Hãy thận trọng với những hiểu biết sai lầm. Điều đó còn nguy hiểm hơn cả sự không biết. (Beware of false knowledge; it is more dangerous than ignorance.)George Bernard Shaw
Kẻ ngốc nghếch truy tìm hạnh phúc ở xa xôi, người khôn ngoan gieo trồng hạnh phúc ngay dưới chân mình. (The foolish man seeks happiness in the distance, the wise grows it under his feet. )James Oppenheim
Kẻ yếu ớt không bao giờ có thể tha thứ. Tha thứ là phẩm chất của người mạnh mẽ. (The weak can never forgive. Forgiveness is the attribute of the strong.)Mahatma Gandhi
Đừng làm cho người khác những gì mà bạn sẽ tức giận nếu họ làm với bạn. (Do not do to others what angers you if done to you by others. )Socrates
Nếu chuyên cần tinh tấn thì không có việc chi là khó. Ví như dòng nước nhỏ mà chảy mãi thì cũng làm mòn được hòn đá.Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu chúng ta luôn giúp đỡ lẫn nhau, sẽ không ai còn cần đến vận may. (If we always helped one another, no one would need luck.)Sophocles
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Thành công là khi bạn đứng dậy nhiều hơn số lần vấp ngã. (Success is falling nine times and getting up ten.)Jon Bon Jovi
Xưa, vị lai, và nay, đâu có sự kiện này: Người hoàn toàn bị chê,người trọn vẹn được khen.Kinh Pháp cú (Kệ số 228)
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hoằng Nhẫn »»
(北山錄, Hokuzanroku): 10 quyển, do Thần Thanh (神清) nhà Đường soạn, Huệ Bảo (慧寳) chú, lời tựa ghi năm đầu (1068) niên hiệu Nguyên Hy (元熙), được xem như đồng dạng với Bắc Sơn Tham Huyền Ngữ Lục (北山參玄語錄). Quyển 1 có Thiên Địa Thỉ Đệ Nhất (天地始第一), Thánh Nhân Sanh Đệ Nhị (聖人生第二); quyển 2 có Pháp Tịch Hưng Đệ Tam (法籍興第三), Chơn Tục Phù Đệ Tứ (眞俗符第四); quyển 3 có Hợp Bá Vương Đệ Ngũ (合覇王第五), Chí Hóa Đệ Lục (至化第六); quyển 4 có Tông Sư Nghị Đệ Thất (宗師議第七); quyển 5 có Thích Tân Vấn Đệ Bát (釋賓問第八); quyển 6 có Tang Phục Vấn Đệ Cửu (喪服問第九), Cơ Dị Thuyết Đệ Thập (譏異說第十); quyển 7 có Tông Danh Lý Đệ Thập Nhất (綜名理第十一), Báo Ứng Nghiệm Đệ Thập Nhị (報應驗第十二); quyển 8 có Luận Nghiệp Lý Đệ Thập Tam (論業理第十三), Trú Trì Hạnh Đệ Thập Tứ (住持行第十四); quyển 9 có Dị Học Đệ Thập Ngũ (異學第十五); và quyển 10 có Ngoại Tín Đệ Thập Lục (外信第十六). Chủ trương của Thần Thanh lấy tư tưởng Không Quán của Phật Giáo để quán thông tất cả, trong đó khéo léo chọn lọc đưa vào tư tưởng của Khổng, Lão, v.v., để điều hòa cả 3 tôn giáo. Hơn nữa, ông ta là người thuộc hàng dưới pháp hệ tương thừa của Trí Tiển (智銑), Xử Tịch (處寂), Vô Tướng (無相), thuộc môn hạ của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍), ông có phê phán các thuyết trong nội bộ Thiền Tông đương thời, vì vậy tác phẩm này cũng là tư liệu có sức hấp dẫn lớn cho việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng Thiền Tông thời Trung Đường.
(辯顯密二敎論, Bengemmitsunikyōron): 2 quyển, do Không Hải soạn, là bộ luận thư tuyên ngôn lập tông, làm sáng tỏ sự phân biệt giữa Hiển Giáo và Mật Giáo, nêu lên điển cứ của 6 bộ kinh và 3 bộ luận, rồi dàn luận trận ngang dọc. Sáu bộ kinh gồm:
(1) Ngũ Bí Mật Kinh (五秘密經),
(2) Du Kỳ Kinh (瑜祇經),
(3) Lược Thuật Kim Cang Du Già Phân Biệt Thánh Vị Tu Chứng Pháp Môn (略術金剛瑜伽分別聖位修証法門),
(4) Đại Nhật Kinh (大日經),
(5) Lăng Già Kinh (楞伽經),
(6) Tam Quyển Giáo Vương Kinh (三巻敎王經).
Ba bộ luận là:
(1) Bồ Đề Tâm Luận (菩提心論),
(2) Đại Trí Độ Luận (大智度論),
(3) Thích Ma Ha Diễn Luận (釋摩訶衍論).
Ngoài ra còn có một số kinh điển khác được trích dẫn như Lục Ba La Mật Kinh (六波羅蜜經), Thủ Hộ Kinh (守護經), v.v. Về niên đại thành lập luận thư này, có một vào thuyết khác nhau.
(1) Vào năm 813 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 4), nhân dịp Trai Hội trong cung nội, chư tôn thạc đức của 8 tông phái hoạt động mạnh mẽ, nên tác phẩm này ra đời như là động cơ để xác lập tông phái mình.
(2) Có thuyết cho là tác phẩm này hình thành vào năm 815 (niên hiệu Hoằng Nhân thứ 6), đồng thời với bộ Tánh Linh Tập (性靈集), v.v. Như vậy chúng ta có thể tưởng tượng được luận thư này ra đời trong khoảng thời gian này. Một số sách chú thích về bộ luận này gồm Huyền Kính Sao (懸鏡鈔, 6 quyển) của Tế Xiêm (濟暹), Cương Yếu Sao (綱要鈔, 2 quyển) của Tĩnh Biến (靜遍), Thính Văn Sao (聽聞鈔) của Giác Noan (覺鑁), Thủ Kính Sao (手鏡鈔, 3 quyển) của Đạo Phạm (道範), Chỉ Quang Sao (指光鈔, 5 quyển) của Lại Du (賴瑜), v.v.
(平田篤胤, Hirata Atsutane, 1776-1883): nhà Quốc Học, Thần Đạo, tư tưởng gia, y sĩ, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; xuất thân Phiên Cửu Bảo Điền (久保田藩, Kubota-han), Xuất Vũ (出羽, Dewa); sau khi thành nhân là con nuôi của Bình Điền Đốc Ổn (平田篤穩), nhà binh học của Phiên Tùng Sơn (松山藩, Matsuyama-han), Bị Trung (僃中, Bicchū). Tên lúc nhỏ của ông là Chánh Cát (正吉); thông xưng là Bán Binh Vệ (半兵衛); hiệu Khí Xuy Xá (氣吹舍), Đại Giác (大角), Đại Hác (大壑); gia hiệu là Chơn Quản Nãi Ốc (眞菅乃屋). Với tư cách là nhà y học, ông dùng tên Huyền Trác (玄琢) và sau khi qua đời thì được nhà Bạch Xuyên (白川, Shirakawa) tặng cho danh hiệu là Thần Linh Năng Chơn Trụ Đại Nhân (神靈能眞柱大人). Ông là người hình thành hệ thống gọi là Phục Cổ Thần Đạo (復古神道, tức Cổ Đạo Học), cùng với Hà Điền Xuân Mãn (河田春滿), Hạ Mậu Chơn Châu (加茂眞洲), Bổn Cư Tuyên Trường (本居宣長), được liệt vào Quốc Học Tứ Đại Nhân. (國學四大人). Ông học ở Giang Hộ, rồi sau Bổn Cư Tuyên Trường qua đời, ông tự xưng là “môn nhân sau khi chết” của vị này. Ông cấu tưởng vũ trụ luận mang tính quốc học vốn phát xuất từ Thiên Địa Khai Tị Luận (天地開闢論, luận trời đất mở mang), chỉnh lý trật tự các Thần và hình thành Thần Đạo Thần Học. Trên cơ sở xã hội quan mới mẻ thông qua khái niệm gọi là “sản linh (産靈)”, ông lấy quan niệm U Minh Giới (幽冥界, cõi sau khi chết) để thêm vào tính tôn giáo trong quốc học. Bình Điền Học Phái (平田學派) phát triển rộng rãi trong tầng lớp người nông dân giàu có cũng như Thần Quan, hình thành một học phái lớn ở trung tâm vùng Trung Bộ, Quan Đông và đã đem đến ảnh hưởng không nhỏ cho cuộc vận động Tôn Vương (尊王) vào cuối thời Mạc Phủ. Trước tác của ông có rất nhiều như Cổ Đạo Đại Ý (古道大意), Linh Năng Chơn Trụ (靈能眞柱), Cổ Sử Trưng (古史徴), Quỷ Thần Tân Luận (鬼神新論), Cổ Kim Yêu Mị Khảo (古今妖魅考), Mật Giáo Tu Sự Bộ Loại Cảo (密敎修事部類稿), Cổ Dịch Thành Văn (古易成文), Tiên Cảnh Dị Văn (仙境異聞), Cổ Dịch Đại Tượng Kinh Thành Văn (古易大象經成文), Y Xuy Ư Lữ Chí (伊吹於呂志), Thần Đồng Bằng Đàm Lược Ký (神童憑談略記), Cổ Dịch Đại Tượng Kinh Truyện (古易大象經傳), Đồng Mông Nhập Học Môn (童蒙入學門), Tam Dịch Do Lai Ký (三易由來記), Tam Thần Sơn Dư Khảo (三神山余考), Tượng Dịch Chánh Nghĩa (象易正義), Tục Thần Đạo Đại Ý (俗神道大意), Thái Hạo Cổ Dịch Truyện Thành Văn (太昊古易傳成文), Tây Tịch Khái Luận (西籍概論), Vụ Đảo Sơn U Hương Chơn Ngữ (霧島山幽郷眞語), Xuất Định Tiếu Ngữ (出定笑語), Xích Huyện Thái Cổ Truyện (赤縣太古傳), Khâm Mạng Lục (欽命錄), Ca Đạo Đại Ý (歌道大意), Thiên Trụ Ngũ Nhạc Khảo (天柱五嶽考), Thái Hạo Cổ Lịch Truyện (太昊古曆傳), Khí Xuy Xá Ca Văn Tập (氣吹舍歌文集), Cổ Lịch Nhật Bộ Thức (古曆日歩式), Chí Đô Năng Thạch Ốc (志都能石屋), Ngũ Nhạc Chơn Hình Đồ Thuyết (五嶽眞形圖說), Y Tông Trọng Cảnh Khảo (醫宗仲景考), Cát Tiên Ông Văn Túy (葛仙翁文粋), Xuân Thu Lịch Bổn Thuật Thiên (春秋曆本術篇), Đại Đạo Hoặc Vấn (大道或問), Cát Tiên Ông Truyện (葛仙翁傳), Hoàng Đế Truyện Ký (黃帝傳記), Hoằng Nhân Lịch Vận Ký Khảo (弘仁歷運記考), Ngưu Đầu Thiên Vương Lịch Thần Biện (牛頭天王曆神辨), v.v. Môn đệ của ông có Đại Quốc Long Chánh (大國隆正), Linh Mộc Trùng Dận (鈴木重胤), Lục Nhân Bộ Thị Hương (六人部是香), Sanh Điền Vạn (生田萬), Quyền Điền Trực Trợ (權田直助), v.v.
(高野山, Kōyasan): linh địa của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, được bao bọc bởi ngọn núi cao trên dưới 1000 mét, nằm phía đông bắc Wakayama-ken (和歌山縣), tọa lạc tại Kōya-chō (高野町), Ito-gun (伊都郡). Vào năm 816 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 7), Không Hải Đại Sư (空海大師, Kūkai Daishi) thọ ân tứ của triều đình, lấy nơi đây làm đất nhập định cho bản thân mình và sáng lập ra ngôi Kim Cang Phong Tự (金剛峰寺, Kongōbō-ji), ngôi chùa trung tâm của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. Cao Dã Sơn còn là tên gọi thông thường của Kim Cang Phong Tự. Không Hải Đại Sư đã nhập diệt tại thánh địa này. Ngôi già lam được hình thành theo dạng thức độc đáo của Mật Giáo, phối trí ở hậu phương đông tây lấy Giảng Đường và Trung Môn làm trục, có ngôi Đại Tháp (tức Căn Bổn Đại Tháp) và Tây Tháp, tượng trưng cho vũ trụ theo hai bộ Thai Tạng Giới (胎藏界, Taizōkai) và Kim Cang Giới (金剛界, Kongōkai). Sau khi Không Hải qua đời, thánh địa này đi đến tình trạng suy vong vì quá cách xa với kinh đô; nhưng từ khoảng giữa thế kỷ thứ 10 trở đi, tín ngưỡng cho rằng Không Hải chỉ nhập định thôi, vẫn còn sống và cứu độ chúng sanh, bắt đầu xuất hiện, cho nên tầng lớp quý tộc cũng như hoàng tộc liên tục lên núi tham bái, nhờ vậy nơi đây hưng thịnh trở lại. Vào khoảng đầu thế ký 15, nhờ sự xuất hiện của các bậc học tượng như Hựu Khoái (宥快, Yūkai), Trường Giác (長覺, Chōkaku), v.v., giáo học của Cao Dã Sơn được hình thành có hệ thống và truyền thống đó vẫn được kế thừa cho đến ngày nay. Vào năm 1872 (niên hiệu Minh Trị [明治] thứ 5), luật cấm không cho người nữ lên núi được giải bỏ, dần dần các cư sĩ tại gia lên núi lập nghiệp. Hiện tại nơi đây hình thành một thị trấn tên Môn Tiền Đinh (門前町, Monzen-machi) có 117 ngôi tự viện, các cơ quan giáo dục như trường Đại Học, Trung Học và rất nhiều hiệu buôn. Mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu người đến tham bái thánh địa này.
(高野春秋, Kōyashunjū): tên gọi tắt của bộ Cao Dã Xuân Thu Biên Niên Tập Lục (高野春秋編年輯錄), 21 quyển, do Hoài Anh (懷英) biên, là bộ biên niên sử về sự thật lịch sử của Cao Dã Sơn trong vòng 900 năm, từ năm 816 (niên hiệu Hoằng Nhân [弘仁] thứ 7) cho đến 1718 (niên hiệu Hưởng Bảo [享保] thứ 3, năm người biên tập từ chức Kiểm Hiệu). Bộ này gồm quyển Tựa 1 quyển, Thiên Chính 18 quyển, Thông Khảo 2 quyển. Phần Thiên Chính có 17 quyển đầu là ký sự cho đến năm 1697 (niên hiệu Nguyên Lộc [元祿] thứ 10), và quyển 18 là phần ghi chép những năm còn lại. Phần Thông Khảo nêu lên Tổng Cương Mục, rất dễ nhìn thấy, và ghi rõ cuộc kháng tranh của hai phe Học Lữ (學侶), Hành Nhân (行人), rồi được an định vào năm 1692 (niên hiệu Nguyên Lộc thứ 2) thể theo mệnh lệnh của chính quyền Mạc Phủ (幕府, Bakufu), từ đó nêu rõ những điểm đúng sai của họ. Thái độ biên tập bộ sách này rất công phu, dựa trên sự chính xác mang tính thực chứng, tìm tòi kho báu của các tự viện để đưa ra dẫn chứng các ký lục cổ; cho nên hiện tại tác phẩm này vẫn có giá trị rất lớn về mặt tư liệu.
(東土): vùng đất, đất nước, địa phương ở phía Đông, tức Trung Hoa; là từ dùng đối với Tây Thiên (西天), tức Ấn Độ. Trong Truyền Đăng Lục (傳燈錄) 18, chương Huyền Sa Sư Bị (玄沙師僃) có đoạn: “Sư viết: 'Đạt Ma bất lai Đông Độ, Nhị Tổ bất vãng Tây Thiên' (師曰、達磨不來東土、二祖不徃西天, sư nói: 'Đạt Ma không đến Đông Độ, Nhị Tổ chẳng về Tây Thiên').” Hay như trong Phật Tổ Thống Kỷ (佛祖統紀) quyển 53 cũng có câu: “Tây Thiên cầu pháp, Đông Độ dịch kinh (西天求法、東土譯經, Ấn Độ cầu pháp, Trung Hoa dịch kinh).” Ngưỡng Sơn Huệ Tịch (仰山慧寂, 807-883), vị tăng của Tông Quy Ngưỡng (潙仰宗), có danh hiệu là “Đông Độ Tiểu Thích Ca (東土小釋迦, Thích Ca Nhỏ Của Trung Hoa).” Trong Thiền Tông, thường có từ “Đông Độ Lục Tổ (東土六祖)”, tức là 6 vị tổ sư của Trung Hoa, gồm Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨) là sơ tổ cho đến Huệ Khả (慧可), Tăng Xán (僧璨), Đạo Tín (道信), Hoằng Nhẫn (弘忍) và Huệ Năng (慧能). Ngoài ra, từ Đông Độ còn có nghĩa là cõi Ta Bà đầy đau khổ, ô nhiễm này; Tây Thiên là thế giới thanh tịnh, giải thoát của chư Phật; cho nên có câu ngạn ngữ tán dương công hạnh xả thân thỉnh kinh, cầu pháp của Đại Sư Huyền Trang (玄奘, 602-664) rằng: “Ninh hướng Tây Thiên nhất bộ tử, bất hướng Đông Độ nhất bộ sanh (寧向西天一步死、不向東土一步生, thà hướng Tây Thiên một bước chết, chẳng hướng Đông Độ một bước sống).”
(東山): có nghĩa là Bằng Mậu Sơn (憑茂山, tức Ngũ Tổ Sơn) thuộc Huyện Hoàng Mai (黃梅縣), Kì Châu (蘄州, thuộc Tỉnh Hồ Bắc), nơi Hoằng Nhẫn đã từng sống qua. Đối với Đạo Tín thì sống ở Tây Sơn (西山), tức Song Phong Sơn (雙峰山, tức Tứ Tổ Sơn) cùng huyện trên. Từ đó, Pháp Môn Đông Sơn có nghĩa là từ dùng để chỉ giáo lý của Hoằng Nhẫn và một phái của ông mà đã trở nên nổi tiếng trên khắp thiên hạ nhờ vào sự hoạt động của đệ tử ông. Theo Lăng Già Sư Tư Ký (楞伽師資記) cho rằng tương truyền Tắc Thiên Võ Hậu (則天武后) có tuyên bố rằng: "Nếu như tu hành có vấn đề thì không gì hơn là theo Pháp Môn Đông Sơn", và quả đúng với ý nghĩa như vậy. Tuy nhiên, ngày nay do sự khảo sát thấy mối quan hệ thầy trò rất rõ ràng, rồi địa vức hoạt động của họ lại rất gần nhau, vì vậy khi gọi Pháp Môn Đông Sơn có nghĩa là bao gồm cả Đạo Tín nữa.
(慧安, Ean, 582-709): vị tăng sống dưới thời nhà Đường, người vùng Chi Giang (支江), Kinh Châu (荆州), họ Vệ (衛), còn gọi là Lão An (老安), Đạo An (道安), Đại An (大安), một trong 10 vị đệ tử lớn của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍). Ông có dung mạo đoan nhã, không hề nhiễm bụi trần, các pháp môn tu học thảy đều thông suốt. Trong khoảng thời gian niên hiệu Đại Nghiệp (大業, 605-616) nhà Tùy, ông tập trung dân chúng, khai thông cầu đường, bao nhiêu thức ăn xin được ông đem phát cho dân nghèo. Trong khoảng thời gian niên hiệu Trinh Quán (貞觀, 627-649) nhà Đường, ông đến tham yết Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng Mai Sơn (黃梅山) và ngộ được huyền chỉ với vị này. Vào một đêm nọ của năm thứ 2 (699) niên hiệu Thánh Lịch (聖曆) đời Võ Hậu, mưa gió dữ tợn, ông truyền thọ Bồ Tát giới cho thần Tung Sơn. Đến năm thứ 2 (706) niên hiệu Thần Long (神龍) đời vua Trung Tông, vua ban Tử Y cho ông, kính trọng như thầy, thường mời vào cung nội cúng dường trong vòng 3 năm. Vào năm thứ 3 (709) niên hiệu Cảnh Long (景龍), ông từ khước trở về Tung Sơn Thiếu Lâm Tự (嵩山少林寺) và đến ngày mồng 8 tháng 3 năm này, ông thị tịch, hưởng thọ 128 tuổi.
(楞伽師資記, Ryōgashijiki): 1 quyển, do Tịnh Giác (淨覺) ở Thái Hành Sơn (太行山) soạn, được thành lập vào khoảng năm thứ 4 (716) niên hiệu Khai Nguyên (開元) nhà Đường. Tác phẩm Đăng Sử Thiền Tông thuộc thời kỳ đầu của hệ Bắc Tông này nói lên truyền thống truyền thừa Kinh Lăng Già (s: Lankāvatāra-sūtra, 楞伽經) qua 8 đời, khởi đầu bằng Cầu Na Bạt Đà La (s: Guṇabhadra, 求那跋陀羅, 394-468)―người truyền dịch bộ kinh này―được xem như là đời thứ nhất; đời thứ 2 là Bồ Đề Đạt Ma (s: Bodhidharma, 菩提達磨[摩]) cho đến Huệ Khả (慧可), Tăng Xán (僧璨), Đạo Tín (道信), Hoằng Nhẫn (弘忍), đến đời thứ 7 có 3 vị là Thần Tú (神秀), Huyền Trách (玄賾), Huệ An (慧安) và đời thứ 8 gồm 4 người môn hạ của Thần Tú như Phổ Tịch (普寂), Kính Hiền (敬賢), Nghĩa Phước (義福), Huệ Phước (惠福). Đặc biệt, trong phần Nhập Đạo An Tâm Yếu Phương Tiện Pháp Môn (入道安心要方便法門) có dẫn dụng lời của Đạo Tín khá dài. Hơn nữa, Huyền Trách, đệ tử của Hoằng Nhẫn, cũng kế thừa qua cuốn Lăng Già Nhân Pháp Chí (楞伽人法志) và có trích dẫn lời của Đạo Tín. Bản Đôn Hoàng có các ký số S2054, S4272, P3294, P3436, P3537, P3703 và P4564. Bản của Đại Chánh Đại Tạng Kinh (大正大藏經, Taishō) căn cứ vào bản S2054 thiếu chữ thủ đô, nhưng khi các bản P3294, P4564 xuất hiện thì chữ thủ đô được bổ sung vào và những phần thiếu mất trong văn lời tựa cũng phục nguyên lại được. Bên cạnh đó, người ta còn phát hiện dịch bản tiếng Tây Tạng.
(五家七宗, Gokeshichishū): Thiền Tông của Trung Quốc từ vị Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma (菩提達磨), kinh qua Nhị Tổ Huệ Khả (慧可), Tam Tổ Tăng Xán (僧燦), Tứ Tổ Đạo Tín (道信), và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn (弘忍); sau đó thì phân ra thành Bắc Tông Thiền của Thần Tú (神秀) và Nam Tông Thiền của Huệ Năng (慧能). Nam Tông Thiền thì hưng thạnh từ cuối thời Trung Đường. Đặc biệt hệ thống của hai vị đệ tử của Huệ Năng là Nam Nhạc Hoài Nhượng (南岳懷讓) và Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思) thì trở thành chủ lưu Thiền Tông từ cuối thời nhà Đường trở đi; về sau hệ thống này lại phân phái ra thành Ngũ Gia Thất Tông vốn cao xướng Tông phong đặc dị của họ. Cuối thời nhà Đường, Tông Quy Ngưỡng (潙仰宗) phát xuất từ dòng Thiền của Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), môn hạ của Nam Nhạc, càng lúc càng phát triển mạnh mẽ; rồi tiếp theo thì Tông Lâm Tế vốn chủ trương Thiền phong đại cơ đại dụng cũng bắt đầu hình thành, và sau đó thì Hoàng Long Phái (黃龍派) và Dương Kì Phái (楊岐派) do người sáng lập ra là môn hạ của Thạch Sương Sở Viên (石霜楚圓) cũng ra đời. Đối với việc thành lập Ngữ Lục Thiền vào thời Bắc Tống vốn đại biểu là hai bộ Mã Tổ Tứ Gia Lục (馬祖四家錄) và Hoàng Long Tứ Gia Lục (黃龍四家錄), những người của Phái Hoàng Long đã đóng góp rất nhiều; tuy nhiên phái này thì lại sớm bị suy vong. Mặt khác, Phái Dương Kì thì được rất nhiều vị thuộc tầng lớp sĩ phu thời Bắc Tông quy y theo, nên từ cuối thời nhà Minh cho đến đầu thời nhà Thanh thì hưng long rực rỡ. Còn Tào Động Tông thì chủ trương Thiền phong chuyên ngồi Thiền và tu Ngũ Vị (五位), nên không phát triển mạnh như Lâm Tế Tông được. Pháp Nhãn Tông thì vào đầu thời nhà Tống nhân có nhà họ Tiền (錢) ở Giang Nam quy y theo, đã thể hiện hưng thạnh rất rõ ràng đến nỗi đã thành lập nên được Tổ Đường Tập (祖堂集) và Truyền Đăng Lục (傳燈錄) với tính cách là tập đoàn chuyên tu theo lối công án niệm tụng. Bộ Tông Môn Thập Quy Luận (宗門十規論) của Pháp Nhãn Văn Ích (法眼文益), tác phẩm nói lên hết tất cả đặc sắc của bốn Tông kia, lần đầu tiên xuất hiện. Vân Môn Tông (雲門宗) thì chiếm cứ vùng Quảng Đông, rồi sau đó thì kế thừa bước chân của Pháp Nhãn Tông và phát triển mạnh ở vùng đất Giang Nam, song đến cuối thời Nam Tống thì tiêu mất bóng dáng. Sự khác nhau của Ngũ Gia là sự khác nhau về Tông phong, còn Tông chỉ thì chẳng có gì khác nhau cả. Chính Đạo Nguyên (道元, Dogen) cũng cho rằng: “Cho dầu là Ngũ Gia đi nữa thì cũng chỉ Một Phật Tâm Ấn mà thôi.”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.137.211.240 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập