Khó thay được làm người, khó thay được sống còn. Khó thay nghe diệu pháp, khó thay Phật ra đời!Kinh Pháp Cú (Kệ số 182)
Bạn có thể trì hoãn, nhưng thời gian thì không. (You may delay, but time will not.)Benjamin Franklin
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Tôi chưa bao giờ học hỏi được gì từ một người luôn đồng ý với tôi. (I never learned from a man who agreed with me. )Dudley Field Malone
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Ai sống quán bất tịnh, khéo hộ trì các căn, ăn uống có tiết độ, có lòng tin, tinh cần, ma không uy hiếp được, như núi đá, trước gió.Kinh Pháp cú (Kệ số 8)
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Kẻ không biết đủ, tuy giàu mà nghèo. Người biết đủ, tuy nghèo mà giàu. Kinh Lời dạy cuối cùng
Mỗi ngày khi thức dậy, hãy nghĩ rằng hôm nay ta may mắn còn được sống. Ta có cuộc sống con người quý giá nên sẽ không phí phạm cuộc sống này.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Nạp tử »»
(s: vārṣika, p: vassa, j: ango, 安居): nghĩa là mùa mưa, tiếng gọi tắt của Vũ An Cư (雨安居, An Cư mùa mưa), còn được gọi là Hạ Hành (夏行), Tọa Hạ (坐夏), Tọa Lạp (坐臘), Hạ Lung (夏籠), Hạ Thư (夏書), Hạ Kinh (夏經), Hạ Đoạn (夏斷), Hạ (夏). An nghĩa là làm cho thân tâm ở trạng thái tĩnh chỉ, cư là định trú trong một thời gian nhất định. Trong thời gian ba tháng mùa mưa ở Ấn Độ thì chư tăng không được đi hành hóa các nơi, hơn nữa do vì trong thời gian nầy các loại cây cỏ, côn trùng phát sanh, nên để đừng sát thương các vật đó, hàng đệ tử Phật thường tập trung lại một nơi, cấm túc, đặt ra quy chế tọa Thiền tu học. Do đó mới có tên gọi Nhất Hạ Cửu Tuần (一夏九旬), Cửu Tuần Cấm Túc (九旬禁足), Kiết Chế An Cư (結制安居), Kiết Chế (結制), v.v. Bắt đầu kết chế an cư thì gọi là Kiết Hạ (結夏), khi kết thúc An Cư là Giải Hạ (解夏). Bên cạnh đó, theo quy chế nầy người ta định ra thứ lớp Giới Lạp (戒臘, tức Pháp Lạp hay Hạ Lạp) của tu sĩ. Hạ thứ nhất được gọi là Nhập Chúng (入眾), 5 hạ trở lên là Xà Lê (闍梨), 10 hạ trở lên là Hòa Thượng (和尚). Về thời kỳ kiết hạ thì căn cứ vào sự tình tập trung của các đệ tử mà lập ra 3 thời trước, giữa và sau. Theo luật chế bắt đầu từ ngày 16 tháng 4 là Trước An Cư, từ ngày 17 đến ngày 15 tháng 5 là Giữa An Cư, và bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 trở đi là Sau An Cư (theo Hành Sự Sao [行事秒], An Cư Sách Tu Thiên [安居策修篇] II). Tuy nhiên, theo thuyết của Huyền Trang (玄奘) thì có sai lệch 1 tháng với quy định trên, nghĩa là lấy ngày 16 tháng 5 làm Trước An Cư, ngày 16 tháng 6 là Sau An Cư, còn Giữa An Cư thì không có (theo Đại Đường Tây Vức Ký [大唐西域記]). Ngoài ra còn có quy chế về An Cư mùa đông. Việc nầy do vì mối quan hệ về khí hậu, phong thổ ở các địa phương Tây Vực, nên người ta tiến hành An Cư mùa đông từ ngày 16 tháng 12 cho đến ngày 15 tháng 3 (theo Đại Đường Tây Vức Ký [大唐西域記], Đỗ Hóa La Quốc [覩貨邏國]). Ở Trung Quốc, các vị tăng tu hành tại hai vùng Giang Tây (江西), Hồ Nam (湖南) thường tập trung lại Kiết Chế An Cư, nên có tên gọi là Giang Hồ Hội (江湖會). Hơn nữa hai thời kỳ an cư Hạ và Đông được áp dụng cũng phát xuất từ Trung Quốc. Ở Nhật, người ta xem lần An Cư của 15 ngôi chùa lớn được tiến hành vào tháng 7 năm thứ 12 (684) thời Thiên Võ Thiên Hoàng (天武天皇, Temmu Tennō) như là lần đầu tiên, từ đó hình thức càng lúc càng thay đổi và quy chế An Cư vẫn còn nghiêm khắc cho đến ngày nay. Đặc biệt trong Thiền Tông lại rất coi trọng về An Cư, thời gian từ ngày 15 tháng 4 đến 15 tháng 7 là Hạ An Cư, và từ ngày 15 tháng 10 cho đến 15 tháng 1 năm sau là Đông An Cư. Hai thời kiết chế an cư mùa đông và mùa hạ vẫn còn duy trì cho đến ngày nay. Như trong Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄, CBETA No. 1315) quyển 21 có đoạn: “Thánh chế dĩ lâm, thời đương sơ Hạ, u thúy chi nham loan thương thúy, Tất Bát vô sai, sàn viên chi khê cốc thanh linh, Tào Khê phảng phất, xưng Nạp tử An Cư chi địa, thật ngô gia cấm túc chi phương, đại sưởng Thiền quan, cự diên trù lữ (聖制已臨、時當初夏、幽邃之巖巒蒼翠、畢缽無差、潺湲之溪谷清泠、曹溪彷彿、稱衲子安居之地、實吾家禁足之方、大敞禪關、巨延儔侶, Phật chế đến kỳ, gặp lúc đầu Hạ, thâm u ấy núi non xanh biếc, linh địa chẳng sai, róc rách kìa suối hang trầm lắng, Tào Khê phảng phất, đúng tu sĩ An Cư thánh địa, thật nhà ta dừng chân quê hương, rộng mở Thiền môn, đón mời bạn lữ).”
(誵訛): khó thấy, khó khăn. Từ này được tìm thấy trong Hiển Hiếu Ngữ Lục (顯孝語錄) của Hư Đường Lục (虛堂錄), hay Cuồng Vân Tập (狂雲集) của Nhất Hưu Tông Thuần (一休宗純, Ikkyū Sōjun, 1394-1481): “Giá cá hào ngoa thọ dụng đồ, cổ kim Nạp tử nhất nhân vô, Tố Lão Từ Minh đích dụng tử, Lệ Chi hạt tử tước hà thô (這箇誵訛受用徒、古今衲子一人無、素老慈明的傳子、荔支核子嚼何麁, khó hiểu câu nầy mấy ai dùng, xưa nay tu sĩ chẳng người thông, Thanh Tố chơn truyền Từ Minh ấy, liệu ăn hạt vải thấu trong lòng).” Hay như trong bài Tiền An Cư Nhật Cúng Cưu Văn (前安居日供鬮文) của Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư Tông Luận (靈峰蕅益大師宗論) có câu: “Tiệm chí lưu bố, nhiên ký tái tam phiên độc, thâm tri thời tệ đa đoan, bất nhẫn tùy tục hào ngoa, cọng thực như lai chánh pháp (漸至流布、然旣再三飜讀、深知時弊多端、不忍隨俗誵訛、共蝕如來正法, lưu truyền từ từ, rồi lại ba lần đọc kỹ, biết rõ thời buổi rắc rối, không nên theo tục khó khăn, lại hưởng chánh pháp Như Lai).”
(懶衲): vị tu sĩ lười biếng (nghĩa đen). Từ nạp (衲) ở đây có nghĩa là áo được ghép lại từ nhiều mảnh vải vụn. Như trong bài Tặng Tăng Tự Viễn Thiền Sư (贈僧自遠禪師) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường có câu: “Tự xuất gia lai trường tự tại, duyên thân nhất nạp nhất thằng hưu (自出家來長自在、緣身一衲一繩休, tự xuất gia nay luôn tự tại, suốt đời một dây một áo thôi).” Từ đó, áo của người tu sĩ được gọi là nạp y (衲衣). Như trong Thiền Tông Tạp Độc Hải (禪宗雜毒海, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 65, No. 1278) quyển 4 có câu: “Nhất lãnh nạp y Đông hựu Hạ, nhiệt lai thoát khước lãnh lai xuyên (一領衲衣冬又夏、熱來脫卻冷來穿, một mảnh nạp y Đông lại Hạ, nóng thì cởi bỏ lạnh mặc vào).” Cho nên, nạp cũng là tiếng tự xưng của vị tu sĩ, có nghĩa là người thường mặc áo có ghép nhiều mảnh vải vụn. Một số từ thường dùng như lão nạp (老衲), nạp tăng (衲僧), Nạp tử (衲子), bá nạp (百納), v.v. Như trong bài thơ Đề Hoành Sơn Tự (題橫山寺) của Đái Thúc Luân (戴叔倫, 732-789) nhà Đường có câu: “Lão nạp cúng trà oản, tà dương tống khách thuyền (老衲供茶碗、斜陽送客舟, lão nạp dâng trà chén, chiều tà tiễn khách thuyền).” Hay trong Thiên Thánh Quảng Đăng Lục (天聖廣燈錄, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 78, No. 1553) quyển 23 có đoạn: “Cử túc hạ túc giai thị đạo tràng, động tĩnh khứ lai vô phi Phật sự, nhược ư nạp tăng môn hạ, nhất ngôn tương khế, thiên địa huyền thù (舉足下足皆是道塲、動靜去來無非佛事、若於衲僧門下、一言相契、天地懸殊, nâng chân hạ chân đều là đạo tràng, động tĩnh đến đi thảy là Phật sự, nếu trong môn hạ nạp tăng, một lời khế hợp, trời đất sai khác).” Trong bài thơ Thu Nhật Ức Lan Thượng Nhân (秋日憶暕上人) của Lý Đoan (李端, ?-?) nhà Đường lại có câu: “Vũ tiền phùng bá nạp, diệp hạ bế trùng quan (雨前縫百衲、葉下閉重關, trước mưa khâu bá nạp, dưới lá đóng cửa Thiền).” Hay trong Liêu Trai Chí Dị (聊齋誌異), chương Cái Tăng (丐僧) của Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh có diễn tả rằng: “Tế Nam nhất tăng, bất tri hà hứa nhân, xích túc y bá nạp (濟南一僧、不知何許人、赤足衣百衲, có một vị tăng ở Tế Nam, chẳng biết người vùng nào, đi chân không và mang áo bá nạp).” Trong Truy Môn Cảnh Huấn (緇門警訓, Taishō Vol. 48, No. 2023) quyển 5 có câu: “Vi chủ giả thảng tồn nhân nghĩa, cảm thập phương Nạp tử chi vân trăn, nhược nãi tư thọ nhân tình, chiêu thiên lí ố danh chi viễn bá (爲主者倘存仁義、感十方衲子之雲臻、若乃私受人情、招千里惡名之遠播, làm người chủ nếu còn nhân nghĩa, cảm mười phương tăng chúng thảy quay về, nếu thọ nhân tình riêng tư, mang ngàn dặm tiếng xấu đi truyền bá).” Như vậy, lãn nạp ở đây là từ tự xưng rất khiêm tốn; như Thiền Sư Nhất Hưu Tông Thuần (一休宗純, Ikkyū Sōjun, 1394-1481) của Nhật Bản có bút hiệu là Cuồng Vân Lãn Nạp (狂雲懶衲). Trong Lâm Gian Lục Hậu Tập (林間錄後集, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 87, No. 1625) có câu: “Y phó tiểu nhi, đạo truyền lãn nạp, nãi nhĩ tương vi, cầu nhân vị pháp (衣付小兒、道傳懶衲、乃爾相違、求人爲法, y trao trẻ nhỏ, đạo truyền thầy lười, như vậy sai khác, tìm người vì đạo).” Hay trong Lô Sơn Thiên Nhiên Thiền Sư Ngữ Lục (廬山天然禪師語錄) quyển 15 có câu: “Vị liễu nhân duyên kim thượng tại, vô năng lãn nạp phó nhàn miên (未了因緣今尚在、無能懶衲付間眠, chưa rõ nhân duyên nay lại có, lão tăng phó mặc ngủ an nhàn).”
(毛端): trong lỗ chân lông. Trong Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh (大佛頂如來密因修證了義諸菩薩萬行首楞嚴經, Taishō No. 945) quyển 2 có đoạn: “Ư nhất mao đoan, biến năng hàm thọ thập phương quốc độ (於一毛端、遍能含受十方國土, trong một lỗ chân lông, có thể chứa đựng khắp mười phương quốc độ).” Đại Phật Đảnh Thủ Lăng Nghiêm Kinh Chánh Mạch Sớ (大佛頂首楞嚴經正脈疏) quyển 11 giải thích rằng: “Mao đoan, tức thâm mao khổng trung, chánh báo chi tối tiểu giả dã; thập phương quốc độ, y báo chi tối đại giả dã; mao đoan hàm thập phương, tức tiểu nhiếp đại, thập phương tại mao đoan, tức đại nhập tiểu, mao trung khán quốc (毛端、卽身毛孔中、正報之最小者也、十方國土、依報之最大者也、毛端含十方、卽小攝大、十方在毛端、卽大入小、毛中看國, Mao đoan, tức là trong lỗ chân long của thân, là cái chánh báo nhỏ nhất; cõi nước trong mười phương, là cái y báo lớn nhất; trong lỗ chân lông chứa đựng mười phương là cái nhỏ thâu nhiếp cái lớn; mười phương ở trong lỗ chân lông, tức là cái lớn thâu vào trong cái nhỏ, trong lông có thể thấy cõi nước).” Như trong Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện (普賢行願品) của Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh (大方廣佛華嚴經) có câu: “Ư nhất mao đoan cực vi trung, xuất hiện tam thế trang nghiêm sát, thập phương trần sát chư mao đoan, ngã giai thâm nhập nhi nghiêm tịnh (於一毛端極微中、出現三世莊嚴剎、十方塵剎諸毛端、我皆深入而嚴淨, trong một lỗ chân lông cực nhỏ, xuất hiện ba đời cõi trang nghiêm, mười phương các lỗ chân lông nhỏ như hạt bụi, ta đều vào sâu trong để làm cho trang nghiêm, trong sạch).” Trên cơ sở “tiểu nhiếp đại (小攝大, cái nhỏ dung nhiếp cái lớn)” hay “trong một pháp hiện hữu tất cả các pháp” của giáo lý Duyên Khởi, trong Nhân Thiên Nhãn Mục (人天眼目) quyển 1 có câu: “Mao thôn cự hải, giới nạp Tu Di (毛吞巨海。芥納須彌, sợi lông nuốt chửng biển lớn, hạt cải nạp Tu Di).” Thiền Sư Khánh Hỷ (慶喜, 1066-1142) của Việt Nam cũng có câu tương tợ như vậy: “Càn khôn tận thị mao đầu thượng, nhật nguyệt bao hàm giới tử trung (乾坤盡是毛頭上、日月包含芥子中, càn khôn thâu trọn trên đầu lông, trời trăng gộp thâu trong hạt cải).” Hay trong Thiền Lâm Cú Tập (禪林句集) cũng có câu: “Truy đại bàng ư ngẫu ty khiếu trung, nạp Tu Di ư tiêu minh nhãn lí (追大鵬於藕絲竅中、納須彌於蟭螟眼裏, đuổi đại bàng vào trong lỗ sợi lông ngó sen, nạp cả núi Tu Di vào trong tròng mắt con ruồi).” Câu “Mao đoan chi nội, bao hàm trần sát chi dư (毛端之內、包含塵刹之餘)” có nghĩa là trong lỗ chân lông có thể chứa đựng nhiều cõi nước như hạt bụi.
(卓錫): trác (卓) nghĩa là dựng đứng, tích (錫) là Tích Trượng (s: khakkhara, khakharaka, 錫杖), một trong 18 vật thường dùng của chư tăng; trác tích nghĩa là chống cây Tích Trượng mà đứng; từ đó nó có chỉ cho vị tăng du hành dừng chân trú ở một nơi nào đó. Như trong bài thơ Lăng Già Cổ Mộc (楞伽古木) của Trương Bá Thuần (張伯淳, 1242-1302) nhà Nguyên có câu rằng: “Đạo Lâm trác tích cựu chủng thử, phảng phất ư kim bát bách niên (道林卓錫舊種此、髣髴於今八百年, Đạo Lâm dừng chân trồng cây ấy, mịt mờ nay đã tám trăm năm).” Hay trong chương Tây Tăng (西僧) của Liêu Trai Chí Dị (聊齋誌異) do Bồ Tùng Linh (蒲松齡, 1640-1715) nhà Thanh sáng tác có đoạn: “Tây tăng tự Tây Vức lai, nhất phó Ngũ Đài, nhất trác tích Thái Sơn (西僧自西域來,一赴五臺,一卓錫泰山, chư tăng từ Tây Vức đến, một vị lên Ngũ Đài Sơn, một vị dừng chân trú tại Thái Sơn).” Trong bài Lục Tổ Trác Tích Tuyền Minh (六祖卓錫泉銘) của thi hào Tô Thức (蘇軾, 1036-1101) có ghi lại việc khi đang trú tại Tào Khê (曹溪), Lục Tổ Huệ Năng (慧能, 638-713) đã từng chống Tích Trượng trên mặt đất và xảy ra chuyện thần kỳ: “Lục Tổ sơ trú Tào Khê, trác tích tuyền dũng, thanh lương hoạt cam, thiệm túc đại chúng, đãi kim sổ bách niên hỉ (六祖初住曹溪、卓錫泉湧、清涼滑甘、贍足大眾、逮今數百年矣, Lục Tổ khi mới đến trú ở Tào Khê, chống Tích Trượng xuống đất làm cho suối phun nước lên, trong mát ngọt dịu, cấp đủ cho đại chúng dùng, cho đến nay đã mấy trăm năm rồi).” Từ đó, trác tích còn chỉ cho trú xứ của chư tăng. Trong Tông Thống Biên Niên (宗統編年, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 86, No. 1600) quyển 28 có câu: “Tổ khai pháp Vạn Phong, Tổ trác tích Tô Châu Đặng Úy Sơn, Nạp tử bôn tập, toại thành tùng lâm (祖開法萬峰、祖卓錫蘇州鄧尉山、衲子奔集、遂成叢林, Tổ khai pháp ở Vạn Phong, Tổ trú tại Đặng Úy Sơn, Tô Châu, chúng tăng tập trung về rất đông, cuối cùng thành tòng lâm).”
(雲水, Unsui): từ ý nghĩa phiêu bồng, vô định như mây gió, nó muốn ám chỉ các vị Thiền tăng đi hành cước đó đây, không chỗ nhất định để tầm sư học đạo. Nó còn được gọi là Hành Cước Tăng (行脚僧), Vân Nạp (雲衲). Như trong bài Thị Viên Thường Thượng Nhân (示圓常上人) của Vĩnh Giác Nguyên Hiền Thiền Sư Quảng Lục (永覺元賢禪師廣錄, CBETA No. 1437) quyển 22 có câu: “Tích nhân bất xuất phi diên lãnh, chỉ đầu thích phá hải sơn bình, mỗi kiến hứa đa linh lợi hán, thiên sơn vân thủy nhậm ma hành, Nạp tử tu bằng nhất sấu cung, đăng sơn độ thủy mạc giáo tông, hốt phùng thủy tận sơn cùng xứ, phách chưởng cao ca thiên ngoại phong (昔人不出飛鳶嶺、指頭踢破海山平、每見許多怜利漢、千山雲水恁麼行、衲子須憑一瘦筇、登山渡水莫敎鬆、忽逢水盡山窮處、拍掌高歌天外峰, người xưa chẳng ra đỉnh núi xanh, chỉ đầu đá tan biển núi bằng, lại thấy khá nhiều kẻ lanh lợi, ngàn trùng mây nước biết sao hành, nạp tăng nên dùng gậy nhỏ nương, leo núi qua sông chớ bảo dừng, chợt trông nước tận núi cùng nẻo, tay vỗ ngâm ca ngất trời mừng).” Hay trong bài Thị Tự Không Thiền Nhân (示自空禪人) của Vô Dị Nguyên Lai Thiền Sư Quảng Lục (無異元來禪師廣錄, CBETA No. 1435) có câu: “Xả khước am cư vân thủy du, yêu bao biều lạp hỷ can hưu, tuy nhiên chỉ xuất Đương Dương đạo, kì lộ đương phòng hoạt Thạch Đầu (捨卻菴居雲水遊、腰包瓢笠喜干休、雖然指出當陽道、岐路須防滑石頭, bỏ hết am cư mây nước chơi, vai mang bầu nón ngả nghiêng cười, tuy nhiên nếu bảo Đương Dương nẻo, ngỏ hẹp nên phòng lão Thạch Đầu).”
(s, p: aṇu-raja, aṇu-rajas, 微塵): nhỏ như bụi trần, âm dịch là A Noa (阿拏), A Nậu (阿耨); gọi riêng là vi (微), trần (塵); tức là sắc lượng nhỏ nhất do Nhãn Căn nhận lấy được. Cực nhỏ là đơn vị nhỏ nhất tồn tại của sắc pháp được thuyết trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận (阿毘達磨俱舍論, Taishō Vol. 29, No. 1558) quyển 10, 12. Lấy một cái cực nhỏ làm trung tâm, bốn phương trên dưới tụ tập đồng nhất cực nhỏ mà thành một khối, tức gọi là vi trần. Hợp 7 cực vi thì thành một vi trần, 7 vi trần thành một kim trần (金塵), 7 kim trần thành một thủy trần (水塵). Ngoài ra, các kinh luận cũng lấy vi trần tỷ dụ cho số lượng cực nhỏ, lấy số vi trần để dụ cho số cực lớn. Trong Bắc Tề Thư (北齊書), Truyện Phàn Tốn (樊遜傳), có đoạn: “Pháp vương tự tại, biến hóa vô cùng, trí thế giới ư vi trần, nạp Tu Di ư thử mễ (法王自在、變化無窮、置世界於微塵、納須彌於黍米, Pháp vương tự tại, biến hóa vô cùng, bỏ thế giới trong hạt bụi, gom Tu Di nơi hạt lúa).” Hay trong Phật Thuyết Thập Địa Kinh (佛說十地經, Taishō Tripitaka Vol. 10, No. 287) quyển 6 cũng có đoạn: “Ư nhất mao đoan bách thiên ức, na dữu đa quốc vi trần số, như thị vô lượng chư như lai, ư trung an tọa thuyết diệu pháp (於一毛端百千億、那庾多國微塵數、如是無量諸如來、於中安坐說妙法, trên đầu mảy lông trăm ngàn ức, muôn vạn nước bụi trần số, như vậy vô lượng các Như Lai, trong đó an tọa thuyết pháp mầu).” Hoặc trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) có bài niệm hương rằng: “Thử nhất biện hương, bất tùng thiên giáng, khởi thuộc địa sanh, Lưỡng Nghi vị phán chi tiên, căn nguyên sung tắc, Tam Giới nhất khí, tài phân chi hậu, chi diệp biến mãn thập phương, siêu nhật nguyệt chi quang hoa, đoạt sơn xuyên chi tú lệ, tức Giới tức Định tức Tuệ, phi mộc phi hỏa phi yên, thâu lai tại nhất vi trần, tán xứ phổ huân pháp giới, nhiệt hướng lô trung, chuyên thân cúng dường, thường trú Tam Bảo, sát hải vạn linh, lịch đại Tổ sư, nhất thiết Thánh chúng, hà sa phẩm loại, u hiển Thánh phàm, tất trượng chơn hương, phổ đồng cúng dường (此一瓣香、不從天降、豈屬地生、兩儀未判之先、根源充塞、三界一氣、纔分之後、枝葉遍滿十方、超日月之光華、奪山川之秀麗、卽戒卽定卽慧、非木非火非煙、收來在一微塵、散處普薰法界、爇向爐中、專伸供養、常住三寶、剎海萬靈、歷代祖師、一切聖眾、河沙品類、幽顯聖凡、悉仗眞香、普同供養, một nén hương này, không từ trời xuống, sao thuộc đất sanh, Lưỡng Nghi [âm dương] chưa phân đầu tiên, nguồn căn đầy ắp, Ba Cõi một khí, mới chia sau đó, cành lá biến khắp mười phương, siêu trời trăng ấy rực sáng, vượt núi sông bao tú lệ, là Giới là Định là Tuệ, chẳng gỗ chẳng lửa chẳng khói, thâu vào trong một bụi trần, tan biến khắp xông pháp giới, rực hướng lò hương, thành tâm cúng dường, thường trú Tam Bảo, tất cả sinh linh, bao đời Tổ sư, hết thảy Thánh chúng, hà sa các loài, ẩn hiện Thánh phàm, đều nhờ chơn hương, cúng dường khắp cùng).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.219.44.252 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập