto. Đệ tử của ông có Chơn Nhiên (眞然, Shinzen), Nguyên Nhân (源仁, Gennin).
(周昭王, tại vị 1052-1002 ttl, hay 995-977 ttl.): còn gọi là Chu Chiêu (周昭), tên của vị thiên tử nhà Chu, họ là Cơ (姬), tên Hà (瑕), vị vua thứ 4 của nhà Tây Chu (西周), con trai của Chu Khang Vương (周康王). Sử Ký (史記) gọi ông là (昭王); tuy nhiên, các bài minh khắc trên những đồ dùng bằng đồng xanh thời Tây Chu lại ghi là Thiệu Vương (卲王), hay Vương Thiệu Vương (王卲王); và trong khi đó, các bài minh khắc trên những đồ dùng bằng đồng xanh thời nhà Chu thì ghi là Chu Văn Vương (周文王). Sau khi tức vị, nảy sinh cuộc phản loạn của Chuẩn Di (准夷), nên ông thân chinh cử quân bình định. Vào năm thứ 19 (1002 ttl) đời Chiêu Vương, ông viễn chinh sang nước Sở và không trở về. Tương truyền ông bị chết tại Hán Thủy (漢水). Về Nguyên Nhân cái chết, sử thư giấu kín không đề cập đến. Có thuyết cho rằng ông bị quân nhà Sở công kích và chết trng chiến trận. sau đó, Thái Tử Cơ Mãn (姬滿) lên kế vị, tức Chu Mục Vương (周穆王).
(普庵咒): nguyên danh là Phổ Am Đại Đức Thiền Sư Thích Đàm Chương Thần Chú (普庵大德禪師釋談章神咒), còn gọi là Chú Phổ An (普安咒), hoặc Thích Đàm Chương (釋談章), lần đầu tiên thấy xuất hiện trong bản cầm phổ Tam Giáo Đồng Thanh (三敎同聲, 1592). Căn cứ vào văn ký tải của Dương Luân Bá Nha Tâm Pháp (楊掄伯牙心法) cho biết rằng: “Tư khúc tức Phổ Am Thiền Sư chi chú ngữ, hậu nhân dĩ luật điệu nghĩ chi (斯曲卽普庵禪師之咒語,後人以律調擬之也, khúc này là chú ngữ của Thiền Sư Phổ Am, người đời sau lấy luật điệu mô phỏng theo).” Chú này được xem như là Tổ Sư Chú (祖師咒), rất ít thấy ở Trung Quốc và không rõ Nguyên Nhân sáng tác thế nào. Trong lúc sinh tiền, Thiền Sư Phổ Am Ấn Túc (普庵印肅, 1115-1169) thường làm những điều linh nghiệm như bẻ cây trị bệnh, chặt cây ma quái, cầu mưa, v.v. Hơn nữa, ông lại rất tinh thông Phạn văn, từng lấy Phạn văn phiên âm thành chú, người đời gọi đó là Phổ Am Chú (普庵咒). Thần chú này có thần lực làm cho an định mười phương và tòng lâm, nên thường được tụng tại các tự viện vào mỗi dịp đầu và giữa tháng. Thậm chí thần chú này còn có công năng xua đuổi các loài muỗi, trùng, rắn rít, v.v. Trong khoảng niên hiệu Vạn Lịch (萬曆, 1573-1620) nhà Minh, Thiền Sư Vân Thê Châu Hoằng (雲棲袾宏, 1535-1615) mới đưa thần chú này vào bản Chư Kinh Nhật Tụng (諸經日誦). Trong bản Thiền Môn Nhật Tụng (禪門日誦) được khắc ấn đầu tiên vào khoảng niên hiệu Đạo Quang (道光, 1821-1850) của vua Tuyên Tông (宣宗, tại vị 1820-1850) nhà Thanh, cũng có thâu lục thần chú này. Chú Phổ Am có kết cấu rất nghiêm cẩn, dễ đọc tụng và ghi nhớ. Thần chú này có nhiều tổ hợp đơn âm, cấu thành một loại luật tắc tự nhiên, giống như sự giao hòa hỗ tương của ba yếu tố Thiên-Địa-Nhân, khiến cho người nghe tự nhiên thể nhập vào cảnh giới linh không, thanh tịnh, và có tinh thần cảm ứng đạo giao, có cầu có ứng qua hình tượng Thiền Sư Phổ Am. Tương truyền thần chú này có công năng có thể tiêu tai, giải trừ ách nạn, khiến cho các loài côn trùng, chuột, muỗi, kiến, rắn, rít, v.v., phải tránh xa, các hung thần ác sát đều xa lánh. Nội dung của thần chú như sau: “Nam Mô Phật Đà Da. Nam Mô Đạt Ma Da. Nam Mô Tăng Già Da. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát. Nam Mô Phổ Am Tổ Sư Bồ Tát. Nam Mô Bách Vạn Hỏa Thủ Kim Cang Vương Bồ Tát. Án, ca ca kê kê cu cu kê; cu kê cu; kiêm kiều kê; kiều kê kiêm. Ca ca kê kê cu cu kê kiều kiêm, kiêm, kiêm, kiêm kiêm kiêm; nghiệm nghiêu nghê, nghiêu nghê nghiệm; ca ca kê kê cu cu da; dụ dụ, dụ dụ, dụ dụ, dụ dụ dụ. Nghiên, giới. Già già chi chi châu châu chi; châu chi châu; chiêm chiêu chi, chiêu chi chiêm. Già già chi chi châu châu chi chiêu chiêm, chiêm, chiêm, chiêm chiêm chiêm; nghiệm nghiêu nghê; nghiêu nghê nghiệm. Già già chi chi châu châu da; dụ dụ, dụ dụ, dụ, dụ, dụ dụ dụ. Thần, nhạ. Tra tra tri tri đô đô tri; đô tri đô; đảm đa tri; đa tri đảm. Tra tra tri tri đô đô tri đa đảm, đảm, đảm, đảm đảm đảm; nam na ni; na ni nam. Tra tra tri tri đô đô da; nô nô, nô nô, nô, nô, nô nô nô. Đát, na. Đa đa đế đế đa đa đế; đa đế đa, đàm đa đế; đa đế đàm. Đa đa đế đế đa đa đế đa đàm, đàm, đàm, đàm đàm đàm; nam na ni; na ni nam. Đa đa đế đế đa đa da; nô nô, nô nô, nô, nô, nô nô nô. Đàn, na. Ba ba bi bi ba ba bi; ba bi ba; phạn ba bi; ba bi phạn. Ba ba bi bi ba ba bi ba phạn, phạn, phạn, phạn phạn phạn; phạn ma mê; ma mê phạn. Ba ba bi bi ba ba da; Mẫu mẫu, mẫu mẫu, mẫu, mẫu, mẫu mẫu mẫu. Phạn, ma. Án, ba đa tra; già ca da; dạ lan ha; a sắt tra; tát hải tra; lậu lô lậu lô tra; già ca dạ, ta ha. Vô số Thiên Long Bát Bộ, bách vạn Hỏa Thủ Kim Cang, tạc nhật phương ngung, kim nhật Phật địa, Phổ Am đáo thử, bách vô cấm kỵ (南無佛陀耶、南無達摩耶、南無僧伽耶、南無本師釋迦牟尼佛、南無大悲觀世音菩薩、南無普庵祖師菩薩。唵、迦迦雞雞倶倶雞、倶雞倶、兼喬雞、喬雞兼。迦迦雞雞倶倶雞喬兼、兼、兼、兼兼兼、驗堯倪、堯倪驗。迦迦雞雞倶倶耶、喻喻、喻喻、喻、喻、喻喻喻。研、界。遮遮支支朱朱支、朱支朱、占昭支、昭支占。遮遮支支朱朱支昭占、占、占、占占占、驗堯倪、堯倪驗。遮遮支支朱朱耶、喻喻、喻喻、喻、喻、喻喻喻。神、惹。吒吒知知都都知、都知都、擔多知、多知擔。吒吒知知都都知多擔、擔、擔、擔擔擔、喃那呢、那呢喃。吒吒知知都都耶、奴奴、奴奴、奴、奴、奴奴奴。怛、那。多多諦諦多多諦、多諦多、談多諦、多諦談。多多諦諦多多諦多談、談、談、談談談、喃那呢、那呢喃。多多諦諦多多耶、奴奴、奴奴、奴、奴、奴奴奴。檀、那。波波悲悲波波悲、波悲波、梵波悲、波悲梵。波波悲悲波波悲波梵、梵、梵、梵梵梵、梵摩迷、摩迷梵。波波悲悲波波耶、母母、母母、母、母、母母母。梵、摩。唵、波多吒、遮迦耶、夜闌訶、阿瑟吒、薩海吒、漏嚧漏嚧吒、遮迦夜、娑訶。無數天龍八部、百萬火首金剛、昨日方隅、今日佛地、普庵到此、百無禁忌).” Trong Thiền Môn của Việt Nam, thần chú này cũng được dùng để trì tụng đặc biệt trong các lễ nghi quan trọng như tang lễ, khánh thành tân gia, Trai Đàn Chẩn Tế, Giải Oan Bạt Độ, v.v.
(緇衣): hay truy y, còn gọi là hắc y (黑衣), mặc y (墨衣), tức áo nhuộm màu đen, pháp y màu đen, là y phục thường dùng của tăng lữ. Từ này còn được dùng để chỉ cho tăng lữ, đồng nghĩa với chuy lưu (緇流), chuy môn (緇門), chuy đồ (緇徒); đối nghĩa với bạch y (白衣, áo trắng), được dùng cho cư sĩ tại gia. Chư tăng thuộc Thiền Tông thường dùng loại y màu đen này. Dưới thời nhà Tống (宋, 420-479) có vị tăng Huệ Lâm (慧琳) thường hay mặc áo đen tham nghị việc triều chính, được Khổng Khải (孔凱) gọi là Hắc Y Tể Tướng (黑衣宰相). Hay hai vị tăng Huệ Dữ (慧與) và Huyền Sướng (玄暢) ở Trúc Lâm Tự (竹林寺), Kinh Châu (荊州), sống vào đầu nhà Tề (齊, 479-502) được gọi là Hắc Y Nhị Kiệt (黑衣二傑). Cho nên, từ truy y trở thành tên gọi chuyên dùng cho vị Sa Môn (沙門). Trong Đại Tống Tăng Sử Lược (大宋僧史略) của Tán Ninh (讚寧) quyển Thượng trích dẫn phần Khảo Công Ký (考工記), có đoạn giải thích về truy y có màu sắc như thế nào: “Vấn: 'Truy y giả, sắc hà trạng mạo ?' Đáp: 'Tử nhi thiển hắc, phi chánh sắc dã' (問、緇衣者、色何狀貌、答、紫而淺黑、非正色也, Hỏi: 'Truy y, màu sắc của nó có hình dáng thế nào ?' Đáp: 'Màu tía mà đen nhạt, không phải thuần đen').” Như trong câu 5 trong 12 câu thỉnh Cô Hồn tương truyền do Thi Sĩ Tô Đông Pha (蘇東坡, 1036-1101) sáng tác, có đoạn: “Nhất tâm triệu thỉnh: Xuất trần thượng sĩ, phi tích cao tăng, tinh tu Ngũ Giới tịnh nhân, phạm hạnh Tỳ Kheo Ni chúng, hoàng hoa thúy trúc, không đàm bí mật chơn thuyên, bạch cổ lê nô, tùng diễn khổ không diệu kệ. Ô hô ! Kinh song lãnh tẩm tam canh nguyệt, Thiền thất hư minh bán dạ đăng. Như thị truy y Thích tử chi lưu, nhất loại cô hồn đẳng chúng (一心召請、出塵上士、飛錫高僧、精修五戒淨人、梵行比丘尼眾、黃花翠竹、空談秘密眞詮、白牯黧奴、徒演苦空妙偈、嗚呼、經窗冷浸三更月、禪室虛明半夜燈、如是緇衣釋子之流、一類孤魂等眾, Một lòng triệu thỉnh: ly trần thượng sĩ, chứng đạt cao tăng, chuyên tu Năm Giới tịnh nhân, các Tỳ Kheo Ni phạm hạnh, hoa vàng trúc biếc, chơn pháp bí mật luận không, trâu trắng mèo đen, nhọc thuyết khổ không diệu kệ. Than ôi ! Trăng canh ba qua cửa lạnh thấm, đèn nửa khuya Thiền thất ảo mờ. Như vậy dòng tu sĩ mặc áo thâm đen, một loại cô hồn các chúng).” Hoặc trong bài thơ Vô Đề (無題) của vua Trần Thái Tông (陳太宗, tại vị 1225-1258) Việt Nam có câu: “Nhất úng tao khang khúc nhưỡng thành, kỷ đa trí giả một thông minh, phi duy độc phá truy lưu giới, bại quốc vong gia tự thử sinh (一甕糟糠麴釀成、幾多智者沒聰明、非惟獨破緇流戒、敗國亡家自此生, một vò bã rượu ủ men thành, bao người trí tuệ chẳng thông minh, chẳng riêng phá giới tu hành kẻ, bại nước mất nhà tự đây sinh).” Tuy nhiên, trong Thủy Kinh Chú (水經注) quyển 6 của Li Đạo Nguyên (酈道元, ?-527) nhà Bắc Ngụy (北魏, 386-534), gọi các đạo sĩ hái thuốc là “Truy phục tư huyền chi sĩ (緇服思玄之士, hạng người mặc áo đen và tư duy những điều huyền nhiệm).” Như vậy, chúng ta có thể biết được rằng màu đen là phục sắc của tôn giáo từ ngày xưa, không phải chỉ riêng Phật Giáo. Cả Thích Giáo lẫn Đạo Giáo phần lớn đều giống nhau, chỉ khác nhau ở mũ đội trên đầu. Cuối cùng, mũ vàng là loại chuyên dụng của đạo sĩ, áo đen là biệt hiệu của tăng sĩ; và dần dần y phục màu đen trở thành phục sắc chính của tu sĩ Phật Giáo. Trong Bắc Sử (北史) quyển 2, Thượng Đảng Cang Túc Vương Hoán Truyện (上黨剛肅王煥傳) có chi tiết cho hay rằng: “Sơ Thuật thị ngôn: 'Vong cao giả, hắc y, do thị tự Thần Võ Hậu mỗi xuất môn bất dục kiến tang môn, vi hắc y cố dã' (初術氏言、亡高者黑衣、由是自神武后每出門不欲見桑門、為黑衣故也, ban đầu họ Thuật bảo rằng: 'Người mất tuổi cao thì mặc áo đen, do vậy từ khi Thần Võ Hậu mỗi lần ra cổng thành thì chẳng muốn thấy tăng sĩ, vì họ mặc áo đen').” Qua đó, chúng ta biết rằng nhà vua kỵ gặp Sa Môn Phật Giáo, chứ không phải đạo sĩ. Sau này Chu Võ Đế (周武帝, 560-578) nhân lời sấm ngữ này mà cấm tu tăng sĩ mặc sắc phục màu đen, và ra lịnh đổi thành màu vàng. Đây cũng là một trong những Nguyên Nhân vì sao ngày nay tu sĩ Việt Nam mặc y phục màu vàng. Sắc phục hiện tại của tu sĩ Phật Giáo các nước tập trung chủ yếu ở 4 màu: vàng đậm, vàng, đen, xám. Trong Lương Hoàng Sám (梁皇懺) quyển 3 có câu: “Nguyện Phật nhật dĩ đương không, chiếu u đồ chi khổ thú, cưu Tam Học chi truy lưu, lễ tam thiên chi Đại Giác, ngã tâm khẩn khẩn, Phật đức nguy nguy, ngưỡng khấu hồng từ, minh huân gia bị (願佛日以當空、照幽途之苦趣、鳩三學之緇流、禮三千之大覺、我心懇懇、佛德巍巍、仰叩洪慈、冥熏加被, nguyện trời Phật thường trên không, chiếu tối tăm chốn nẻo khổ, chuyên Tam Học bậc tu hành, lạy ba ngàn đấng Đại Giác, tâm con khẩn thiết, đức Phật vời vợi, ngưỡng lạy ơn từ, thầm thương gia hộ).”
(s: pratyaya, p: paccaya, j: en, 緣): đối với nhân (s, p: hetu, 因) hay quán nhân (觀因) là Nguyên Nhân trực tiếp, còn duyên hay trợ duyên là Nguyên Nhân gián tiếp. Cũng có khi cả hai từ được gộp lại chung và có nghĩa là duyên. Có nhiều loại duyên như Tứ Duyên (四緣, Bốn Duyên), Thập Duyên (十緣, Mười Duyên), Thập Nhị Nhân Duyên (十二因緣, Mười Hai Nhân Duyên), v.v. Từ đó, chữ này được dùng rất phổ biến với ý nghĩa là duyên cố, sự quan hệ, v.v.
(益信, Yakushin, 827-906): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào đầu thời đại Bình An, vị tổ của Phái Quảng Trạch (廣澤派), húy là Ích Tín (益信), thông xưng là Viên Thành Tự Tăng Chánh (圓城寺僧正), thụy hiệu Bản Giác Đại Sư (本覺大師), xuất thân vùng Bị Hậu (僃後, Bingo, thuộc Hiroshima [廣島]). Ông xuất gia ở Đại An Tự (大安寺, Daian-ji), học Mật Giáo với Tông Duệ (宗叡, Shūei), rồi đến năm 887 thì thọ pháp Quán Đảnh của Nguyên Nhân (源仁, Gennin) ở Nam Trì Viện (南持院, Nanji-in) và được Tông Duệ phú chúc ấn khả cho. Năm sau, ông được chọn làm Quyền Luật Sư và Tự Trưởng của Đông Tự. Vào năm 899, ông làm giới sư xuất gia cho Vũ Đa Thiên Hoàng (宇多天皇, Uda Tennō), và đến năm 901 thì truyền thọ pháp Quán Đảnh cho nhà vua. Ông đã chấp nhận cho Đằng Nguyên Thục Tử (藤原淑子, Fujiwara Toshiko) quy y và lấy sơn trang Đông Sơn của vị này làm thành ngôi Viên Thành Tự (圓城寺, Enjō-ji). Ông có để lại một số trước tác như Kim Cang Giới Thứ Đệ (金剛界次第), Thai Tạng Trì Niệm Thứ Đệ (胎藏持念次第), Tam Ma Da Giới Văn (三摩耶戒文), Khoan Bình Pháp Hoàng Ngự Quán Đảnh Ký (寬平法皇御灌頂記), v.v.
(圭峰宗密, Keihō Sumitsu, 780-841): người Quả Châu (果州), Tỉnh Tứ Xuyên (四川省), ban đầu ông theo học Nho Giáo, sau chuyển sang Phật Giáo. Năm lên 15 tuổi, ông xuất gia, theo hầu hạ Đạo Viên (道圓), chẳng bao lâu sau gặp được Viên Giác Kinh (圓覺經) và Pháp Giới Quán Môn (法界觀門) của Đỗ Thuận (杜順), cho nên ông xác định được lập trường của mình. Năm lên 19 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới, sau đó vào năm 808 thể theo lời dạy của Đạo Viên, ông đến hầu hạ thầy của vị này là Kinh Nam Trương (荆南張, tức Nam Ấn), rồi tiếp theo học Thiền với Thần Chiếu (神照), học trò của Kinh Nam Trương, ở Báo Quốc Tự (報國寺), Lạc Dương (洛陽). Ngoài ra, vào năm 811 ông theo hầu hạ Thanh Lương Trừng Quán (清涼澄觀), chuyên tâm nghiên cứu về Hoa Nghiêm. Thông qua trước tác và giảng dạy, thanh danh của ông càng lên cao. Từ năm 821 trở đi, ông đến sống tại Thảo Đường Tự (草堂寺) thuộc Chung Nam Sơn (終南山), và chuyên tâm viết bộ Viên Giác Kinh Đại Sớ Sao (圓覺經大疏鈔), v.v. Vào năm 828, ông được vua Văn Tông (文宗) mời vào cung thuyết pháp, được ban cho Tử Y, và từ đó về sau ông quen thân với Bùi Hưu (裴休, 791-864), rồi viết nên cuốn Bùi Hưu Thập Di Vấn (裴休拾遺問) dưới hình thức trả lời các câu hỏi của nhân vật này. Ngoài ra còn có các trước tác khác như Khởi Tín Luận Chú Sớ (起信論注疏), Vu Lan Bồn Kinh Sớ (盂蘭盆經疏), Hoa Nghiêm Kinh Hạnh Nguyện Phẩm Sớ Sao (華嚴經行願品疏鈔), Chú Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán Môn (注華嚴法界觀門), Thiền Nguyên Chư Thuyên Tập Đô Tự (禪源諸詮集都序), Nguyên Nhân Luận (原人論). Ông qua đời tại Thảo Đường Tự vào năm 841; Bùi Lâm soạn bản Khuê Phong Thiền Sư Bia Minh Tinh Tự (圭峰禪師碑銘幷序).
(鴒原): vốn phát xuất từ trong Thi Kinh (詩經), Chương Tiểu Nhã (小雅), Đường Lệ (棠棣): “Tích linh tại nguyên, huynh đệ cấp nạn (鶺鴒在原、兄弟急難, chim chìa vôi ở đồng, anh em có hoạn nạn cùng cứu nhau).” Về sau, người ta thường dùng từ “tích linh tại nguyên (鶺鴒在原)” hay “tích linh nguyên (鶺鴒原)” “linh nguyên” để chỉ ví dụ tình cảm thương yêu đùm bọc của anh em ruột thịt. Như trong bài thơ Nhập Hạp Ký Đệ (入峽寄弟) của Mạnh Hạo Nhiên (孟浩然, 689-740) nhà Đường có câu: “Lệ triêm minh nguyệt hạp, tâm đoạn tích linh nguyên (淚沾明月峽、心斷鶺鴒原, lệ tuôn trăng sáng núi, tâm dứt tình anh em).” Hay như trong bài thơ Tống Tạ Võ Tuyển Thiếu An Khao Sư Cố Nguyên Nhân Hoàn Thục Hội Huynh Táng (送謝武選少安犒師固原因還蜀會兄葬) của Tạ Chăn (謝榛, 1495-1575) nhà Minh cũng có câu: “Nhất đối Bì Đồng trường dục đoạn, tích linh nguyên thượng thảo tiêu tiêu (一對郫筒腸欲斷、鶺鴒原上草蕭蕭, khi đến Bì Đồng ruột muốn đứt, anh em chia cách cỏ tiêu điều).” Trong bài Cát Tiên Ông Chước Đài (葛仙翁釣臺) của Hoa Trấn (華鎮, 1051-?) lại có câu: “Văn thuyết phong lưu tạ khách nhi, linh nguyên tương ứng nhật minh phi, tiên ông di tích vân thâm xứ, huề thủ hành ngâm tống lạc huy (聞說風流謝客兒、鴒原相應日鳴飛、仙翁遺跡雲深處、携手行吟送落暉, nghe bảo phong lưu tạ khách hay, anh em cùng ứng ngày xa bay, tiên ông lưu dấu mây cùng chốn, tay thỏng ngâm nga tiễn chiều về).”
(應仁の亂, Ōnin-no-ran): vụ đại loạn kéo dài 10 năm, từ năm thứ nhất (1467) niên hiệu Ứng Nhân (應仁) cho đến năm thứ 9 (1477) niên hiệu Văn Minh (文明), xảy ra dưới thời cầm quyền của Tướng Quân đời thứ 8 của thời đại Thất Đinh là Túc Lợi Nghĩa Chính (足利義政, Ashikaga Yoshimasa). Từ Nguyên Nhân cuộc phân tranh giành giựt kéo dài liên tục giữa hai dòng họ của Tướng Quân Túc Lợi (足利, Asikaga) và dòng họ Tư Ba (斯波, Shiba), quan Quản Lãnh vùng Cối Sơn (畠山, Hatakeyama), Đông Quân Tổng Đại Tướng Tế Xuyên Thắng Nguyên (細川勝元, Hosokawa Katsumoto) và Tây Quân Tổng Đại Tướng Sơn Danh Tông Toàn (山名宗全, Yamana Sōzen) mỗi người thống lãnh các Đại Danh, lấy vùng Tế Xuyên (細川, Hosokawa) ở kinh đô Kyoto làm trung tâm cho cuộc kháng tranh.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.166.5 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập