Để có thể hành động tích cực, chúng ta cần phát triển một quan điểm tích cực. (In order to carry a positive action we must develop here a positive vision.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Mỗi ngày, hãy mang đến niềm vui cho ít nhất một người. Nếu không thể làm một điều tốt đẹp, hãy nói một lời tử tế. Nếu không nói được một lời tử tế, hãy nghĩ đến một việc tốt lành. (Try to make at least one person happy every day. If you cannot do a kind deed, speak a kind word. If you cannot speak a kind word, think a kind thought.)Lawrence G. Lovasik
Hãy nhớ rằng, có đôi khi im lặng là câu trả lời tốt nhất.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Con tôi, tài sản tôi; người ngu sinh ưu não. Tự ta ta không có, con đâu tài sản đâu?Kinh Pháp Cú (Kệ số 62)
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Hầu hết mọi người đều cho rằng sự thông minh tạo nên một nhà khoa học lớn. Nhưng họ đã lầm, chính nhân cách mới làm nên điều đó. (Most people say that it is the intellect which makes a great scientist. They are wrong: it is character.)Albert Einstein
Người ngu nghĩ mình ngu, nhờ vậy thành có trí. Người ngu tưởng có trí, thật xứng gọi chí ngu.Kinh Pháp cú (Kệ số 63)
Bậc trí bảo vệ thân, bảo vệ luôn lời nói, bảo vệ cả tâm tư, ba nghiệp khéo bảo vệ.Kinh Pháp Cú (Kệ số 234)
Trời sinh voi sinh cỏ, nhưng cỏ không mọc trước miệng voi. (God gives every bird a worm, but he does not throw it into the nest. )Ngạn ngữ Thụy Điển
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nghĩa Uyên »»
(道鏡, Dōkyō, ?-772): chính trị gia, vị tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy là Đạo Kính (道鏡), xuất thân Cung Tước (弓削), Hà Nội (河內, Kawachi, thuộc Ōsaka [大阪]), họ Cung Tước (弓削). Có thuyết cho rằng ông là con của Hoàng Tử Thí Cơ (施基, Shiki). Lúc còn trẻ, ông theo làm đệ tử của Nghĩa Uyên (義淵, Gien) ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), học về Pháp Tướng cũng như Duy Thức với vị này và học Phạn ngữ với Lương Biện (良辨, Rōben). Sau ông đến ẩn cư tại Cát Mộc Sơn (葛木山) trong vùng và chuyên tu pháp Như Ý Luân (如意輪). Về sau, ông vào cung nội làm việc với tư cách là Đại Thần Thiền Sư (大臣禪師). Vào năm 762 (niên hiệu Thiên Bình Bảo Tự [天平寳字] thứ 6), tại Bảo Lương Cung (保良宮), ông dùng Tú Diệu Bí Pháp (宿曜秘法) chữa lành bệnh cho Hiếu Khiêm Thượng Hoàng (孝謙上皇, Kōken Jōkō, tức Xưng Đức Thiên Hoàng [稱德天皇, Shōtoku Tennō] sau này), cho nên được Thượng Hoàng kính trọng. Sau vụ loạn của Đằng Nguyên Trọng Ma Lữ (藤原仲麻呂, Fujiwara-no-Nakamaro), vào năm 763, ông được phong làm chức Thiếu Tăng Đô (少僧都) và bắt đầu tham gia vào chính giới. Đến năm 764, ông được thăng lên chức Đại Thần Thiền Sư, rồi năm sau thì làm Thái Chính Đại Thần Thiền Sư (太政大臣禪師) và nắm chính quyền trong tay. Từ đó, ông bắt đầu nền chính trị xem trọng Phật Giáo, đến năm 766 thì lên làm Pháp Vương (法王) và âm mưu cưỡng quyền. Vào năm 769, ông bịa đặt ra câu chuyện vị Thần của Vũ Tá Thần Cung (宇佐神宮, Usa Jingū) ở tiểu quốc Phong Tiền (豐前, Buzen, thuộc Ōita-ken [大分縣]) giáng lệnh buộc Thiên Hoàng phải nhường ngôi vị cho Đạo Kính; nhưng trong khi đến tham bái nơi đó cũng có mặt của Hòa Khí Thanh Ma Lữ (和氣清麻呂, Waki-no-Kiyomaro), vị này phủ nhận câu chuyện trên là không có thật, nên đã cùng với Đằng Nguyên Bách Xuyên (藤原百川, Fujiwara-no-Momokawa) ngăn chận âm mưu cướp ngôi vua của Đạo Kính. Năm sau, khi Xưng Đức Thiên Hoàng qua đời, ông bị đày đến Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji) ở vùng Hạ Dã (下野, Shimotsuke) với chức Biệt Đương (別當) và qua đời tại đó.
(道慈, Dōji, ?-744): vị tăng của Tam Luận Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy là Đạo Từ (道慈), xuất thân vùng Đại Hòa (大和, Yamato, thuộc Nara [奈良]), họ Ngạch Điền (額田, Nukata). Ông theo học Tam Luận với Trí Tạng (智藏, Chizō) ở Pháp Long Tự (法隆寺, Hōryū-ji), Pháp Tướng và Duy Thức với Nghĩa Uyên (義淵, Gien). Vào năm 701, ông sang nhà Đường cầu pháp, được tuyển chọn giảng nghĩa Nhân Vương Bát Nhã Kinh (仁王般若經) tại cung nội số 100 vị cao tăng. Đến năm 718, ông trở về nước và tận lực truyền bá Tam Luận Tông tại Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Năm 729, ông làm chức Luật Sư, tham gia vào việc xúc tiến chính sách cải cách Phật Giáo, vạch kế hoạch cung thỉnh Giới Sư, dời chuyển Đại An Tự, biên tập bộ Nhật Bản Thư Kỷ (日本書紀, Nihonshoki), v.v.
(行基, Gyōki, 668-749): vị tăng sống dưới thời đại Nại Lương (奈良, Nara), húy là Hành Cơ, Pháp Hành (法行), xuất thân vùng Phong Điền (蜂田), Hà Nội (河內, Kawachi, tức Ōsaka [大阪] ngày nay); con trai đầu của Cao Chí Tài Trí (高志才智). Năm 682, ông xuất gia, theo hầu Đạo Chiêu (道昭, Dōshō) và Nghĩa Uyên (義淵, Gien). Đến năm 704, ông biến nhà mình thành Gia Nguyên Tự (家原寺, Ebara-ji), chuyên tâm bố giáo cho dân chúng trong vùng; sau đó đi tuần du khắp nơi, chuyên tâm làm các công việc xã hội như xây dựng chùa chiền, thiết lập đê điều, dựng cầu cống, v.v., nên thông xưng là Hành Cơ Bồ Tát. Tập đoàn những tín đồ tri thức của ông bị liệt vào danh sách vi phạm Tăng Ni Lịnh và bị đàn áp kịch liệt; nhưng đến năm 731, một số đệ tử của ông được phép cho xuất gia. Vào năm 743, ông thống lãnh chúng đệ tử tham gia tạo lập tượng Đại Phật Lô Xá Na (盧舍那) ở Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), và đến năm 745 thì được bổ nhiệm làm Đại Tăng Chánh. Tương truyền ông từng vào kinh đô, khai mở đạo tràng, số lượng lên đến 49 ngôi viện. Đến năm 749, ông viên tịch tại Quản Nguyên Tự (菅原寺, Sugawara-dera, tức Hỷ Quang Tự [喜光寺, Gikō-ji]) trong khi đang đúc tượng Đại Phật.
(隆尊, Ryūson, 702-760): vị tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, húy là Long Tôn (隆尊). Ông theo Nghĩa Uyên (義淵, Gien) ở Đại Hòa Cương Tự (大和岡寺) học về Pháp Tướng, Duy Thức và Hoa Nghiêm; sau thể theo lời cung thỉnh của đại chúng, ông đến trú tại Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji) và năm 746 thì chuyển đến Hưng Phước Tự (興福寺, Kōfuku-ji). Vào năm 752, ông làm chủ lễ cho Lễ Cúng Dường Khai Nhãn Tượng Đại Phật tại Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji). Thể hiện nguyện vọng tha thiết muốn tổ chức thọ giới chính thức với Thập Sư như pháp, ông kiến nghị lên Xá Nhân Thân Vương (舍人親王) cho phép Vinh Duệ (榮叡, Yōei) và Phổ Tịch (普寂, Fujaku) sang nhà Đường, từ đó tạo nhân duyên cho Giám Chơn (鑑眞, Ganjin) qua Nhật.
(良辨, Rōben, 689-773): vị tăng của Hoa Nghiêm Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Nại Lương, vị trú trì đời thứ nhất của Đông Đại Tự (東大寺, Tōdai-ji), húy Lương Biện (良辨), thông xưng là Căn Bổn Tăng Chánh (根本僧正), Kim Thứu Bồ Tát (金鷲菩薩), Kim Chung Hành Giả (金鐘行者), xuất thân vùng Tương Mô (相模, Sagami, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣], cũng có thuyết cho là vùng Chí Hạ [志賀], Cận Giang [近江, Ōmi] ?), họ Tất Bộ (漆部, hay Bách Tế [百濟] ?). Ông học Pháp Tướng với Nghĩa Uyên (義淵, Giin), Hoa Nghiêm với Thẩm Tường (審祥, Shinjō). Năm 733, ông kiến lập Kim Chung Tự (金鐘寺, Konshō-ji, tức Pháp Hoa Đường của Đông Đại Tự). Vào năm 740, ông cung thỉnh Thẩm Tường đến làm giảng sư tại chùa này, tận lực cống hiến cho Đông Đại Tự như sáng lập Pháp Hoa Hội, v.v., và đến năm 752 thì làm chức Biệt Đương đầu tiên của chùa. Ông từng làm Thiền Sư khán bệnh cho Thánh Võ Thượng Hoàng (聖武天皇, Shōmu Jōkō) và đến năm 756 thì được tiến chức Đại Tăng Đô. Năm 760, ông cùng với nhóm Từ Huấn (慈訓, Jikun) đề cử cải cách về chế độ giai cấp trong tăng lữ. Năm 773, ông làm Tăng Chánh và khai sơn Thạch Sơn Tự (石山寺) ở vùng Cận Giang. Câu chuyện lúc nhỏ ông bị chim ưng bắt đi, sau lớn lên gặp lại được song thân, đã trở thành truyền thuyết nổi tiếng trong dân gian.
(南曹): tức Nam Đẩu Tinh Quân (南斗星君), là vị thiên thần rất quan trọng trong Đạo Giáo, chưởng quản chùm sao Nam Đẩu, ở phương Nam. Có thuyết cho rằng chùm sao này trông coi về thọ mạng ngắn dài của nhân loại, cho nên có câu: “Nam Đẩu chú sanh, Bắc Đẩu chủ tử (南斗注生、北斗主死, Nam Đẩu trông coi về sự sống, Bắc Đẩu chủ quản về việc chết).” Trong Sưu Thần Ký (搜神記) quyển 3 của Can Bảo (干寶, ?-336) nhà Đông Tấn có ghi lại câu chuyện Nam Đẩu Tinh Quân và Bắc Đẩu Tinh Quân ban tặng thêm tuổi thọ cho người phàm. Quản Lộ tự Công Minh (公明), vốn người ở đất Bình Nguyên đời Tam Quốc (220-264) diện mạo xấu xí, thích uống rượu. Từ bé, Lộ ham xem thiên văn, thường đêm nằm nhìn trăng sao, thao thức không chớp mắt, cha mẹ ngăn cấm không được. Vừa lớn lên, Quản Lộ đã làu thông Kinh Dịch, hiểu hết Nghĩa Uyên thâm, biết đoán chiều gió, tinh thông khoa lý số và giỏi cả xem tướng. Nhân khi Quản Lộ (管輅) đến Bình Nguyên, thấy khuôn mặt của Nhan Siêu (顏超) hiện rõ nét sẽ chết yểu; nhân đó cha họ Nhan bèn van xin Lộ làm cho kéo dài thêm mạng sống. Lộ bảo rằng: “Khi con ông về, hãy tìm loại rượu trắng, một cân thịt nai luộc chín, trứng, đem đến dưới cây dâu lớn phía Nam, nơi ấy có hai người đang ở đó, cứ rót rượu rồi đặt thịt luộc xuống; họ uống hết thì rót thêm. Nếu họ hỏi ông thì ông cứ vái lạy, đừng nói lời nào cả, ắt hai người đó sẽ cứu người.” Họ Nhan làm đúng theo lời dặn, quả nhiên thấy có hai người đang ngồi đánh cờ, bèn lẳng lặng đặt rượu thịt xuống trước mặt họ. Hai người say mê chơi, chỉ biết uống rượu ăn thịt, chẳng thèm nhìn xem thử ai ngồi một bên mình, rồi dần dần vừa đánh vừa ăn uống hết cả rượu thịt một cách ngon lành. Lúc bấy giờ, Nhan mới khóc òa lên và lạy lục xin cầu thọ. Hai ông giựt nẩy mình nhìn lại. Đột nhiên, người ngồi phía Bắc ngước lên nhìn thấy họ Nhan, bèn hỏi: “Làm gì đến đây ?” Họ Nhan chỉ cúi đầu vái lạy. Người ngồi ở phía Nam chợt nói: “Đã uống rượu, ăn thịt người ta rồi, sao lại không có chuyện được chứ ?” Người phía Bắc bảo: “Hồ sơ đã định rồi.” Người phía Nam nói: “Cứ mượn hồ sơ xem sao.” Xem qua mới biết Nhan Siêu chỉ sống đến 19 tuổi, họ bèn lấy bút phê rằng: “Cứu nhữ chí cửu thập niên hoạt (救汝至九十年活, cứu ngươi sống đến chín mươi tuổi).” Họ Nhan vái lạy tạ ơn trở về. Quản Lộ bảo họ Nhan rằng: “Bắc biên tọa nhân thị Bắc Đẩu, Nam biên tọa nhân thị Nam Đẩu; Nam Đẩu chú sanh, Bắc Đẩu chủ tử; phàm nhân thọ thai, giai tùng Nam Đẩu quá Bắc Đẩu (北邊坐人是北斗、南邊坐人是南斗、南斗注生、北斗主死、凡人受胎、皆從南斗過北斗, người ngồi ở phía Bắc là Bắc Đẩu, người ngồi ở phía Nam là Nam Đẩu; Nam Đẩu trông coi về sự sống, Bắc Đẩu chủ quản về việc chết; người phàm thọ thai, đều từ Nam Đẩu qua Bắc Đẩu).” Trong Nam Đẩu Lục Ty Diên Mạng Độ Nhân Diệu Kinh (南斗六司延壽度人妙經) của Đạo Giáo có nêu tên 6 vị tinh quân của chùm sao Nam Đẩu này là: Nam Đẩu Đệ Nhất Thiên Phủ Ty Mạng Thượng Tướng Trấn Quốc Chơn Quân (南斗第一天府司命上相鎭國眞君), Nam Đẩu Đệ Nhị Thiên Tướng Ty Lục Thượng Tướng Trấn Nhạc Chơn Quân (南斗第二天相司錄上相鎭嶽眞君), Nam Đẩu Đệ Tam Thiên Lương Diên Mạng Bảo Mạng Chơn Quân (南斗第三天梁延壽保命眞君), Nam Đẩu Đệ Tứ Thiên Đồng Ích Toán Bảo Sanh Chơn Quân (南斗第四天同益算保生眞君), Nam Đẩu Đệ Ngũ Thiên Xu Độ Ách Văn Xương Luyện Hồn Chơn Quân (南斗第五天樞度厄文昌鍊魂眞君), Nam Đẩu Đệ Lục Thiên Cơ Thượng Sanh Giám Bộ Đại Lý Chơn Quân (南斗第六天機上生監簿大理眞君). Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển của Cao Đài Giáo Việt Nam có câu: “Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu, muôn trùng nhíp khảm hiệp Nam Tào.” Hay trong Kinh Tụng Huynh Đệ Mãn Phần của đạo này cũng có câu: “Rủi thiên số Nam Tào đã định, giải căn sinh xa lánh trần ai.”
(神叡, Shinei, ?-737): vị tăng của Pháp Tướng Tông Nhật Bản, sống dưới thời Nại Lương, húy Thần Duệ (神叡), thông xưng là Phương Dã Tăng Đô (芳野僧都), xuất thân nhà Đường (Trung Quốc, ?). Ông theo hầu Nghĩa Uyên (義淵, Gien) ở Long Cái Tự (龍蓋寺) vùng Đại Hòa (大和, Yamato), thông hiểu cả Pháp Tướng, Duy Thức và Tam Luận. Vào năm 693, ông theo sứ sang Tân La (新羅, Shiragi, Triều Tiên). Sau khi trở về nước, ông trú tại Nguyên Hưng Tự (元興寺, Gankō-ji), đến năm 717 thì làm Luật Sư, danh tiếng vang khắp cùng với Đạo Từ (道慈, Dōji) ở Đại An Tự (大安寺, Daian-ji). Năm 729, ông được thăng chức Thiếu Tăng Đô, và tương truyền ông có sự cảm ứng của Hư Không Tạng Bồ Tát tại Hiện Quang Tự (現光寺, Genkō-ji) vùng Cát Dã (吉野, Yoshino). Ông được kính ngưỡng như là một trong 6 vị tổ của Pháp Tướng Tông Nhật Bản.
(竹庵可觀, Chikuan Kakan, 1092-1182): vị tăng dưới thời nhà Tống, xuất thân Hoa Đình (華亭), Giang Tô (江蘇), họ Thích (戚, có thuyết cho là họ Phó [傅]), tự là Nghi Ông (宜翁), hiệu Giải Không (解空), Trúc Am (竹庵). Năm 16 tuổi, ông thọ Cụ Túc giới và học giáo lý Thiên Thai. Ban đầu ông theo hầu Nam Bình Tinh Vi (南屛精微), sau nghe tiếng tăm Thiền Sư Xa Khê Trạch Khanh (車溪擇卿) vang khắp hai miền Giang Triết, ông theo thọ học và đắc pháp với vị này. Vào đầu niên hiệu Kiến Viêm (建炎) nhà Nam Tống, ông làm trú trì Thọ Thánh Tự (壽聖寺) vùng Gia Hòa (嘉禾). Trong khoảng thời gian niên hiệu Thiệu Hưng (紹興, 1131-1162), ông chuyển đến Đức Tàng Tự (德藏寺), chuyên tâm giảng kinh và bổ chú Kinh Lăng Già (楞伽經). Sau đó, ông chuyển đến sống tại Tường Phù Tự (祥符寺). Vào năm thứ 7 (1171) niên hiệu Càn Đạo (乾道), thể theo lời thỉnh cầu của Thừa Tướng Ngụy Bả (魏把), ông đến trú trì Bắc Thiền Thiên Thai Tự (北禪天台寺). Đến năm thứ 7 (1180) niên hiệu Thuần Hy (淳熙), nhận lời cung thỉnh của Ngụy Hiến Vương (魏憲王), ông lại đến trú trì Diên Khánh Tự (延慶寺) ở Nam Hồ (南湖), nhưng không bao lâu sau ông trở về ẩn cư ở vùng Trúc Am (竹庵), Đương Hồ (當湖). Vào năm thứ 9 niên hiệu Thuần Hy, ông thị tịch, hưởng thọ 91 tuổi. Lúc sanh tiền, ông đã từng cùng đàm đạo suốt ngày với Đại Huệ Tông Cảo (大慧宗杲). Pháp từ của ông có Bắc Phong Tông Ấn (北峯宗印), Trí Hành Thủ Mân (智行守旻), Thần Biện Thanh Nhất (神辯清一), v.v. Các trước tác quan trọng của ông có Lăng Già Thuyết Đề Tập Giải Bổ Chú (楞伽說題集解補注) 4 quyển, Lan Bồn Bổ Chú (蘭盆補注) 2 quyển, Sơn Gia Nghĩa Uyển (山家義苑) 2 quyển, và Kim Cang Thông Luận (金剛通論), Kim Cang Sự Thuyết (金剛事說, hay Kim Cang Sự Uyển [金剛事苑]), Viên Giác Thủ Giám (圓覺手鑑), Trúc Am Thảo Lục (竹庵草錄), mỗi thứ 1 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.21.134.124 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập