Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Có những người không nói ra phù hợp với những gì họ nghĩ và không làm theo như những gì họ nói. Vì thế, họ khiến cho người khác phải nói những lời không nên nói và phải làm những điều không nên làm với họ. (There are people who don't say according to what they thought and don't do according to what they say. Beccause of that, they make others have to say what should not be said and do what should not be done to them.)Rộng Mở Tâm Hồn
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Để sống hạnh phúc bạn cần rất ít, và tất cả đều sẵn có trong chính bạn, trong phương cách suy nghĩ của bạn. (Very little is needed to make a happy life; it is all within yourself, in your way of thinking.)Marcus Aurelius
Nếu muốn tỏa sáng trong tương lai, bạn phải lấp lánh từ hôm nay.Sưu tầm
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Người hiền lìa bỏ không bàn đến những điều tham dục.Kẻ trí không còn niệm mừng lo, nên chẳng bị lay động vì sự khổ hay vui.Kinh Pháp cú (Kệ số 83)
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Chúng ta phải thừa nhận rằng khổ đau của một người hoặc một quốc gia cũng là khổ đau chung của nhân loại; hạnh phúc của một người hay một quốc gia cũng là hạnh phúc của nhân loại.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Minh Tịch »»
(覺鑁, Kakuban, 1095-1143): vị tăng của sống vào cuối thời Bình An, vị khai Tổ của Tân Nghĩa Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, húy là Giác Noan (覺鑁), thông xưng là Noan Thượng Nhân (鑁上人), Mật Nghiêm Tôn Giả (密嚴尊者), hiệu là Chánh Giác Phòng (正覺房), thụy hiệu là Hưng Giáo Đại Sư (興敎大師), xuất thân vùng Phì Tiền (肥前, Hizen). Năm 13 tuổi, ông theo làm môn hạ của Khoan Trợ (寬助) ở Thành Tựu Viện (成就院) tại Nhân Hòa Tự (仁和寺, Ninna-ji), rồi học Pháp Tướng, Hoa Nghiêm, Tam Luận ở vùng Nam Đô. Đến năm 16 tuổi, ông xuất gia, sau đó lên Cao Dã Sơn, theo hầu Minh Tịch (明寂) ở Tối Thiền Viện (最禪院) và nỗ lực học Mật Giáo. Năm 1121, ông thọ phép Quán Đảnh từ Khoan Trợ. Năm 1126, ông phát nguyện chấn hưng giáo học với ý đồ tái hưng Truyền Pháp Hội, rồi đến năm 1130 thì được Điểu Vũ Thượng Hoàng (鳥羽上皇) ủng hộ và khai sáng Tiểu Truyền Pháp Viện (小傳法院). Đến năm 1132, ông kiến lập thêm Đại Truyền Pháp Viện (大傳法院), Mật Nghiêm Viện (密嚴院) với tư cách là ngôi chùa phát nguyện của Thượng Hoàng. Trong lúc này, Thượng Hoàng đã hiến cúng 7 trang viên ở vùng Thạch Thủ (石手), Kỷ Y (紀伊, Kii). Năm 1133, ông thọ pháp với Giác Du (覺猷) của Viên Thành Tự (園城寺, Onjō-ji); với Định Hải (定海), Hiền Giác (賢覺) của Đề Hồ Tự (醍醐寺, Daigo-ji); với Khoan Tín (寬信) của Khuyến Tu Tự (勸修寺, Kanshū-ji); với Giác Pháp (覺法), Thánh Huệ (聖惠) của Nhân Hòa Tự. Từ đó, ông khai sáng Dòng Truyền Pháp Viện (傳法院流), sự tổng hợp của hai dòng Tiểu Dã (小野), Quảng Trạch (廣澤) thuộc Đông Mật và Thai Mật. Năm 1134, ông làm Viện Chủ của Đại Truyền Pháp Viện, kiêm nhiệm luôn cả Tọa Chủ của Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji). Chính ông đã thành công trong việc làm cho Cao Dã Sơn thoát khỏi sự chi phối của Đông Tự (東寺, Tō-ji), nhưng vì gặp phải sự phản đối kịch liệt của Kim Cang Phong Tự và Đông Tự, nên năm sau ông phải nhường cả hai chức này cho Chơn Dự (眞譽), rồi lui về ẩn cư ở Mật Nghiêm Viện. Đến năm 1140, do từ cuộc luận tranh trang viên ở vùng Tương Hạ (相賀, Aiga), ông bị phía Kim Cang Phong Tự tấn công; cho nên hạ sơn xuống vùng Căn Lai (根來, Negoro), rồi cùng với Quán Pháp (觀法) ở Viên Minh Tự (圓明寺) tập trung cho việc trước tác. Chính ông viết tác phẩm Ngũ Luân Cửu Tự Minh Bí Mật Thích (五輪九字明秘密釋) để làm cơ sở cho tư tưởng Bí Mật Niệm Phật vốn thuyết về sự nhất trí tận cùng của Chơn Ngôn Mật Giáo và Chuyên Tu Niệm Phật. Trước tác của ông ngoài tác phẩm trên còn có Nhất Kỳ Đại Yếu Bí Mật Tập (一期大要秘密集) 1 quyển, Mật Nghiêm Viện Phát Lộ Sám Hối Văn (密嚴院發露懺悔文) 1 quyển, Chơn Ngôn Tông Tức Thân Thành Phật Nghĩa Chương (眞言宗卽身成佛義章) 1 quyển, Hưng Giáo Đại Sư Toàn Tập (興敎大師全集) 2 quyển, v.v.
(惠信, Eshin, 1182-?): vị Ni sống vào khoảng đầu và giữa thời đại Liêm Thương, vợ của Thân Loan (親鸞, Shinran), xuất thân vùng Việt Hậu (越後, Echigo, thuộc Niigata-ken [新潟縣]); con của Binh Bộ Đại Phụ Tam Thiện Vi Giáo (三善爲敎, Miyoshi Tamenori). Bà kết hôn với Thân Loan trong thời gian vị này bị lưu đày ở vùng Việt Hậu, và hạ sanh được 3 trai và 3 gái, trong đó có Thiện Loan (善鸞, Zenran), Tín Liên Phòng (信蓮房), v.v. Sau bà cùng với Thân Loan chuyển đến sống ở vùng Quan Đông (關東, Kantō), và đã cùng chồng mình tích cực bố giáo cho đến khi trở về kinh đô. Đến cuối đời, bà quay trở về quê của mình, rồi sau khi Thân Loan qua đời thì bà đã ghi lại tất cả hành trạng cuộc đời của ông và trao lại cho người con gái của mình đang sống ở kinh đô là Ni Giác Tín (覺信, Kakushin). Trước tác của bà để lại có Huệ Tín Ni Văn Thư (惠信尼文書), 10 bức.
(明算, Meizan, 1021-1106): vị tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống vào cuối thời Bình An, vị Kiểm Hiệu đời thứ 12 của Cao Dã Sơn, vị Tổ của Dòng Trung Viện (中院流), húy là Minh Toán (明算), thông xưng là Cao Dã Trung Viện A Xà Lê (高野中院阿闍梨), Trung Viện Ngự Phòng (中院御房); xuất thân vùng Thần Khi (神崎), Kỷ Y (紀伊, Kii, thuộc Wakayama-ken [和歌山縣]), họ Tá Đằng (佐藤). Năm 1031, ông được Định Dự (定譽) dẫn lên Cao Dã Sơn xuất gia, tu học ở Đông Thất, đến năm 1040 thì chuyển sang Trung Viện, và đến năm 1049 thì thọ phép Quán Đảnh với Lại Tầm (賴尋) ở Thích Vương Tự (釋王寺). Sau ông theo học pháp với Thành Tôn (成尊) ở Mạn Trà La Tự (曼荼羅寺, Mandara-ji), vùng Tiểu Dã (小野, Ono), rồi đến năm 1072 thì được truyền trao phép Quán Đảnh, và góp sức làm rạng rỡ Dòng Tiểu Dã (小野流). Năm sau, ông trở về núi và sáng lập Dòng Trung Viện. Năm 1075, ông khai sáng Long Tạng Viện (龍藏院) ở vùng Kỷ Y; đến năm 1090 thì được bổ nhiệm làm Kiểm Hiệu của Cao Dã Sơn; từ đó ông tận lực phục hưng Sơn Môn, xây dựng các ngôi đường tháp và độ chúng. Đệ tử phú pháp của ông có Lương Thiền (良禪), Giáo Chơn (敎眞), Minh Phạm (明範), Chơn Dự (眞譽), Minh Tịch (明寂), v.v.
(中峰和尚廣錄, Chūhōoshōkōroku): 30 quyển, do Trung Phong Minh Bổn (中峰明本) nhà Tống soạn, Từ Tịch (慈寂) biên, san hành năm đầu (1325) niên hiệu Chí Nguyên (至元), trùng san vào năm thứ 20 (1387) niên hiệu Hồng Võ (洪武), là bộ Ngữ Lục của Trung Phong Minh Bổn, còn gọi là Thiên Mục Trung Phong Hòa Thượng Quảng Lục (天目中峰和尚廣錄, Temmokuchūhōoshōkōroku). Vào năm thứ 2 (1334) niên hiệu Nguyên Thống (元統), bộ này được dâng lên triều đình xin nhập vào Đại Tạng Kinh và nhận được sắc chỉ cho phép, đến năm sau cho khắc bản nhưng trong khi chưa được lưu bố rộng rãi thì cháy mất. Trải qua hơn 50 năm, Trương Tử Hoa (張子華) cùng với hai vị tăng là Trí Cảo (智暠), Huệ Trạch (慧澤) tìm cách cho san hành lại. Từ quyển 1 đến 10 gồm những bài thị chúng, tiểu tham, niêm cổ, tụng cổ, pháp ngữ, thư vấn, Phật sự, tán Phật tổ, tự tán, đề bạt; quyển 11 là Sơn Phòng Dạ Thoại (山房夜話); quyển 12 là Tín Tâm Minh Tịch Nghĩa Giải (信心銘闢義解); quyển 13 là Lăng Nghiêm Trưng Tâm Biện Kiến Hoặc Vấn (楞嚴徵心辯見或問); quyển 14 là Biệt Truyện Giác Tâm (別傳覺心); quyển 15 là Kim Cang Bát Nhã Lược Nghĩa (金剛般若略義); quyển 16 là Huyễn Trú Gia Huấn (玄住家訓); quyển 17 là Nghĩ Hàn Sơn Thi (擬寒山詩); quyển 18 là Đông Ngữ Tây Thoại (東語西話); quyển 19-20 là đồng tục tập; quyển 21-26 là các bài phú, ký, châm, minh, tựa, văn, sớ, tạp trước, v.v.; quyển 27-30 là kệ tụng. Cuối quyển có thêm các hành lục, tháp minh, bia đạo hạnh và bản Nhập Tạng Tinh Phong Hiệu Quốc Sư Biểu (入藏並封號國師表).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.221.158.246 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập