Con người sinh ra trần trụi và chết đi cũng không mang theo được gì. Tất cả những giá trị chân thật mà chúng ta có thể có được luôn nằm ngay trong cách mà chúng ta sử dụng thời gian của đời mình.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ngủ dậy muộn là hoang phí một ngày;tuổi trẻ không nỗ lực học tập là hoang phí một đời.Sưu tầm
Sự giúp đỡ tốt nhất bạn có thể mang đến cho người khác là nâng đỡ tinh thần của họ. (The best kind of help you can give another person is to uplift their spirit.)Rubyanne
Điều quan trọng không phải vị trí ta đang đứng mà là ở hướng ta đang đi.Sưu tầm
Thương yêu là phương thuốc diệu kỳ có thể giúp mỗi người chúng ta xoa dịu những nỗi đau của chính mình và mọi người quanh ta.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Kỳ tích sẽ xuất hiện khi chúng ta cố gắng trong mọi hoàn cảnh.Sưu tầm
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Sống chạy theo vẻ đẹp, không hộ trì các căn, ăn uống thiếu tiết độ, biếng nhác, chẳng tinh cần; ma uy hiếp kẻ ấy, như cây yếu trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 7)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Lương Nguyên »»
(s: saṃbhoga-kāya, 報身): chỉ cho thân quả báo của Phật; còn gọi là Báo Phật (報佛), Báo Thân Phật (報身佛), Thọ Pháp Lạc Phật (受法樂佛); hoặc được dịch là Thọ Dụng Thân (受用身), Thực Thân (食身), Ứng Thân (應身); là một trong 3 thân (Pháp Thân, Ứng Thân và Hóa Thân) và 4 thân (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân và Hóa Thân) của Phật; tức là thân Phật có quả báo nhân vị vô lượng nguyện hạnh, vạn đức viên mãn. Đây cũng là thân kết quả của sự báo ứng các nguyện hạnh đầy đủ của vị Bồ Tát mới phát tâm tu tập cho đến tròn đầy Mười Địa. Như A Di Đà Phật, Dược Sư Như Lai, Lô Xá Na Phật, v.v., đều là Báo Thân Phật. Báo Thân lấy Đại Trí (大智, tức trí tuệ không phân biệt của bậc Thánh), Đại Định (大定, nghĩa là không tác ý) và Đại Bi (大悲, tâm từ bi có thể giúp cứu bạt nỗi khổ của chúng sanh) làm thể; có đầy đủ vô lượng sắc tướng, muôn công đức của Thập Lực (s: daśa-bala, p: dasa-bala, 十力, Mười Lực), Tứ Vô Úy (s: catur-vaiśāradya, p: catu-vesārajja, 四無畏, Bốn Vô Úy), v.v. Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 9 cho biết rằng đức Phật co hai thân là Pháp Tánh Thân (法性身, Thân Pháp Tánh) và Phụ Mẫu Sanh Thân (父母生身, thân do cha mẹ sanh ra). Pháp Tánh Thân thì biến khắp cùng hư không, tướng hảo trang nghiêm, có vô lương hào quang sáng rực và vô lượng âm thanh. Quyển 30 cùng điển tịch này còn nêu rõ rằng đức Phật lại có hai thân là Chơn Thân (眞身) và Hóa Thân. Chơn Thân thì cùng khắp hư không, âm thanh thuyết pháp của thân này cũng biến khắp mười phương vô lượng thế giới, nhưng chỉ có vị Bồ Tát ở địa vị Thập Trụ (十住) mới có thể lấy trí lực phương tiện không thể nghĩ bàn mà nghe được. Quyển 33 lại nêu ra hai loại thân khác là Pháp Tánh Sanh Thân (法性生身) và Tùy Thế Gian Thân (隨世間身). Pháp Tánh Sanh Thân thường có vô lượng vô số không thể tính đếm các vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ theo hầu. Thông thường thân này chỉ cho Thật Báo Thân (實報身) của Phật. Đối với nội chứng cũng như ngoại dụng của Báo Thân, căn cứ trên nghĩa thọ dụng, Thiên Thai học giả chia Báo Thân thành Tự Thọ Dụng Báo Thân (自受用報身) và Tha Thọ Dụng Báo Thân (他受用報身); rồi căn cứ trên quốc độ cư trú của Báo Thân mà phân thành Chơn Báo Thân Độ (眞報身土) và Ảnh Hiện Báo Thân Độ (影現報身土). Chơn Báo Thân Độ chính là nơi chư vị Bồ Tát thị hiện trên mặt đất, là cõi nước Báo Thân để dùng phương tiện giáo hóa, truyền đạo. Thọ Dụng Thân (受用身) của Pháp Tướng Tông và Duy Thức Tông đồng nghĩa với thân này. Đại Thừa Đồng Tánh Kinh (大乘同性經, Taishō Vol. 16, No. 673) quyển Thượng cho rằng thành Phật nơi cõi uế độ tương đối là Hóa Thân, thành Phật nơi cõi Tịnh Độ là Báo Thân. Trong Phật Tam Thân Tán (佛三身讚, Taishō Vol. 32, No. 1678) có bài kệ về Báo Thân rằng: “Ngã kim khể thủ Báo Thân Phật, trạm nhiên an trú đại Mâu Ni, ai mẫn hóa độ Bồ Tát chúng, xứ hội như nhật nhi phổ chiếu, Tam Kỳ tích tập chư công đức, thỉ năng viên mãn tịch tĩnh đạo, dĩ đại âm thanh đàm diệu pháp, phổ linh hoạch đắc bình đẳng quả (我今稽首報身佛、湛然安住大牟尼、哀愍化度菩薩眾、處會如日而普照、三祇積集諸功德、始能圓滿寂靜道、以大音聲談妙法、普令獲得平等果, con nay cúi lạy Báo Thân Phật, sáng trong an trú đức Mâu Ni, xót thương hóa độ chúng Bồ Tát, khắp chốn như trời chiếu cùng khắp, ba đời tích tập các công đức, mới thể tròn đầy đạo vắng lặng, lấy âm thanh lớn bàn pháp mầu, khiến cho đạt được bình đẳng quả).” Hay trong Triệu Luận Lược Chú (肇論略註, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 54, No. 873) quyển 5 có giải thích rằng: “Dĩ tam thế chư Phật khoáng kiếp tu nhân, chứng thử nhất tâm chi thể, danh vi Pháp Thân; dĩ thù quảng đại chi nhân, danh vi Báo Thân; tùy cơ ích vật, danh vi Hóa Thân; nhất thiết chư Phật giai cụ Tam Thân; Pháp Thân vi thể, Hóa Thân vi dụng, hữu cảm tức hiện, vô cảm tức ẩn (以三世諸佛曠劫修因、證此一心之體、名爲法身、以酬廣大之因、名爲報身、隨機益物、名爲化身、一切諸佛皆具三身、法身爲體、化身爲用、有感卽現、無感卽隱, vì ba đời các đức Phật muôn kiếp tu nhân, chứng thể nhất tâm này, nên gọi là Pháp Thân; để báo ứng nhân to lớn này, nên gọi là Báo Thân; tùy cơ duyên mà làm lợi ích muôn loài, nên gọi là Hóa Thân; hết thảy các đức Phật đều có đủ Ba Thân; Pháp Thân làm thể, Hóa Thân làm dụng, có cảm tức hiển hiện, không cảm thì ẩn tàng).” Trong Tứ Phần Luật Sưu Huyền Ký (四分律搜玄錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 41, No. 732) quyển 1 cho biết rằng: “Báo Thân danh Lô Xá Na (報身名盧舍那, Báo Thân có tên gọi là Lô Xá Na).” Vì vậy, có câu cúng dường “Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật (圓滿報身盧舍那佛).”
(甘旨): có nhiều nghĩa khác nhau:
(1) ngon ngọt; như trong Luận Quý Túc Sớ (論貴粟疏) của Triều Thác (晁錯, 200-154 trước CN) nhà Hán có câu: “Phù hàn chi ư y, bất đãi khinh noãn, cơ chi ư thực, bất đãi cam chỉ (夫寒之於衣、不待輕煖、飢之於食、不待甘旨, hễ lạnh thì nhờ vào áo mặc, chẳng kể thứ nhẹ ấm; hễ đói thì nhờ vào thức ăn, chẳng đợi đồ ngon ngọt).”
(2) Loại thực vật ngon ngọt. Như trong Kim Lâu Tử (金樓子), Lập Ngôn (立言) của Lương Nguyên Đế (梁元帝, tại vị 552-554) thời Nam Triều có câu: “Cam chỉ bách phẩm, nguyệt tế nhật tự (甘旨百品、月祭日祀, trăm thứ ngon ngọt, tháng cúng ngày thờ).” Hay như trong Liêu Trai Chí Dị (聊齋誌異), chương Cửu Sơn Vương (九山王) của Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh cũng có đoạn rằng: “Nga nhi hành tửu tiến soạn, bị cực cam chỉ (俄而行酒薦饌、僃極甘旨, trong chốt lát thì tiến hành dâng cúng rượu, mâm cỗ, chuẩn bị loại ngon ngọt nhất).”
(3) Chỉ loại thức ăn dùng để nuôi dưỡng song thân. Trong tờ Tấu Trần Tình Trạng (奏陳情狀) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có đoạn: “Thần mẫu đa bệnh, thần gia tố bần, cam chỉ hoặc khuy, vô dĩ vi dưỡng, dược bính hoặc khuyết, không trí kỳ ưu (臣母多病、臣家素貧、甘旨或虧、無以爲養、藥餌或闕、空致其憂, mẹ thần nhiều bệnh, nhà thần nghèo cùng, thức ăn ngon ngọt có khi thiếu thốn, chẳng lấy gì nuôi dưỡng song thân, thuốc men khuyết hụt, không có gì làm cho người yên lòng).”
Từ đó, có cụm từ “cúng cam chỉ (供甘旨)” nghĩa là cung phụng cha mẹ hết mực để báo hiếu. Như Trong Nhị Thập Tứ Hiếu (二十四孝), câu chuyện Phụ Mễ Dưỡng Thân (負米養親, vác gạo nuôi song thân) của Tử Lộ (子路) có đoạn thơ rằng: “Phụ mễ cúng cam chỉ, ninh từ bách lí diêu, thân vinh thân dĩ một, do niệm cựu cù lao (負米供甘旨、寧辭百里遙、身榮親已沒、猶念舊劬勞, vác gạo nuôi cha mẹ, chẳng từ trăm dặm xa, giàu sang người đã mất, còn nhớ công ơn xưa).” Hay trong Đại Huệ Phổ Giác Thiền Sư Pháp Ngữ (大慧普覺禪師法語) quyển 20 có đoạn: “Phụ mẫu bất cúng cam chỉ, Lục Thân cố dĩ khí ly, thân cư thanh tịnh già lam, mục đỗ cam dung thánh tướng (父母不供甘旨、六親固以棄離、身居清淨伽藍、目睹紺容聖相, cha mẹ chẳng tròn hiếu đạo, Lục Thân lại phải xa rời, thân sống già lam thanh tịnh, mắt trông thánh tướng dung hiền).” Hoặc trong Quy Sơn Đại Viên Thiền Sư Cảnh Sách (潙山大圓禪師警策) của Quy Sơn Linh Hựu (潙山靈祐) cũng có câu tương tự như vậy: “Phụ mẫu bất cung cam chỉ, Lục Thân cố dĩ khí ly, bất năng an quốc trị bang, gia nghiệp đốn quyên kế tự (父母不供甘旨、六親固以棄離、不能安國治邦、家業頓捐繼嗣, cha mẹ chẳng tròn hiếu đạo, Lục Thân lại phải xa rời, chẳng thể an nhà trị nước, gia nghiệp dứt bỏ kế thừa).”
(洞山守初, Dōzan Shusho, 910-990): vị tăng của Vân Môn Tông Trung Quốc, xuất thân vùng Lương Nguyên (良源), Phủ Phụng Tường (鳳翔府), họ là Phó (傅). Năm lên 16 tuổi, ông theo tu với Chí Thẩm (志諗) ở Không Động Sơn (崆峒山), Vị Châu (渭州, Tỉnh Thiểm Tây), rồi thọ Cụ Túc giới với Luật Sư Tịnh Viên (淨圓) ở Kinh Châu (涇州, Tỉnh Thiểm Tây). Ban đầu ông học về Luật, sau đến tham cứu với Vân Môn Văn Yển (雲門文偃), cuối cùng cơ duyên khế hợp và được kế thừa dòng pháp của vị này. Vào năm đầu (948) niên hiệu Càn Hựu (乾祐) nhà Nam Hán, thể theo lời cung thỉnh của đại chúng, ông đến trú ở Động Sơn (洞山). Vào năm thứ 6 (981) niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc (太平興國) nhà Tống, ông nhận hiệu Tông (Sùng) Huệ Đại Sư (宗[崇]慧大師). Đến tháng 7 năm đầu (990) niên hiệu Thuần Hóa (淳化), ông thị tịch, hưởng thọ 81 tuổi. Công án “ma tam cân (麻三斤, mè ba cân)” của ông rất nổi tiếng.
(覺超, Kakuchō, 960-1034): học tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào khoảng giữa thời Bình An, vị tổ của Dòng Xuyên (川流), húyGiác Siêu (覺超), thông xưng là Đâu Suất Tiên Đức (兜率先德), Đâu Suất Giác Siêu (兜率覺超), xuất thân vùng Đại Đảo (大島), Hòa Tuyền (和泉, Izumi), thuộc dòng họ Cự Thế (巨勢). Năm lên 13 tuổi, song thân đều qua đời, được Nguyên Tín (源信, Genshin) dẫn lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), theo hầu Lương Nguyên (良源, Ryōgen) cũng như Khánh Viên (慶圓, Keien), nghiên tầm giáo lý Mật Giáo. Sau đó, ông đến trú tại Đâu Suất Viện (兜率院), Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院) ở Hoành Xuyên (横川, Yokokawa) và chuyên tâm trước tác. Năm 1002, ông làm giảng sư cho hội Tối Thắng Giảng (最勝講) và đến năm 1009 thì làm Quyền Thiếu Tăng Đô (權少僧都). Đặc biệt, ông rất tinh thông về Mật Giáo, pháp phái của ông là Dòng Xuyên. Trước tác của ông có rất nhiều như Thai Tạng Tam Mật Sao (胎藏三密抄) 5 quyển, Kim Cang Tam Mật Sao (金剛三密抄) 5 quyển, Đông Tây Mạn Trà La Sao (東西曼茶羅抄) 4 quyển, Vãng Sanh Cực Lạc Vấn Đáp (徃生極樂問答) 1 quyển, v.v.
(鶴燄, 鶴焰): lửa đuốc, lửa nến. Vì bệ cây nến đứng thẳng trang nghiêm như con hạc, nên có tên như vậy. Như trong bài Vịnh Trì Trung Chúc Ảnh (詠池中燭影) của Lương Nguyên Đế (梁元帝, tại vị 552-554) thời Nam Triều có câu: “Ngư đăng thả diệt tẫn, hạc diễm tạm đình huy (魚燈且滅燼、鶴焰暫停輝, đèn chài còn tắt ngúm, lửa nến tạm dừng cháy).” Hay trong bài thơ Thượng Nguyên Chế Thi (上元應制) của Hạ Tủng (夏竦, 985-1051) nhà Tống lại có câu: “Bảo phường nguyệt kiểu long đăng đạm, tử quán phong vi hạc diễm bình (寶坊月皎龍燈淡、紫館風微鶴燄平, chùa chiền trăng tỏ đèn heo hắt, lữ quán gió hiu đèn đứng yên).” Trong Cao Phong Long Tuyền Viện Nhân Sư Tập Hiền Ngữ Lục (高峰龍泉院因師集賢語錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1277) quyển 3 có đoạn: “Hạc diễm huỳnh hoàng chiếu mê mông, Ngọc Đế tô du vạn hộc trung (鶴燄熒煌照迷曚、玉帝酥油萬斛中, lửa nến lập lòe chiếu sáng mơ, dầu bơ Ngọc Đế muôn hộc trong).” Hay tại Đại Chính Điện (大政殿) của Cố Cung bên Trung Quốc, vua Càn Long (乾隆, tại vị 1745-1796) nhà Thanh có đề hai câu: “Long tiên thúy niệu kim tiên vũ, hạc diễm hồng phiên bảo tướng hoa (龍涎翠嬝金仙宇、鶴焰紅翻寶相花, cỏ thơm yểu điệu tiên trời điện, lửa nến chuyển hồng tướng báu hoa).” Trong Đạo Môn Khoa Phạm Đại Toàn Tập (道門科範大全集) tập I của Đạo Giáo, phần Sanh Nhật Bổn Mạng Nghi (生日本命儀) có câu: “Đăng phân hạc diễm chi huy, hương tán long yên chi tuệ (燈分鶴焰之輝、香散龍煙之穗, đèn chia lửa nến rực soi, hương tỏa khói rồng ánh đuốc).”
(和讚, Wasan): một loại hình ca dao dưới hình thức tiếng Nhật gồm 75 điệu, dùng để tán thán chư Phật, Bồ Tát, giáo pháp và các vị tổ sư. Bài Chú Bổn Giác Tán (註本覺讚, Chūhonkakusan) của Lương Nguyên (良源, Ryōgen) sáng tác dưới thời Bình An trung kỳ là một tuyệt tác tối cổ. Về sau thì có Cực Lạc Quốc Di Đà Hòa Tán (極樂國彌陀和讚, Gokurakumidawasan), của Thiên Quán (千觀, Senkan), Cực Lạc Lục Thời Tán (極樂六時讚, Gokurakurokujisan) của Nguyên Tín (源信, Genshin), v.v., lấy trung tâm là Tịnh Độ Giáo mà sáng tác nên. Đến thời đại Liêm Thương thì có bài Tam Thiếp Hòa Tán (三帖和讚, Sanchōwasan) của Thân Loan (親鸞, Shinran) và các bài Hòa Tán của Thời Tông như Biệt Nguyện Tán (別願讚, Betsugansan) của Nhất Biến (一遍, Ippen) là tiêu biểu nhất; các bài này được lưu bố rộng rãi và đóng vai trò trung tâm ở các pháp hội. Ngoài ra vào thời Trung Đại còn có bài Hoằng Pháp Đại Sư Hòa Tán (弘法大師和讚, Kōbōdaishiwasan) và Tứ Tòa Giảng Hòa Tán (四座講和讚, Shizakōwasan) của Chơn Ngôn Tông, rồi Thái Tử Hòa Tán (太子和讚, Taishiwasan) của Thánh Đức Tông, v.v. Đến cuối thời Trung Đại thì phần nhiều các bài Hòa Tán đều có thêm niêm luật và được xướng họa. Về khúc tiết của chúng thì khác nhau tùy theo từng tông phái, nhưng chủ yếu bài nào cũng có âm điệu phách tiết cả. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài Hòa Tán do các cư sĩ tại gia làm nữa.
(横川, Yokogawa): tên gọi của khu vực nằm ở một trong ba ngôi tháp lớn trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), nằm phía Bắc của Căn Bổn Trung Đường (根本中堂), gọi là Thủ Lăng Nghiêm Viện (首楞嚴院), do Viên Nhân (圓仁, Ennin) kiến lập. Sau đó Lương Nguyên (良源, Ryōgen) đến sống ở đây và làm cho chốn này hưng thạnh lên. Ngoài ra nơi khu vực này còn có Tứ Quý Giảng Đường (四季講堂), Nguyên Tam Đường (元三堂), Tuệ Tâm Đường (慧心堂), Lưu Ly Đường (瑠璃堂).
(源信, Genshin, 942-1017): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời kỳ Bình An, xuất thân vùng Đại Hòa (大和, Yamato, thuộc Nara-ken [奈良縣]). Hồi nhỏ ông lên Tỷ Duệ Sơn, theo hầu Lương Nguyên (良源, Ryōgen), người sau này trở thành Tọa Chủ nơi đây, và đến năm 13 tuổi thì được cho thọ giới. Với tài năng học vấn ưu tú của mình, năm lên 33 tuổi ông đã nổi tiếng rồi, nhưng sau ông lại chán ghét danh lợi mà từ bỏ tất cả rồi sống ẩn tu. Sau đó ông lại được quan tâm nhờ trước tác liên quan đến Nhân Minh Học của lý luận Phật Giáo. Đến năm 44 tuổi, ông viết xong 3 quyển Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集). Chính từ đó bộ sách này được dùng làm kim chỉ nam kết duyên với Niệm Phật, nên chế ra 12 điều khởi thỉnh quy định mỗi tháng vào ngày 15 là ngày niệm Phật. Năm 62 tuổi, ông ủy thác cho đệ tử là Tịch Chiêu (寂昭, Jakushō) sang nhà Tống cầu pháp, và viết nên bộ Thiên Thai Tông Nghi Vấn Nhị Thập Thất Điều (天台宗疑問二十七條). Đến năm 64 tuổi, ông viết bộ Đại Thừa Đối Câu Xá Sao (大乘對倶舍抄), và năm sau thì trước tác bộ Nhất Thừa Yếu Quyết (一乘要決).
(尋禪, Jinzen, 943-990): vị tăng của Thiên Thai Tông Nhật Bản, sống vào giữa thời đại Bình An, Thiên Thai Tọa Chủ đời thứ 19, húy là Tầm Thiền (尋禪), thông xưng là Phạn Thất Tọa Chủ (飯室座主), thụy hiệu là Từ Nhẫn (慈忍), xuất thân vùng Kyoto, con thứ 10 của Đằng Nguyên Sư Phụ (藤原師輔, Fujiwara Morosuke). Ông làm đệ tử của Lương Nguyên (良源, Ryōgen) và chuyên nghiên cứu về Hiển Mật. Từ khi ông chữa bệnh cho Lãnh Tuyền Thiên Hoàng (冷泉天皇, Reizei Tennō) được lành thì trở nên nổi tiếng. Năm 974, ông làm A Xà Lê, rồi đến năm 981 thì làm Quyền Tăng Chánh, và năm 985 thì làm Thiên Thai Tọa Chủ. Trước tác của ông có Chỉ Quán Lược Quyết (止觀略決) 1 quyển, Thọ Nhất Thừa Bồ Tát Tỷ Kheo Giới Quán Đảnh Thọ Pháp Tư Ký (授一乘菩薩比丘戒灌頂受法私記) 1 quyển, Kim Cang Bảo Giới Chương (金剛寳戒章) 3 quyển, v.v.
(增賀, Zōga, 917-1003): vị Tăng của Thiên Thai Tông, sống vào khoảng giữa thời Bình An, húy là Tăng Hạ (增賀), thường được gọi là Đa Võ Phong Tiên Đức (多武峰先德), xuất thân vùng Kyoto; con của Tham Nghị Quất Hằng Bình (參議橘恆平). Năm 10 tuổi, ông lên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan), theo hầu Lương Nguyên (良源). Năm 963, theo lời khuyên của Như Giác (如覺), ông đến sống trong núi Đa Võ Phong (多武峰) thuộc vùng Đại Hòa (大和, Yamato). Mỗi năm bốn mùa ông đều chuyên tu Pháp Hoa Tam Muội (法華三昧), đến năm 964 thì giảng Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀), rồi năm sau thì giảng Pháp Hoa Văn Cú (法華文句). Vào năm 996, nhân mùa kiết hạ An Cư, ông đọc tụng Pháp Hoa Kinh và cảm ứng được Quan Âm cũng như Văn Thù Bồ Tát, rồi sống mãi trong núi ấy suốt 41 năm trường. Tác phẩm của ông để lại có Du Già Sư Địa Luận Vấn Đáp (瑜伽師地論問答) 7 quyển, Vô Ngôn Niệm Phật Quán (無言念佛觀) 1 quyển, Pháp Hoa Huyền Nghĩa Sao (法華玄義鈔). Hơn nữa, theo như trong Bản Triều Pháp Hoa Nghiệm Ký (本朝法華驗記) có ghi về việc ông đã tu trì Pháp Hoa Kinh và khi lâm chung thì thể hiện dưới hình thức như sau: “Tụng Pháp Hoa Kinh thủ kết Kim Cang Ấn tọa Thiền cư nhập diệt (誦法華經手結金剛印坐禪居入滅, ông vừa tụng Kinh Pháp Hoa, tay bắt Ấn Kim Cang, ở thế tọa Thiền mà nhập diệt).” Như vậy theo nhận xét trên của tác giả Ngu Quản Sao (愚管抄, Gukanshō), ta có thể suy đoán được rằng hình thái khi lâm chung của Pháp Nhiên (法然) không giống với Tăng Hạ Thượng Nhân. Có nghĩa rằng khi Pháp Nhiên thị tịch, có lẽ ông đã bắt Ấn Kim Cang và tọa Thiền. Và hình thức khi Pháp Nhiên thị tịch như thế nào thì tác giả cũng không ghi rõ chi tiết.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.238.22 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập