Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Người ta vì ái dục sinh ra lo nghĩ; vì lo nghĩ sinh ra sợ sệt. Nếu lìa khỏi ái dục thì còn chi phải lo, còn chi phải sợ?Kinh Bốn mươi hai chương
Điều người khác nghĩ về bạn là bất ổn của họ, đừng nhận lấy về mình. (The opinion which other people have of you is their problem, not yours. )Elisabeth Kubler-Ross
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Không có ai là vô dụng trong thế giới này khi làm nhẹ bớt đi gánh nặng của người khác. (No one is useless in this world who lightens the burdens of another. )Charles Dickens
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Khi tự tin vào chính mình, chúng ta có được bí quyết đầu tiên của sự thành công. (When we believe in ourselves we have the first secret of success. )Norman Vincent Peale
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Cuộc đời là một tiến trình học hỏi từ lúc ta sinh ra cho đến chết đi. (The whole of life, from the moment you are born to the moment you die, is a process of learning. )Jiddu Krishnamurti
Khi gặp chướng ngại ta có thể thay đổi phương cách để đạt mục tiêu nhưng đừng thay đổi quyết tâm đạt đến mục tiêu ấy. (When obstacles arise, you change your direction to reach your goal, you do not change your decision to get there. )Zig Ziglar
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Ngữ Lục »»
(s: vārṣika, p: vassa, j: ango, 安居): nghĩa là mùa mưa, tiếng gọi tắt của Vũ An Cư (雨安居, An Cư mùa mưa), còn được gọi là Hạ Hành (夏行), Tọa Hạ (坐夏), Tọa Lạp (坐臘), Hạ Lung (夏籠), Hạ Thư (夏書), Hạ Kinh (夏經), Hạ Đoạn (夏斷), Hạ (夏). An nghĩa là làm cho thân tâm ở trạng thái tĩnh chỉ, cư là định trú trong một thời gian nhất định. Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian nầy các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa Thiền tu học. Do đó mới có tên gọi Nhất Hạ Cửu Tuần (一夏九旬), Cửu Tuần Cấm Túc (九旬禁足), Kiết Chế An Cư (結制安居), Kiết Chế (結制), v.v. Bắt đầu kết chế an cư thì gọi là Kiết Hạ (結夏), khi kết thúc An Cư là Giải Hạ (解夏). Bên cạnh đó, theo quy chế nầy người ta định ra thứ lớp Giới Lạp (戒臘, tức Pháp Lạp hay Hạ Lạp) của tu sĩ. Hạ thứ nhất được gọi là Nhập Chúng (入眾), 5 hạ trở lên là Xà Lê (闍梨), 10 hạ trở lên là Hòa Thượng (和尚). Về thời kỳ kiết hạ thì căn cứ vào sự tình tập trung của các đệ tử mà lập ra 3 thời trước, giữa và sau. Theo luật chế bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 là Trước An Cư, từ ngày 17 đến ngày 15 tháng 5 là Giữa An Cư, và bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 trở đi là Sau An Cư (theo Hành Sự Sao [行事秒], An Cư Sách Tu Thiên [安居策修篇] II). Tuy nhiên, theo thuyết của Huyền Trang (玄奘) thì có sai lệch 1 tháng với quy định trên, nghĩa là lấy ngày 16 tháng 5 làm Trước An Cư, ngày 16 tháng 6 là Sau An Cư, còn Giữa An Cư thì không có (theo Đại Đường Tây Vức Ký [大唐西域記]). Ngoài ra còn có quy chế về An Cư mùa đông. Việc nầy do vì mối quan hệ về khí hậu, phong thổ ở các địa phương Tây Vực, nên người ta tiến hành An Cư mùa đông từ ngày 16 tháng 12 cho đến ngày 15 tháng 3 (theo Đại Đường Tây Vức Ký [大唐西域記], Đỗ Hóa La Quốc [覩貨邏國]). Ở Trung Quốc, các vị tăng tu hành tại hai vùng Giang Tây (江西), Hồ Nam (湖南) thường tập trung lại Kiết Chế An Cư, nên có tên gọi là Giang Hồ Hội (江湖會). Hơn nữa hai thời kỳ an cư Hạ và Đông được áp dụng cũng phát xuất từ Trung Quốc. Ở Nhật, người ta xem lần An Cư của 15 ngôi chùa lớn được tiến hành vào tháng 7 năm thứ 12 (684) thời Thiên Võ Thiên Hoàng (天武天皇, Temmu Tennō) như là lần đầu tiên, từ đó hình thức càng lúc càng thay đổi và quy chế An Cư vẫn còn nghiêm khắc cho đến ngày nay. Đặc biệt trong Thiền Tông lại rất coi trọng về An Cư, thời gian từ ngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 7 là Hạ An Cư, và từ ngày 15 tháng 10 cho đến 15 tháng 1 năm sau là Đông An Cư. Hai thời kiết chế an cư mùa đông và mùa hạ vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Như trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, CBETA No. 1315) quyển 21 có đoạn: “Thánh chế dĩ lâm, thời đương sơ Hạ, u thúy chi nham loan thương thúy, Tất Bát vô sai, sàn viên chi khê cốc thanh linh, Tào Khê phảng phất, xưng nạp tử An Cư chi địa, thật ngô gia cấm túc chi phương, đại sưởng Thiền quan, cự diên trù lữ (聖制已臨、時當初夏、幽邃之巖巒蒼翠、畢缽無差、潺湲之溪谷清泠、曹溪彷彿、稱衲子安居之地、實吾家禁足之方、大敞禪關、巨延儔侶, Phật chế đến kỳ, gặp lúc đầu Hạ, thâm u ấy núi non xanh biếc, linh địa chẳng sai, róc rách kìa suối hang trầm lắng, Tào Khê phảng phất, đúng tu sĩ An Cư thánh địa, thật nhà ta dừng chân quê hương, rộng mở Thiền môn, đón mời bạn lữ).”
(隱元隆琦, Ingen Ryūki, 1592-1673): vị tổ khai sáng Hoàng Bá Tông Nhật Bản, người vùng Phúc Thanh (福清), Phúc Châu (福州, Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lâm (林), hiệu là Ẩn Nguyên (隱元), sinh ngày mồng 4 tháng 11 năm thứ 20 niên hiệu Vạn Lịch (萬曆) nhà Minh. Năm lên 9 tuổi, ông có chí ham học, nhưng năm sau thì bỏ học, theo nghiệp trồng tiêu. Có đêm nọ ông ngồi nằm dưới gốc cây tùng, mới ngộ được rằng muốn hiểu rõ diệu lý của trời đất, mặt trời, mặt trăng, các vì sao, v.v., thì không còn con đường nào hơn là quy y vào cửa Phật. Cuối cùng với lòng quyết tâm, năm 23 tuổi ông lên Phổ Đà Sơn (普陀山) ở Nam Hải, thuộc Ninh Ba (寧波, Tỉnh Triết Giang), tham bái Triều Âm Động Chủ (潮音洞主). Năm lên 29 tuổi, ông đến viếng thăm Hoàng Bá Sơn (黃檗山), theo Giám Nguyên Hưng Thọ (鑑源興壽) xuống tóc xuất gia, và sau đó đi tham bái khắp các nơi. Trong thời gian này, ông có học Kinh Pháp Hoa ở Hưng Thiện Tự (興善寺) vùng Gia Hưng (嘉興, Tỉnh Triết Giang), rồi Kinh Lăng Nghiêm ở Bích Vân Tự (碧雲寺). Bên cạnh đó ông còn đến gõ cửa Mật Vân Viên Ngộ (密雲圓悟) và thọ nhận tâm ấn của vị này. Vào năm thứ 6 (1633) niên hiệu Sùng Trinh (崇貞), khi Phí Ẩn Thông Dung (費隱通容) đang sống tại Hoàng Bá Sơn, ông được cử làm chức Tây Đường, sau thể theo lời thỉnh cầu, ông lên quản lý cả Hoàng Bá Tông và đã làm cho tông phong rạng rỡ tột đỉnh; bên cạnh đó ông còn tận lực cho xây dựng các ngôi đường vũ khang trang hơn, và trở thành pháp từ của Phí Ẩn. Ông đã từng sống qua một số chùa như Phước Nghiêm Tự (福嚴寺) ở Sùng Đức (崇德, Tỉnh Triết Giang), Long Tuyền Tự (龍泉寺) ở Trường Lạc (長樂, Tỉnh Phúc Kiến). Đến năm thứ 11 (1654) niên hiệu Thuận Trị (順治), nhận lời cung thỉnh của mấy vị tăng nhóm Dật Nhiên Tánh Dung (逸然性融) ở Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) vùng Trường Khi (長崎, Nagasaki), ông cùng với Đại Mi Tánh Thiện (大眉性善), Độc Trạm Tánh Oanh (獨湛性瑩), Độc Ngôn Tánh Văn (獨言性聞), Nam Nguyên Tánh Phái (南源性派), v.v., hơn 30 người đệ tử lên thuyền sang Nhật, đến Hưng Phước Tự. Khi ấy ông đã 63 tuổi. Năm sau, ông chuyển đến Sùng Phước Tự (崇福寺, Sūfuku-ji), rồi thể theo lời mời của Long Khê Tánh Tiềm (龍溪性潜) ở Phổ Môn Tự (普門寺, Fumon-ji) vùng Nhiếp Tân (攝津, Settsu), ông đến làm trú trì chùa này. Sau đó, vào tháng 9 năm đầu (1651) niên hiệu Vạn Trị (萬治), ông đi lên phía đông, đến trú ngụ tại Lân Tường Viện (麟祥院) ở Thang Đảo (湯島, Yushima) vùng Giang Hộ (江戸, Edo, thuộc Tokyo), đến yết kiến Tướng Quân Đức Xuyên Gia Cương (德川家綱, Tokugawa Ietsuna), và vì hàng sĩ thứ mà thuyết pháp lợi sanh. Vào tháng 5 năm đầu (1661) niên hiệu Khoan Văn (寬文), ông sáng lập Hoàng Bá Sơn Vạn Phước Tự (黃檗山萬福寺) tại vùng đất Vũ Trị (宇治, Uji), làm căn cứ truyền bá Thiền phong của Hoàng Bá Tông tại Nhật Bản; và đến tháng 9 năm thứ 4 đồng niên hiệu trên, ông nhường ngôi trú trì lại cho Mộc Am Tánh Thao (木菴性瑫), và lui về ẩn cư. Vào tháng 2 năm thứ 13 cùng niên hiệu trên, ông bị bệnh nhẹ; ngày 30 cùng tháng này Hậu Thủy Vĩ Thượng Hoàng (後水尾上皇, Gomizunō Jōkō) sai sứ đến vấn an ông. Đến ngày mồng 2 tháng 4, ông được ban cho hiệu là Đại Quang Phổ Chiếu Quốc Sư (大光普照國師). Vào ngày mồng 3 tháng 4 năm sau, ông thị tịch, hưởng thọ 82 tuổi đời, 54 hạ lạp, và được ban tặng thêm cho thụy hiệu là Phật Từ Quảng Giám Thiền Sư (佛慈廣鑑禪師). Ngoài ra ông còn có một số hiệu khác như Kính Sơn Thủ Xuất Thiền Sư (徑山首出禪師), Giác Tánh Viên Minh Thiền Sư (覺性圓明禪師). Trước tác của ông để lại có Hoàng Bá Ngữ Lục (黃檗語錄) 2 quyển, Long Tuyền Ngữ Lục (龍泉語錄) 1 quyển, Hoàng Bá Sơn Chí (黃檗山誌) 8 quyển, Hoằng Giới Pháp Nghi (弘戒法儀) 2 quyển, Dĩ Thượng Trung Quốc Soạn Thuật (以上中國撰術), Phù Tang Hội Lục (扶桑會錄) 2 quyển, Phổ Chiếu Quốc Sư Quảng Ngữ Lục (普照國師廣語錄) 20 quyển, Hoàng Bá Hòa Thượng Thái Hòa Tập (黃檗和上太和集) 2 quyển, Đồng Kết Tập (同結集) 2 quyển, Sùng Phước Tự Lục (崇福寺錄), Phật Tổ Đồ Tán (佛祖圖賛), Phật Xá Lợi Ký (佛舎利記), Ẩn Nguyên Pháp Ngữ (隱元法語), Phổ Môn Thảo Lục (普門艸錄), Tùng Ẩn Tập (松隱集), Vân Đào Tập (雲濤集), Hoàng Bá Thanh Quy (黃檗清規), v.v.
(北礀居簡, Hokkan Kokan, 1164-1253): vị tăng của Phái Đại Huệ thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, tự là Kính Tẩu (敬叟), thông xưng là Bắc Nhàn Hòa Thượng, họ là Long (龍), người vùng Viễn Xuyên (遠川, Tỉnh Tứ Xuyên). Ông nương theo Viên Trừng (圓澄) ở Quảng Phước Viện (廣福院) trong làng xuất gia, rồi đến tham vấn Biệt Phong (別峰) cũng như Đồ Độc (塗毒) ở Kính Sơn (徑山, Tỉnh Triết Giang). Có hôm nọ, nhân nghe câu nói của Vạn Am (卍庵), ông chợt tỉnh ngộ, đi đến Dục Vương Sơn (育王山, Tỉnh Triết Giang), gặp được Phật Chiếu Đức Quang (佛照德光) và kế thừa dòng pháp của vị này. Ông theo vị này suốt 15 năm trường, sau đó bắt đầu tuyên dương giáo pháp ở Bát Nhã Thiền Viện (般若禪院), rồi sau dời đến Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (報恩光孝禪寺). Đông Lâm Tự (東林寺) trên Lô Sơn (廬山) không có người trú trì, nên cung thỉnh ông nhưng ông lại chối từ vì bệnh hoạn. Về sau ông đến dựng một cái thất nhỏ ở Bắc Nhàn (北礀) trên Phi Lai Phong (飛來峰) và sống nơi đây trong 10 năm. Từ đó về sau, ông đã từng sống qua một số nơi như Thiết Quan Âm Thiền Tự (鐵觀音禪寺) ở Hồ Nam (湖南, Tỉnh Triết Giang), Tây Dư Đại Giác Thiền Tự (西余大覺禪寺), Tư Khê Viên Giác Thiền Tự (思溪圓覺禪寺) ở An Cát Châu (安吉州, Tỉnh Triết Giang), Chương Giáo Thiền Tự (彰敎禪寺) ở Phủ Ninh Quốc (寧國府), Hiển Khánh Thiền Tự (顯慶禪寺) và Bích Vân Sùng Minh Thiền Tự (碧雲崇明禪寺) ở Thường Châu (常州, Tỉnh Giang Tô), Huệ Nhật Thiền Tự (慧日禪寺) ở Phủ Bình Giang (平江府), Đạo Tràng Sơn Hộ Thánh Thiền Viện (道塲山護聖禪院), Tịnh Từ Sơn Báo Ân Quang Hiếu Thiền Tự (淨慈山報恩光孝禪寺) ở Phủ Lâm An (臨安府, Tỉnh Triết Giang), v.v. Ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 4 năm thứ 6 (1253) niên hiệu Thuần Hựu (淳祐), hưởng thọ 83 tuổi đời và 62 hạ lạp. Một số trước tác của ông hiện còn lưu hành như Bắc Nhàn Hòa Thượng Ngữ Lục (北礀和尚語錄), Bắc Nhàn Văn Tập (北礀文集) 10 quyển, Bắc Nhàn Thi Tập (北礀詩集) 9 quyển, Bắc Nhàn Ngoại Tập (北礀外集) 1 quyển.
(北山錄, Hokuzanroku): 10 quyển, do Thần Thanh (神清) nhà Đường soạn, Huệ Bảo (慧寳) chú, lời tựa ghi năm đầu (1068) niên hiệu Nguyên Hy (元熙), được xem như đồng dạng với Bắc Sơn Tham Huyền Ngữ Lục (北山參玄語錄). Quyển 1 có Thiên Địa Thỉ Đệ Nhất (天地始第一), Thánh Nhân Sanh Đệ Nhị (聖人生第二); quyển 2 có Pháp Tịch Hưng Đệ Tam (法籍興第三), Chơn Tục Phù Đệ Tứ (眞俗符第四); quyển 3 có Hợp Bá Vương Đệ Ngũ (合覇王第五), Chí Hóa Đệ Lục (至化第六); quyển 4 có Tông Sư Nghị Đệ Thất (宗師議第七); quyển 5 có Thích Tân Vấn Đệ Bát (釋賓問第八); quyển 6 có Tang Phục Vấn Đệ Cửu (喪服問第九), Cơ Dị Thuyết Đệ Thập (譏異說第十); quyển 7 có Tông Danh Lý Đệ Thập Nhất (綜名理第十一), Báo Ứng Nghiệm Đệ Thập Nhị (報應驗第十二); quyển 8 có Luận Nghiệp Lý Đệ Thập Tam (論業理第十三), Trú Trì Hạnh Đệ Thập Tứ (住持行第十四); quyển 9 có Dị Học Đệ Thập Ngũ (異學第十五); và quyển 10 có Ngoại Tín Đệ Thập Lục (外信第十六). Chủ trương của Thần Thanh lấy tư tưởng Không Quán của Phật Giáo để quán thông tất cả, trong đó khéo léo chọn lọc đưa vào tư tưởng của Khổng, Lão, v.v., để điều hòa cả 3 tôn giáo. Hơn nữa, ông ta là người thuộc hàng dưới pháp hệ tương thừa của Trí Tiển (智銑), Xử Tịch (處寂), Vô Tướng (無相), thuộc môn hạ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍), ông có phê phán các thuyết trong nội bộ Thiền Tông đương thời, vì vậy tác phẩm này cũng là tư liệu có sức hấp dẫn lớn cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Thiền Tông thời Trung Đường.
(白雲慧曉, Hakuun Egyō, 1228-1297): vị tăng của Phái Thánh Nhất thuộc Lâm Tế Tông Nhật Bản, tự là Bạch Vân (白雲), người vùng Tán Kì (讚岐, Sanuki, thuộc Kagawa-ken [香川縣]). Lúc nhỏ ông đã lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山) học giáo học Thiên Thai, rồi đến nghe giới luật ở Tuyền Dũng Tự (泉涌寺, Sennyū-ji), sau đến Đông Phước Tự (東福寺, Tōfuku-ji) gặp được Viên Nhĩ (圓爾, Enni), theo hầu hạ vị này trong vòng 8 năm, có chỗ khế ngộ. Vào năm thứ 3 (1266) niên hiệu Văn Vĩnh (文永), ông sang nhà Tống cầu pháp, đi ngao du khắp đó đây, cuối cùng được đại ngộ dưới trướng của Hy Tẩu Thiệu Đàm (希叟紹曇). Sau ông trở về nước, và vào năm thứ 5 (1292) niên hiệu Chánh Ứng (正應), thể theo lời thỉnh cầu ông đến trú trì Đông Phước Tự. Vào ngày 25 tháng 12 năm thứ 5 niên hiệu Vĩnh Nhân (永仁), ông thị tịch, hưởng thọ 70 tuổi đời và 54 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Phật Chiếu Thiền Sư (佛照禪師). Ông có để lại các tác phẩm như Huệ Hiểu Hòa Thượng Ngữ Lục (慧曉和尚語錄) 2 quyển, Bạch Vân Hòa Thượng Ngữ Lục (白雲和尚語錄).
(白雲守端, Hakuun Shutan, 1025-1072): vị tăng của Phái Dương Kì thuộc Lâm Tế Tông Trung Quốc, xuất thân Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam), họ Châu (周). Ông theo xuất gia thọ giới với Trà Lăng Nhân Úc (茶陵仁郁), sau đó đi tham học khắp các nơi, kế đến tham yết Dương Kì Phương Hội (楊岐方會) và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Từ đó, ông bắt đầu khai đường thuyết pháp tại các nơi như Thừa Thiên Thiền Viện (承天禪院), Viên Thông Sùng Thắng Thiền Viện (圓通崇勝禪院) ở Giang Châu (江州, Tỉnh Giang Tây), Pháp Hoa Sơn Chứng Đạo Thiền Viện (法華山証道禪院), Long Môn Sơn Càn Minh Thiền Viện (龍門山乾明禪院), Hưng Hóa Thiền Viện (興化禪院), Bạch Vân Sơn Hải Hội Thiền Viện (白雲山海會禪院) ở Thư Châu (舒州, Tỉnh An Huy). Đến năm thứ 5 (1072) niên hiệu Hy Ninh (熙寧), ông thị tịch, hưởng thọ 48 tuổi. Nhóm Ngũ Tổ Pháp Diễn (五祖法演) môn nhân của ông biên tập bộ Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語錄) 2 quyển, Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Quảng Lục (白雲端和尚廣錄) 4 quyển; ngoài ra còn có tác phẩm Bạch Vân Đoan Hòa Thượng Ngữ Yếu (白雲端和尚語要).
(龐蘊居士, Hōun Koji, ?-808): vị cư sĩ môn hạ của Mã Tổ Đạo Nhất (馬祖道一), tự Đạo Huyền (道玄), thông xưng là Bàng Cư Sĩ (龐居士), xuất thân Hành Dương (衡陽, Tỉnh Hồ Nam). Gia đình ông đời đời sùng tín Nho Giáo, nhưng ông lại lánh xa trần tục, chuyển đến Tương Dương (襄陽, Tỉnh Hồ Bắc), chuyên đan rỗ tre cho con gái đem ra chợ bán kiếm sống qua ngày. Khoảng đầu niên hiệu Trinh Nguyên (貞元, 785), ông đến tham yết Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷), lãnh ngộ được Thiền chỉ của vị này, rồi sau đó theo tham học với Mã Tổ trong vòng 2 năm. Bên cạnh đó, ông còn trao đổi vấn đáp qua lại với các Thiền tăng đương thời như Đơn Hà Thiên Nhiên (丹霞天然), Dược Sơn Duy Nghiễm (藥山惟儼), Tề Phong (齊峰), Bách Linh (百靈), Tùng Sơn (松山), Đại Đồng Phổ Tế (大同普濟), Trường Tì Khoáng (長髭曠), Bổn Hoát (本豁), Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), Phù Dung Thái Dục (芙蓉太毓), Tắc Xuyên (則川), Lạc Phố (洛浦), Thạch Lâm (石林), Ngưỡng Sơn (仰山), Cốc Ẩn Tư (谷隱孜), v.v. Suốt cả đời ông không mang hình thức tăng sĩ mà chỉ cư sĩ mà thôi, nhưng vẫn đạt được cảnh giới giác ngộ riêng biệt của mình, được gọi là Duy Ma Cư Sĩ của Trung Hoa. Hơn nữa, tương truyền ông còn có việc làm quái dị như đem tài sản chất lên thuyền rồi nhận chìm xuống đáy biển. Ngoài ra, ông còn được dịp tri ngộ vị Sắc Sứ Tương Châu Vu Do (于頔), và ngay khi lâm chung ông nằm kê đầu trên bắp đùi Vu Do mà thác hóa. Sau này chính Vu Do biên bộ Bàng Cư Sĩ Ngữ Lục (龐居士語錄) 2 quyển để truyền bá Thiền phong độc đáo của Bàng Uẩn. Về năm tháng thị tịch của ông, bộ Tổ Đường Tập (祖堂集) cho rằng ông thị tịch vào ngày nhật thực, và căn cứ vào thời gian nhiệm kỳ Sắc Sứ của Vu Do tại Tương Châu, người ta cho rằng ông thị tịch vào ngày mồng 1 tháng 7 năm thứ 3 (808) niên hiệu Nguyên Hòa (元和). Ngoài ra, con gái ông là Linh Chiếu (靈照) cũng đã từng triệt ngộ Thiền chỉ.
(膨際靖, Hō Saisei, 1740-1796): họ Bành (膨), húy là Tế Tĩnh (際靖), hiệu Tri Quy Tử (知歸子). Ban đầu, ông học sách Nho, luận bác bài xích Phật Giáo; nhưng về sau ông được tiếp xúc với các luận sư như Minh Đạo (明道), Tượng Sơn (象山), Dương Minh (陽明), Lương Khê (梁谿), mới biết rõ sự quy nhất của Tam Giáo. Từ đó, ông bắt đầu đóng cửa cấm túc ở Văn Tinh Các (文星閣), chuyên tu pháp môn Niệm Phật Tam Muội trong vòng hơn 10 năm. Đến năm thứ 40 (1775) niên hiệu Càn Long (乾隆), ông viết xong bộ Cư Sĩ Truyện (居士傳) gồm 56 quyển. Ngoài ra, ông còn trước một số tác phẩm khác liên quan đến Tịnh Độ như Vô Lượng Thọ Kinh Khởi Tín Luận (無量壽經起信論) 3 quyển, Vô Lượng Thọ Phật Kinh Ước Luận (無量壽佛經約論) 1 quyển, A Di Đà Kinh Ước Luận (阿彌陀經約論) 1 quyển, Nhất Thừa Quyết Nghi Luận (一乘決疑論) 1 quyển, Hoa Nghiêm Niệm Phật Tam Muội Luận (華嚴念佛三昧論) 1 quyển, Niệm Phật Cảnh Sách (念佛警策) 2 quyển, Thiện Nữ Nhân Truyện (善女人傳) 2 quyển, v.v. Ngoài ra, ông có hiệu đính Tỉnh Am Pháp Sư Ngữ Lục (省菴法師語錄) 2 quyển, và Trùng Đính Tây Phương Công Cứ (重訂西方公據).
(寶蓋): lọng báu, dù báu; là từ mỹ xưng cho lọng hay dù; tức chỉ cho lọng trời được trang sức bằng 7 thứ báu; còn gọi là hoa cái (華蓋, lọng hoa). Loại này thường được treo trên tòa cao của Phật, Bồ Tát hay Giới Sư. Theo Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh (佛說維摩詰經, Taishō Vol. 14, No. 474), Phẩm Phật Quốc (佛國品) thứ 1, cho biết rằng trong thành Tỳ Da Ly (s: Vaiśālī, p: Vesālī, 毘耶離) có người con một vị trưởng giả tên Bảo Tích (寶積), cùng với 500 con trưởng giả khác, cầm lọng bảy báu đến chỗ đức Phật. Ngoài ra, trong các kiến trúc thời cổ đại, trên đỉnh tháp đá, v.v., có điêu khắc rất tinh xảo hình dạng giống như cái lọng. Trong Huệ Lâm Tông Bổn Thiền Sư Biệt Lục (慧林宗本禪師別錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 73, No. 1450) có câu: “Thiên thùy bảo cái trùng trùng tú, địa dũng kim liên diệp diệp tân (天垂寶蓋重重秀、地涌金蓮葉葉新, trời buông lọng báu lớp lớp đẹp, đất vọt sen vàng lá lá tươi).” Hay trong Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Kinh (佛說大乘無量壽莊嚴經, Taishō Vol. 12, No. 363) quyển Hạ có đoạn: “Đông phương Hằng hà sa số Phật sát, nhất nhất sát trung, hữu vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát, cập vô lượng vô số Thanh Văn chi chúng, dĩ chư hương hoa tràng phan bảo cái, trì dụng cúng dường Cực Lạc thế giới Vô Lượng Thọ Phật (東方恆河沙數佛剎、一一剎中、有無量無數菩薩摩訶薩、及無量無數聲聞之眾、以諸香花幢幡寶蓋、持用供養極樂世界無量壽佛, Hằng hà sa số cõi Phật ở phương Đông, trong mỗi một cõi ấy, có vô lượng vô số Bồ Tát Ma Ha Tát, và vô lượng vô số chúng Thanh Văn, lấy các hương hoa, tràng phan, lọng báu, mang đến cúng dường đức Phật Vô Lượng Thọ của thế giới Cực Lạc).” Hoặc trong Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục (圓悟佛果禪師語錄, Taishō Vol. 47, No. 1997) quyển 4 lại có đoạn: “Tổ Phật đồng căn bổn, nhân thiên cọng tán dương, kết thành bảo cái tường vân, cọng chúc Nam sơn thánh thọ (祖佛同根本、人天共讚揚、結成寶蓋祥雲、共祝南山聖壽, Tổ Phật cùng gốc rễ, trời người cùng ngợi khen, kết thành lọng báu mây lành, cùng chúc núi Nam thánh thọ).”
(寶珠): viên ngọc báu; còn gọi là minh châu (明珠, viên ngọc sáng) Như Ý, là vật do đức Bồ Tát Địa Tạng (s: Kṣitigarbha, 地藏) cầm trên tay trái. Như tại Thánh Phước Tự (聖福寺, Shōfuku-ji) ở Trường Khi (長崎, Nagasaki), Nhật Bản có câu đối rằng: “Chưởng thượng minh châu phá si vân ư Minh Phủ, thủ trung kim tích yết huệ nhật ư u đô (掌上明珠破癡雲於冥府、手中金錫揭慧日於幽都, ngọc sáng trên tay phá mây mê chốn Minh Phủ, tay cầm tích trượng rọi trời tuệ cõi tối tăm).” Hay trong Bạch Vân Thủ Đoan Thiền Sư Ngữ Lục (白雲守端禪師語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 69, No. 1351) quyển Thượng có đoạn: “Ngã hữu minh châu nhất khỏa, cửu bị trần lao quan tỏa, kim triêu trần tận quang sanh, chiếu phá sơn hà vạn đóa (我有明珠一顆、久被塵勞關鎖、今朝塵盡光生、照破山河萬朵, ta có ngọc sáng một viên, lâu bị bụi trần che lấp, sáng nay bụi sạch tỏa sáng, chiếu khắp núi sông vạn cảnh).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.220.64.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập