Tôn giáo của tôi rất đơn giản, đó chính là lòng tốt.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Bạn sẽ không bao giờ hạnh phúc nếu cứ mãi đi tìm những yếu tố cấu thành hạnh phúc. (You will never be happy if you continue to search for what happiness consists of. )Albert Camus
Đừng than khóc khi sự việc kết thúc, hãy mỉm cười vì sự việc đã xảy ra. (Don’t cry because it’s over, smile because it happened. )Dr. Seuss
Người thành công là người có thể xây dựng một nền tảng vững chắc bằng chính những viên gạch người khác đã ném vào anh ta. (A successful man is one who can lay a firm foundation with the bricks others have thrown at him.)David Brinkley
Ngay cả khi ta không tin có thế giới nào khác, không có sự tưởng thưởng hay trừng phạt trong tương lai đối với những hành động tốt hoặc xấu, ta vẫn có thể sống hạnh phúc bằng cách không để mình rơi vào sự thù hận, ác ý và lo lắng. (Even if (one believes) there is no other world, no future reward for good actions or punishment for evil ones, still in this very life one can live happily, by keeping oneself free from hatred, ill will, and anxiety.)Lời Phật dạy (Kinh Kesamutti)
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Hãy nhã nhặn với mọi người khi bạn đi lên, vì bạn sẽ gặp lại họ khi đi xuống.Miranda
Đừng cố trở nên một người thành đạt, tốt hơn nên cố gắng trở thành một người có phẩm giá. (Try not to become a man of success, but rather try to become a man of value.)Albert Einstein
Hành động thiếu tri thức là nguy hiểm, tri thức mà không hành động là vô ích. (Action without knowledge is dangerous, knowledge without action is useless. )Walter Evert Myer
Lấy sự nghe biết nhiều, luyến mến nơi đạo, ắt khó mà hiểu đạo. Bền chí phụng sự theo đạo thì mới hiểu thấu đạo rất sâu rộng.Kinh Bốn mươi hai chương
Trang chủ »» Danh mục »» Từ điển Phật học Tinh tuyển »» Đang xem mục từ: Hộ Pháp »»
(s: arhat, p: arahant, j: arakan, 阿羅漢): âm dịch là Ứng Cúng, Phước Điền, Sát Tặc, Vô Học, là người đã đoạn tận hết tất cả phiền não, đã hoàn thành tất cả những việc mình nên làm. Là một vị thánh giả tối cao của đệ tử Phật (Thanh Văn), vị này chứng quả A La Hán thứ 8 của tứ hướng và tứ quả (quả vị được phân loại thành 8 giai đoạn theo cảnh giới mà vị ấy đạt được). Bên cạnh đó đây còn là một trong mười danh hiệu của một đấng Như Lai. Cho nên A La Hán còn được dùng chỉ cho tự thân của đức Phật, trong trường hợp này từ ứng cúng được dùng nhiều hơn. Nguyên gốc của từ này có nghĩa là “người có tư cách”, vì vậy người này xứng đáng để thọ nhận sự cúng dường về y thực, v.v., của hàng tín đồ. Cho nên được gọi là ứng cúng. Hơn nữa, nhờ có sự cúng dường của hàng tín đồ mà có công đức to lớn, người này được ví dụ như là mảnh ruộng ban phước cho tín đồ, nên được gọi là phước điền. Lại nữa, người này đã giết hết loại giặc phiền não nên cũng được gọi là sát tặc. Vị này đã đoạn sạch hết tất cả phiền não không còn gì để học nữa nên được gọi là vô học. Trong quyển I của Kinh Tạp A Hàm (雜阿含經) giải thích người đã chứng quả A La Hán là “Ngã sanh dĩ tận, phạm hạnh dĩ lập, sở tác dĩ tác, tự tri bất thọ hậu hữu (我生巳盡、梵行巳立、所作巳作、自知不受後有, mạng sống của ta đã hết, phạm hạnh đã thành lập, những điều nên làm đã làm, tự biết không còn thọ sanh về sau nữa),” và gọi người ấy là người đã đạt được tận trí, vô sanh trí. Sau này trong A Tỳ Đạt Ma (阿毘達磨), tùy theo trí tuệ và căn cơ của vị A La Hán, người ta phân ra làm sáu loại gồm: Thối Pháp, Tư Pháp, Hộ Pháp, An Trú Pháp, Kham Đạt Pháp và Bất Động Pháp.
(印融, Inyū, 1435-1519): vị học tăng của Chơn Ngôn Tông Nhật Bản, sống dưới thời đại Thất Đinh và Chiến Quốc, húy là Ấn Dung (印融), tự là Lại Thừa (賴乘), xuất thân vùng Cửu Bảo (久保, Kubo), Võ Tàng (武藏, Musashi). Lúc còn trẻ, ông đi du học khắp các vùng kinh đô Kyoto, Nại Lương (奈良, Nara); đến năm 1460, ông thọ pháp với Hiền Kế (賢繼) ở Tam Hội Tự (三會寺) vùng Ô Sơn (烏山, Karasuyama), Võ Tàng; rồi học áo nghĩa của Dòng Tây Viện qua Trường Viên (長圓), Viên Trấn (圓鎭). Sau đó, ông đến trú tại Vô Lượng Thọ Viện (無量壽院) của Cao Dã Sơn, chuyên tu về Mật Giáo. Đến khoảng năm 1488, ông trở về lại Võ Tàng, sống qua một số nơi như Quang Đức Tự (光德寺) ở Kim Trạch (金澤, Kanazawa), Tích Trượng Tự (錫杖寺), Tam Hội Tự ở Hà Khẩu (河口, Kawaguchi), v.v.; từ đó ông tận lực truyền bá Mật Giáo để phục hưng lại tình trạng suy thối ở vùng Quan Đông (關東, Kantō). Đệ tử phú pháp của ông có Thị Dung (是融), Giác Dung (覺融). Trước tác của ông có San Bảo Ẩn Độn Sao (杣本隱遁鈔) 20 quyển, Thích Luận Chỉ Nam Sao (釋論指南鈔) 10 quyển, Đại Nhật Kinh Sớ Chỉ Nam Sao Điếu Vật (大日經疏指南鈔釣物) 9 quyển, Thích Luận Ngu Án Sao (釋論愚案鈔) 7 quyển, Cổ Bút Sao (古筆鈔) 6 quyển, v.v.
(白象): voi trắng toàn thân, vì con voi có uy lực lớn nhưng tánh tình nhu thuận, cho nên khi vị Bồ Tát vào mẫu thai thường cỡi con voi trắng có sáu ngà hay hiện thân hình con voi trắng, biểu thị tánh của vị Bồ Tát khéo nhu hòa nhưng có oai lực vĩ đại. Bên cạnh đó, 6 ngà voi thể hiện tinh thần Lục Độ (六度), 4 chân là Tứ Như Ý (四如意). Bồ Tát Phổ Hiền (s: Samantabhadra, 普賢) cỡi con voi trắng 6 ngà cũng thí dụ cho oai lực vô song như vậy. Như trong Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát (普賢菩薩勸發品) thứ 28 của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh (s: Saddharma-puṇḍarīka,妙法蓮華經) có giải thích rằng: “Thị nhân nhược tọa, tư duy thử kinh, nhĩ thời ngã phục thừa bạch tượng vương, hiện kỳ nhân tiền, kỳ nhân nhược ư Pháp Hoa Kinh, sở hữu vong thất nhất cú nhất kệ, ngã đương giáo chi, dữ cọng độc tụng, hoàn linh thông lợi (是人若坐、思惟此經、爾時我復乘白象王、現其人前、其人若於法華經、有所忘失一句一偈、我當敎之、與共讀誦、還令通利, người ấy nếu ngồi, suy nghĩ kinh này, lúc bấy giờ ta lại cỡi vua voi trắng, hiện trước mặt người đó, nếu người đó đối với Kinh Pháp Hoa, bị sai mất một câu một bài kệ, ta sẽ chỉ cho, cùng với người đó đọc tụng, khiến được thông lợi).” Quá Khứ Hiện Tại Nhân Quả Kinh (過去現在因果經, Taishō 3, 624) quyển 1 có đoạn rằng: “Nhĩ thời, Bồ Tát quán giáng thai thời chí, tức thừa lục nha bạch tượng phát Đâu Suất cung; vô lượng chư thiên tác chư kỷ nhạc, thiêu chúng danh hương, tán thiên diệu hoa, tùy tùng Bồ Tát (爾時、菩薩觀降胎時至、卽乘六牙白象發兜率宮、無量諸天作諸伎樂、燒眾名香、散天妙花、隨從菩薩, lúc bấy giờ, Bồ Tát quán sát đã đến lúc giáng xuống bào thai, liền cỡi con voi trắng sáu ngà từ trên cung trời Đâu Suất xuống; vô lượng các vị trời trỗi những thứ âm nhạc, đốt các loại hương thơm, rãi hoa trời tuyệt diệu, theo Bồ Tát xuống)”. Bên cạnh đó, Ma Ha Chỉ Quán (摩訶止觀, Taishō 46, 14) quyển 2 có giải thích rằng: “Ngôn lục nha bạch tượng giả, thị Bồ Tát vô lậu lục thần thông; nha hữu lợi dụng như thông chi tiệp tật, tượng hữu đại lực, biểu pháp thân hà phụ, vô lậu vô nhiễm, xưng chi vi bạch (言六牙白象者、是菩薩無漏六神通、牙有利用如通之捷疾、象有大力、表法身荷負、無漏無染、稱之爲白, voi trắng sáu ngà là vị Bồ Tát có sáu thần thông vô lậu; ngà có mũi nhọn có thể xuyên qua rất nhanh; voi có sức mạnh phi thường, thể hiện cho pháp thân gánh vác nặng; không bị rỉ ra, không bị nhiễm ô, cho nên gọi nó là trắng)”.
(寶杵): chày báu, tên gọi khác của Kim Cang Chử (s: varja, 金剛杵), Hàng Ma Chử (降魔杵); âm dịch là Phược Nhật Ra (縛日囉), Phạt Chiết Ra (伐折囉), Bạt Chiết Ra (跋折囉), Phạt Xà Ra (伐闍囉). Loại pháp khí này nguyên xưa kia là vũ khí của cổ đại Ấn Độ, do vì nó cứng rắn, có thể đột phá các thứ vật chất khác, nên gọi là Kim Cang Chữ. Trong Mật Giáo, Kim Cang Chử tượng trưng cho Bồ Đề Tâm có thể phá tan phiền não, được dùng như là đạo cụ hay vật dụng đặc biệt để tu pháp. Các đấng chủ tôn trong Hải Hội Mạn Trà La (曼荼羅海會) đều có cầm cây Bảo Chử này. Hành giả của Chơn Ngôn Tông cũng thường mang theo đạo cụ này bên mình. Nó còn tượng trưng cho trí tuệ đại dụng của Như Lai Kim Cang (如來金剛), có thể phá trừ nội ma của ngu si, vọng tưởng cũng như ma chướng của ngoại đạo. Ban đầu, Kim Cang Chữ có mũi nhọn, rất bén; về sau khi nó được dùng làm pháp khí thì hình thức có thay đổi khá nhiều. Có rất nhiều loại Kim Cang Chử với các chất liệu khác nhau như vàng, bạc, đồng, sắt, đá, thủy tinh, gỗ đàn, xương người, v.v. Chiều dài của Kim Cang Chữ cũng khác nhau như loại dài 8 ngón tay, 10 ngón, 12 ngón, 16 ngón, 20 ngón, v.v. Với tư cách là một loại pháp khí của Phật Giáo, Kim Cang Chử có nhiều hình dáng khác nhau: Độc Cổ (獨股, một đầu), Nhị Cổ (二股, hai đầu), Tam Cổ (三股, ba đầu), Tứ Cổ (四股, bốn đầu), Ngũ Cổ (五股, năm đầu), Cửu Cổ (九股, chín đầu), Tháp Chử (塔杵, chày hình tháp), Bảo Chữ (寶杵), v.v. Trong số đó, loại Độc Cổ, Tam Cổ và Ngũ Cổ là thường gặp nhất; tượng trưng cho pháp giới độc nhất, Tam Mật Tam Thân (三密三身) và Ngũ Trí Ngũ Phật (五智五佛). Độc Cổ, Tam Cổ, Ngũ Cổ, Bảo Chử và Tháp Chử được gọi là Ngũ Chủng Chử (五種杵, năm loại chày). Trong đó, Độc Cổ là loại có hình thức tối cổ, mũi nhọn dài, là vật cầm tay của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ (密迹金剛力士). Trong đó, loại Độc Cổ Chử có hình thức cổ nhất, là vật thường cầm trên tay của Mật Tích Kim Cang Lực Sĩ (密跡金剛力士). Ngoài ra, Kim Cang Thủ (金剛手) trong 40 tay của Thiên Thủ Quan Âm (千手觀音), một trong 108 bàn tay của Kim Cang Vương Bồ Tát (金剛王菩薩) đều cầm loại Độc Cổ này. Trong 5 loại này, Độc Cổ Chử tương ứng với Liên Hoa Bộ (蓮華部), đặt ở phương Tây của đại đàn. Tam Cổ Chử tương ứng với Yết Ma Bộ (羯磨部), đặt ở phương Bắc của đại đàn. Về cách dùng của Kim Cang Chử, khi cầu thành tựu sự vật, tu pháp của Kim Cang Bộ thì dùng loại Ngũ Cổ Chữ; khi gia trì thì dùng Tam Cổ Chử; khi hành đạo niệm tụng, tu pháp của Phật Bộ, Liên Hoa Bộ thì dùng Độc Cổ Chử; khi tu pháp Đại Uy Đức Minh Vương (大威德明王) thì dùng loại Cửu Cổ Chử. Ngũ Cổ Chử còn gọi là Ngũ Trí Kim Cang Chử (五智金剛杵), Ngũ Phong Kim Cang Chử (五峰金剛杵), Ngũ Phong Quang Minh (五峰光明), Ngũ Cổ Kim Cang (五股金剛); 5 thân hay 5 đỉnh nhọn của loại này tượng trưng cho Ngũ Trí Ngũ Phật (五智五佛). Hình tượng của Bồ Tát Vi Đà (s: Skanda, p: Khanda, 韋馱) thường có cầm trên tay cây Kim Cang Chử hay Bảo Chử để hàng phục ma quân, dẹp yên tà ma, bảo vệ chánh pháp. Cho nên, trong Thiền môn vẫn thường tụng bài xưng tán Bồ Tát Vi Đà rằng: “Vi Đà Thiên Tướng, Bồ Tát hóa thân, ủng hộ Phật pháp thệ hoằng thâm, Bảo Chử trấn ma quân, công đức nan luân, kỳ đảo phó quần tâm (韋馱天將、菩薩化身、擁護佛法誓弘深、寶杵鎮魔軍、功德難倫、祈禱副群心, Vi Đà Thiên Tướng, Bồ Tát hóa thân, ủng hộ Phật pháp thệ nguyện thâm, Chày Báu nhiếp ma quân, công đức khó lường, cầu nguyện khắp nhân tâm).” Trong Trùng Biên Chư Tôn Truyện (重編諸天傳, CBETA No. 1658) có câu: “Đế Thích Kim Cang Bảo Chữ, năng diệt A Tu La (帝釋金剛寶杵、能滅阿修羅, Chày Báu Kim Cang của Đế Thích có thể diệt trừ A Tu La).” Hay như trong Hám Sơn Lão Nhân Mộng Du Tập (憨山老人夢遊集, CBETA No. 1456) quyển 34 của Hám Sơn Đức Thanh (憨山德清, 1546-1623) có bài tán về Tứ Tý Quan Âm Đại Sĩ (四臂觀音大士) rằng: “Thông thân thủ nhãn, hà chỉ hữu tứ, ư vô tận trung, liêu nhĩ như thị, Bảo Chữ không ma, chơn kinh vô tự, tổng thị thần thông, bất tư nghì sự (通身手眼、何只有四、於無盡中、聊爾如是、寶杵空魔、眞經無字、總是神通、不思議事, khắp mình tay mắt, sao chỉ có bốn, trong vô tận ấy, vẫn cứ như vậy, Chày Báu dẹp ma, chơn kinh không chữ, thảy là thần thông, chuyện chẳng nghĩ bàn).”
(s: saṃbhoga-kāya, 報身): chỉ cho thân quả báo của Phật; còn gọi là Báo Phật (報佛), Báo Thân Phật (報身佛), Thọ Pháp Lạc Phật (受法樂佛); hoặc được dịch là Thọ Dụng Thân (受用身), Thực Thân (食身), Ứng Thân (應身); là một trong 3 thân (Pháp Thân, Ứng Thân và Hóa Thân) và 4 thân (Pháp Thân, Báo Thân, Ứng Thân và Hóa Thân) của Phật; tức là thân Phật có quả báo nhân vị vô lượng nguyện hạnh, vạn đức viên mãn. Đây cũng là thân kết quả của sự báo ứng các nguyện hạnh đầy đủ của vị Bồ Tát mới phát tâm tu tập cho đến tròn đầy Mười Địa. Như A Di Đà Phật, Dược Sư Như Lai, Lô Xá Na Phật, v.v., đều là Báo Thân Phật. Báo Thân lấy Đại Trí (大智, tức trí tuệ không phân biệt của bậc Thánh), Đại Định (大定, nghĩa là không tác ý) và Đại Bi (大悲, tâm từ bi có thể giúp cứu bạt nỗi khổ của chúng sanh) làm thể; có đầy đủ vô lượng sắc tướng, muôn công đức của Thập Lực (s: daśa-bala, p: dasa-bala, 十力, Mười Lực), Tứ Vô Úy (s: catur-vaiśāradya, p: catu-vesārajja, 四無畏, Bốn Vô Úy), v.v. Theo Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 9 cho biết rằng đức Phật co hai thân là Pháp Tánh Thân (法性身, Thân Pháp Tánh) và Phụ Mẫu Sanh Thân (父母生身, thân do cha mẹ sanh ra). Pháp Tánh Thân thì biến khắp cùng hư không, tướng hảo trang nghiêm, có vô lương hào quang sáng rực và vô lượng âm thanh. Quyển 30 cùng điển tịch này còn nêu rõ rằng đức Phật lại có hai thân là Chơn Thân (眞身) và Hóa Thân. Chơn Thân thì cùng khắp hư không, âm thanh thuyết pháp của thân này cũng biến khắp mười phương vô lượng thế giới, nhưng chỉ có vị Bồ Tát ở địa vị Thập Trụ (十住) mới có thể lấy trí lực phương tiện không thể nghĩ bàn mà nghe được. Quyển 33 lại nêu ra hai loại thân khác là Pháp Tánh Sanh Thân (法性生身) và Tùy Thế Gian Thân (隨世間身). Pháp Tánh Sanh Thân thường có vô lượng vô số không thể tính đếm các vị Bồ Tát Nhất Sanh Bổ Xứ theo hầu. Thông thường thân này chỉ cho Thật Báo Thân (實報身) của Phật. Đối với nội chứng cũng như ngoại dụng của Báo Thân, căn cứ trên nghĩa thọ dụng, Thiên Thai học giả chia Báo Thân thành Tự Thọ Dụng Báo Thân (自受用報身) và Tha Thọ Dụng Báo Thân (他受用報身); rồi căn cứ trên quốc độ cư trú của Báo Thân mà phân thành Chơn Báo Thân Độ (眞報身土) và Ảnh Hiện Báo Thân Độ (影現報身土). Chơn Báo Thân Độ chính là nơi chư vị Bồ Tát thị hiện trên mặt đất, là cõi nước Báo Thân để dùng phương tiện giáo hóa, truyền đạo. Thọ Dụng Thân (受用身) của Pháp Tướng Tông và Duy Thức Tông đồng nghĩa với thân này. Đại Thừa Đồng Tánh Kinh (大乘同性經, Taishō Vol. 16, No. 673) quyển Thượng cho rằng thành Phật nơi cõi uế độ tương đối là Hóa Thân, thành Phật nơi cõi Tịnh Độ là Báo Thân. Trong Phật Tam Thân Tán (佛三身讚, Taishō Vol. 32, No. 1678) có bài kệ về Báo Thân rằng: “Ngã kim khể thủ Báo Thân Phật, trạm nhiên an trú đại Mâu Ni, ai mẫn hóa độ Bồ Tát chúng, xứ hội như nhật nhi phổ chiếu, Tam Kỳ tích tập chư công đức, thỉ năng viên mãn tịch tĩnh đạo, dĩ đại âm thanh đàm diệu pháp, phổ linh hoạch đắc bình đẳng quả (我今稽首報身佛、湛然安住大牟尼、哀愍化度菩薩眾、處會如日而普照、三祇積集諸功德、始能圓滿寂靜道、以大音聲談妙法、普令獲得平等果, con nay cúi lạy Báo Thân Phật, sáng trong an trú đức Mâu Ni, xót thương hóa độ chúng Bồ Tát, khắp chốn như trời chiếu cùng khắp, ba đời tích tập các công đức, mới thể tròn đầy đạo vắng lặng, lấy âm thanh lớn bàn pháp mầu, khiến cho đạt được bình đẳng quả).” Hay trong Triệu Luận Lược Chú (肇論略註, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 54, No. 873) quyển 5 có giải thích rằng: “Dĩ tam thế chư Phật khoáng kiếp tu nhân, chứng thử nhất tâm chi thể, danh vi Pháp Thân; dĩ thù quảng đại chi nhân, danh vi Báo Thân; tùy cơ ích vật, danh vi Hóa Thân; nhất thiết chư Phật giai cụ Tam Thân; Pháp Thân vi thể, Hóa Thân vi dụng, hữu cảm tức hiện, vô cảm tức ẩn (以三世諸佛曠劫修因、證此一心之體、名爲法身、以酬廣大之因、名爲報身、隨機益物、名爲化身、一切諸佛皆具三身、法身爲體、化身爲用、有感卽現、無感卽隱, vì ba đời các đức Phật muôn kiếp tu nhân, chứng thể nhất tâm này, nên gọi là Pháp Thân; để báo ứng nhân to lớn này, nên gọi là Báo Thân; tùy cơ duyên mà làm lợi ích muôn loài, nên gọi là Hóa Thân; hết thảy các đức Phật đều có đủ Ba Thân; Pháp Thân làm thể, Hóa Thân làm dụng, có cảm tức hiển hiện, không cảm thì ẩn tàng).” Trong Tứ Phần Luật Sưu Huyền Ký (四分律搜玄錄, 卍 Tục Tạng Kinh Vol. 41, No. 732) quyển 1 cho biết rằng: “Báo Thân danh Lô Xá Na (報身名盧舍那, Báo Thân có tên gọi là Lô Xá Na).” Vì vậy, có câu cúng dường “Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật (圓滿報身盧舍那佛).”
(辨長, Benchō, 1162-1238): vị Tăng của Tịnh Độ Tông, sống vào khoảng đầu và giữa thời kỳ Liêm Thương, trú trì đời thứ 2 của Thanh Tịnh Hoa Viện (清淨華院), Tổ khai sơn Thiện Đạo Tự (善導寺), Tổ của Dòng Trấn Tây (鎭西流); húy là Biện Trường (辨長), thông xưng là Trấn Tây Thượng Nhân (鎭西上人), Khủng Tử Thượng Nhân (筑紫上人), Thiện Đạo Tự Thượng Nhân (善導寺上人), Nhị Tổ Thượng Nhân (二祖上人); hiệu là Thánh Quang Phòng (聖光房), Biện A (辨阿), thụy hiệu là Đại Thiệu Chánh Tông Quốc Sư (大紹正宗國師); xuất thân vùng Hương Nguyệt (香月), Trúc Tiền (筑前, Chikuzen, thuộc Fukuoka-ken [福岡縣]); con của Cổ Xuyên Đàn Chánh Tả Vệ Môn Tắc Mậu (古川彈正左衛門則茂). Ông theo thọ pháp với Thường Tịch (常寂) ở Minh Tinh Tự (明星寺) vùng Trúc Tiền, rồi học giáo học Thiên Thai trên Tỷ Duệ Sơn (比叡山, Hieizan). Năm 1193, ông bôn ba tận lực tái kiến ngôi tháp 3 tầng ở đây. Rồi đến năm 1197, ông lên kinh đô Kyoto để đặt làm tượng thờ cho ngôi tháp này, nhờ vậy ông gặp Nguyên Không (源空, Genkū, tức Pháp Nhiên), được vị này khai hóa và từ đó ông chuyển sang pháp môn Niệm Phật. Đến năm 1204, ông trở về cố hương; rồi vào năm 1228, ông chuyên tu pháp môn Biệt Thời Niệm Phật (別時念佛) ở Vãng Sanh Viện (徃生院) vùng Phì Hậu (肥後, Higo), viết cuốn Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn (末代念佛授手印) và lập nên huyết mạch của Tịnh Độ Tông. Về sau, ông đi bố giáo khắp các địa phương vùng Cửu Châu (九州, Kyūshū); lấy Thiện Đạo Tự ở vùng Trúc Hậu (筑後, Chikugo) làm đạo tràng căn bản để tạo cơ sở phát triển. Trước tác của ông để lại cho hậu thế có Mạt Đại Niệm Phật Thọ Thủ Ấn 1 quyển, Tịnh Độ Tông Yếu Tập (淨土宗要集) 6 quyển, Triệt Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (徹選擇本願念佛集) 2 quyển, Niệm Phật Danh Nghĩa Tập (念佛名義集) 3 quyển, v.v.
(迦諾迦): gọi tắt là Nặc Ca (諾迦), tức vị cao tăng trong mộng đã giúp Quốc Sư Ngộ Đạt (悟達, 811-883) chữa lành bệnh và tạo nhân duyên cho pháp sám hối Thủy Sám ra đời. Trong bài tựa của Từ Bi Đạo Tràng Thủy Sám (慈悲道塲水懺) có câu: “Cái thủ Tam Muội thủy, tẩy oan nghiệp vi nghĩa, mạng danh viết Thủy Sám, thử Ngộ Đạt cảm Ca Nặc Ca chi dị ứng (蓋取三昧水、洗冤業爲義、命名曰水懺、此悟達感迦諾迦之異應, vì vậy lấy nước Tam Muội rửa sạch oan nghiệp làm nghĩa, đặt tên là Thủy Sám, đây là do Ngộ Đạt cảm ứng được điều linh dị nơi Tôn Giả Ca Nặc Ca).”
(錦織寺, Kinshoku-ji): ngôi chùa bản sơn của Phái Mộc Biên (木邊派) thuộc Chơn Tông, hiện tọa lạc tại số 826 Mokubu (木部), Noshū-gun (野洲市), Shiga-ken (滋賀縣), hiệu là Biến Chiếu Sơn Thiên Thần Hộ Pháp Viện (遍照山天神護法院). Tượng thờ chính là A Di Đà Như Lai. Nguyên lai, tại vùng đất này có Thiên An Đường (天安堂), nơi Viên Nhân (圓仁, Ennin) an trí tôn tượng Tỳ Sa Môn Thiên Vương vào năm 858 (Thiên An [天安] 2). Đến năm 1235 (Kiến Trường [建長] 5), Thân Loan (親鸞, Shinran) trên đường trở về kinh đô, có trú lại trước ngôi nhà này, rồi nằm thấy linh mộng, nên mới thờ tượng A Di Đà Phật tại đây và lập đạo tràng truyền bá niệm Phật. Đây chính là nguồn gốc của ngôi Cẩm Chức Tự này. Cái tên gọi của chùa này vốn có nguyên do của nó. Vào năm 1238 (Lịch Nhân [曆仁] nguyên niên), tương truyền có điềm kỳ lạ Thiên Nữ giáng lâm, thêu (織, chức) loại gấm lụa (錦, cẩm) mùa hồng tía, nên nhân đó Tứ Điều Thiên Hoàng (四條天皇, Shijō Tennō) mới sắc phong cho chùa tên là Thiên Thần Hộ Pháp Cẩm Chức Chi Tự (天神護法錦織之寺). Đến thời đại của dòng họ Đức Xuyên (德川, Tokugawa), trong khoảng thời gian từ năm 1661 đến 1672, nhất thời chùa thuộc vào hệ thống chùa con của Tăng Thượng Tự (增上寺), nhưng đến thời vị Tổ thứ 13 của chùa là Từ Cương (慈綱), chùa được trả về lại cho Chơn Tông, từ đó Thiền môn hưng long, xán lạn. Đến năm 1872 (Minh Trị [明治] 5), chùa thuộc dưới sự quản lý của Bổn Nguyện Tự (本願寺, Hongan-ji), nhưng 5 năm sau thì chùa hoàn toàn biệt lập tách riêng hẳn, trở thành ngôi chùa trung tâm của phái Mộc Biên. Chùa có Đại Sư Đường, A Di Đà Đường, v.v., được gọi là ngôi già lam có 7 ngôi đường vũ. Tương truyền chính tại chùa này, Thân Loan đã hoàn thành 2 quyển Chơn Hóa Nhị Độ (眞化二土) của bộ Giáo Hành Tín Chứng (敎行信証), và nơi đây cũng có nhiều di tích về tôn giáo cũng như lịch sử.
(s: amṛta, p: amata, 甘露): âm dịch là A Mật Rị Đa (阿密哩多), A Mật Lật Đa (阿蜜㗚哆), ý dịch là Bất Tử (不死, không chết), Bất Tử Dịch (不死液, chất dịch bất tử), Thiên Tửu (天酒, rượu trời), là loại thuốc thần diệu bất tử, rượu linh trên trời. Trong kinh Phệ Đà (Veda) có nói rằng Rượu Tô Ma là loại mà các vị thần thường hay uống, khi uống nó vào có thể không già, không chết, vị của nó ngọt như mật, cho nên gọi là Cam Lồ. Người ta còn lấy Cam Lồ để ví cho pháp vị nhiệm mầu của Phật pháp, có thể trưởng dưỡng thân tâm của chúng sanh. Trong Mật Giáo gọi nước quán đảnh của hai bộ Bất Nhị Chơn Ngôn là Bất Tử Cam Lồ (不死甘露). Trong Chú Duy Ma Kinh (注維摩經, Taishō 38, 395) quyển 7 có đoạn rằng: “Chư Thiên dĩ chủng chủng danh dược trữ hải trung, dĩ bảo sơn ma chi, linh thành cam lồ, thực chi đắc tiên, danh bất tử dược (諸天以種種名藥著海中、以寳山摩之、令成甘露、食之得仙、名不死藥, Các vị trời dùng nhiều loại thuốc hay đỗ vào trung biển, lấy núi báu mài với thuốc ấy, khiến thành Cam Lồ, ăn nó vào thành tiên, gọi là thuốc bất tử)”, hay “Thiên thực vi Cam Lồ vị dã, thực chi trường thọ, toại hiệu vi bất tử thực dã (天食爲甘露味也、食之長壽、遂號爲不死食也, Thức ăn của trời có vị Cam Lồ, ăn vào thì sống lâu, ấy mới gọi là thức ăn bất tử)”. Hơn nữa, trong Vô Lượng Thọ Kinh (, Taishō 12, 271) quyển thượng cũng có cho biết rằng: “Bát công đức thủy, trạm nhiên doanh mãn, thanh tịnh hương khiết, vị như Cam Lồ (八功德水、湛然盈滿、清淨香潔、味如甘露, Nước có tám thứ công đức vốn vắng lặng, đầy đủ, trong sạch, thơm tinh khiết, mùi vị của nó như Cam Lồ).” Tại Giang Thiên Thiền Tự (江天禪寺) ở Trấn Giang (鎭江), Giang Tô (江蘇), Trung Quốc có 2 câu đối tương truyền do Hoàng Đế Càn Long (乾隆, tại vị 1735-1795) ban tặng là: “Cam Lồ thường lưu công đức hải, hương vân diêu ánh Phổ Đà Sơn (甘露常流功德海、香雲遙映普陀山, Cam Lồ thường chảy công đức biển, mây hương xa sáng Phổ Đà Sơn).” Trong Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu (毘尼日用切要, Taishō No. 1115) quyển 1 có bài kệ Tẩy Bát (洗鉢, Rửa Chén) có liên quan đến Cam Lồ như: “Dĩ thử tẩy bát thủy, như thiên Cam Lồ vị, thí dữ chư quỷ thần, tất giai hoạch bão mãn. Án, ma hưu ra tất tá ha (以此洗鉢水、如天甘露味、施與諸鬼神、悉皆獲飽滿、唵、摩休囉悉莎訶, lấy nước rửa bát này, như vị Cam Lồ trời, ban cho các quỷ thần, tất đều được no đủ. Án, ma hưu ra tất tá ha).”
(周倉將軍): vị phó tướng của Quan Thánh Đế Quân (關聖帝君). Truyền thuyết cho rằng ông người vùng Bình Lục (平陸), nhà Đông Hán. Khi Quan Thánh Đế Quân trấn thủ Kinh Châu (荆州), ông được cử trấn thủ Mạch Thành (麥城); lúc bấy giờ quân Đông Ngô tấn công Kinh Châu, Quan Thánh Đế Quân bị bại trận phải chạy đến Mạch Thành lánh nạn, nhưng giữa đường bị giết chết. Châu Thương đứng trên thành nhìn xuống thấy đầu Quan Thánh, bèn tự vẫn chết theo. Ông được thờ trong Miếu Quan Thánh cùng với Quan Bình Thái Tử (關平太子), hình tượng đứng, mặt đen, râu ngắn, mắt sáng quắt, tròn xoe, thân mang áo giáp, tay trái cầm Thanh Long Yển Nguyệt Đao (青龍偃月刀), khuôn mặt thể hiện thần sắc uy lẫm. Như trong Đào Viên Minh Thánh Kinh (桃園明聖經) của Đạo Giáo có xưng tán rằng: “Chí tâm quy mạng lễ: Phù Thiên Dũng Tướng, Sát Địa Mãnh Thần, thiết tu ngân xỉ, hắc diện chu thần, tinh trung đặc lập, kính tiết kinh nhân, khể tra thiện ác, củ sát phàm trần, minh minh hiển hách, xứ xứ du tuần, sừ gian sừ ác, cứu thế ưu dân, trung thần nghĩa sĩ, phù bỉ siêu thần, quai nhi nghịch tử, bất thắng nỗ sân, duy trì thế giáo, khuông chánh nhân luân, trảm yêu Hộ Pháp, đại đạo thường tồn, tối linh chơn tể, tối hiển thần quân, hộ triều hộ quốc, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn (志心皈命禮、扶天勇將、察地猛神、鐵鬚銀齒、黑面朱唇、精忠特立、勁節驚人、稽查善惡、糾察凡塵、冥冥顯赫、處處遊巡、鋤奸鋤惡、救世憂民、忠臣義士、扶彼超伸、乖兒逆子、不勝怒瞋、維持世敎、匡正人倫、斬妖護法、大道常存、最靈真宰、最顯神君、護朝護國、剛直忠勇大天尊, Một lòng quy mạng lễ: Phò Trời Dũng Tướng, Xét Đất Mãnh Thần, râu sắt răng bạc, mặt đen môi hồng, trung nghĩa hiên ngang, tiết vững kinh người, kiểm tra thiện ác, xem xét phàm trần, mờ mờ hiển hách, chốn chốn tuần du, trừng gian phạt ác, cứu thế độ dân, trung thần nghĩa sĩ, giúp người việc phải, con cái trái nghịch, giận dữ khôn xiết, duy trì đạo đời, chỉnh đốn nhân luân, chém yêu Hộ Pháp, đạo lớn thường tồn, tột linh chơn tể, tột hiển thần quân, giúp vua giúp nước, Cương Trực Trung Dũng Đại Thiên Tôn).”
DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH
Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.
Quý vị đang truy cập từ IP 18.117.155.118 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.
Ghi danh hoặc đăng nhập