Việc đánh giá một con người qua những câu hỏi của người ấy dễ dàng hơn là qua những câu trả lời người ấy đưa ra. (It is easier to judge the mind of a man by his questions rather than his answers.)Pierre-Marc-Gaston de Lévis
Sự nguy hại của nóng giận còn hơn cả lửa dữ. Kinh Lời dạy cuối cùng
Thành công không phải điểm cuối cùng, thất bại không phải là kết thúc, chính sự dũng cảm tiếp tục công việc mới là điều quan trọng. (Success is not final, failure is not fatal: it is the courage to continue that counts.)Winston Churchill
Để chế ngự bản thân, ta sử dụng khối óc; để chế ngự người khác, hãy sử dụng trái tim. (To handle yourself, use your head; to handle others, use your heart. )Donald A. Laird
Kẻ thất bại chỉ sống trong quá khứ. Người chiến thắng là người học hỏi được từ quá khứ, vui thích với công việc trong hiện tại hướng đến tương lai. (Losers live in the past. Winners learn from the past and enjoy working in the present toward the future. )Denis Waitley
Tôi tìm thấy hy vọng trong những ngày đen tối nhất và hướng về những gì tươi sáng nhất mà không phê phán hiện thực. (I find hope in the darkest of days, and focus in the brightest. I do not judge the universe.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Thành công không được quyết định bởi sự thông minh tài giỏi, mà chính là ở khả năng vượt qua chướng ngại.Sưu tầm
Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Đừng làm một tù nhân của quá khứ, hãy trở thành người kiến tạo tương lai. (Stop being a prisoner of your past. Become the architect of your future. )Robin Sharma
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Khai Tịch »»
(檄): là văn thư xưa kia cấp trên dùng để kêu gọi, triệu tập, hiểu dụ cấp dưới. Như trong Văn Tuyển (文選), Thiên Bạch Mã (白馬篇) có câu: “Vũ hịch tùng Bắc lai, lệ mã đăng cao đê (羽檄從北來,厲馬登高堤, Hịch truyền từ Bắc đến, ngựa gắng lên đê cao).” Như ở Việt Nam có bài Dụ Chư Tỳ Tướng Hịch Văn (諭諸裨將檄文, tức Hịch Tướng Sĩ) của Hưng Đạo Đại Vương (興道大王, 1232?-1300) là nổi tiếng nhất. Trong Công Văn Đàn Tràng của Phật Giáo Việt Nam có một số loại Hịch như: Hịch Thủy Văn (檄水文, văn cúng dưới nước khai mở bạt độ trầm luân), Phát Thành Hoàng Thổ Địa Hịch (發城隍土地檄, văn Hịch cáo Thành Hoàng Thổ Địa), Khai Tịch Hịch (開闢檄, Hịch cáo khai khẩn đất đai), Chiêu Sơn Thủy Hịch (召山水檄, văn Hịch cáo thần sông nước), v.v.
(六供): Theo Đinh Phúc Bảo Phật Học Đại Từ Điển (丁福保佛學大詞典), căn cứ vào Tăng Đường Thanh Quy (僧堂清規) 3 do Diện Sơn Thụy Phương (面山瑞方, Menzan Zuihō, 1683-1769), tăng sĩ Tào Động Tông của Nhật Bản soạn, Lục Cúng là 6 phẩm vật dâng cúng lên chư Phật của Thiền lâm; gồm (1) hoa (華), (2) hương lô (香爐, lò hương), (3) chúc (燭, đèn nến), (4) thang (湯, nước nóng), (5) quả (果) và (6) trà (茶). Đối với Mật Tông, Lục Cúng cũng là pháp tu cúng dường căn bản, gồm (1) hoa (花), (2) linh (鈴), (3) thiêu hương (燒香, hương đốt), (4) phạn thực (飯食, thức ăn), (5) đồ hương (塗香, hương xoa), và (6) đăng minh (燈明, đèn). Sáu vật cúng này tượng trưng cho Sáu Trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc và Pháp. Sáu vật này còn biểu tượng cho Lục Độ (s: ṣaḍ-pāramitā, ṣaṭ-pāramitā, 六度), tức Lục Độ Ba La Mật (六度波羅蜜), gồm Bố Thí Ba La Mật (s, p: dāna-pāramitā, 布施波羅蜜), Trì Giới Ba La Mật (s: śīla-pāramitā, p: sīla-pāramitā, 持戒波羅蜜), Nhẫn Nhục Ba La Mật (s: kṣānti-pāramitā, p: khantī-pāramitā, 忍辱波羅蜜), Tinh Tấn Ba La Mật (s: vīrya-pāramitā, p: virya-pāramitā, 精進波羅蜜), Thiền Định Ba La Mật (s: dhyāna-pāramitā, p: jhāna-pāramitā, 禪定波羅蜜) và Trí Tuệ Ba La Mật (s: prajñā-pāramitā, p: paññā-pāramitā, 智慧波羅蜜). Theo bài tán “Nhân duyên tự tánh sở xuất sanh, sở hữu chủng chủng vi diệu, hoa hương đăng đồ quả nhạc, phụng hiến Thượng Sư Tam Bảo tôn, duy nguyện từ bi ai nạp thọ (因緣自性所出生、所有種種微妙、華香燈塗果樂、上獻上師三寶尊、惟願慈悲納受, nhân duyên tự tánh vốn sanh ra, vốn có các thứ mầu nhiệm, hoa hương đèn dầu quả nhạc, dâng cúng Thượng Sư Tam Bảo trên, cúi xin từ bi thương thọ nhận)” vốn thường được dùng trong các buổi lễ Cúng Ngọ hay trong đàn Lục Cúng Hoa Đăng (六供華燈), được tìm thấy trong Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽集要施食儀軌, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1080), Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển Hạ, Du Già Diệm Khẩu Chú Tập Toản Yếu Nghi Quỹ (瑜伽燄口註集纂要儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1084) quyển Hạ, v.v.; Lục Cúng ở đây là hoa, hương, đèn, dầu, quả và âm nhạc. Như vậy, cho dầu định nghĩa về Lục Cúng có khác nhau đi chăng nữa, một số vật dâng cúng quan trọng không thể thiếu được như hoa quả, thức ăn, nước uống, đèn, hương, v.v. Như Mật Giáo giải thích về ý nghĩa và tầm quan trọng của 5 loại vật dâng cúng như sau:
(1) Hoa là tâm của chư Phật; khi hoa khai mở thì tượng trưng cho vạn đức mật vận (萬德密運, muôn đức âm thầm chuyển vận), là công đức viên mãn của chư Phật. Lấy hoa dâng cúng chư Phật tức là làm cho trang nghiêm tâm của chính mình.
(2) Hương là một loại thể giới tánh. Dùng hương dâng cúng các đấng Như Lai có nghĩa là trang nghiêm Giới Thể (戒體) của chính mình. Sự trang nghiêm của ngoại tướng kết hợp với sự trang nghiêm của nội tướng, hợp nhất thành trang nghiêm Năm Phần Pháp Thân.
(3) Đèn là ánh sáng chiếu soi của chư Phật, tức chính là trí tuệ nội tâm. Lấy hết thảy ánh sáng mà dâng cúng lên các đấng Như Lai thì sẽ được ánh sáng chiếu rọi khắp, ánh sáng cùng giao nhau, chiếu tận đến bờ bên kia của trí tuệ và hiển hiện công đức trang nghiêm của trí tuệ nội tâm.
(4) Trà bản nguyên là loại nước thanh tịnh, biểu thị cho Pháp Tánh (法性). Lấy trà dâng cúng Phật, tức là mười phương các đức Như Lai ứng hóa vào thân ta, dùng loại “nước thanh tịnh của Pháp Tánh” để trước rửa sạch khí bất tịnh của tự thân, biến thành Pháp Tánh Thân (法性身), Vô Cấu Thân (無垢身, thân không dơ bẩn) và trở thành trang nghiêm Pháp Tánh.
(5) Quả tượng trưng cho thức ăn, lấy sự viên mãn to lớn của thức ăn vi diệu biểu thị cho một loại viên thành. Loại Thiền ý có vị thù thắng như vậy, có nghĩa lý vô cùng thâm sâu; cho nên dâng cúng thức ăn và quy y chư Phật thì sẽ có được thiện quả, tượng trưng cho sự viên thành pháp vị. Đó là một loại “quả công đức trang nghiêm nội tâm.”
Trong Niệm Tụng Kết Hộ Pháp Phổ Thông Chư Bộ (念誦結護法普通諸部, Taishō Vol. 18, No. 904) có nêu một số câu thần chú khi dâng cúng các phẩm vật. Như Chơn Ngôn dùng cho hương đốt là: “Án bạt chiết la đỗ bệ a (唵跋折羅杜鞞阿).” Chơn Ngôn dùng cho rãi hoa là: “Án bạt chiết la bổ sắt bệ án (唵跋折羅補瑟鞞唵).” Chơn Ngôn dâng cúng đèn là: “Án bạt chiết la lô kế nễ (唵跋折羅盧計你).” Chơn Ngôn cho hương xoa là: “Án bạt chiết la kiền đề già (唵跋折羅犍提伽).” Trong Thánh Hạ Dã Hột Lí Phược Đại Uy Nỗ Vương Lập Thành Đại Thần Nghiệm Cúng Dường Niệm Tụng Nghi Quỹ Pháp Phẩm (聖賀野紇哩縛大威怒王立成大神驗供養念誦儀軌法品, Taishō Vol. 20, No. 1072A) có đoạn rằng: “Mỗi nhật thủ chủng chủng thời hoa tán đàn thượng, thiêu hương đồ hương đăng minh ẩm thực cập quả tử, gia trì phân bố tứ biên cúng dường, tùy lực sở biện trần thiết trang nghiêm, mỗi nhập đạo tràng kiền thành tác lễ, phát lộ sám hối tùy hỷ khuyến thỉnh hồi hướng phát nguyện (每日取種種時花散壇上、燒香塗香燈明飲食及果子、加持分布四邊供養、隨力所辦陳設莊嚴、每入道塲虔誠作禮、發露懺悔隨喜勸請迴向發願, mỗi ngày lấy các thứ hoa hiện thời rãi trên đàn, hương đốt, hương xoa, đèn sáng, thức ăn uống và bánh kẹo, gia trì phân chia bốn phía cúng dường, tùy sức bày biện, thiết trí trang nghiêm, mỗi khi vào đạo tràng thì chí thành đảnh lễ, phát lộ sám hối, tùy hỷ cung thỉnh, hồi hướng và phát nguyện).” Trong Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Đại Trai Phổ Lợi Đạo Tràng Tánh Tướng Thông Luận (法界聖凡水陸大齋普利道塲性相通論, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1498) quyển 4 có nêu rõ 6 loại điệp cho Lục Cúng là: “Lục cúng điệp, hương nhất, hoa nhất, quả nhất, đồ nhất, tiểu thực nhất, pháp bảo nhất (六供牒、香一、華一、果一、塗一、小食一、法寶一, sáu loại điệp dâng cúng gồm hương một tờ, hoa một tờ, quả một tờ, đồ thoa một tờ, thức ăn một tờ, pháp bảo một tờ).” Trong Ư Mật Sấm Thí Thực Chỉ Khái (於密滲施食旨槩, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1082) lại có đoạn rằng: “Nhiên chư Phật tức ngã Hóa Thân, cố Quan Âm, phóng quang dĩ thỉnh chư Phật dã, Phật chí tắc thân Lục Cúng dĩ cúng dường chi, thử Phổ Hiền hạnh dã (然諸佛卽我化身、故觀音、放光以請諸佛也、佛至則伸六供以供養之、此普賢行也, như vậy chư Phật là Hóa Thân của ta, cho nên đức Quan Âm phóng hào quang để thỉnh chư Phật; khi Phật đến thì bày sáu món cúng mà cúng dường Ngài, đây là hạnh của đức Phổ Hiền).” Đàn Lục Cúng trong lòng văn Sớ nêu trên là Lục Cúng Hoa Đăng (六供華燈), một trong bộ ba của nghi thức Chạy Đàn: Lục Cúng, Khai Tịch và Bạt Độ (hay Chẩn Tế). Múa Lục Cúng Hoa Đăng là một điệu múa cổ xưa của Phật Giáo do các vị sư Ấn Độ truyền vào Việt Nam. Sau khi du nhập vào xứ Đàng Trong tại Thuận Hóa-Phú Xuân, được các vị Tổ sư trong chốn Thiền môn xứ Huế tiếp thu và phát triển lên đến đỉnh cao nghệ thuật, điệu múa Lục Cúng Hoa Đăng từ đó trở thành là một loại hình âm nhạc đặc thù của Phật Giáo xứ Huế. Điệu múa này được diễn múa theo sáu lần dâng cúng; tương ứng với mỗi lần cúng là một lễ vật cúng dường lên đức Phật gồm: hoa, hương, đèn, trà, quả, nhạc. Vì vậy môi trường diễn xướng của điệu múa này luôn được trình diễn trong những hoàn cảnh đặc biệt như lễ An Vị Phật, lễ Lạc Thành Chùa hay lễ hội, vía Phật. Hình thức này cũng được thể hiện với ý nghĩa nguyện cầu cho những người đã khuất giải thoát oan khiên trong các trai đàn Chẩn Tế, Giải Oan Bạt Độ, v.v. Do đó, điệu múa Lục Cúng Hoa Đăng tồn tại với thời gian theo sự phát triển của văn hóa Phật Giáo Việt Nam. Đến thời vua Minh Mạng (1820-1840), Lục Cúng Hoa Đăng đã được tiếp thu và cải biên thành một loại hình âm nhạc cung đình, trở thành một điệu múa đặc sắc được lưu truyền cho đến ngày nay. Trong quá trình tiến hành Lục Cúng Hoa Đăng, có một số bài tán theo các điệu tán cổ xưa trong kho tàng âm nhạc Phật Giáo như tán trạo, tán rơi, tán xấp và có cả Thài—một điệu tán rất cổ xưa—để dâng cúng trong nghi lễ cúng Phật cũng như chư Tổ, như bài Nhân Duyên ở trên, hay bài La Liệt (羅列) được đề cập trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển Hạ: “La liệt hương hoa kiến bảo đàn, trùng trùng Phật cảnh nhất hào đoan, tâm dung diệu lí hư không tiểu, đạo khế chơn như pháp giới khoan, tướng hảo từ bi thu nguyệt mãn, hóa thân đằng xứ mộ vân phiền, hương yên đôi lí chiêm ứng hiện, vạn tượng sum la hải ấn hàm (羅列香花建寶壇、重重佛境一毫端、心融妙理虛空小、道契眞如法界寬、相好慈悲秋月滿、化身騰處暮雲繁、香煙堆裏瞻應現、萬象森羅海印含, la liệt hương hoa lập báu đàn, hàng hàng cảnh Phật sợi lông bằng, tâm thâu lí mầu hư không nhỏ, đạo hợp chơn như pháp giới tròn, tướng tốt từ bi trăng thu rọi, hóa thân khắp chốn mây chiều tan, trong làn mây khói chư Phật hiện, vạn pháp bao la biển trí hàm).” Hoặc bài Phật [Phù] Diện (佛面) được tìm thấy trong Du Già Tập Yếu Thí Thực Nghi Quỹ (瑜伽集要施食儀軌, 卍Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1080), Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1083) quyển Thượng, Du Già Diệm Khẩu Chú Tập Toản Yếu Nghi Quỹ (瑜伽燄口註集纂要儀軌, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 59, No. 1084) quyển Thượng, v.v.: “Phật diện do như tịnh mãn nguyệt, diệc như thiên nhật phóng quang minh, viên quang phổ chiếu ư thập phương, hỷ xả từ bi giai cụ túc (佛面猶如淨滿月、亦如千日放光明、圓光普照於十方、喜捨慈悲皆具足, mặt Phật giống như trăng tròn lắng, cũng như ngàn trời tỏa hào quang, ánh sáng chiếu khắp cõi mười phương, hỷ xả từ bi thảy đầy đủ)”, v.v.
(日隆, Nichiryū, 1385-1464): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, vị Tổ khai sơn của Bổn Hưng Tự (本興寺) và Bổn Năng Tự (本能寺), vị Tổ đời thứ 7 của Diệu Liên Tự (妙蓮寺), vị Tổ của Phái Bát Phẩm (八品派, tức Dòng Bổn Môn Pháp Hoa Tông [法華宗本門流]); húy là Nhật Long (日隆), Nhật Lập (日立); tự là Thâm Viên (深圓), hiệu Tinh Tấn Viện (精進院), Quế Lâm Phòng (桂林房); xuất thân vùng Việt Trung (越中, Ecchū, thuộc Toyama-ken [富山縣]). Ông xuất gia ở Viễn Thành Tự (遠成寺) vùng Việt Trung, rồi theo hầu Nhật Tễ (日霽) ở Diệu Bổn Tự (妙本寺, tức Diệu Hiển Tự [妙顯寺]) ở kinh đô Kyoto. Sau khi Nhật Tễ qua đời, ông đối lập với Nguyệt Minh (月明), người kế thừa ngôi chùa này; rồi ông cùng với bác là Nhật Tồn (日存) rời khỏi chùa, chuyển đến sống ở Tượng Sư Đường (像師堂, tức Diệu Liên Tự). Ông đã từng kiến lập các chùa như Bổn Hưng Tự ở vùng Nhiếp Tân (攝津), Bổn Ứng Tự (本應寺, tức Bổn Năng Tự) ở kinh đô, v.v., và mở riêng một dòng phái khác. Trước tác của ông có rất nhiều như Tứ Thiếp Sao (四帖抄) 4 quyển, Bổn Môn Hoằng Kinh Sao (本門弘經抄) 113 quyển, Ngự Thư Văn Đoạn Tập (御書文段集) 5 quyển, Thập Tam Vấn Đáp Sao (十三問答抄) 2 quyển, Khai Tích Hiển Bổn Tông Yếu Tập (開迹顯本宗要集) 66 quyển, Tam Đại Bộ Lược Đại Ý (三大部略大意) 17 quyển, v.v.
(日忠, Nicchū, 1438-1503): ): vị Tăng của Nhật Liên Tông, sống vào khoảng thời đại Thất Đinh, húy là Nhật Trung (日忠); hiệu Thập Thừa Phòng (十乘房), Thường Trú Viện (常住院). Ông vốn là tăng sĩ của Thiên Thai Tông, sau mến mộ học phong của Nhật Long (日隆) cũng như Nhật Khánh (日慶), nên cải hóa sang Nhật Liên Tông. Vào năm 1473, khi Nhật Khánh sáng lập Đạo Luân Học Thất ở Diệu Liên Tự (妙蓮寺) vùng Kyoto, ông là người quản lý cơ sở này và làm cho giáo học Tông môn hưng thịnh. Hơn nữa, ông còn tận lực làm cho nối kết lại mối bất hòa giữa môn phái của ông với Bổn Năng Tự (本能寺) thuộc Môn Phái Nhật Long vốn đã đoạn tuyệt giao hảo từ lâu. Ông được truy tặng trú trì đời thứ 6 của Diệu Liên Tự. Trước tác của ông có Quán Tâm Bổn Tôn Sao Kiến Văn (觀心本尊抄見聞) 2 quyển, Khai Tích Hiển Bổn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Trực Đàm Sao (開迹顯本妙法蓮華經直談抄) 1 quyển, Huyền Nghĩa Lược Đại Cương (玄義略大綱) 2 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.155.118 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập