Để có đôi mắt đẹp, hãy chọn nhìn những điều tốt đẹp ở người khác; để có đôi môi đẹp, hãy nói ra toàn những lời tử tế, và để vững vàng trong cuộc sống, hãy bước đi với ý thức rằng bạn không bao giờ cô độc. (For beautiful eyes, look for the good in others; for beautiful lips, speak only words of kindness; and for poise, walk with the knowledge that you are never alone.)Audrey Hepburn
Mỗi cơn giận luôn có một nguyên nhân, nhưng rất hiếm khi đó là nguyên nhân chính đáng. (Anger is never without a reason, but seldom with a good one.)Benjamin Franklin
Sự kiên trì là bí quyết của mọi chiến thắng. (Perseverance, secret of all triumphs.)Victor Hugo
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Khi ăn uống nên xem như dùng thuốc để trị bệnh, dù ngon dù dở cũng chỉ dùng đúng mức, đưa vào thân thể chỉ để khỏi đói khát mà thôi.Kinh Lời dạy cuối cùng
Khi bạn dấn thân hoàn thiện các nhu cầu của tha nhân, các nhu cầu của bạn cũng được hoàn thiện như một hệ quả.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Không trên trời, giữa biển, không lánh vào động núi, không chỗ nào trên đời, trốn được quả ác nghiệp.Kinh Pháp cú (Kệ số 127)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Khai Thiện Tự »»
(慧方, Ehō, 629-695): vị tổ thứ 3 của Ngưu Đầu Tông Trung Quốc, sống dưới thời nhà Đường, người vùng Diên Lăng (延陵), Nhuận Châu (潤州, Giang Tô), họ Bộc (濮). Ông xuất gia ở Khai Thiện Tự (開善寺), rồi sau khi thọ Cụ Túc giới thì tập trung nghiên cứu sâu kinh luận. Sau đó, ông lên Ngưu Đầu Sơn (牛頭山), tham yết Thiền Sư Trí Nham (智巖), học các bí pháp. Trí Nham thấy căn cơ của ông có thể gánh vác chánh pháp, bèn trao truyền tâm ấn cho. Trong suốt hơn 10 năm tham học tại Ngưu Đầu Sơn, ông chưa hề hạ sơn lần nào, học chúng đến tham học rất đông. Sau ông phó chúc hậu sự cho Pháp Trì (法持), rồi tự vào trong núi ẩn tu. Vào năm đầu (695) niên hiệu Vạn Tuế (萬歳) đời Võ Hậu, ông thị tịch, hưởng thọ 67 tuổi đời và 40 hạ lạp.
(僧旻, Sōbin, 467-527): vị tăng sống dưới thời nhà Lương thuộc Nam Triều, người vùng Phú Xuân (富春), Quận Ngô (呉郡, thuộc Phú Dương [富陽], Triết Giang [浙江]), họ Tôn (孫), cùng với Pháp Vân (法雲) và Trí Tàng (智藏) được gọi là Ba Vị Pháp Sư Lớn của nhà Lương. Năm 7 tuổi, ông xuất gia, đến trú tại Hổ Kheo Tây Sơn Tự (虎丘西山寺), theo Tăng Hồi (僧回) học 5 bộ kinh. Đến năm 13 tuổi, ông đi theo Tăng Hồi đến sống tại Bạch Mã Tự (白馬寺) vùng Kiến Nghiệp (建業), sau đó chuyển sang Trang Nghiêm Tự (莊嚴寺) ở Nam Kinh (南京) và thường hầu hạ Đàm Cảnh (曇景). Ông sống an bần, hiếu học, tinh tấn tu tập, thông hiểu các kinh, lại có sở trường về Thành Thật Luận (成實論), là một trong những luận sư nổi danh của Thành Thật Tông thời Nam Bắc Triều. Vào năm thứ 10 (492) niên hiệu Vĩnh Minh (永明), ông tuyên giảng Thành Thật Luận ở Hưng Phước Tự (興福寺), chúng đạo tục đến nghe rất đông, cho nên tiếng tăm của ông vang khắp đó đây. Vương Trung Bảo (王仲寳) ở Lang Da (瑯琊), Trương Tư Quang (張思光), v.v., là những học giả đương thời, đều có thâm giao với ông. Đến cuối thời nhà Tề, loạn lạc xảy ra khắp nơi, nên ông lánh nạn ở Từ Châu (徐州), nhưng không bao lâu sau thì được thỉnh đến nhà Ngô, rộng mở pháp tịch tuyên giảng kinh luận. Vào năm thứ 6 (507) niên hiệu Thiên Giám (天監), ông soạn Chú Bát Nhã Kinh (注般若經), nhà vua ban sắc chỉ cho 5 vị pháp sư trong kinh thành giảng kinh, trong số đó ông là người được nhà vua đãi ngộ cao nhất. Bên cạnh đó, ông còn vâng mệnh giảng Kinh Thắng Man (勝鬘經) tại Huệ Luân Điện (惠輪殿), khi ấy nhà vua thân lâm đến pháp tịch nghe giảng. Không bao lâu sau, ông lại phụng sắc chỉ cùng với Tăng Lượng (僧亮), Tăng Hoảng (僧晃), Lưu Hiệp (劉勰), v.v., khoảng 30 người tập trung tại Định Lâm Tự (定林寺) soạn bộ Chúng Kinh Yếu Sao (眾經要鈔) 88 quyển. Đến năm đầu (527) niên hiệu Đại Thông (大通), ông thị tịch, hưởng thọ 61 tuổi. Nhà vua rất đau lòng thương tiếc, ban sắc lệnh an táng tại khu mộ địa của Khai Thiện Tự (開善寺) thuộc Chung Nam Sơn (鍾南山). Đệ tử của ông có Trí Học (智學), Huệ Khánh (慧慶), v.v. Một số trước tác ông để lại hơn 100 quyển như Luận Sớ Tạp Tập (論疏雜集), Tứ Thanh Chỉ Quy (四聲指歸), Thi Phổ Quyết Nghi (詩譜決疑), v.v. Đặc biệt, bộ Thành Thật Luận Nghĩa Sớ (成實論義疏) 10 quyển rất nổi tiếng.
(清拙正澄, Seisetsu Shōchō, 1274-1339): vị Thiền Tăng của Phái Dương Kì (楊岐) và Phá Am (破庵), thuộc Lâm Tế Tông, vị Tổ khai sáng Phái Đại Giám (大鑑派), hiệu là Thanh Chuyết (清拙), ngoài ra còn có hiệu khác là Tất Cánh Diệt (畢竟滅), thụy hiệu là Đại Giám Thiền Sư (大鑑禪師); người vùng Phúc Châu (福州, thuộc Tỉnh Phúc Kiến), họ là Lưu (劉). Năm 15 tuổi, ông theo xuất gia với người bác mình là Nguyệt Khê Viên (月溪圓) ở Báo Ân Tự (報恩寺), năm sau thì thọ Cụ Túc Giới ở Khai Nguyên Tự (開元寺). Ông đến tham vấn ở pháp tịch của Cổ Sơn Bình Sở Tủng (鼓山平楚聳), rồi đến Tịnh Từ Tự (淨慈寺) ở vùng Triết Giang bái yết Ngu Cực Trí Tuệ (愚極智慧), và sau khi Ngu Cực qua đời thì ông kế thừa dòng pháp của Phương Sơn Văn Bảo (方山文寶). Về sau, ông cũng đã từng đến tham học ở các nơi như Hổ Nham (虎巖) tại Linh Ấn Tự (靈隱寺), Đông Nham (東巖) tại Dục Vương Sơn (育王山), Nguyệt Đình (月庭) ở Tương Sơn (蔣山), cũng như Hư Cốc Hy Lăng (虛谷希陵) ở Ngưỡng Sơn (仰山). Sau đó, ông bắt đầu hóa đạo ở Kê Túc Sơn (雞足山), chuyên tâm báo đáp ơn pháp nhũ của Ngu Cực Trí Tuệ. Đến năm thứ 3 (1326) niên hiệu Thái Định (泰定), nhận lời mời của dòng họ Bắc Điều (北條, Hōjō), ông cùng với người đệ tử Vĩnh Kỳ (永錤) sang Nhật Bản. Thể theo lời thỉnh cầu của Tướng Quân Bắc Điều Cao Thời (北條高時, Hōjō Takatoki), ông đến sống tại Kiến Trường Tự (建長寺, Kenchō-ji). Sau đó, ông đã từng sống qua ở hai chùa Tịnh Trí (淨智) và Viên Giác (圓覺), nhưng sau ông lại trở về dựng ngôi thảo am lấy tên Thiền Cư Am (禪居庵) ở trong khuôn viên Kiến Trường Tự mà sống. Vào năm thứ 3 (1333) niên hiệu Nguyên Hoằng (元弘), ông chuyển đến Kiến Nhân Tự (建仁寺, Kennin-ji) ở vùng Kinh Đô Kyoto, rồi Nam Thiền Tự (南禪寺, Nanzen-ji). Sau đó, nhận lời thỉnh cầu của vị thí chủ Tiểu Lạp Nguyên Trinh Tông (小笠原貞宗), ông đến làm Tổ khai sơn Khai Thiện Tự (開善寺, Kaizen-ji) ở vùng Y Hạ Lương (伊賀良) thuộc Tín Nùng (信濃, Shinano, thuộc Nagano-ken [長野縣]). Nhưng sau ông lại rút lui khỏi đây mà trở về Thiền Am Cư. Tiếp theo sau đó, nhận sắc chỉ của triều đình, lần thứ hai ông trở về sống ở Kiến Nhân Tự, và đến ngày 17 tháng giêng năm thứ 2 niên hiệu Ứng Lịch (應曆), ông thị tịch, hưởng thọ 66 tuổi đời và 53 hạ lạp. Ông được ban cho thụy hiệu là Đại Giám Thiền Sư. Trước tác của ông để lại có Thanh Chuyết Hòa Thượng Ngữ Lục (清拙和尚語錄), Đại Giám Thanh Quy (大鑑清規), Đại Giám Tiểu Thanh Quy (大鑑小清規), Thanh Chuyết Hòa Thượng Thiền Cư Tập (清拙和尚前居集), Vô Môn Quan Chú (無門關註). Đông Lăng Vĩnh Dư (東陵永璵) soạn bài Thanh Chuyết Đại Giám Thiền Sư Tháp Minh (清拙大鑑禪師塔銘).
(智藏, Chizō, 458-522): vị tăng sống dưới thời nhà Lương thuộc Nam Triều, cùng với Tăng Mân (僧旻) và Pháp Vân (法雲) được gọi là Ba Vị Pháp Sư Lớn của nhà Lương, xuất thân Quận Ngô (呉郡, thuộc Huyện Ngô [呉縣], Giang Tô [江]), họ Cố (顧). Ban đầu ông tên Tịnh Tạng (淨藏), lúc nhỏ thông minh, khiêm tốn. Theo Tục Cao Tăng Truyện (續高僧傳) quyển 5 cho biết rằng ông xuất gia năm 16 tuổi, đến năm thứ 6 (470) niên hiệu Thái Thỉ (泰始), đến trú tại Hưng Hoàng Tự (興皇寺), theo hầu Tăng Viễn (僧遠) và Tăng Hựu (僧祐) ở Định Lâm Tự (定林寺) cũng như Hoằng Tông (弘宗) ở Thiên An Tự (天安寺). Bên cạnh đó, ông còn theo học với Tăng Nhu (僧柔), Huệ Thứ (慧次), tinh thông kinh luận và giới luật. Dưới thời Văn Tuyên Vương (文宣王), khi Phật pháp thịnh hành, nhà vua cho thuyết giảng Tịnh Danh Kinh (淨名經), triệu tập hơn 20 vị tăng để tinh giải kinh luận, khi ấy ông là người nhỏ tuổi nhất ngồi bên dưới, nhưng đến khi thuyết giảng về nghĩa lý thì chẳng có ai bì kịp. Đến thời Lương Võ Đế (梁武帝), ông lại được sùng tín hơn, sắc phong trú trì Khai Thiện Tự (開善寺). Năm 29 tuổi, nghe thầy tướng số bảo ông chỉ sống đến 31 tuổi, vì vậy ông không thuyết giảng nữa, chỉ chuyên tâm tu tập, phát nguyện lớn không ra khỏi cửa chùa, ngày đêm thọ trì Kinh Kim Cang Bát Nhã (金剛般若經). Đến cuối năm 31 tuổi, ông lấy hương tắm rửa sạch sẽ, tụng kinh đợi chết, nhưng lại nghe trên không trung có âm thanh, nhờ thần lực của Kinh Bát Nhã mà được tăng tuổi thọ. Từ đó trở đi, chúng đạo tục vùng Giang Tả đều trì tụng Kinh Bát Nhã. Về sau, ông từng thuyết giảng Thành Thật Luận (成實論) ở Bành Thành Tự (彭城寺), rồi giảng Kinh Pháp Hoa (法華經) ở Huệ Luân Điện (惠輪殿). Khi vua Võ Đế thọ Bồ Tát giới, ông làm giới sư. Hoàng Thái Tử cũng kính trọng ông và thường đến pháp tịch nghe giảng kinh. Vào tháng 9 năm thứ 3 (522) niên hiệu Phổ Thông (普通), ông thị tịch, hưởng thọ 65 tuổi.
(慈航): thuyền từ; chư Phật, Bồ Tát lấy tâm từ bi cứu độ chúng sanh, giống như thuyền bè đưa người thoát ly biển khổ sanh tử. Trong bài thơ Khai Thiện Tự Pháp Hội (開善寺法會) của Tiêu Thống (蕭統, 501-531) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Pháp luân minh ám thất, tuệ hải độ từ hàng (法輪明暗室、慧海度慈航, xe pháp sáng nhà tối, biển tuệ độ thuyền từ).” Hay trong bài Vị Thôn Thối Cư Ký Lễ Bộ Thôi Thị Lang Hàn Lâm Tiền Xá Nhân Thi Nhất Bách Vận (渭村退居寄禮部崔侍郎翰林錢舍人詩一百韻) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường cũng có câu: “Đoạn si cầu tuệ kiếm, tế khổ đắc từ hàng (斷癡求慧劍、濟苦得慈航, đoạn ngu cầu kiếm tuệ, cứu khổ được thuyền từ).” Trong Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự (三時繫念佛事, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1464) có bài tán thán đức Phật Di Đà rằng: “A Di Đà Phật, vô thượng y vương, nguy nguy kim tướng phóng hào quang, khổ hải tác từ hàng, Cửu Phẩm Liên Bang, đồng nguyện vãng Tây phương (阿彌陀佛、無上醫王、巍巍金相放毫光、苦海作慈航、九品蓮邦、同願往西方, A Di Đà Phật, cao tột y vương, lồng lộng tướng báu phóng hào quang, biển khổ làm từ thuyền, Chín Phẩm Cõi Sen, cùng nguyện qua Tây phương).”
(慈航): thuyền từ; chư Phật, Bồ Tát lấy tâm từ bi cứu độ chúng sanh, giống như thuyền bè đưa người thoát ly biển khổ sanh tử. Trong bài thơ Khai Thiện Tự Pháp Hội (開善寺法會) của Tiêu Thống (蕭統, 501-531) nhà Lương thời Nam Triều có câu: “Pháp luân minh ám thất, tuệ hải độ từ hàng (法輪明暗室、慧海度慈航, xe pháp sáng nhà tối, biển tuệ độ thuyền từ).” Hay trong bài Vị Thôn Thối Cư Ký Lễ Bộ Thôi Thị Lang Hàn Lâm Tiền Xá Nhân Thi Nhất Bách Vận (渭村退居寄禮部崔侍郎翰林錢舍人詩一百韻) của Bạch Cư Dị (白居易, 772-846) nhà Đường cũng có câu: “Đoạn si cầu tuệ kiếm, tế khổ đắc từ hàng (斷癡求慧劍、濟苦得慈航, đoạn ngu cầu kiếm tuệ, cứu khổ được thuyền từ).” Trong Tam Thời Hệ Niệm Phật Sự (三時繫念佛事, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 74, No. 1464) có bài tán thán đức Phật Di Đà rằng: “A Di Đà Phật, vô thượng y vương, nguy nguy kim tướng phóng hào quang, khổ hải tác từ hàng, Cửu Phẩm Liên Bang, đồng nguyện vãng Tây phương (阿彌陀佛、無上醫王、巍巍金相放毫光、苦海作慈航、九品蓮邦、同願往西方, A Di Đà Phật, cao tột y vương, lồng lộng tướng báu phóng hào quang, biển khổ làm từ thuyền, Chín Phẩm Cõi Sen, cùng nguyện qua Tây phương).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.71.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập