Dầu mưa bằng tiền vàng, Các dục khó thỏa mãn. Dục đắng nhiều ngọt ít, Biết vậy là bậc trí.Kinh Pháp cú (Kệ số 186)
Người vấp ngã mà không cố đứng lên thì chỉ có thể chờ đợi một kết quả duy nhất là bị giẫm đạp.Sưu tầm
Thêm một chút kiên trì và một chút nỗ lực thì sự thất bại vô vọng cũng có thể trở thành thành công rực rỡ. (A little more persistence, a little more effort, and what seemed hopeless failure may turn to glorious success. )Elbert Hubbard
Điều bất hạnh nhất đối với một con người không phải là khi không có trong tay tiền bạc, của cải, mà chính là khi cảm thấy mình không có ai để yêu thương.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Ta như thầy thuốc, biết bệnh cho thuốc. Người bệnh chịu uống thuốc ấy hay không, chẳng phải lỗi thầy thuốc. Lại cũng như người khéo chỉ đường, chỉ cho mọi người con đường tốt. Nghe rồi mà chẳng đi theo, thật chẳng phải lỗi người chỉ đường.Kinh Lời dạy cuối cùng
Không nên nhìn lỗi người, người làm hay không làm.Nên nhìn tự chính mình, có làm hay không làm.Kinh Pháp cú (Kệ số 50)
Cơ học lượng tử cho biết rằng không một đối tượng quan sát nào không chịu ảnh hưởng bởi người quan sát. Từ góc độ khoa học, điều này hàm chứa một tri kiến lớn lao và có tác động mạnh mẽ. Nó có nghĩa là mỗi người luôn nhận thức một chân lý khác biệt, bởi mỗi người tự tạo ra những gì họ nhận thức. (Quantum physics tells us that nothing that is observed is unaffected by the observer. That statement, from science, holds an enormous and powerful insight. It means that everyone sees a different truth, because everyone is creating what they see.)Neale Donald Walsch
Chúng ta sống bằng những gì kiếm được nhưng tạo ra cuộc đời bằng những gì cho đi. (We make a living by what we get, we make a life by what we give. )Winston Churchill
Hạnh phúc không tạo thành bởi số lượng những gì ta có, mà từ mức độ vui hưởng cuộc sống của chúng ta. (It is not how much we have, but how much we enjoy, that makes happiness.)Charles Spurgeon
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Học Lâm »»
(箕裘): nối nghiệp cha ông. Cơ (箕, âm khác là ky) là cái sàng, cái nia; cừu (裘) là áo lông cừu. Có nghĩa là để luyện tập uốn cung, người con làm cung phải biết uốn cong cành cây liễu mềm mại và học cách đan cái sàng, cái nia; bên cạnh đó, để luyện tập cách may vá, sửa chữa, người con làm nghề rèn phải kết hợp các loại da thú để làm thành quần áo bằng da. Vì vậy trong Lễ Ký (禮記), phần Học Ký (學記) có câu: “Lương dã chi tử, tất học vi cừu, lương cung chi tử, tất học vi cơ (良冶之子、必學為裘、良弓之子、必學為箕, người con làm nghề đúc giỏi, phải học làm áo da; người con làm cung giỏi, phải học đan cái nia).” Từ đó, xuất hiện cụm từ “khắc thiệu cơ cừu (克紹箕裘, con cháu tận lực kế thừa sự nghiệp, chí nguyện của tiền nhân).” Trong Hạ Phạm Nội Hàn Khải (賀范內翰啟) của Trương Khoáng (張擴) nhà Tống có đoạn: “Trắc văn vũ lộ chi ban, hàm hỷ cơ cừu chi thiệu (側聞雨露之頒、咸喜箕裘之紹, lắng nghe mưa móc buông rơi, chợt vui kế thừa tổ nghiệp).”
(功存, Kōzon, 1720-1796): vị Tăng của Chơn Tông, sống trong khoảng thời đại Giang Hộ, từng đảm nhiệm chức Năng Hóa (能化, Nōke) trong vòng 28 năm (1769-1796) ở Học Lâm của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji). Ông xuất gia ở Bình Thừa Tự (平乘寺, Heijō-ji) vùng Việt Tiền (越前, Echizen, thuộc Fukui-ken [福井縣]), nơi ông xuất thân. Vào năm 1762 (Bảo Lịch [寶曆] 12), ông viết cuốn Nguyện Sanh Quy Mạng Biện (願生歸命辨) và sau này Trí Động (智洞), người nhậm chức Năng Hóa đời thứ 8, cũng tiếp tục kế thừa tư tưởng này và phát huy mạnh hơn nữa.
(大瀛, Daiei, 1760-1804): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đại Doanh (大瀛), Quách Lượng (廓亮); tên lúc nhỏ là Ki Chi Tấn (幾之進), Thị Đại (示大); tự là Tử Dung (子容); thụy hiệu Chơn Thật Viện (眞實院), hiệu là Nhưng Viên (芿園), Thiên Thành (天城), Kim Cang Am (金剛庵), Thoại Hoa (瑞華), Tịch Nhẫn (寂忍), Bảo Chơn (葆眞), Lãng Nhiên (朗然), Viên Hải (圓海), Bảo Lương (寶梁); xuất thân Trung Đồng Hạ (中筒賀, Nagatsutsuga), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima [廣島]); con trai thứ 3 của Lâm Dưỡng Triết (林養哲). Ông theo hầu Tuệ Vân (慧雲) ở Báo Chuyên Phường (報專坊), vùng An Nghệ, tu học giáo thuyết Chơn Tông và kiêm học cả ngoại điển. Sau ông từ bỏ việc thế tục, chuyển đến trú tại Thắng Viên Tự (勝圓寺) ở trong vùng, mở trường Tư Thục ở vùng Quảng Đảo (廣島, Hiroshima) và tận lực giáo dục chúng môn đệ. Vào năm 1797, ông đề xuất thư chất vấn lên trường Học Lâm về việc Năng Hóa Trí Động (能化智洞) chủ trương thuyết Dục Sanh Quy Mạng (欲生歸命), rồi viết cuốn Hoành Siêu Trực Đạo Kim Cang Phê (橫超直道金剛錍), Chơn Tông An Tâm Thập Luận (眞宗安心十論) để làm sáng tỏ Tông nghĩa chánh thống. Năm 1804, vâng mệnh chính quyền Mạc Phủ, ông cùng với nhóm Đạo Ẩn (道隱) xuống Giang Hộ, tiến hành đối luận với Trí Động. Trước tác của ông có Chơn Tông An Tâm Thập Luận (眞宗安心十論) 2 quyển, Hoành Siêu Trực Đạo Kim Cang Phê (橫超直道金剛錍) 3 quyển, Luận Hành Thiên (論衡篇) 2 quyển, Vãng Sanh Luận Chú Nguyên Yếu (徃生論註原要) 6 quyển, v.v.
(檀林, danrin): nguyên lai, nó là từ gọi tắt của Chiên Đàn Lâm (旃檀林), nơi chúng tăng hòa hợp, tập trung tu hành; thường chỉ cho tự viện; cho nên nó cũng là tên gọi khác của tự viện Phật Giáo. Về sau, nó trở thành cơ sở học vấn của Phật Giáo, vì tính chất cũng như cơ năng của nó giống như Học Lâm (學林), Học Liêu (學寮). Tại Nhật Bản, Đàn Lâm Viện (檀林院) được xây dựng vào năm thứ 3 (853) niên hiệu Nhân Thọ (仁壽) được xem như là tiền thân đầu tiên của Đàn Lâm. Đến thời đại Đức Xuyên (德川, Tokugawa), các tông phái bắt đầu thiết kế những cơ sở học vấn Đàn Lâm và Quan Đông Thập Bát Đàn Lâm (關東十八檀林, 18 cơ sở học vấn Đàn Lâm ở vùng Quan Đông) là tiêu biểu, nổi tiếng nhất. Riêng Tào Động Tông, trong khuôn viên của Cát Tường Tự (吉祥寺, Kichijō-ji) ở Giang Hộ (江戸, Edo) có Chiên Đàn Lâm với rất nhiều tăng chúng đến tham học. Tương truyền đến năm thứ 3 (1774) niên hiệu Khoan Vĩnh (寬永), nơi đây có đến 641 người. Khoảng vào năm đầu (1624) niên hiệu Khoan Vĩnh, Quan Đông Thập Bát Đàn Lâm được thành lập, nhưng người hình thành hệ thống là Nguyên Dự Tồn Ứng (源譽存應, Genyō Zonō, 1544-1620), vị tổ đời thứ 12 của Tăng Thượng Tự (增上寺, Zōjō-ji). Đây là 18 ngôi tự viện có cơ cấu giáo dục cho tăng sĩ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản, gồm:
(1) Quang Minh Tự (光明寺, Kōmyō-ji) ở vùng Liêm Thương (鎌倉, Kamakura, thuộc Kanagawa-ken [神奈川縣]);
(2) Thắng Nguyện Tự (勝願寺, Shōgan-ji) ở Hồng Sào (鴻巢, Konosu, thuộc Saitama-ken [埼玉縣]);
(3) Thường Phước Tự (常福寺, Jōfuku-ji) ở Qua Liên (瓜連, Urizura, thuộc Ibaraki-ken [茨城縣]);
(4) Tăng Thượng Tự (增上寺, Zōjō-ji) ở Đông Kinh (東京, Tokyo);
(5) Hoằng Kinh Tự (弘經寺, Gukyō-ji) ở Phạn Chiểu (飯沼, Iinuma, thuộc Ibaraki-ken);
(6) Đông Tiệm Tự (東漸寺, Tōzen-ji) ở Tùng Hộ (松戸, Maddo, thuộc Chiba-ken [千葉縣]);
(7) Đại Nham Tự (大巖寺, Daigan-ji) ở Thiên Diệp (千葉, Chiba, thuộc Chiba-ken);
(8) Liên Hinh Tự (蓮馨寺, Renkei-ji) ở Xuyên Việt (川越, Kawagoe, thuộc Saitama-ken);
(9) Đại Thiện Tự (大善寺, Daizen-ji) ở Bát Vương Tử (八王子, Hachiōji, thuộc Tokyo);
(10) Tịnh Quốc Tự (淨國寺, Jōkoku-ji) ở Nham Quy (岩槻, Iwatsuki, thuộc Saitama-ken);
(11) Đại Niệm Tự (大念寺, Dainen-ji) ở Đạo Phu (稻敷, Inashiki, thuộc Ibaraki-ken);
(12) Thiện Đạo Tự (善導寺, Zendō-ji) ở Quán Lâm (館林, Tatebayashi, thuộc Gunma-ken [群馬縣]);
(13) Hoằng Kinh Tự (弘經寺, Gukyō-ji) ở Thường Tổng (常總, Jōsō, thuộc Ibaraki-ken);
(14) Linh Sơn Tự (靈山寺, Reizan-ji) ở Mặc Điền (墨田, Sumida, thuộc Tokyo);
(15) Phan Tùy Viện (幡隨院, Banzui-in) ở Tiểu Kim Tỉnh (小金井, Koganei, thuộc Tokyo);
(16) Truyền Thông Viện (傳通院, Denzū-in) ở Văn Kinh (文京, Bunkyō, thuộc Tokyo);
(17) Đại Quang Viện (大光院, Daikō-in) ở Thái Đa (太田, Ōta, thuộc Gunma-ken);
(18) Linh Nham Tự (靈巖寺, Reigan-ji) ở Thâm Xuyên (深川, Fukagawa, thuộc Tokyo).
Trong Khổng Tước Tôn Kinh Khoa Nghi (孔雀尊經科儀) có câu: “Chiên Đàn Lâm nội lục thù giá trọng ư Ta Bà, Cấp Cô Viên trung nhất chú thông tân ư Linh Thứu, cổ chế bàn toàn thanh thoại khí, ngọc lô liêu nhiễu bích tường vân, ngã kim nhiệt xử hiến Như Lai, duy nguyện từ bi ai nạp thọ (旃檀林內六銖價重於娑婆、給孤園中一炷通津於靈鷲、古晢盤旋清瑞氣、玉爐繚遶碧祥雲、我今熱處獻如來、唯願慈悲哀納受, trong Chiên Đàn Lâm sáu cây giá nặng bằng Ta Bà, nơi Vườn Cấp Cô một nén hương xông tận Linh Thứu, sao xưa xoay chuyển trong lành khí, lò ngọc tỏa vờn mây xanh thiêng, con nay đốt lên cúng Như Lai, cúi mong từ bi thương lãnh thọ).” Hay trong Chứng Đạo Ca (證道歌) của Vĩnh Gia Huyền Giác (永嘉玄覺, 675-713) cũng có câu: “Chiên Đàn Lâm vô tạp thọ, uất mật sum trầm sư tử trú, cảnh tĩnh lâm nhàn độc tự du, tẩu thú phi cầm giai viễn khứ (旃檀林無雜樹、鬱密森沉師子住、境靜林間獨自遊、走獸飛禽皆遠去, Chiên Đàn Lâm chẳng cây tạp, rừng rậm thâm u sư tử sống, cảnh vắng non nhàn mặc ngao du, thú chạy chim bay đều xa lánh).”
(藤原惺窩, Fujiwara Seika, 1561-1619): Nho gia sống vào khoảng đầu thời Giang Hộ; tên là Túc (, Shuku); tự Liễm Phu (, Rempu); biệt hiệu là Sài Lập Tử (柴立子), Bắc Nhục Sơn Nhân (北肉山人), Quảng Bàn Oa (廣胖窩); thân phụ là Lãnh Tuyền Vi Thuần (冷泉爲純, Reizei Tamezumi); sinh ra tại Quận Tam Mộc (三木郡, Miki-gun), tiểu quốc Bá Ma (播磨, Harima, nay thuộc Hyōgo-ken [兵庫縣]), trong một gia đình danh vọng của dòng họ Lãnh Tuyền (冷泉, Reizei). Sau khi phụ thân và anh bị tử trận trong chiến loạn, ông lên kinh đô, xuất gia ở Tướng Quốc Tự (相國寺, Sōkoku-ji), học về Nho và Phật. Vào năm 1590 (Thiên Chánh [天正] 18), sau cuộc hội đàm với sứ thần nước Triều Tiên, ông có khuynh hướng nghiêng về phía Nho học hơn. Đến năm 1596 (Khánh Trường [慶長] nguyên niên), ông quyết chí sang nhà Minh cầu học, nhưng không thành. Sau đó, trong khoảng thời gian 1598-1600, ông giao lưu với Khương Hãng (姜沆), Nho gia của Triều Tiên đang bị giam lỏng tại Nhật Bản với tư cách là tù binh và có ảnh hưởng rất lớn tư tưởng của vị này. Trong khoảng thời gian này, ông được sự bảo trợ của Xích Tùng Quảng Thông (赤松廣通, Akamatsu Hiromichi), Thành chủ của Long Dã Thành (龍野城, Tsuno-jō) ở Bá Ma; nhưng do vì Quảng Thông bị chết trong chiến trận Sekigahara (關ヶ原), ông lui về ẩn cư ở Lạc Bắc (洛北), kinh đô Kyoto. Lấy Chu Tử Học làm chủ yếu, ông dung hòa Dương Minh Học và Phật Giáo, chủ trương “giống nhau trong cái khác biệt”. Ông đưa ra học thuyết luân lý mang tính lý luận gọi là “tu thân trị thế”; và trở thành Tổ của Nho học thời Cận Đại. Đệ tử của ông có Khuất Hạnh Am (堀杏庵), Lâm La Sơn (林羅山), Na Ba Hoạt Sở (那波活所), Tùng Vĩnh Xích Ngũ (松永尺五), v.v.
(道振, Dōshin, 1773-1824): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Đạo Chấn (道振); tự Tung Sơn (嵩山); hiệu Phong Thủy (豐水); xuất thân vùng Tiểu Cốc (小谷, Kotani), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]). Sau khi tu học ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông theo hầu Đại Doanh (大瀛) ở Thắng Viên Tự (勝圓寺) trong vùng; đến năm 1811 thì đến trú tại Tịch Tĩnh Tự (寂靜寺) cùng địa phương. Năm 1815, ông phụ giảng về Nhập Xuất Nhị Môn Kệ (入出二門偈), rồi năm 1819 thì giảng về Vãng Sanh Yếu Tập (徃生要集) trong mấy mùa An Cư. Năm sau, ông tiếp tục giảng nghĩa về tập Ngu Ngốc Sao (愚禿抄) ở Đại Quang Tự (大光寺), Trường Khi (長崎, Nagasaki). Bên cạnh đó, ông còn khai mở các đạo tràng thuyết giảng ở Phật Hộ Tự (佛護寺), Quảng Đảo (廣島, Hiroshima), Chiếu Lâm Phường (照林寺) thuộc Bị Hậu (僃後, Bingo), v.v., để giáo hóa chúng đạo tục. Trước tác của ông có Hành Tín Tang Danh Ký (行信桑名記) 1 quyển, Chơn Tông Phật Tánh Biện Giảng Thuật (眞宗佛性辨講述) 1 quyển, Quán Niệm Pháp Môn Lược Giải (觀念法門略解) 2 quyển, Nhập Xuất Nhị Môn Kệ Lược Giải (入出二門偈略解) 1 quyển, v.v.
(能化, Nōke): tiếng kính xưng cũng như chức vụ đối với chư vị sư phạm, thầy dạy học, người chỉ đạo, hướng dẫn. Từ này còn chỉ cho chư Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh. Trong Tịnh Độ Chơn Tông, chức này được dùng để chỉ cho quý vị cao đức hướng dẫn, dạy dỗ chúng tăng ở các Học Lâm của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji). Chuẩn Huyền (准玄) là người đầu tiên được bổ nhiệm chức Năng Hóa ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự vào năm 1639 (Khoan Vĩnh [寛永] 16), và trãi qua 7 đời, đến Trí Động (智洞) thì chấm dứt. Lịch đại chư vị đảm nhiệm chức này như sau: (1) Chuẩn Huyền (准玄, 1639-1647, tại chức 9 năm), (2) Tây Ngâm (西吟, 1647-1664, tại chức 18 năm), (3) Tri Không (知空, 1664-1718, tại chức 55 năm), (4) Nhã Lâm (若霖, 1718-1735, tại chức 18 năm), (5) Pháp Lâm (法霖, 1735-1741, tại chức 7 năm), (6) Nghĩa Giáo (義敎, 1755-1768, tại chức 14 năm), (7) Công Tồn (功存, 1769-1796, tại chức 28 năm), và (8) Trí Động (智洞, 1797-1801, tại chức 5 năm). Trong đó, người tại chức lâu nhất là Tri Không và ngắn nhất là Trí Động.
(三業惑亂, Sangōwakuran): cuộc pháp luận (luận tranh về giáo pháp) xảy ra trong nội bộ Phái Bổn Nguyện Tự (本願寺派, Honganji-ha, phía Tây Bổn Nguyện Tự) thuộc Tịnh Độ Chơn Tông dưới thời Giang Hộ (江戸, Edo, 1600-1867). Người đứng ra xét xử để dẹp yên vụ náo động này là Hiếp Phản An Đổng (脇坂安董, Wakizaka Yasutada), quan Tự Xã Phụng Hành (寺社奉行, Jishabugyō) và là Phiên chủ đời thứ 8 của Phiên Long Dã (龍野藩, Tatsuno-han). Trong phần An Đổng của cuốn Hiếp Phản Gia Phổ (脇坂家譜) có ghi rằng: “Ngày 11 tháng 7 năm Văn Hóa thứ 3 (1806), xét xử vụ náo động về Tông ý của Tây Bổn Nguyện Tự.” Tại Thiện Long Tự (善龍寺, Zenryū-ji, thuộc Tatsuno-shi [龍野市], Hyōgo-ken [兵庫縣]) vẫn còn thư tịch Chơn Tông Tân Nghĩa Cổ Nghĩa Tài Đoạn Thật Ký (眞宗新義古義裁斷實記), được xuất bản ở Long Dã. Sự kiện Tam Nghiệp Hoặc Loạn này là cuộc luận tranh về vấn đề gọi là Dị An Tâm (異安心, ianshin, an tâm theo nghĩa khác). Dị An Tâm ở đây có nghĩa là an tâm của Chơn Tông, khác với an tâm của cảnh giới cứu độ; cho nên đây là cuộc luận tranh để nêu rõ đâu là an tâm đúng nghĩa. An tâm và giáo tướng (giáo lý) có mối quan hệ mật thiết hỗ tương lẫn nhau, không thể phân ly; cho nên nếu giáo thuyết mà sai lạc thì có khả năng nảy sinh mê tín, tà tín. Sự kiện này phát sinh vào năm 1791 (Khoan Chính [寛政] 3) và chấm dứt vào năm 1806 (Văn Hóa [文化] 3). Thật ra, vụ này cần phải mất 10 năm mới giải quyết xong. Nguyên nhân xảy ra cuộc náo động này là sau lễ Húy Kỵ lần thứ 300 của Liên Như Thượng Nhân (蓮如上人) vào năm 1798 (Khoan Chính 10). Năm trước đó, 1797, Trí Động (智洞), người nhậm chức Năng Hóa (能化, Nōke) đời thứ 7 của Học Lâm, thay thế Văn Như Thượng Nhân (文如上人) giảng thuyết về Vô Lượng Thọ Kinh (無量壽經); trong đó, ông tuyên xướng thuyết gọi là Tam Nghiệp Quy Mạng (三業歸命), Dục Sanh Quy Mạng (欲生歸命). Nếu truy nguyên đầu nguồn của thuyết này, nó vốn phát xuất từ Tri Không (知空), vị Năng Hóa đời thứ 3, cho đến Tuấn Đế (峻諦), cho đến vị Năng Hóa đời thứ 7 là Công Tồn (功存). Vị này viết cuốn Nguyện Sanh Quy Mạng Biện (願生歸命辨) để đưa ra chủ thuyết mới là Tam Nghiệp Quy Mạng; và đến thời của Trí Động thì thuyết này đã trở thành tiêu chuẩn an tâm của Chơn Tông thuộc phái Bổn Nguyện Tự. Như có đề cập ở trên, vào ngày 11 tháng 7 năm 1806, An Đổng đứng ra xét xử vụ dao động này, phán quyết rằng thuyết Tam Nghiệp Quy Mạng là không đúng chánh nghĩa, tuyên phạt rất khoan dung phía Tông môn Phái Bổn Nguyện Tự phải bế môn trong vòng 100 ngày. Cũng nhân xảy ra vụ này, chức Năng Hóa bị phế bỏ hẳn luôn.
(僧叡, Sōei, 1762-1826): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng cuối thời Giang Hộ; húy là Tăng Duệ (僧叡); tên lúc nhỏ là Tả Kinh (左京); thụy hiệu Thắng Giải Viện (勝解院); hiệu Ưng Thành (鷹城), Thạch Tuyền (石泉); xuất thân vùng Hộ Hà Nội (戸河內, Togouchi), An Nghệ (安芸, Aki, thuộc Hiroshima-ken [廣島縣]); trưởng nam của Viên Đế (圓諦) ở Chơn Giáo Tự (眞敎寺) vùng An Nghệ. Năm 1773, đến nhập môn làm đệ tử của Tuệ Vân (慧雲) ở Báo Chuyên Phường (報專坊), An Nghệ, học về giáo nghĩa Chơn Tông; nghiên cứu thêm cả Phạn Ngữ, Nhân Minh và thông hiểu luôn Thiên Thai giáo học. Sau ông tuyên xướng thuyết Hoằng Nguyện Trợ Chánh (弘願助正) và trong dịp An Cư năm 1817 ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông lại đưa ra các học thuyết mới, tạo nên luận tranh trong nội bộ Tông môn và bị điều tra. Đến năm 1825, ông được cử làm chức Ty Giáo (司敎). Ông là Tổ của Học Phái Thạch Tuyền (石泉學派). Trước tác của ông có rất nhiều như Trợ Chánh Thích Vấn (助正釋問) 1 quyển, Văn Loại Thuật Văn (文類述聞) 8 quyển, Giáo Hành Tín Chứng Tùy Văn Ký (敎行信証隨聞記) 63 quyển, Sài Môn Huyền Thoại (柴門玄話) 1 quyển, v.v.
(性均, Shōkin, 1681-1757): học Tăng của Phái Bổn Nguyện Tự thuộc Tịnh Độ Chơn Tông, sống vào khoảng giữa thời Giang Hộ; húy là Tánh Quân (性均); tự là Duy A (唯阿); hiệu Bạch Liên Thất (白蓮室), Dự Tử Liễu Nhân (預死了人); là con của Hựu Tây (祐西). Ông từng làm Trú Trì An Dưỡng Tự (安養寺) ở Giang Hộ. Nhờ kiến thức uyên thâm, ông đã từng luận tranh với Linh Không (靈空) của Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan) cũng như Phụng Đàm (鳳譚) của Hoa Nghiêm Tông và tiếng tăm vang khắp tòng lâm đương thời. Vào năm 1752, khi giảng bộ Tuyển Trạch Tập (選擇集) ở Học Lâm của Tây Bổn Nguyện Tự, ông thuyết sai với giáo nghĩa của Tông môn, nên bị phản đối kịch liệt và gặp bất hạnh cho đến cuối đời. Trước tác của ông có rất nhiều như Thai Tịnh Niệm Phật Phục Tông Quyết (台淨念佛復宗訣) 1 quyển, Tịnh Độ Chiết Xung Thiên Lôi Phủ Biện Ngoa (淨土折衝篇雷斧辨訛) 1 quyển, Vô Lượng Thọ Kinh Hân Yếm Sao (無量壽經欣厭鈔) 4 quyển, A Di Đà Kinh Hân Yếm Sao (阿彌陀經欣厭鈔) 3 quyển, v.v.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.170.115 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập