Người cầu đạo ví như kẻ mặc áo bằng cỏ khô, khi lửa đến gần phải lo tránh. Người học đạo thấy sự tham dục phải lo tránh xa.Kinh Bốn mươi hai chương
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Người có trí luôn thận trọng trong cả ý nghĩ, lời nói cũng như việc làm. Kinh Pháp cú
Thường tự xét lỗi mình, đừng nói lỗi người khác. Kinh Đại Bát Niết-bàn
Hãy học cách vui thích với những gì bạn có trong khi theo đuổi tất cả những gì bạn muốn. (Learn how to be happy with what you have while you pursue all that you want. )Jim Rohn
Lời nói được thận trọng, tâm tư khéo hộ phòng, thân chớ làm điều ác, hãy giữ ba nghiệp tịnh, chứng đạo thánh nhân dạyKinh Pháp Cú (Kệ số 281)
Lửa nào sánh lửa tham? Ác nào bằng sân hận? Khổ nào sánh khổ uẩn? Lạc nào bằng tịnh lạc?Kinh Pháp Cú (Kệ số 202)
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Như cái muỗng không thể nếm được vị của thức ăn mà nó tiếp xúc, người ngu cũng không thể hiểu được trí tuệ của người khôn ngoan, dù có được thân cận với bậc thánh.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nên biết rằng tâm nóng giận còn hơn cả lửa dữ, phải thường phòng hộ không để cho nhập vào. Giặc cướp công đức không gì hơn tâm nóng giận.Kinh Lời dạy cuối cùng
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Dũng Tuyền Tự »»
(洪庥): cùng nghĩa với hồng tỉ (洪庇), nghĩa là sự che chở, ơn mưa móc, sự tốt lành do trên ban xuống. Như trong bài Tán Hoa Sơ Hiến (散花初獻) của Bảo Phủ Quân Tiếu Khoa (鮑府君醮科) do Từ Vị (徐渭, 1521-1593) nhà Minh sáng tác có câu: “Kim tiếu chủ mỗ thâm hà hồng hưu, dự mông âm chất, kính dĩ tuế thần chi cát, cẩn trần tiếu lễ chi diên (今醮主某深荷洪庥、預蒙陰隲、敬以歲辰之吉、謹陳醮禮之筵, Hôm nay chủ lễ cúng là …, vốn mang nặng ơn mưa móc, được hưởng âm phúc, kính xin lấy ngày giờ tốt, thiết dọn lễ phẩm cúng dâng).” Tại chánh điện của Dũng Tuyền Tự (湧泉寺) thuộc Phúc Châu (福州), Phúc Kiến (福建), có câu đối rằng: “Phạm vũ khánh trùng tân, y cựu từ vân chiêm bảo tướng; linh tuyền thường bất hạc, vĩnh triêm pháp vũ mộc hồng hưu (梵宇慶重新、依舊慈雲瞻寶相、靈泉常不涸、永沾法雨沐洪庥, Phạm vũ đẹp lại mới, như cũ mây từ nhìn tướng báu; suối linh thường không cạn, mãi rưới mưa pháp tắm ơn dày).” Câu “cấu tiền nhân tỉ ấm chi hồng hưu (構前人庇廕之洪庥)” có nghĩa là nối tiếp ân huệ, ơn mưa móc (sự nghiệp) thường che chở của người đi trước.
(空門): cửa Không. Không (s: śūnya, p: suñña, 空) được xem như là giáo nghĩa tối cao của Phật Giáo, cho nên cửa nhà Phật được gọi là Không Môn. Cho nên người vào xuất gia trong các tự viện Phật Giáo được gọi là “Không Môn Tử (空門子)”. Như trong Thích Thị Yếu Lãm (釋氏要覽) quyển Thượng có giải thích rõ rằng: “Trí Độ Luận vân: 'Niết Bàn hữu Tam Môn, nhất Không Môn, nhị Vô Tướng Môn, tam Vô Tác Môn; hà giả Không Môn ? Vị quán chư pháp, vô ngã ngã sở, chư pháp tùng nhân duyên sanh, thị danh Không; kim xuất gia nhân, do thử môn nhập Niết Bàn trạch, cố hiệu Không Môn Tử' (智度論云、涅槃有三門、一空門、二無相門、三無作門、何者空門、謂觀諸法、無我我所、諸法從因緣生、是名空、今出家人、由此門入涅槃宅、故號空門子, Trí Độ Luận dạy rằng: 'Niết Bàn có ba cửa, một là Cửa Không, hai là Cửa Vô Tướng, ba là Cửa Vô Tác; thế nào là Cửa Không ? Tức là quán các pháp không có ngã và ngã sở, các pháp từ nhân duyên sanh, nên gọi là Không; nay người xuất gia từ cửa này vào nhà Niết Bàn, nên được gọi là Không Môn Tử').” Hoặc ngoài thế gian gọi người vào xuất gia tu hành cửa Phật là “độn tích Không Môn (遁跡空門)”, có nghĩa là lánh xa trần thế và vào ẩn cư trong Thiền môn. Như trong tác phẩm Thiên Vũ Hoa (天雨花) hồi thứ 5 của Đào Trinh Hoài (陶貞懐) nhà Thanh có đoạn: “Bức đắc ngã, thử nhất thân, tẩu đầu vô lộ, nhân thử thượng, lai phi thế, độn tích Không Môn (逼得我、此一身、走投無路、因此上、來披剃、遁跡空門, bức bách tôi, một thân này, chạy cùng không lối thoát, nhân việc này, đến xuống tóc, xuất gia cửa chùa).” Tại Dũng Tuyền Tự (湧泉寺) của vùng Phúc Châu (福州), Phúc Kiến (福建) có câu đối rằng: “Tịnh địa hà tu tảo, Không môn bất dụng quan (淨地何須掃、空門不用關, đất sạch còn gì quét, cổng Không cửa nào cần).” Hay như trong Tu Tập Du Già Tập Yếu Thí Thực Đàn Nghi (修習瑜伽集要施食壇儀, CBETA No. 1083) quyển hạ có câu: “Cát ái từ thân, tảo nhập Không môn nội, phỏng đạo tầm sư, chỉ vị siêu sanh tử, thử vãng hàn lai, bất giác vô thường, chí phản chiếu hồi quang, lai thọ cam lồ vị (割愛辭親、早入空門內、訪道尋師、只爲超生死、暑徃寒來、不覺無常、至返照回光、來受甘露味, cắt bỏ thân yêu, sớm nhập cửa Không ấy, học đạo tìm sư, chỉ vì vượt sanh tử, nóng đi lạnh đến, chẳng biết vô thường, lúc phản tỉnh hồi đầu, đến thọ cam lồ vị).”
(靈石如芝, Rinshii Nyoshi, ?-?): vị tăng sống dưới thời nhà Nguyên, thuộc Phái Dương Kì của Lâm Tế Tông Trung Quốc, hiệu là Linh Thạch (靈石), pháp từ của Hư Đường Trí Ngu (虛堂智愚). Ông khai mở đạo tràng bố giáo ở Hưng Thánh Tự (興聖寺) thuộc Phủ Gia Hưng (嘉興府, Tỉnh Triết Giang), rồi chuyển đến Dũng Tuyền Tự (湧泉寺) ở Đài Châu (台州, Tỉnh Triết Giang) cũng như Bổn Giác Tự (本覺寺) ở Phủ Gia Hưng.
(s, p: tathāgata, 如來): âm dịch là Đa Đà A Già Đà (多陀阿伽陀), Đa Tha A Già Độ (多他阿伽度), Đa Đà A Già Độ (多陀阿伽度), Đát Tát A Kiệt (怛薩阿竭), Đát Tha Nga Đa (怛他誐多), Đa A Kiệt (多阿竭); còn gọi là Như Khứ (如去), là một trong 10 danh hiệu của đức Phật, tôn xưng của vị Phật. Nếu phân tích Phạn ngữ tathāgata, có 2 loại: tathā-gata (如去, Như Khứ), tathā-āgata(如來, Như Lai). Như Khứ có nghĩa là cỡi đạo chơn như mà đạt đến quả Phật Niết Bàn. Theo cách giải thích sau có nghĩa là do chơn lý mà đến để thành chánh giác. Đức Phật cỡi chân lý mà đến, do chơn như mà hiện thân, nên được gọi là Như Lai. Một số kinh điển giải thích về thuật ngữ này như sau. Trong Thanh Tịnh Kinh (清淨經) của Trường A Hàm (長阿含) quyển 12 có đoạn: “Phật ư sơ dạ thành tối chánh giác, cập mạt hậu dạ, ư kỳ trung gian hữu sở ngôn thuyết, tận giai như thật, cố danh Như Lai; phục thứ, Như Lai sở thuyết như sự, sự như sở thuyết, cố danh Như Lai (佛於初夜成最正覺、及末後夜、於其中間有所言說、盡皆如實、故名如來、復次、如來所說如事、事如所說、故名如來, đức Phật vào đầu đêm thành chánh giác tối thượng, cho đến cuối đêm, trong khoảng thời gian giữa ấy, những lời nói của ngài, hết thảy đều như thật, nên được gọi là Như Lai; lại nữa, các việc do Như Lai nói ra, việc đúng như lời nói, nên được gọi là Như Lai).” Đại Trí Độ Luận (大智度論) quyển 24 thì định nghĩa là: “Như thật đạo lai, cố danh vi Như Lai (如實道來、故名爲如來, đến với đạo như thật, nên có tên là Như Lai)”; hoặc quyển 55 thì cho là: “Hành Lục Ba La Mật, đắc thành Phật đạo, … cố danh Như Lai (行六波羅蜜、證成佛道、… 故名如來, thực hành Sáu Ba La Mật, chứng thành Phật đạo, … nên có tên là Như Lai).” Hay như theo Thành Thật Luận (成實論) quyển 1 là: “Như Lai giả, thừa như thật đạo lai thành chánh giác, cố viết Như Lai (如來者、乘如實道來成正覺、故曰如來, Như Lai là mang đạo như thật đến đây và thành chánh giác, nên được gọi là Như Lai).” Chuyển Pháp Luân Luận (轉法輪論) giải thích rằng: “Như thật nhi lai, cố danh Như Lai; … Niết Bàn danh Như, tri giải danh Lai, Chánh Giác Niết Bàn cố danh Như Lai (如實而來、故名如來、… 涅槃名如、知解名來、正覺涅槃故名如來, như thật mà đến, nên có tên là Như Lai; Niết Bàn gọi là Như, hiểu biết gọi là Lai; vì vậy Chánh Giác Niết Bàn được gọi là Như Lai).” Đại Nhật Kinh Sớ (大日經疏) cũng có giải thích tương tợ như vậy: “Như chư Phật thừa như thật đạo lai thành chánh giác, kim Phật diệc như thị lai, cố danh Như Lai (如諸佛乘如實道來成正覺、今佛亦如是來、故名如來, như các đức Phật mang đạo như thật đến đây và thành chánh giác, nay Phật cũng đến như vậy, nên có tên là Như Lai).” Bí Tạng Ký Bổn (秘藏記本) của Mật Giáo thì cho rằng: “Thừa như nhi lai cố viết Như Lai (乘如而來故曰如來, cỡi đạo như thật mà đến nên có tên là Như Lai).” Trong tác phẩm Giáo Hành Tín Chứng (敎行信證) quyển 4 của Thân Loan (親鸞, Shinran, 1173-1262) Nhật Bản có định nghĩa về Như Lai rằng: “Chơn như tức thị nhất như, nhiên giả Di Đà Như Lai tùng Như Lai sanh thị hiện Báo Ứng Hóa chủng chủng thân giả (眞如卽是一如、然者彌陀如來從如來生示現報應化種種身也, chơn như tức là nhất như, tuy nhiên, Di Đà Như Lai từ Như Lai sanh ra, thị hiện các loại thân như Báo Thân, Ứng Thân, Hóa Thân).” Ngoài ra, bản chú giải trường bộ kinh bằng tiếng Pāli là Sumaṅgala-vilāsinī có nêu 9 nghĩa của Như Lai, hay Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận (十住毘婆沙論) thì giải thích 11 nghĩa, v.v. Tại Chánh Điện của Dũng Tuyền Tự (湧泉寺), thuộc Phúc Châu (福州), Tỉnh Phúc Kiến (福建), Trung Quốc có câu đối rằng: “Bảo tướng hiện Như Lai nhân chứng Bồ Đề không Ngũ Uẩn, kim thân Quán Tự Tại tu La Hán ngộ Tam Thừa (寶相現如來因證菩提空五蘊、金身觀自在果修羅漢悟三乘, tướng báu hiện Như Lai nhân chứng Bồ Đề không Năm Uẩn, thân vàng Quán Tự Tại tu La Hán ngộ Ba Thừa).” Hay như tại Huệ Tế Tự (慧濟寺) thuộc Phổ Đà Sơn (普陀山), Tỉnh Triết Giang (浙江省) cũng có câu đối: “Tự Tại tự quán Quán Tự Tại, Như Lai như kiến kiến Như Lai (自在自觀觀自在、如來如見見如來, Tự Tại tự quán Quán Tự Tại, Như Lai như thấy thấy Như Lai).”
Tuy nhiên, theo Đạo Giáo, quan niệm về Tứ Ân có hơi khác: ơn trời đất, ơn đức vua, ơn cha mẹ, ơn sư trưởng. Sau mỗi thời khóa tụng kinh, tín đồ Phật Giáo thường phát nguyện câu: “Nguyện dĩ thử công đức, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, thượng báo Tứ Trọng Ân, hạ tế Tam Đồ khổ (願以此功德、莊嚴佛淨土、上報四重恩、下濟三途苦, nguyện đem công đức này, trang nghiêm Tịnh Độ Phật, trên báo Bốn Ơn nặng, dưới cứu Ba Đường khổ).” Như tại ngôi tháp phía đông của Dũng Tuyền Tự (湧泉寺), Cổ Sơn (鼓山), Tỉnh Phúc Kiến (福建省), Trung Quốc, có bài minh ghi rằng: “Đương sơn Tỳ Kheo Đạo Càn vi Tứ Ân, Tam Hữu, pháp giới hàm sinh, đặc phát thành kính tạo Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật bảo tháp nhất tòa, an ư Đại Điện tiền, vĩnh vi Tứ Chúng chiêm lễ, nhiên nguyện thường lai thường trị. Thời Nguyên Phong ngũ niên, tuế thứ Nhâm Tuất cẩn đề, Giám Viện Tăng Nhã Quán, Trú Trì Truyền Pháp, Sa Môn Tải Văn, tượng nhân Cao Thành (當山比丘道乾爲四恩、三有、法界含生、特發誠敬造莊嚴劫千佛寶塔一座、安於大殿前、永爲四眾瞻禮、然願常來常值、時元豐五年、歲次壬戌謹題、監院僧若觀、住持傳法、沙門載文、匠人高成, Tỳ Kheo ở núi này tên Đạo Càn vì Bốn Ơn, Ba Loài, pháp giới các sinh linh, đặc biệt phát tâm thành kính tạo dựng một ngôi tháp báu Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật, an trí trước Đại Điện, thường để cho Bốn Chúng chiêm bái, mong sao các ngài thường đến thường hiện hữu. Lúc bấy giờ nhằm vào năm thứ 5 [1082] niên hiệu Nguyên Phong, năm Nhâm Thân kính cẩn ghi. Tăng Giám Viện Nhã Quán, Trú Trì Truyền Pháp là Sa Môn Tải Văn, thợ xây tháp Cao Thành).”
(無異元來, Mui Ganrai, 1575-1630): vị tăng của Tào Động Tông Trung Quốc, xuất thân Thư Thành (舒城), Lô Châu (廬州, Tỉnh An Huy), họ Sa (沙), húy là Nguyên Lai (元來), Đại Nghĩ (大艤), hiệu Vô Dị (無異). Năm 16 tuổi, ông xuống tóc xuất gia với Tĩnh An Thông (靜安通) ở Ngũ Đài Sơn (五臺山), Tỉnh Sơn Tây (山西省), tu về Không Quán được 5 năm; tiếp theo ông đến Nga Phong (峨峰), tham yết Vô Minh Huệ Kinh (無明慧經), nhưng không hợp khế cơ nên đến địa phương Mân (閩) và tham học với các danh tăng khác. Về sau, ông lại đến tham vấn Huệ Kinh lần nữa và cuối cùng kế thừa dòng pháp của vị này. Đến năm thứ 30 (1602) niên hiệu Vạn Lịch (萬曆), ông sống qua các nơi như Bác Sơn (博山, Tỉnh Giang Tây), Đổng Nghiêm Tự (董嚴寺) ở Mân, Đài Ngưỡng Bảo Lâm Tự (臺仰寳林寺), Cổ Sơn Dũng Tuyền Tự (鼓山湧泉寺), rồi làm trú trì Thiên Giới Tự (天界寺). Vào ngày 18 tháng 12 năm thứ 3 niên hiệu Sùng Trinh (崇禎), ông thị tịch, hưởng thọ 56 tuổi đời và 41 hạ lạp. Ông có để lại Vô Dị Thiền Sư Quảng Lục (無異禪師廣錄) 35 quyển, Vô Dị Đại Sư Ngữ Lục Tập Yếu (無異大師語錄集要) 6 quyển.
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 3.129.71.60 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập