Hãy cống hiến cho cuộc đời những gì tốt nhất bạn có và điều tốt nhất sẽ đến với bạn. (Give the world the best you have, and the best will come to you. )Madeline Bridge
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Khó khăn thách thức làm cho cuộc sống trở nên thú vị và chính sự vượt qua thách thức mới làm cho cuộc sống có ý nghĩa. (Challenges are what make life interesting and overcoming them is what makes life meaningful. )Joshua J. Marine
Kẻ thù hại kẻ thù, oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân.Kinh Pháp Cú (Kệ số 42)
Giặc phiền não thường luôn rình rập giết hại người, độc hại hơn kẻ oán thù. Sao còn ham ngủ mà chẳng chịu tỉnh thức?Kinh Lời dạy cuối cùng
Nếu không yêu thương chính mình, bạn không thể yêu thương người khác. Nếu bạn không có từ bi đối với mình, bạn không thể phát triển lòng từ bi đối với người khác.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hãy sống như thể bạn chỉ còn một ngày để sống và học hỏi như thể bạn sẽ không bao giờ chết. (Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever. )Mahatma Gandhi
Người duy nhất mà bạn nên cố gắng vượt qua chính là bản thân bạn của ngày hôm qua. (The only person you should try to be better than is the person you were yesterday.)Khuyết danh
Điều kiện duy nhất để cái ác ngự trị chính là khi những người tốt không làm gì cả. (The only thing necessary for the triumph of evil is for good men to do nothing.)Edmund Burke
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Huệ Năng »»
(慧忠, Echū, ?-775): người vùng Chư Kỵ (諸曁, thuộc Huyện Chư Kỵ, Phủ Thiệu Hưng, Tỉnh Triết Giang), Việt Châu (越州), họ là Nhiễm (冉). Lúc còn nhỏ ông theo Lục Tổ Huệ Năng (慧能) học đạo, và sau kế thừa dòng pháp của vị nầy. Sau khi Huệ Năng qua đời, ông đi tham bái các tòng lâm, từng đi qua Ngũ Lãnh (五嶺), La Phù (羅浮, thuộc Tỉnh Quảng Đông), Tứ Minh (四明, Tỉnh Triết Giang), Thiên Mục (千目, Tỉnh Triết Giang), cuối cùng đi vào trong hang núi vùng Nam Dương (南陽, Tỉnh Hà Nam), và lưu lại đó suốt trong vòng 40 năm trường không hề hạ sơn. Đến năm thứ 2 (761) niên hiệu Thượng Nguyên (上元) nhà Đường, vua Đường Túc Tông (肅宗) nghe được thanh danh của ông, cho vị sắc sứ Trung Triều Tấn (中朝進) mang sắc chỉ đến triệu ông lên kinh đô và lấy lễ tôn ông làm thầy. Ban đầu ông trú tại Tây Thiền Viện ở Thiên Phước Tự (千福寺), nhưng sau vua Đại Tông (代宗) ban chiếu chỉ cho ông chuyển đến Quang Trạch Tự (光宅寺). Cả hai vị vua đều rất trọng đãi ông, nhưng Huệ Trung lại quen sống cuộc đời đạm bạc, tự nhiên, thường giao du với Nam Nhạc Huệ Tư (南岳慧思). Theo lời thỉnh cầu, ông kiến tạo Thái Nhất Kiến Xương Tự (太一建昌寺) ở Võ Đương Sơn (武當山) thuộc Quân Châu (均州), rồi sáng lập ra Hương Nghiêm Kiến Thọ Tự (香嚴建壽寺) nơi hang động mà ông từng ẩn tu, mỗi nơi ông đều thỉnh về một bộ kinh tạng để tôn thờ. Cùng với Hành Tư (行思), Hoài Nhượng (懷讓), Thần Hội (神會), Huyền Giác (玄覺), và ông là 5 bậc tông tượng lớn của môn hạ Huệ Năng. Mặc dầu Thiền phong của ông có nét đặc trưng khác với bốn vị kia, nhưng ông đã tạo nên sắc thái mới cho giới tôn giáo đương thời. Cùng với Thần Hội mà cử dương Thiền phong của mình ở phương Bắc, ông đả kích nhóm Đạo Nhất (道一) xiển bá Thiền phong ở phương Nam. Thiền phong của ông lấy Thân Tâm Nhất Như (身心一如), Tức Tâm Tức Phật (卽心卽佛) làm yếu chỉ, và bắt đầu tuyên xướng tư tưởng Vô Tình Thuyết Pháp (無情說法). Thêm vào đó, ông còn phê phán việc các Thiền giả phương nam xem nhẹ kinh điển mà tùy ý thuyết pháp; trái lại ông nghiên cứu kinh luật luận một cách rộng rãi, chú trọng đến giáo học. Ông thị tịch vào ngày mồng 9 tháng 12 năm thứ 10 (775) niên hiệu Đại Lịch (大曆). Theo chiếu chỉ nhà vua, ông được an táng tại Hương Nghiêm Tự (香嚴寺). Do vì ông đã từng sống tại Nam Dương (南陽), nên người đời thường gọi ông là Nam Dương Huệ Trung (南陽慧忠). Vua Đại Tông ban cho ông thụy hiệu là Đại Chứng Quốc Sư (大証國師).
(玄策, Gensaku, ?-?): xuất thân vùng Kim Hoa (金華), Vụ Châu (㜈州), sống ở Đông Dương (東陽, thuộc Phủ Kim Hoa, Tỉnh Triết Giang). Ông đã từng theo học với Lục Tổ Huệ Năng 30 năm, sau kế thừa dòng pháp của thầy và giáo hóa đồ chúng. Trong Tào Khê Đại Sư Biệt Truyện (曹溪大師別傳), ông có tên là Đại Vinh (大榮), trong Tổ Đường Tập (祖堂集) là Trí Sách (智策), rồi trong Vĩnh Gia Huyền Giác Chương (永嘉玄覺章) của tập trên ông lại có tên là Thần Sách (神策), ngoài ra trong Tông Cảnh Lục (宗鏡錄) ông được gọi là Trí Vinh (智榮). Ông thị tịch trong khoảng niên hiệu Thượng Nguyên (上元, 760-762) nhà Đường, thọ 95 tuổi.
(馬祖道一, Baso Dōitsu, 709-788): vị Thiền tăng thuộc môn hạ của Nam Nhạc, họ Mã (馬), người vùng Thập Phương (什邡), Hán Châu (漢州, Tỉnh Tứ Xuyên). Khi vừa mới sanh ra ông đã có những dị tánh khác người, lưỡi kéo dài lên đến mũi. Mới lên 9 tuổi mà ông đã thông làu kinh luận, nên được đưa vào La Hán Tự (羅漢寺) trong làng để tu, sau xuất gia với Xử Tịch (處寂) ở Tư Châu (資州, thuộc Tỉnh Tứ Xuyên ngày nay), và thọ cụ túc giới với Viên Luật Sư (圓律師) ở Du Châu (渝州, thuộc Tỉnh Tứ Xuyên ngày nay). Sau đó ông trãi qua cuộc sống sơn cư tu hành tại Trường Tùng Sơn (長松山) vùng Ích Châu (益州, Tỉnh Tứ Xuyên) cũng như Minh Nguyệt Sơn (明月山) vùng Kinh Nam (荆南, Tỉnh Hồ Bắc). Ông nghe có Hoài Nhượng (懷讓), môn hạ của Lục Tổ Huệ Năng (慧能), đang tu hành tại Nam Nhạc (南岳, Tỉnh Hồ Nam), nên ông đến bái kiến, nghe được câu chuyện “Nam Nhạc Ma Chuyên (南嶽磨磚, Nam Nhạc Mài Ngói)” thì hoát nhiên đại ngộ, đạt được tâm ấn. Vào khoảng niên hiệu Thiên Bảo (天寶) nguyên niên (742), ông bắt đầu khai mở đạo tràng giáo hóa tại Phật Tích Nham (佛跡巖) vùng Kiến Dương (建陽, thuộc Tỉnh Phúc Kiến ngày nay); rồi ông đến sống qua các nơi như Tân Khai Tự (新開寺) bên bờ bắc Hồ Bà Dương (鄱陽湖) vùng Nam Khang (南康, thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay), Tây Lí Sơn (西裏山) vùng Phủ Châu (撫州, thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay), Cung Công Sơn (龔公山) vùng Kiền Châu (虔州, thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay). Vào năm thứ 4 (769) niên hiệu Đại Lịch (大曆), ông trú tại Khai Nguyên Tự (開元寺, có thuyết cho là Hựu Thanh Tự [佑清寺]) vùng Chung Lăng (鍾陵, thuộc Tỉnh Giang Tây ngày nay), và nổ lực cử xướng Thiền phong của mình tại đây. Đến cuối đời, ông đến trú tại Bảo Phong Tự (寳峰寺) thuộc Thạch Môn Sơn (石門山) vùng Lặc Đàm (泐潭), và xem như đó là nơi cuối cùng của đời mình. Vào ngày mồng 1 tháng 2 năm thứ 4 niên hiệu Trinh Nguyên (貞元), ông thị tịch, hưởng thọ 80 tuổi đời. Môn nhân của ông là Quyền Đức Dư (權德輿) soạn ra bài tựa văn bia Đường Cố Hồng Châu Khai Nguyên Tự Thạch Môn Đạo Nhất Thiền Sư Tháp Minh Tinh Tự (唐故洪州開元寺石山道一禪師塔銘幷序), và dựng tháp cho Mã Tổ tại Thạch Môn Sơn. Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hòa (806-820), ông được vua Hiến Tông (憲宗) ban cho thụy hiệu là Đại Tịch Thiền Sư (大寂禪師). Trước tác Mã Tổ Thiền Sư Ngữ Lục (馬祖禪師語錄, 1 quyển) hiện còn lưu hành. Vì ông giáo hóa chủ yếu vùng Giang Tây (江西) làm trung tâm, nên ông cùng với Thạch Đầu Hy Thiên (石頭希遷) ở Hồ Nam (湖南) được xem như là cặp song bích của Thiền giới đương thời. Thiền phong của ông lấy tư tưởng “bình thường tâm thị đạo”, “tức tâm thị Phật” làm tiêu chỉ, là Thiền của đại cơ đại dụng, không y cứ vào bất cứ kinh điển hay quán tâm nào cả. Hơn 130 nhân vật kiệt xuất ra đời từ môn phong của ông như Bách Trượng Hoài Hải (百丈懷海), Tây Đường Trí Tàng (西堂智藏), Nam Đường Phổ Nguyện (南堂普願), Diêm Quan Tề An (塩官齊安), Đại Mai Pháp Thường (大梅法常), Quy Tông Trí Thường (歸宗智常), Phần Châu Vô Nghiệp (汾州無業), v.v., và chính họ đã làm cho môn phong Nam Nhạc độc bá thiên hạ.
(南岳懷讓, Nangaku Ejō, 677-744): xuất thân vùng Kim Châu (金州, thuộc Tỉnh Sơn Đông), người họ Đỗ (杜). Năm lên 15 tuổi, ông đến xuất gia và tham học với Hoằng Cảnh Luật Sư (弘景律師) về Luật tạng ở Ngọc Tuyền Tự (玉泉寺) vùng Kinh Châu (荆州, thuộc Tỉnh Hồ Bắc). Sau ông lên Tung Sơn (嵩山), gặp Huệ An (慧安) và nhờ sự giới thiệu của vị nầy ông đến tham yết Huệ Năng (慧能) ở Tào Khê (曹溪). Sau 15 năm trường chuyên tâm hầu thầy, cuối cùng ông kế thừa dòng pháp của thầy mình. Vào năm thứ 2 (713, tức năm đầu niên hiệu Khai Nguyên) niên hiệu Tiên Thiên (先天) nhà Đường, ông đến ở tại Bát Nhã Tự (般若寺) vùng Nam Ngạc (南嶽). Ông cùng với Thanh Nguyên Hành Tư (青原行思) được xem như là hai đại đệ tử xuất sắc nhất của Huệ Năng, và Thiền phong của họ sau nầy đã trở thành chủ lưu cho Thiền Tông Trung Quốc. Ông thị tịch vào ngày 11 tháng 8 năm thứ 3 (744) niên hiệu Thiên Bảo (天寳) đời vua Huyền Tông (玄宗), hưởng thọ 68 tuổi, và được ban cho thụy hiệu là Đại Tuệ Thiền Sư (大慧禪師). Bản Nam Ngạc Đại Tuệ Thiền Sư Ngữ Lục (南嶽大慧禪師語錄) của ông được thâu tập vào trong tập Cổ Tôn Túc Ngữ Lục (古尊宿語錄), bản đời nhà Minh.
(永嘉玄覺, Yōka Genkaku, 675-713): người Huyện Vĩnh Gia (永嘉), Phủ Ôn Châu (溫州), Tỉnh Triết Giang (浙江), tự là Minh Đạo (明道). Ông xuất gia hồi còn nhỏ tuổi, tham cứu Tam Tạng thánh điển, đặc biệt rất tinh thông pháp môn Thiên Thai Chỉ Quán và chuyên tu về Thiền quán. Thể theo lời khuyên của Tả Khê Huyền Lãng (左谿玄朗), ông cùng với Đông Dương Huyền Sách (東陽玄策) đến tham vấn Huệ Năng (慧能) ở Tào Khê (曹溪). Khi hai bên gặp nhau, trãi qua mấy lần hỏi đáp, cuối cùng ông được Huệ Năng ấn khả cho, và hôm ấy ông lưu lại một đêm tại Tào Khê. Vì vậy người đương thời gọi ông là “Nhất Túc Giác” (一宿覺, một đêm giác ngộ). Hôm sau ông hạ sơn, trở về lại Ôn Châu (溫州) và bắt đầu cử xướng Thiền phong của mình. Học đồ đến tham học với ông rất đông. Ông có hiệu là Chơn Giác Đại Sư (眞覺大師), thị tịch vào năm thứ 2 (713) niên hiệu Tiên Thiên (先天) đời vua Huyền Tông (玄宗) nhà Đường. Ông được ban cho thụy hiệu là Vô Tướng Đại Sư (無相大師). Trước tác của ông để lại có Chứng Đạo Ca (証道歌), Vĩnh Gia Tập (永嘉集).
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.191.144.73 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập